1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử văn minh thế giới đề tài điêu khắc và kiến trúc thời kỳ phục hưng

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 255,86 KB

Nội dung

Nghệ thuật thời kỳ PhụcHưng đã đạt đến một tầm cao mới trong việc thể hiện sự tự do trong tư tưởng củacon người, hướng đến con người như một vẻ đẹp chuẩn mực nhất.Căn cứ vào đặc điểm và

lOMoARcPSD|38896048 BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BÁO CÁO Môn: Lịch sử văn minh thế giới Đề tài:” Điêu khắc và Kiến trúc thời kỳ Phục hưng” Giảng viên hướng dẫn: Cô Lý Tường Vân Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Thành viên: 1 Nguyễn Kim Chi – QHQT49-C1-1140 2 Trần Kiểu Gia Bảo – QHQT49-C1-1125 3 Huỳnh Nhật Minh – QHQT49-C1-1311 4 Vũ Phương Linh – QHQT49-C1-1268 5 Trần Vũ Khánh Linh – QHQT49-C1-1266 6 Nguyễn Minh Quân – QHQT49-C1-1389 7 Lê Thảo Hiền – QHQT49-C1-1198 8 Nguyễn Thị Yên Châu – QHQT49-C1-1135 Tháng 12 - 2022 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Mục lục 1 Bối cảnh lịch sử và sơ lược về nghệ thuật Phục Hưng 4 2 Điêu khắc 6 2.1 Đặc điểm chung 6 2.2 Các thể loại và cấu trúc .7 2.3 Chủ đề 8 2.4 Nguyên liệu và phương pháp .8 a Nguyên liệu 8 b Phương pháp 9 2.5 Một số bức tượng tiêu biểu 9 a Bức tượng David của Michelangelo 9 b Tượng thần Vệ Nữ - Venus 10 3 Kiến trúc 10 3.1 Đặc điểm chung 10 3.2 Đặc điểm nổi bật 10 a Mặt tiền 11 b Cung 11 c Vòm 11 d Các kiểu hầm .11 e Cột và trụ 11 f Trần nhà .12 g Mái vòm .12 h Cửa .12 i Cửa sổ 12 j Tường 13 k Các chi tiết, hoạ tiết 13 3.3 Các giai đoạn .13 a Thời kỳ tiền Phục Hưng (1400-1500) .13 b Thời kỳ Phục Hưng đỉnh cao (1500-1525) 13 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 c Thời kỳ Hậu Phục Hưng (1520-1600) .14 3.4 Một số kiến trúc tiêu biểu 14 a Nhà thờ thánh Phêrô (Peter) 14 b Nhà thờ Santa Maria del Fiore 15 4 So sánh – Ý nghĩa 16 4.1 So sánh .16 4.2 Ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc Phục Hưng tới hiện tại 18 5 Tài liệu tham khảo 18 9 Ngu 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 10 yễn K ĐIÊU KHẮC VÀ KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHỤC HƯNG 1 Bối cảnh lịch sử và sơ lược về nghệ thuật Phục Hưng Phục Hưng là một phong trào nghệ thuật phát triển ở Ý vào thế kỷ 14 và lan rộng khắp châu Âu, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật thế kỷ 16 với các bậc thầy người Ý như Leonardo da Vinci, Michelangelo và Raphael Phục Hưng, Renaissance, tiếng Pháp có nghĩa là "sự tái sinh"- tái sinh của các ý niệm triết học Hy Lạp cổ đại, của chủ nghĩa nghệ thuật nhân văn Các nghệ sĩ thời Phục Hưng hướng sự chú ý đến vẻ đẹp và sự bí ẩn của thế giới tự nhiên và đến con người cá nhân, lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, là chuẩn mực của cái đẹp Phong trào nghệ thuật phát Phục Hưng diễn ra vào thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, rõ rệt nhất ở thành phố Florence, Ý, tiếp nối thời kỳ Trung Cổ tại châu Âu Vào thời kỳ Trung Cổ, cả châu Âu chìm vào giai đoạn đen tối với dịch bệnh, hỗn loạn xã hội, sự suy đồi về văn hóa, sự độc tài thống trị của tôn giáo và các chính phủ phong kiến Đồng thời, các tài liệu và triết lý của Hy Lạp cổ đại đã bị thất truyền hoặc mang đi mất bởi những nền văn hóa phía Trung Á Chính sự sụp đổ của Constantinople (thủ phủ của đế quốc Ottoman, ngày nay là thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1453 