1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận lịch sử đảng cộng sản việt nam đề tài 1 tìm hiểu về thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945 rút ra nhận xét

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

cuộc đảo chính tranh giành lợi ích giữa Nhật và Pháp; xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu “đánh đuổi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Khái niệm thời cơ 2

1.2 Vai trò của thời cơ 2

PHẦN 2: THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 3

2.1 Hoàn cảnh lịch sử 3

2.1.1 Tình hình thế giới 3

2.1.2 Tình hình trong nước 4

2.2 Thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945 7

2.2.1 Dự đoán thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945 7

2.2.2 Xác định thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945 11

2.2.3 Nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945 15

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Suốt 76 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ, động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

Có thể thấy rằng sự thành công của Cách mạng tháng Tám là nhờ sự hội tụ những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau Và một trong những vấn đề đó chính là việc Đảng ta đã biết nhận định về thời cơ và chớp lấy thời cơ Vậy nên, để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm 2 thảo luận về đề tài: “Tìm hiểu về thời cơ trong cách mạng năm1945" Để từ đó, giúp chúng ta hiểu hơn về sự nhạy bén, thông minh của Bác và nhân

dân ta trong thời kỳ này Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin khó có thể tránh khỏi những sai sót nên nhóm 2 chúng em rất hy vọng rằng sẽ nhận được những đóng góp và nhận xét của thầy để bài thảo luận của chúng em hoàn thiện hơn

1

Trang 5

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Khái niệm thời cơ

Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi; là sự kết hợp hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan khi điều kiện đã chín muồi Thời cơ có thể do thực lực cách mạng trong nước tạo ra, cũng có thể do hoàn cảnh bên ngoài đưa đến Nếu không có thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì không thể tạo ra được thời cơ và khi thời cơ đến sẽ không kịp thời tận dụng hiệu quả.

Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, thời cơ nổi dậy của quần chúng giành chính quyền về tay mình là lúc xảy ra khủng hoảng của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội; quần chúng nhân dân và đội tiền phong sẵn sàng hành động; các lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng Cách mạng vô sản Pháp và cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã nổ ra và thắng lợi trong thời cơ đó.

1.2 Vai trò của thời cơ

Thời cơ cách mạng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của một quốc gia hoặc xã hội bởi nó đại diện cho một khoảnh khắc quan trọng khi có sự thay đổi cách mạng trong các khía cạnh như chính trị, xã hội, kinh tế hoặc văn hóa

Tạo điều kiện cho sự thay đổi: Thời cơ cách mạng tạo ra môi trường thích hợp cho các phong trào cách mạng hoặc thay đổi cơ cấu xã hội Nó có thể phát sinh do áp lực từ dưới cơ sở xã hội hoặc do sự thay đổi trong tình hình toàn cầu.

Kích thích sự nổi dậy: Thời cơ cách mạng thường thúc đẩy các phong trào xã hội và chính trị, thúc đẩy sự nổi dậy và sự chống đối chính trị hiện thời.

Thay đổi cơ cấu xã hội: Nó có thể dẫn đến việc thay đổi cơ cấu xã hội, bao gồm việc cải thiện quyền con người, loại bỏ sự bất bình đẳng xã hội và phát triển hệ thống chính trị mới.

Tạo ra các lãnh đạo cách mạng: Thời cơ cách mạng thường tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các lãnh đạo cách mạng nổi bật, những người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các thay đổi.

2

Trang 6

Tác động toàn diện: Thời cơ cách mạng có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

PHẦN 2: THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 19452.1 Hoàn cảnh lịch sử

2.1.1 Tình hình thế giới

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc Hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức trên chiến trường châu Âu, giải phóng nhiều nước ở Đông Âu và tiến về phía Berlin (Đức) Ở Tây Âu, Anh - Mỹ mở mặt trận thứ hai, đổ quân lên đất Pháp (02/1945) rồi tiến về phía Tây nước Đức Nước Pháp được giải phóng, chính phủ Đờ Gôn về Paris.

