1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ KẺ THÙ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1979-1991

20 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố dẫn đến sự thay đổi nhận thức về kẻ thù đối với Trung Quốc của Việt Nam giai đoạn 1979-1991
Tác giả Đỗ Thị Khánh Linh
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 - nay
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Các yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức về kẻ thù đối với Trung Quốc của Việt Nam ...8 1.. Theo bài tiểu luận, sự thay đổi nhận thức này là do một số yếu tố tác động như sự sụp đ

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC T Ế & NGO ẠI GIA O

TIỂU LUẬN

MÔN CHÍNH ÁCH ỐI NGOẠI V ỆT NAM TỪ 1975 - NAY S Đ I

ĐỀ TÀI:

C ÁC Y ẾU TỐ D ẪN Đ ẾN SỰ THAY ỔI NHẬN TH Đ ỨC VỀ KẺ TH Ù

Đ ỐI VỚI TRUNG QU ỐC C ỦA VI ỆT NAM GIAI OẠN 1979 1991 Đ

-Sinh viên thực hiện: Đỗ Th ị Kh ánh Linh

Mã số sinh viên: QHQT48C10981 Lớp: CSĐNVN 1975 – nay (2) Nhóm: 10

Số l ợng t ư ừ: 5 071 t ừ

HÀ NỘI - 202 3

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

NỘI DUNG 4

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHẬN THỨC VỀ KẺ THÙ TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM 4 4 1 Cơ sở lý luận 4

1.1 Định nghĩa về kẻ thù trong quan hệ quốc tế 4

1.2 Các yếu tố hình thành kẻ thù trong mối quan hệ Việt - Trung giai đoạn 1979 - 1991 5

1.2.1 Nhận thức về kẻ thù ý thức hệ 5

1.2.2 Nhận thức về lợi ích quốc gia - dân tộc trong nhìn nhận quan hệ bạn - thù nói chung 5

2 Cơ sở thực tiễn 6

2.1 Tình hình quốc tế 6

2.2 Tình hình trong nước 7

II Các yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức về kẻ thù đối với Trung Quốc của Việt Nam 8

1 Giải quyết vấn đề Campuchia 8

2 Sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô cùng phe xã hội chủ nghĩa 9

3 Nhu cầu đổi mới toàn diện của Việt Nam 11

III Đánh giá yếu tố then chốt và mang tính quyết định đối với sự thay đổi nhận thức của Việt Nam về Trung Quốc 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

TÓM TẮT

Chính sách đối ngoại Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ, song hành cùng

-nhất trong nhiệm vụ đối ngoại của ta là vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc Trong

giai đoạn này, Việt Nam đã thay đổi nhận thức về Trung Quốc, từ kẻ thù "trực tiếp

và nguy hiểm nhất" sang "đồng chí không đồng minh" Việt Nam đã giải quyết căng

thẳng với Trung Quốc từ cuộc chiến tranh biên giới, từng bước tiến tới bình thường

hóa quan hệ với quốc gia láng giềng này Theo bài tiểu luận, sự thay đổi nhận thức

này là do một số yếu tố tác động như sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của phe xã

hội chủ nghĩa; nhu cầu giải quyết vấn đề Campuchia của cả hai phía Việt Nam cũng

như Trung Quốc; và hơn hết là nhu cầu đổi mới toàn diện đất nước của Việt Nam,

nhằm mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế - chính trị với Trung Quốc nói riêng và các

quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới nói chung, đảm bảo đời sống cho nhân

dân Việt Nam Yếu tố thứ ba được đánh giá là yếu tố then chốt và quyết định dẫn

đến sự thay đổi trong nhận thức về kẻ thù Trung Quốc của Việt Nam

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn luôn là một trong những

đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu Đề tài lớn này đã được tiểu luận

nhóm tiếp cận trên khía cạnh thay đổi nhận thức về kẻ thù của Việt Nam đối với

Trung Quốc giai đoạn 1979-1991 Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu

luận nhóm, bản thân em nhận thấy cần làm rõ hơn nữa các yếu tố dẫn đến sự thay

đổi trong nhận thức về kẻ thù đối với Trung Quốc của Việt Nam trong giai đoạn này

