1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn lịch sử đảng cộng sản việt nam những yếu tố dẫn đến sự ra đời của đảng cộng sản việt nam

41 7 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả Trần Minh Quân, Đỗ Anh Tài, Đoàn Minh Tài, Phan Nhật Tân, Cao Văn Thắng
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Thanh Hương
Trường học Trường Đại học Bách khoa
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dungcơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam, đáp ứng được những nhu cầu bứcthiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LỚP: L23 NHÓM: 14

HỌC KỲ 212, NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ TÀI 3:

NHỮNG YẾU TỐ DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GVGD: ThS Phan Thị Thanh Hương

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN 10

1.1 Bối cảnh lịch sử 10

1.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới và những tác động đến Việt Nam 10

1.1.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam và nhiệm vụ của Việt Nam 11

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc thành lập Đảng Cộng sản 20 1.2.1 Khái quát về chủ nghĩa Mác – Lênin 20

1.2.2 Quan điểm của Lênin về các yếu tố thành lập Đảng Cộng sản 22

Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁI QUỐC VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 26

2.1 Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 26

2.1.1 Quá trình lựa chọn con đường cách mạng vô sản 26

2.1.2 Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị 28

2.1.3 Sự chuẩn bị về tổ chức 30

2.2 Vai trò của giai cấp công nhân trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 32

2.2.1 Khái quát về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam 32

2.2.2 Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam 33

2

Trang 3

2.3 Phong trào yêu nước – sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam 34

2.3.1 Khái quát về phong trào yêu nước Việt Nam 34

2.3.2 Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 35

Tiểu kết chương 2 36

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA VIỆC KẾT HỢP BA YẾU TỐ TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 38

3.1 Giá trị lý luận 38

3.1.1 Giá trị lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin 38

3.1.2 Giá trị lý luận việc bổ sung phong trào yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 41

3.2 Giá trị thực tiễn 42

3.2.1 Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc (1930 – 1975) 42

3.2.2 Đối với sự phát triển của Đất nước hiện nay (1975 – nay) 45

Tiểu kết chương 3 47

PHẦN KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

3

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Ý nghĩa khoa học

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời

kì mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủnghĩa xã hội Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung

cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam, đáp ứng được những nhu cầu bứcthiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộngsản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quantrọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt

sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Namđầu thế kỷ XX Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong tràocách mạng trong cả nước, sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, củadân tộc

1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìmthấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, xác định đúngđắn đường lối cách mạng, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới của độc lập dân tộcgắn với chủ nghĩa xã hội Trước năm 1930 khi chưa có Đảng, đất nước ta chìm đắmdưới ách thống trị, áp bức hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp và hàng trăm nămcủa chế độ phong kiến thối nát Biết bao cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc củanhân dân ta đã liên tiếp nổ ra nhưng kết cục đều thất bại do thiếu một đường lối chínhtrị đúng đắn soi đường Phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ “Cần Vương” của các sĩphu yêu nước lãnh đạo cùng với các cuộc khởi nghĩa nông dân lấy hệ tư tưởng phongkiến làm nền tảng đã tỏ ra lỗi thời, bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử Các phong tràođấu tranh dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản dân tộc cũng nhanh chóng lộ rõ sự yếu hèn,thất bại trước các nhiệm vụ lịch sử Chỉ có phong trào đấu tranh cách mạng của giai

4

Trang 5

cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khácdưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, lấychủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cáchmạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội làgiành được những thắng lợi vẻ vang.