Ở mặt trận Thái Bình Dương, quân Anh đánh vào Miến Điện nay là Myanmar Quân Mỹ đổ bộ lên Philippin Đường biển đến các căn cứ ở Đông Nam Á bị quân Đồng minh khống chế, nên Nhật phải giữ con đường duy nhất từ Mãn Châu qua Đông Dương xuống Đông Nam Á Thực dân Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị của Pháp “Cả hai quân thù Nhật - Pháp đều đang sửa soạn tiến tới chỗ tao sống mày chết, quyết liệt cùng nhau”.

Với sự chuẩn bị từ trước, ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng Sau khi đảo chính thành công, Nhật thi hành một loạt chính sách nhằm củng cố quyền thống trị Chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim được Nhật dựng ra với cái bánh vẽ “độc lập” để phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa phát xít Do có lợi ích gắn liền với quân phiệt Nhật, Nội các Trần Trọng Kim ra Tuyên cáo, kêu gọi “quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á, vì cuộc thịnh vượng chung của Đại Đông Á có thành thì sự độc lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoáng qua”.

Tháng 5 năm 1945, Đức Quốc xã đã đầu hàng không điều kiện, chấm dứt cuộc chiến châu Âu Tuy nhiên, mặt trận châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục với sự tham chiến

3

Trang 7

của Nhật Bản Ngày 6 tháng 8 và ngày 9 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản gây ra sức tàn phá lớn, đồng thời ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công đánh vào quân đội Nhật Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang đến cực độ Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã, tin Nhật đầu hàng nhanh chóng lan truyền trong nhân dân Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng Với việc chiến thắng trong Thế chiến II, Liên Xô và Mỹ đã trở thành hai siêu cường thế giới, mở đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài sau chiến tranh.

Trước tình hình thế giới đó, mặc dù đang ốm nặng Hồ Chí Minh đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập dân tộc” Đảng nhanh chóng kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa.

2.1.2 Tình hình trong nước

Quân Nhật và bè lũ tay sai của chúng ở Đông Dương hoang mang đến cực độ, lính Nhật mất hết tinh thần chiến đấu Trong khi đó, lực lượng cách mạng của ta ngày càng lớn mạnh, nhân dân ta đã sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, Đảng ta có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm.

Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao Dự đoán đúng tình hình, ngay trước lúc Nhật nổ súng lật đổ Pháp, Tổng Bí thư Trường Chinh triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) để phân tích tình hình và đề ra chủ trương chiến lược mới Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chỉ rõ bản chất hành động của Nhật ngày 9-3-1945 là một

4

Trang 8

cuộc đảo chính tranh giành lợi ích giữa Nhật và Pháp; xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”, nêu khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương” để chống lại chính phủ thân Nhật.

Chỉ thị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện Ban chỉ thị ngày 12/3/1945 thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết, kịp thời của Đảng Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh trong cao trào chống Nhật cứu nước và có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Việt Minh, từ giữa tháng 3/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.

Chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở vùng thượng du và trung du Bắc kỳ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang Khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) thắng lợi, đội du kích Ba Tơ được thành lập và xây dựng căn cứ Ba Tơ.

Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức Ủy ban giải phóng Việt Nam Ngày 15-5-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hoà (Bắc Giang) Hội nghị chủ trương thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển lực lượng bán vũ trang và xây dựng bảy chiến khu trong cả nước.

Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên Quang), chỉ thị gấp rút chuẩn bị đại hội quốc dân, thành lập “khu giải phóng” Ngày 4-6-1945, khu giải phóng chính thức được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên Ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập và thi hành các chính sách của Việt Minh Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước Nhiều chiến khu mới được xây dựng như

5

Trang 9

chiến khu Vần - Hiền Lương ở vùng giáp giới hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, chiến khu Đông Triều (Quảng Yên), chiến khu Hoà – Ninh - Thanh (ở phía Tây ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa), chiến khu Vĩnh Tuy và Đầu Rái (Quảng Ngãi)

Trong các đô thị, nhất là những thành phố lớn, các đội danh dự Việt Minh đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, tạo điều kiện phát triển các tổ chức cứu quốc trong các tầng lớp nhân dân thành thị và xây dựng lực lượng tự vệ cứu quốc

Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã “thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân và phát động quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền” Tại nhiều địa phương, quần chúng tự vũ trang, xung đột với binh lính và chính quyền Nhật, biến thành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ.

Báo chí cách mạng của Đảng và mặt trận Việt Minh đều ra công khai, gây ảnh hưởng chính trị vang dội.

Từ nhiều lao tù thực dân, những chiến sĩ cộng sản vượt ngục ra ngoài hoạt động, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ lãnh đạo phong trào cách mạng.

Cao trào kháng Nhật cứu nước không những động viên được đông đảo quần chúng công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, viên chức mà còn lôi kéo cả tư sản dân tộc và một số địa chủ nhỏ tham gia hoạt động cách mạng Binh lính, cảnh sát của chính quyền thân Nhật dao động, một số ngả theo cách mạng Nhiều lý trưởng, chánh, phó tổng, tri phủ, tri huyện và cả một số tỉnh trưởng cũng tìm cách liên lạc với Việt Minh Bộ máy chính quyền Nhật nhiều nơi tê liệt khiến không khí sửa soạn khởi nghĩa sục sôi trong cả nước.

Thực chất cao trào kháng Nhật cứu nước là một cuộc khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền ở những nơi có điều kiện Đó là một cuộc chiến đấu vĩ đại, làm cho trận địa cách mạng được mở rộng, lực lượng cách mạng được tăng cường, làm cho toàn Đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động, tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.

Với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền Chỉ trong vòng 15 ngày (từ

6

Trang 10

14/8 đến 28/8/1945), cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

2.2 Thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945

2.2.1 Dự đoán thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đây đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học quý báu, trong đó nổi bật là bài học chủ động dự đoán và nắm thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước

Từ khi mới ra đời, Đảng ta đã ra sức xây dựng lực lượng về các mă …t, mở rô …ng mă …t trâ …n, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, lực lượng cách mạng ở thành phố… để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang và tình thế cách mạng, trong tác phẩm “Con đường giải phóng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên ba điều kiện của thời cơ khởi nghĩa: Một là, chính quyền thực dân đế quốc đã lung lay bối rối đến cao độ, chúng đã cảm thấy không thể nào ngồi yên giữ địa vị của chúng như trước Hai là, quần chúng nhân dân đói khổ đã căm thù thực dân đế quốc đến cực điểm, đã thấy cần phải đồng tâm hiệp lực, nổi dậy lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân, vì mọi người hiểu rằng nếu ngồi yên cũng chết Ba là, đã có một chính đảng cách mạng đủ sức tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa theo một đường lối đúng đắn, một kế hoạch phù hợp, bảo đảm giành thắng lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Việt Nam vào đầu những năm 1940, đặc biệt sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra thất bại thì vấn đề thời cơ được bàn luận đến rất nhiều Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn bị hết sức chu đáo trong việc đón và tận dụng thời cơ “có một không hai” Thế chiến thứ II bùng nổ, Pháp bị Đức chiếm đóng Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước để lãnh đạo cách mạng, tranh thủ thời cơ Người cho rằng: “Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng” Vào tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám tại Pắc Bó, Cao Bằng dưới sự chủ trì của lãnh tụ

7

Trang 11

Nguyễn Ái Quốc và quyền Tổng Bí thư Trường Chinh Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó cách mạng nhiều nước thành công…” Đây là một bước cụ thể hóa thêm những dự đoán của Đảng ta về thời cơ của cách mạng Việt Nam Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xô và phe dân chủ Đó là một khả năng làm xuất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta

Từ rất sớm, trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh đế quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bước đầu xác định: Chiến tranh đế quốc sẽ tạo thời cơ cho cách mạng giải phóng dân tộc Với sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, Đảng đã dự báo cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương và vạch ra những kế hoạch hành động khi tình hình mới tới Bài báo đầu tiên dự báo về cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương là bài “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!” của Tổng bí thư Trường Chinh, đăng trên Báo Cờ Giải phóng, số 3, ngày 15/02/1944 Trong bài báo đó, sau khi phân tích mâu thuẫn ngày càng tăng trong hàng ngũ kẻ thù, tác giả đã đi tới một nhận định đúng đắn là, sớm hay muộn cuộc đấu súng giữa hai nước nhất định sẽ xảy ra: “Sự xung đột giữa Nhật – Pháp ngày thêm sâu sắc Cho nên Nhật gấp rút” Từ đó, trong suốt năm 1944 và những tháng đầu năm 1945, trên những tờ báo, trong những văn kiện chính thức của Đảng ta, vấn đề “Cuộc đảo chính của phát xít Nhật” luôn luôn được nhắc tới nhằm hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận nó

Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những dự báo về tình thế cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay nhân dân Cuối tháng 9/1944, Tổng Bí thư Trường Chinh dự đoán Nhật, Pháp mâu thuẫn sâu sắc rồi sẽ bắn nhau Thực tế, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính hất Pháp trên toàn Đông Dương Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng họp ở làng Đình Bảng, ra chỉ thị lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nêu rõ: Cuộc đảo chính đã tạo ra một tình hình chính trị

8

Trang 12

khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương hiện nay chưa thật sự chín muồi vì sự kiê …n Nhâ …t đảo chính Pháp chỉ làm cho tình hình chính trị tại Đông Dương lâm vào khủng hoảng, quân Pháp tan rã, song quân Nhật chưa đến mức hoang mang cực độ, các tầng lớp trung gian chưa ngả hẳn về phía cách mạng, đội quân tiên phong chưa sẵn sàng Chỉ thị còn dự báo “cơ hội tốt” sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy

Hô …i nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rô …ng đã nhâ …n định tình hình và dự đoán hai tình huống có thể diễn ra và tạo nên mô …t thời cơ “vàng” để nhân dân ta đứng dâ …y giành chính quyền:

a Trường hợp thứ nhất: Quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật.

Trung ương Đảng dự kiến những hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện tổng khởi nghĩa, như khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật đã bám chắc, tiến sâu trên lãnh thổ Việt Nam và quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh, để phía sau lưng sơ hở thì đó là lúc phát động khởi nghĩa vô cùng thuận lợi Nhưng Đảng chỉ rõ: “ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc Tổng khởi nghĩa của ta”

Bởi khi đó quân Đồng minh đánh quân Nhật khiến cho quân Nhật suy yếu nghiêm trọng Quân Nhật không còn đủ sức lực để kiểm soát toàn bộ Đông Dương Quân ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua các đợt tập duyệt, qua đó đã tạo được một lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng bùng nổ khi có lệnh tổng khởi nghĩa Quân Đồng minh khi đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật cung cấp hỗ trợ về vũ khí, tài chính và tư duy chiến lược cho các phong trào giành độc lập ở Đông Dương, bao gồm Việt Nam, cung cấp sự hỗ trợ quân sự và tư tưởng cho các lực lượng cách mạng nhằm giúp nhân dân ta đánh bại quân Nhật Sự hỗ trợ này đã cung cấp cho nhân dân những cơ hội vàng để tổ chức, đào tạo và chiến đấu chống lại ách đô hộ của quân Nhật Sự đổ bộ của Đồng minh vào Đông Dương làm tan rã cấu trúc quân đội và chính quyền Nhật Điều này đã tạo ra một khoảng trống quyền lực mà nhân dân Việt Nam có thể lấp đầy và tổ chức chính quyền độc lập.