Vấn đề này đã được đề cập khi chứng minh biểu hiện của sự thay đổi trong tiểu luận

nhóm, tuy nhiên, các yếu tố dẫn đến sự thay đổi chưa được phân loại và gọi tên trước

khi đánh giá yếu tố then chốt

Câu hỏi nghiên cứu:

Các yếu tố chính dẫn đến sự thay đổi nhận thức về kẻ thù đối với Trung Quốc của Việt Nam giai đoạn 1979-1991 là gì? Trong các yếu tố dẫn đến thay đổi, đâu là

yếu tố mang tính quyết định?

Giả thuyết nghiên cứu:

Nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và thay đổi nhận thức

về kẻ thù trong quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn đầu của thế kỷ XIX Các yếu

tố chính được xem xét bao gồm tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam, các biến

động trong quan hệ Việt - Trung, các chính sách và hành động của Trung Quốc, và

các sự kiện quốc tế có liên quan đến khu vực

Tiểu luận cá nhân là một phần của tiểu luận nhóm, làm rõ hơn và gọi tên 3 yếu tố cụ thể tác động đến nhận thức và sự thay đổi nhận thức về kẻ thù đối với

Trung Quốc của Việt Nam trong giai đoạn 1979-1991, đồng thời bổ sung, nhấn mạnh

vào yếu tố then chốt, mang yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi này

Trang 5

NỘI DUNG

I Cơ sở hình thành nhận thức về kẻ thù Trung Quốc của Việt Nam

1 Cơ sở lý luận

1.1 Định nghĩa về kẻ thù trong quan hệ quốc tế

Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, khái niệm về kẻ thù là một khía cạnh quan trọng trong xác định mối quan hệ giữa các quốc gia Khái niệm này có thể hiểu theo

nhiều cách khác nhau

Theo định nghĩa của Brett Silverstein trong cuốn “Enemy Images: The Psychology of U.S Attitudes and Cognitions regarding the Soviet Union, American

Psychologist, vol 44, no.6”, kẻ thù là một hình ảnh gắn liền với khái niệm thù địch

Hình ảnh đó là sản phẩm cuối cùng của một quá trình tâm lý bắt nguồn từ thái độ và

niềm tin, phản ánh những quan điểm, tư tưởng và sự đối lập giữa các quốc gia trong

việc định hình quan hệ với nhau Điều này có thể phản ánh sự khác biệt về lợi ích,

giá trị, mục tiêu và quan điểm chính trị của các quốc gia, dẫn đến sự hình thành khái

niệm về kẻ thù Ngoài ra, khái niệm kẻ thù cũng có thể liên quan đến các mối quan

hệ cạnh tranh, đối địch và xung đột giữa các quốc gia trong các lĩnh vực như chính

trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và tài nguyên

Một nghiên cứu gần đây của giáo sư Silverstein cho thấy rằng, hình ảnh kẻ thù là một phần của sự chuẩn bị chiến tranh nói chung và sự chuẩn bị tâm lý chiến

tranh nói riêng Từ định nghĩa này, các quốc gia xác định và đối mặt với kẻ thù trong

quan hệ quốc tế để bảo vệ lợi ích và tồn vong của mình Việc hiểu và đánh giá đúng

khái niệm này là một phần quan trọng trong việc xác định chiến lược ngoại giao và

quyết định chính sách của một quốc gia trong mối quan hệ với các đối tác và kẻ thù

tiềm năng

Trang 6

1.2 Các yếu tố hình thành kẻ thù trong mối quan hệ Việt - Trung giai đoạn

1979 - 1991

1.2.1 Nhận thức về kẻ thù ý thức hệ

Quan hệ Việt - Trung trong thời kỳ 1979 - 1991 được thể hiện qua sự đối đầu

và xung đột trực tiếp trong bối cảnh chiến tranh biên giới Việt Nam xem Trung

Quốc là một quốc gia xâm lược và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của mình, trong

khi Trung Quốc cho rằng Việt Nam là kẻ xâm lược biên giới và phá vỡ sự ổn định

khu vực Việc định nghĩa kẻ thù trong quan hệ quốc tế không chỉ dựa trên lý thuyết

mà còn phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, lịch sử, và quan điểm của từng quốc gia