Thứ ba, tìm hiểu các giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của việc kết hợp ba yếu tốtrong việc thành lập đảng cộng sản việt nam

3 Những nhiệm vụ quan trọng

3.1 Quan điểm của Lênin về các yếu tố thành lập Đảng

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranhsang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Sự thống trị tàn bạo của Chủ nghĩa đế quốc đã làmcho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với Chủ nghĩa đế quốc thực dân ngày càngtrở nên gay gắt và thúc đẩy sự phát triển của các phong trào cộng sản và công nhânquốc tế, đặc biệt là sau khi cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra và giành thắng lợi tạiNga năm 1917 Sự thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đã cổ vũmạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trênthế giới, dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản

Trước tình hình này, Lênin cho rằng, một đảng kiểu mới là phải lấy Chủ nghĩaMác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Chủ nghĩa Mácđược hình thành, từ sự kết tinh những giá trị tinh thần sâu sắc, tiến bộ của lịch sử vănminh nhân loại, với những tiền đề về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tư duy đã

5

Trang 6

chín muồi, từ triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và Chủ nghĩa xã hộikhông tưởng Pháp, Mác và Ănghen đã sáng tạo ra Chủ nghĩa xã hội khoa học, là hệthống lý luận khoa học, vũ khí lý luận, ngọn cờ tập hợp lực lượng của giai cấp vô sảncách mạng, để chính đảng kiểu mới vạch ra cương lĩnh hành động, chiến lược và sáchlược cách mạng, xây dựng chế độ xã hội mới của người lao động.

3.2 Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tùy vào điều kiện cụ thể Việt Nam, Người đưa ra 3 yếu tố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặpđược ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo(L'Humanité) Pháp, Người được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương vềvấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I Lênin Bản Luận cương của V.I.Lênin như luồngánh sáng mặt trời chiếu rọi vào trí tuệ và tâm hồn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh,đem đến cho Người một nhãn quan chính trị mới Từ đó, Người đã dày công truyền báchủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta, vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước.Tháng 6 năm 1925, trên cơ sở hạt nhân là Cộng sản Đoàn, Người thành lập HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên, thông qua Chính cương, Điều lệ và Chương trìnhhành động của Hội, được tổ chức thành 5 cấp: Tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ vàchi bộ Mục đích của Hội là hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cáchmệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại được độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cáchmệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thácthuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX Sau chiến tranh thế giới lầnthứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộcđịa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước Chúng tăng cường đầu tư vào cácngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệtmay nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa Thời kỳ này, số lượngcông nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm1929

Dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, giai cấp công nhânViệt Nam đã đoàn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi Tuy nhiên,

6

Trang 7

phong trào công nhân thời điểm này vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc, đang hòa chung vào trongphong trào yêu nước của các giai cấp tầng lớp khác, chưa trở thành một phong trào độclập Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là: kiên quyết, triệt

để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật Giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất, gánh tráchnhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc để gây dựng một xã hội mới, giai cấp côngnhân có thể thấm nhuần tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin Đồngthời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác Hồ ChíMinh chỉ ra rằng, sở dĩ giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạngViệt Nam còn là vì: giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác - Lênin Trên nền tảng đấutranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin Đảng đề ra chủ trương,đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấutranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến

Hồ Chí Minh- nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu

tố kết hợp dần đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vì những lý do sau đây:Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình pháttriển của dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn tronglịch sử dân tộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâmcủa dân tộc ta Chỉ tính riêng trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, phong tràoyêu nước của nhân dân ta dâng lên mạnh mẽ như những lớp sóng cồn nối tiếp nhau.Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước

đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và nó đã trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dântộc Việt Nam

Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì haiphong trào đó đều có mục tiêu chung Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và cóphong trào đấu tranh, lúc đầu là đấu tranh kinh tế, và sau này là đấu tranh chính trị, thìphong trào công nhân kết hợp được ngay từ đầu và kết hợp liên tục với phong trào yêunước Cơ sở của sự kết hợp giữa hai phong trào này là do xã hội nước ta tồn tại mâuthuẫn cơ bản giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai Vì vậy giữahai phong trào đều có một mục tiêu chung, yêu cầu chung giải phóng dân tộc làm choViệt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường Hơn nữa chính bản

7

Trang 8

thân phong trào công nhân, xét về nghĩa nào đó lại mang tính chất của phong trào yêunước, vì phong trào đấu tranh của công nhân không những chống lại ách áp bức giaicấp mà còn chống lại ách áp bức dân tộc.

Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân Nói đến phongtrào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân Đầu thế kỷ XX, nông dânViệt Nam chiếm tới khoảng hơn 90% dân số Giai cấp nông dân là bạn đồng minh tựnhiên của giai cấp công nhân Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử chi phối, không cócông nhân nhiều mà họ xuất thân trực tiếp từ người nông dân nghèo Do đó giữaphong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Giaicấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành quân chủ lực của cách mạng

Bốn là, phong trào yêu nước của tri thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy

sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Phong trào yêunước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX ghi dấu ấn đậm nét bởi vai trò của tríthức, tuy số lượng không nhiều nhưng lại là những “ngòi nổ” cho các phong trào yêunước bùng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai, cũng như thúc đẩy sựcanh tân và chấn hưng đất nước Trong lịch sử Việt Nam một trong những nét nổi bậtnhất là sự bùng phát của các tổ chức yêu nước mà thành viên và những người lãnh đạotuyệt đại đa số là tri thức Với một bầu nhiệt huyết, yêu nước, thương nòi, căm giậnbọn cướp nước và bọn bán nước, họ rất nhạy cảm với thời cuộc, do vậy, họ chủ động

và có cơ hội đón nhận những “luồng gió mới” về tư tưởng của tất cả các trào lưu trênthế giới dội vào Việt Nam

3.3 Làm rõ ý nghĩa của 3 nhân tố dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng,

về phương pháp cách mạng và đặc biệt là sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng, họcthuyết Mác - Lênin được Người đưa vào Việt Nam một cách giản dị, dễ hiểu, làm cho

lý luận Mác - Lênin thâm nhập sâu vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước,làm thay đổi tính chất, chiều hướng của phong trào đấu tranh yêu nước, dẫn đến thắnglợi của khuynh hướng vô sản, làm chuyển biến phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân từ tự phát, đơn lẻ, sang đấu tranh tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, có sự phối hợp

8

Trang 9

giữa các ngành và các địa phương Sự phát triển cả bề sâu và bề rộng của phong tràotrong những năm 1928-1929 đặt ra một yêu cầu bức thiết, đòi hỏi sự lãnh đạo của mộtchính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển củadân tộc Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dântộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc

ta Chỉ tính riêng trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, phong trào yêu nước củanhân dân ta dâng lên mạnh mẽ như những lớp sóng cồn nối tiếp nhau Phong trào yêunước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã kết thành chủnghĩa yêu nước và nó đã trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.Người cũng đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Namtrong sắp xếp lực lượng cách mạng, số lượng giai cấp công nhân Việt Nam tuy ítnhưng theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng không phải do sốlượng của lực lượng đó quyết định Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm của giai cấp côngnhân Việt Nam là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật Giai cấp tiên tiếnnhất trong sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc để gâydựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần tư tưởng cách mạng nhất,tức là chủ nghĩa Mác - Lênin Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáodục các tầng lớp khác Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, sở dĩ giai cấp công nhân Việt Namgiữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam còn là vì: giai cấp công nhân có chủ nghĩaMác - Lênin Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác -Lênin Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nôngdân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến

9

Trang 10

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN ĐIỂM

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN 1.1 Bối cảnh lịch sử

1.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới và những tác động đến Việt Nam

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã chuyển từ giai đoạn tự docạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), bên trong thì tăng cường bóclột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộcđịa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêucầu bức thiết về thị trường Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến những cuộcchiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các nước này thànhthị trường tiêu thụ sản phẩm

Các nước thuộc địa dưới sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đã đứng lênđấu tranh tạo thành làn sóng giải phóng dân tộc mạnh mẽ, nhất là các nước ở châu Á.Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã trở thành một bộ phận quantrọng trong công cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, thực dân Các phong tràogiải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX ở châu Á phát triển rộng rãi và có sự tác động mạnh

mẽ đến các phong trào yêu nước ở Việt Nam

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga dành thắng lợi “Đối với nước Nga, đó

là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì

đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng “nước Nga

là nhà tù của các dân tộc””1 Sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã làmthay đổi tình hình thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Như ánh mặt trời rạngđông xua tan bóng tối, cuộc Cách mạng Tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vàolịch sử loài người Cách mạng Tháng Mười đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đếquốc, phá tan cơ sở của nó và giáng cho nó một đòn chí mạng Cách mạng ThángMười như tiếng sét đánh thức Nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay Cáchmạng Tháng Mười đã mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.21-22.