9

Trang 13

b Trường hợp thứ hai: Cách mạng Nhật bùng nổ hoặc giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940

Trung ương Đảng đã dự đoán thời cơ Cách mạng Tháng Tám 1945 là “nếu cách mạng Nhật bùng nổ, và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi” Bởi vì khi cách mạng Nhật bùng nổ hoặc giặc Nhật mất nước thì quân Nhật ở Việt Nam sẽ hoang mang như rắn mất đầu tạo thời cơ cho dân ta đứng lên giành lại độc lập Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng ta dự tính quân Nhật sẽ thua vào mùa Thu năm 1945 nếu căn cứ vào thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tháng 10/1944 và ngày khai mạc Đại hội toàn quốc Tân Trào.

Như vậy về cơ bản, cho đến trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, nhận thức của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời cơ cách mạng, thời cơ của tổng khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc đã được định hình và thể hiện rất cụ thể trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng Nhưng để có thể nhận thức đầy đủ những điều kiện, những thời cơ của cách mạng ấy, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã phải trải qua một quá trình đấu tranh thực tiễn đầy gian khổ và tổng kết lý luận không ngừng, với sự hy sinh của biết bao chiến sĩ, đồng bào, trên cơ sở sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền thống đấu tranh của dân tộc, từ đó mà xây dựng nên lý luận cách mạng Việt Nam Đó là điều kiện quan trọng nhất để những nhận thức về thời cơ và những dự đoán về thời cơ cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn phù hợp với thực tiễn, với xu thế phát triển của hiện thực khách quan.

Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/3/1945) xác định thời cơ tiến hành khởi nghĩa là khi quân Đồng Minh vào Đông Dương và quân Nhật ở Đông Dương kéo ra ngăn chặn quân Đồng minh thì phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa Lúc bấy giờ trên thế giới, với chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng đồng minh trước chủ nghĩa phát-xít, thời cơ cách mạng đã đến với nhiều nước trên thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Và tình hình đã diễn ra đúng như dự đoán thứ hai của Đảng ta, ngày 14/8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện đã khiến cho quân

10

Trang 14

Nhật ở Đông Dương hoang mang cực độ, đồng thời chính phủ thân Nhật ở Việt Nam cũng tỏ ra hoàn toàn tê liệt

Bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời, tư duy khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc cách mạng tài tình của Đảng ta trong cách mạng, là kim chỉ nam cho toàn Đảng Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù, dự báo chính xác thời cơ cách mạng, linh hoạt, sáng tạo và chuẩn bị mọi điều kiện làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh, ở các địa phương cả nước trong cao trào kháng Nhật cứu nước, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tám năm 1945 đúng như lời khẳng định chắc chắn của Chỉ thị: "Thắng lợi cuối cùng nhất định về tay chúng ta!".

2.2.2 Xác định thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945

Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lại đòi hỏi phải có đủ những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) mà chúng ta thường gọi là điều kiện chín muồi Cách mạng tháng Tám đã hội tụ đủ các điều kiện cần thiết Chúng ta hãy thử quay ngược thời gian xem Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị mạnh mẽ và rộng lớn nhất lúc đó, đã dự báo thời cơ cho cuộc sống vùng dậy xung thiên vào tháng 8-1945 từ bao giờ Có thể từ tháng 5-1941, trong nghị quyết của hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ tám dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Quyền Tổng bí thư Trường Chinh, tại Pác Bó tỉnh Cao Bằng Nghị quyết đã được dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành công…” Nghị quyết này được thông qua vào tháng 5-1951, khi Liên Xô chưa tham chiến

Một tháng sau, tháng 6-1941 phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô như vậy thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xô và phe dân chủ Đó là một khả năng làm suất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có các mạng nước ta Nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đưa ra những quan điểm,

11

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w