Do đó, trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ 1979-1991, việc sử

dụng khái niệm kẻ thù phản ánh một mối quan hệ đối đầu, xung đột cả về mặt ý thức

hệ giữa hai bên

Theo lý luận đấu tranh giai cấp, Việt Nam và Trung Quốc được xem như hai nước với các giai cấp và lợi ích khác nhau Trong bối cảnh đó, lý luận ý thức hệ cho

rằng Trung Quốc đã phản bội ý thức hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và câu kết với

Mỹ, các đế quốc và chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác Chính

những điều trên đã đóng vai trò là tác nhân gây ra mâu thuẫn và xung đột trong mối

quan hệ giữa hai nước

1.2.2 Nhận thức về lợi ích quốc gia - dân tộc trong nhìn nhận quan hệ bạn -

thù nói chung

Trong mối quan hệ Việt - Trung giai đoạn 1979 - 1991, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có nhận thức về lợi ích quốc gia và dân tộc trong việc đánh giá quan hệ

bạn - thù riêng

Đối với Việt Nam, nhận thức về lợi ích quốc gia và dân tộc đã đóng vai trò quan trọng trong nhìn nhận quan hệ với Trung Quốc Sau cuộc kháng chiến chống

Mỹ, Việt Nam cảm thấy mối đe dọa từ Trung Quốc, đặc biệt là về mặt lãnh thổ và

Trang 7

an ninh quốc gia Việt Nam cho rằng Trung Quốc có ý định mở rộng ảnh hưởng và

can thiệp vào chính sách nội bộ của Việt Nam Do đó, việc duy trì và bảo vệ lợi ích

quốc gia và dân tộc trở thành một ưu tiên hàng đầu trong quan hệ với Trung Quốc

Về phía của Trung Quốc, Trung Quốc cũng có những quan ngại về mối quan hệ của

Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác Trung Quốc quan tâm

đến việc duy trì và tăng cường lợi ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và đảm

bảo an ninh biên giới Ngoài ra, với mong muốn phát triển đất nước, kể từ năm 1979,

vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã có những thay đổi Mỹ

lúc này không chỉ đóng vai trò là cầu nối” đưa Trung Quốc ra với thế giới phương

Tây, giúp Trung Quốc thiết lập quan hệ với các nước trên thế giới, nâng cao dần vị

thế và hình ảnh của Trung Quốc

căng thẳng, điều này đã đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân

hai nước, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, đi ngược

lại lợi ích của nhân dân thế giới là đoàn kết các lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc

và các thế lực phản động, đi ngược lại lợi ích của cách mạng thế giới là tăng cường

hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc, dân chủ

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Tình hình quốc tế

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc không cam tâm

để Việt Nam tuột khỏi quỹ đạo của mình, vì vậy đã liên tục có những động thái gây

ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa hai nước như: cắt giảm các hạng mục viện trợ, thúc

đẩy Hoa Kiều ở Việt Nam hồi hương, tiếp tay cho chính quyền Khmer Đỏ tiến hành

cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam

Năm 1979 là một năm đầy biến động trên trường quốc tế Đây là năm mà Liên

Xô rút quân khỏi Afghanistan, để lại một đất nước đang chìm trong chiến tranh và

Trang 8

khủng hoảng Việt Nam đã đón nhận hàng ngàn người tị nạn Afghanistan và cùng

với cộng đồng quốc tế giúp đỡ đất nước này Năm 1979 cũng là năm mà Mỹ và

Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, sau nhiều năm không

có quan hệ ngoại giao Điều này đã tạo ra một sự đối nghịch giữa Trung Quốc và

Liên Xô, và Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi những tác động

của sự đối nghịch này

Bước dần sang thập kỷ 80, thế giới phải tiếp tục chứng kiến những cuộc chạy đua vũ trang mới đầy nỗ lực giữa hai nước lớn là Liên Xô và Mỹ, cùng với đó là các