10

Trang 11

giải phóng dân tộc” Qua câu nói trên, chúng ta thấy rằng cuộc Cách mạng ThángMười Nga đã cổ vũ toàn nhân loại, làm thức tỉnh hàng triệu con tim yêu nước Nó làmcho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phongtrào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có một mối quan hệ mậtthiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung đó là chủ nghĩa đế quốc.Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản do V.I.Lênin đứng đầu được thành lập Quốc tếCộng sản đã trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo các phong trào cáchmạng thế giới Bên cạnh đó, Quốc tế Cộng sản cũng đã vạch ra đường lối, chiến lượccách mạng; đề cập đến các vấn đề dân tộc, thuộc địa; giúp đỡ các phong trào cáchmạng trên thế giới Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin được công bố.Luận cương này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản cùng với sự thắng lợi của Cách mạng ThángMười Nga, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập Tình hình thế giới đầybiến đổi đó đã ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến các nước thuộc địa, không thể không

tế, thương mại rất quan trọng của khu vực và thế giới Chính vì vậy, Việt Nam trởthành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp

Ngày 1/9/1958, Pháp tấn công Đà Nẵng, từng bước tiến hành xâm lược ViệtNam Nhà Nguyễn trong thời điểm này đang rơi vào khủng hoảng và trước sự xâmlược đó, triều đình nhà Nguyễn từng bước thoả hiệp với Pháp ba hiệp ước: Hiệp ước

1862, 1874 và 1883 Đến ngày 6/6/1884, nhà Nguyển kí hiệp ước Patơnốt tại kinh đôHuế Từ đây Việt Nam trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc

2 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.558 - 562.

11

Trang 12

ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác” Trước tình hình đất nước rơi vào taythực dân Pháp, nhân dân Việt Nam không chịu khuất phục, nhiều phong trào đấu tranh

đã diễn ra trên khắp cả nước.Thực dân Pháp phải dùng vũ lực để đàn áp các phong tràođấu tranh

Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa: Cuộc khaithác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (19191929) Mục đích của chúng là biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, đồngthời ra sức vơ vét tài nguyên, bốc lột sức lao động, ra các hình thức thuế nặng nề

Về kinh tế, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều sự biến đổi do sự du nhập của cácphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hìnhthành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh…Thực dân Pháp kết hợp haiphương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch Vì vậy, nướcViệt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nềnkinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tếPháp

Về chính trị, thực dân Pháp tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máyđàn áp nặng nề Chúng thực hiện chính sách “chia để trị” để phá vỡ khối đoàn kết cùadân tộc: chia ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau.Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toànquyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công

sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án ; biến vua quan Nam triềuthành bù nhìn, tay sai Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố,dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu Chúng gây chia rẽ và thù hận giữaBắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa cácdòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương

Về văn hoá – xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị,tiến hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khíchcác hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục Mọi hoạt động yêu nước của nhândân ta đều bị cấm đoán Chúng còn dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế

3 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.401.

12

Trang 13

hệ người Việt nam Chúng tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộtrên thế giới vào Việt Nam, tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh”…

Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, những chế độ áp bức về chínhtrị, bốc lột về kinh tế, thay đổi về văn hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hộiViệt Nam Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn

Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ và nông dân là hai giai cấp cơ bảntrong xã hội Nhưng từ khi trở thành thuộc địa của Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hoá

Do chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ càng

bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ Một bộ phận địachủ cấu kết với Pháp làm tay sai đắc lực trong việc đàn áp phong trào đấu tranh yêunước và ra sức bốc lột nông dân Một bộ phận địa chủ khác không chịu nỗi nhục mấtnước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã khởi xướng, lãnh đạo,tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai, bảo vệ chế độ phongkiến Một số địa chủ khác trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống Pháp vàphong kiến phản động, một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ

và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề “Tinh thần cách mạng của nông dân không chỉgắn liền với ruộng đất, với đời sống hằng ngày của họ, mà còn gắn bó một cách sâusắc với tình cảm quê hương đất nước, với nền văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc” 4Qua đoạn trích trên ta thấy được lòng yêu nước của giai cấp nông dân Việt Nam Họkhông chỉ nghĩ cho riêng mình mà còn nghĩ về đất nước, về những con người đangcùng chịu cảnh áp bức, bốc lột dưới tay thực dân Pháp Ruộng đất của nông dân đã bịchiếm đoạt, chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độcho vay nặng lãi…đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát Vì bịmất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặcbiệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động Giai cấp nông dân có truyềnthống đấu tranh kiên cường bất khuất Đây cũng là lực lượng to lớn nhất, hùng hậunhất Họ đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc và giành lại ruộng đất cho dân cày.Giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của lực lượng phong cách

4 Lê Duẩn (1976), Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, Nxb Sự thật, Hà Nội , tr.119.

13

Trang 14

mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độclập tự do của dân tộc Việt Nam

Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộcđịa, với việc thực dân Pháp thiết lập các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, đồn điền,…

“Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân

đã hình thành Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã pháttriển nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929),trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than), và 81.200 côngnhân đồn điền”5 Qua đó ta thấy được sự tăng nhanh về số lượng của giai cấp côngnhân qua hai cuộc khai thác thuộc địa Họ có những đặc điểm chung của giai cấp côngnhân quốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp

áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông dân

bị bần cùng hóa mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân

Giai cấp công nhân sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tưtưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình Họ

là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ýthức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế

Họ có một động lực cách mạng vô cùng mạnh mẽ và khi liên minh được với giai cấpnông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộctrong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do Khi được tổ chức lại và hình thành được mộtđảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt để làchủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp công nhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh

vì độc lập tự do của dân tộc

Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

và xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn

ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều, thế lực kinh tếnhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối Giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận:

Tư sản mại bản và tư sản dân tộc Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinhdoanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng của chúng ở nước ta Vì có

5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng) , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.28.

14

Trang 15

quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầnglớp đối lập với dân tộc Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, baogồm những tư sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp,công nghiệp và cả tiểu thủ công nghiệp Họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm vềkinh tế Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trongphong trào cách mạng giải phóng dân tộc Tuy nhiên họ không có khả năng tập hợpcác giai tầng để tiến hành cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợthủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do Họ

có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột…nên rấthăng hái cách mạng Tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếpxúc với những tư tưởng tiến bộ, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thốngcủa dân tộc Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trậnchiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai trò quan trọng trongphong trào đấu tranh của quần chúng Giai cấp tiểu tư sản là một lực lượng cách mạngquan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Nhìn chung, địa vị kinh

tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp Do vậy họ không thểlãnh đạo cách mạng

Các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hoá: một bộ phận chuyển sang tư tưởngdân chủ tư sản hay tư tưởng vô sản, một số bộ phận khởi xướng các phong trào yêunước…

Tóm lại, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi mạnh mẽ

về kinh tế, chính trị, xã hội Nhiều giai cấp hình thành và phân hoá với những thái độchính trị khác nhau Mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất trong xã hội Việt nam lúc bấygiờ chính là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và chế độphong kiến Sự “khai hoá văn minh” mà thực dân Pháp đem đến bản chất thực sựchính là chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế, kìmhãm về văn hóa, giáo dục,…Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói về “nhà khai hoá” nhưsau: “Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man