biệt là năm 1979, là giai đoạn đầy biến động trên trường quốc tế và Việt Nam đã

phải chịu không ít sự ảnh hưởng từ những sự kiện đó

2.2 Tình hình trong nước

Trong năm 1978, Trung Quốc đã thi hành một loạt các hành động khiến quan

hệ Việt - Trung trở nên vô cùng căng thẳng Ngày 12/5/1978, Trung Quốc gửi Công

hàm thông báo Chính phủ Trung Quốc cắt 21 hạng mục công trình viện trợ cho Việt

Nam Ngày 30/5/1978, Trung Quốc tuyên bố cắt thêm 51 hạng mục công trình viện

trợ, và đến ngày 3/7/1978 tuyên bố cắt toàn bộ viện trợ kinh tế, rút hết chuyên gia

về nước.1

Trước sự biến chuyển vô cùng mạnh mẽ của tình hình quan hệ quốc tế, vào ngày 03/11/1978, Việt Nam và Liên Xô đã tiến hành ký kết Hiệp ước hòa bình hữu

nghị và hợp tác, việc này làm cho quan hệ Việt - Trung bước vào giai đoạn đối đầu

căng thẳng Năm 1979 là một năm đầy biến động với Việt Nam với cuộc chiến tranh

biên giới Việt -Trung Ngoài ra, chúng ta không chỉ bị Trung Quốc và Mỹ mà còn

1 Trần Đức Cường, Lịch sử Việt Nam, tập 14: Từ năm 1975 đến năm 1986, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017,

tr.351

Trang 9

là các nước ASEAN đẩy vào vòng cấm vận, cô lập trên trường quốc tế khiến ta gặp

khủng hoảng, kinh tế không thể phát triển được trong nhiều năm

Tổng thể, giai đoạn 1979 - 1986 là một thời kỳ đầy thử thách và gian khó đối với Việt Nam Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của chính phủ và nhân dân,

Việt Nam đã vượt qua được những khó khăn và phát triển mạnh mẽ hơn trong những

năm tiếp theo Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế mới, nhằm tăng

cường cấp tiến công nghiệp hóa, nông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Điều

này đã giúp Việt Nam đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh

tế, tạo ra cơ hội việc làm cho người dân và cải thiện đời sống của họ Việt Nam cần

phải tiếp tục đấu tranh và phát triển để đáp ứng những thách thức và cơ hội của thế

giới ngày càng đa dạng và phức tạp

II Các yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức về kẻ thù đối với Trung

Quốc của Việt Nam

1 Giải quyết vấn đề Campuchia

Vào những năm 1986 - 1989, Liên Xô đang trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc nhằm cân bằng thế chiến lược trong quan hệ giữa các nước

của mình với các nước lớn, đồng thời thể hiện vai trò của một nước lớn trong việc

giải quyết vấn đề Campuchia, phục vụ mục tiêu chuyển hướng chiến lược đi với Mỹ

và phương Tây và cải thiện quan hệ với Liên Xô mà không làm mất lòng Mỹ Tuy

nhiên, việc Việt Nam chủ động giải quyết vấn đề Campuchia đã khiến Trung Quốc

không thực hiện được được mục đích này Đây là nhân tố lớn tác động đến quan hệ

Việt Nam –Trung Quốc, không chỉ giúp cải thiện quan hệ với Mỹ, phương Tây và

các nước ASEAN mà còn buộc phía Trung Quốc phải điều chỉnh lại thái độ đối với

Việt Nam để từng bước tiến đến bình thường hóa quan hệ với Việt Nam

Trang 10

Hơn nữa, trong giai đoạn này, Trung Quốc tiếp tục thực thi chiến lược “Bốn hiện đại hóa”, thu hút viện trợ để cải tạo các công trình được Liên Xô giúp đỡ xây

dựng nhằm kiềm chế Hoa Kỳ và đặc biệt Trung Quốc muốn duy trì ảnh hưởng ở khu

vực Đông Nam Á và có vai trò quan trọng hơn trong việc nắm quyền giải quyết các

vấn đề ở Châu Á, đặc biệt là vấn đề Campuchia Chính điều này khiến cho Trung

Quốc từng bước đi tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam để tạo nên thế cân

bằng với các nước khác trong khu vực này

Việc Liên Xô sụp đổ năm 1991 đã dẫn tới sự suy yếu đáng kể của phe xã hội chủ nghĩa, đề ra yêu cầu Việt Nam phải thay đổi góc nhìn của mình, thứ mà trước