15

Trang 16

mà vẫn cứ là người văn minh nhất” Trong câu nói của Bác, thực dân Pháp đã lấydanh nghĩa làm “người khai hoá” để biến Việt Nam thành một thuộc địa, bất kể chúng

có tàn ác đến đâu, dã man đến đâu đều được cái danh nghĩa ấy che lắp đi

Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế

kỉ XX

Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, các phong trào yêu nước chống thực dân Phápdiễn ra sôi nổi, liên tục Cuối thế kỷ XIX, dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký cácHiệp ước Harmand năm 1883 và Patenôtre năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, nhưngphong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra

Phong trào Cần Vương (1885-1896) là một phong trào đấu tranh vũ trang doHàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnhkinh thành Huế (1885) Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi

ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưngphong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu làcác cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), BãiSậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng(1885-1895) Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại cũng là dấu chấm hếtcho vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nước chống thựcdân Pháp ở Việt Nam

Thất bại của phong trào Cần Vương có thể kể đến các nguyên nhân:

Thứ nhất, do tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại có nguyênnhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương Các lãnh đạo của phong trào chỉ

có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hànghoặc giải tán

Thứ hai, do thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào vẫn chưa hội tụ vàtập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng nhưđường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp

6 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.56.

16

Trang 17

Thứ ba, các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tintưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân Các đạo quân còn đi cướpbóc của dân chúng.

Thứ tư, do mâu thuẫn với tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc: Việc xung đột với Cônggiáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thôngđồng với thực dân Pháp Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, chodân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp

Thứ năm, vũ khí và lực lượng: Vũ khí của phong trào còn thô sơ trong khi Phápđược trang bị rất hiện đại; lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so vớiđội quân hùng mạnh của Pháp Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở củađịch, không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.Cuối cùng là tinh thần chiến đấu: một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng

và hi sinh vì nước, số còn lại nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lựclượng bắt đầu bất lợi

Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phongkiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra Tuy nhiênphong trào đã tô đậm truyền thống anh hùng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ViệtNam Đồng thời nó cũng cổ vũ, khích lệ, tạo tiền đề cho các phong trào giải phóng dântộc ở những giai đoạn tiếp theo

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) nổ

ra dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám Cuộc khởi nghãi này kéo dài gần 30 năm,

từ năm 1884 đến năm 1913 Phong trào của Hoàng Hoa Thám vẫn còn mang nặng cốtcách phong kiến, không có khả năng mở rộng hợp tác, thống nhất để tạo thành mộtcuộc cách mạng giải phóng dân tộc nên bị thực dân Pháp đàn áp Tuy vậy, nó vẫn đạidiện cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam, làm chậm quá trình xâm lượcvùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp

Cũng từ những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam chịu ảnhhưởng của trào lưu dân chủ tư sản như xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu

17

Trang 18

hướng cải cách của Phan Châu Trinh, phong trào tiểu tư sản trí thức của tổ chưa ViệtNam Quốc dân Đảng (12/1927-2/1930) diễn ra rộng rãi nhưng đều thất bại.

Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủyếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo môhình quân chủ lập hiến của Nhật Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong tràoĐông Du (1906-1908) Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Phápkhông thành, ông về Xiêm nằm chờ thời Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi(1911), ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợplực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc,thành lập nước cộng hoà dân quốc Việt Nam Tuy vậy nhưng kế hoạch của hội không

rõ ràng Vào cuối năm 1913, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam tại Trung Quốcđến năm 1917 và bị quản chế tại Huế đến khi ông mất (1940)

Về xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh, ông chủ trương dùng những cải cáchvăn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủnghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Phápphải trao trả độc lập cho nước Việt Nam Đề có thể thực hiện chủ trương ấy, Phan ChuTrinh đã đề nghị nhà nước “bảo hộ” Pháp tiến hành cải cách Đây cũng chính là hạnchế của Phan Châu Trinh vì ông đã “đặt vào lòng độ lượng của Pháp cái hy vọng cải

tử hoàn sinh cho nước Việt Nam,… Cụ không rõ bản chất của đế quốc thực dân”7 ỞBắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phươngpháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội, ở Trung Kỳ, có cuộc vậnđộng Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đấu tranhchống thuế (1908) Phong trào chống thuế này đã bị Pháp dập tắt, nhiều sĩ phu và nhândân bị giết hại dã man, một số bị bắt và đày đi Côn Đảo, trong đó có Phan Châu Trinh,Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn…Cùng với sự kiện đó, tháng 12/1907, TrườngĐông Kinh Nghĩa Thục bị Pháp đóng cửa, đánh dấu sự kết thúc xu hướng cải cáchtrong phong trào cứu nước của Việt Nam

Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinhcũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể

7 Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám - Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.442.

18

Trang 19

tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng củadân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt Phan Bội Châu cũng đã

tự than trong khi viết Tự phê phán: “Than ôi! Lịch sử của tôi là lịch sử một trăm nămthất bại mà không thành công”8.Mặc dù thất bại nhưng Phan Bội Châu và Phan ChuTrinh đã thể hiện được quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam

Về phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, khi thực dân Pháp đẩymạnh khai thác thuộc địa lần thứ hai, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam vớithực dân Pháp càng trở nên gay gắt, các giai cấp, tầng lớp đều bước lên vũ đài chínhtrị Ngày 25/12/1927, Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời do Nguyễn Thái Học lãnh đạo

Tổ chức này đã thu hút nhiều học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kỳ Về tư tưởng,Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn Vềchính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ vuaquan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối chính trị cụ thể, rõràng Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ Trungương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất Ngày 9/2/1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm

mộ phu Badanh tại Hà Nội Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào yêu nước.Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất Trong tình thế hết sức bị động, cáclãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu cuối cùngvới tư tưởng “không thành công cũng thành nhân” Ngày 9/2/1930, cuộc khởi nghĩaYên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc tiến công trại lính Pháp củaquân khởi nghĩa ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương cũng có nhữnghoạt động phối hợp Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanhchóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu Tuy thất bại nhưng khởi nghĩa Yên Bái đãnói lên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường bấtkhuất vì độc lập, tự do của nhân dân ta Đồng thời nó cổ vũ lòng yêu nước và chí cămthù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng, biểu thị tinh thầnphản kháng dân tộc quyết liệt của bộ phận tiên tiến trong giai cấp tư sản dân tộc và giaicấp tiểu tư sản chống lại ách áp bức của thực dân Pháp đối với Việt Nam

8 Phan Bội Châu (1955), Tự phê phán , NXB Văn sử địa, Hà Nội, tr.27.

19

Trang 20

Nhìn chung, các phong trào yêu nước ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôicuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thểhiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam Tuy nhiên,các phong trào đó đều thất bại do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, chưa xác địnhđược phương pháp đấu tranh thích hợp Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêunước đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, góp phần thúcđẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức chọn lựa một con đường mới,một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới.Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một tổchức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc thành lập Đảng Cộng sản

1.2.1 Khái quát về chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ nghĩa tưbản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện kinh tế -chính trị - xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác Đặc biệt, sự xuất hiện giaicấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này là một trongnhững điều kiện chính trị - xã hội quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác.Trên cơ sở nhu cầu và mục đích nghiên cứu, đã có nhiều cách tiếp cận về Chủ nghĩaMác - Lênin trên những phương diện (góc độ) khác nhau, theo đó, có năm cách tiếpcận cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xét từ góc độ đối tượng (nó nghiên cứu cái gì, phục vụ cho ai): là hệthống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giảiphóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giảiphóng con người

Thứ hai, xét từ góc độ chủ thể sáng tạo và phát triển (ai làm nên nó): là hệ thốngquan điểm và học thuyết đó được sáng lập bởi C Mác, Ph Ăngghen và sự phát triển,vận dụng vào thực tiễn của V.I Lênin

Thứ ba, xét từ góc độ mối quan hệ (giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với lịch sử pháttriển tư tưởng nhân loại và với thực tiễn): là hệ thống quan điểm và học thuyết được

20

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w