đó đang là một động cơ ý thức hệ (đối với Việt Nam chính là phe xã hội chủ nghĩa)

không ngừng nghỉ Điều này đã dẫn tới sự nhìn nhận một cách hoàn toàn mới mẻ và

vô cùng hợp lý của Việt Nam đường hướng triển khai của chính sách đối ngoại

Trước kia, xã hội chủ nghĩa, hay đã có lúc Liên Xô chính là hòn đá tảng trong chính

sách đối ngoại, Việt Nam phải luôn đặt mình vào những mục tiêu chưa thực tế chỉ

để tránh khỏi cái mác chủ nghĩa dân tộc khi theo đuổi mục tiêu ý thức hệ Trong một

khoảng thời gian dài, Việt Nam đã chưa xác định rõ được vấn đề cơ bản là Trung

Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa, tình hữu nghị, giao hảo của nhân dân hai

nước là truyền thống lâu đời, mối quan hệ với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp

đến hòa bình, ổn định và phát triển của nước ta nên chúng ta Chính vì thế Việt Nam

liên tục có những hành động tuyên truyền mạnh Trung Quốc chính là kẻ thù trực tiếp

và nguy hiểm đối với đất nước và đưa những lời này vào lời nói đầu Hiến pháp 1980,

vào các văn kiện Đại hội Đảng Và hệ lụy dẫn đến là những cố gắng của ta trong

việc nối lại đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc không đạt được kết

quả như mong đợi

Trang 11

Sau 1991, Việt Nam đã có những nhìn nhận đúng hơn và trúng hơn với những mục tiêu thực sự của nước nhà, đó chính là việc hoạch định chính sách đối ngoại cần

dựa trên lợi ích quốc gia, dân tộc cụ thể Đại hội VI (1986) là bước đầu cho công

cuộc đổi toàn diện, thì đến văn kiện VII Đại hội Đảng (1991) đã phát triển đầy đủ

hơn tư duy đổi mới đối ngoại của Đảng ta Đại sứ Hà Huy Thông, nguyên Phó Chủ

nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội sau này đã nói:

“Đó là “nhạy bén nhận thức được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong cục diện thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trên thế

giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”, “chủ trương hợp tác bình đẳng và

cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau

trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”, “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức

mạnh thời đại”2

Trong chỉ thị “Kháng chiến toàn quốc” ngày 25 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “dân tộc trên hết” Thế giới luôn biến động nhưng

lợi ích quốc gia là bất biến và mọi chủ trương chính sách của Đảng đều cần đặt điều

này làm mục tiêu cao nhất Và Việt Nam đã có sự nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này

và đưa ra đường lối đúng đắn: nối lại đàm phán, bình thường hóa quan hệ với Trung

Quốc Bởi năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu con đường đổi mới, việc đầu tiên chúng

ta cần làm là xử lý những hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc

đem lại khiến cho ta bị nằm trong thế bao vây, cô lập Nền tảng cho việc này chính

là khôi phục lại mối quan hệ hòa hoãn với Trung Quốc bởi nước láng giềng này đóng

một vai trò rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của ta Chính vì vậy, việc gác

lại thù hận sang một bên, đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết là việc làm cấp bách

lúc này Tuy chưa đề cập đến lợi ích quốc gia, dân tộc trong những văn kiện chính

2 Minh Quân, “Câu chuyện Ngoại giao 30 năm trước: 1991 Thích ứng đúng lúc trướ c bi ến đ ng” Báo Qu ộ ốc Tế, 26

tháng 12 năm 2021

hOps://baoquocte.vn/nam- 1991 thich ung dung luc truoc bien dong - - - -169121.html

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w