khiến các học giả phía Đông di tản qua Ý, mang theo các tài liệu triết học Hy Lạp và La Mã cổ Sự tiếp cận trở lại với các tài liệu này tại châu Âu đã làm “sống lại” các giá trị triết học cổ đại, với sự nhấn mạnh vào ý niệm “nhân văn”, chủ nghĩa cá nhân và đề cao vẻ đẹp của con người Thời kỳ này tiếp nối thời Trung Cổ khi nghệ thuật hầu như chỉ mang tính tôn giáo và quan điểm tôn giáo về thế giới, ý nghĩ và tư tưởng của phần lớn số đông 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 chịu sự chi phối của tôn giáo Chính vì vậy mà sự sống lại của tư tưởng nhân văn mở ra một niềm hy vọng dẫn đến sự tự do trong tâm hồn của mỗi cá nhân Sự thay đổi về ý niệm này thể hiện trong rất nhiều các lĩnh vực như triết học, văn học, khoa học, chính trị, nhưng nổi bật nhất có lẽ là nghệ thuật Nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng đã đạt đến một tầm cao mới trong việc thể hiện sự tự do trong tư tưởng của con người, hướng đến con người như một vẻ đẹp chuẩn mực nhất Căn cứ vào đặc điểm và phong trào nghệ thuật, các nhà sử học thường chia thời kỳ Phục Hưng ở Ý thành ba giai đoạn: ● Tiền kỳ Phục Hưng (khoảng 1400-1500): với những bức tượng của Donatello, tranh phù điêu đồng của Ghiberti, bích họa của Masaccio và các công trình xây dựng của Filippo Bruelleschi ● Thịnh kỳ Phục Hưng (khoảng 1500-1525): là đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng Trung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hòa cao độ này là thành phố Roma của giáo hoàng Đây là thời gian của phác thảo kiến trúc cho nhà thờ thánh Peter ở Rome của Bramante, các bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci, của Raffaello, các bức tượng và bích họa của Michelangelo cũng như các tác phẩm khắc đồng của Albrecht Dürer ● Hậu kỳ Phục Hưng (khoảng 1520-1600) hay Mannerism: đặc trưng là có nhiều xu hướng nghệ thuật khác nhau Mannerism có khuynh hướng cường điệu hóa kho tàng hình dáng của Phục Hưng (Ví dụ như diễn tả cơ thể con người được kéo dài ra và uốn cong trong một cử động mạnh) Giai đoạn cuối của thời kỳ Hậu Phục Hưng dần dần chuyển sang phong cách Baroque ● Tuy nhiên, 3 mốc thời gian này vẫn chưa được sáng tỏ do các nhà sử học vẫn còn đang tranh cãi về việc phân chia các thời kỳ Do vậy, những mốc thời gian này có sự chồng chéo lên nhau 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2 Điêu khắc 2.1 Đặc điểm chung Bối cảnh xã hội: Nghệ thuật điêu khắc tượng Phục Hưng tại Ý (1400 - 1530) - Trong suốt thế kỷ 15, Ý trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết Hơn nữa, các Quốc gia thuộc Giáo hội sở hữu một phần lớn miền Trung nước Ý, trong khi toàn bộ miền Nam nước Ý bao gồm cả Sicily thuộc về Vương quốc Naples Nói chung, các cộng đồng này được cai trị theo kiểu Quân chủ bởi các gia tộc và cá nhân Nhiều người trong số họ đã trở thành những người bảo trợ quan trọng cho nghệ thuật thời Phục Hưng, bao gồm cả nghệ thuật điêu khắc cũng như hội họa - Các gia tộc cai trị quan trọng cũng như tại Vatican ở thành Rome, các vị giáo hoàng đều rất quan tâm đến điêu khắc Chính nhờ các sự bảo trợ này, mà nghệ thuật điêu khắc tượng Phục Hưng ở Ý đạt tới đỉnh cao Tuy cùng một quốc gia, nhưng mỗi một Công quốc hay một vùng lại có phong cách sáng tạo khác nhau - Điểm nổi bật trong điêu khắc thời Phục Hưng là sự nhấn mạnh mới mẻ trong việc tôn vinh hình tượng con người Điêu khắc không còn chỉ đối phó với các vị thánh và thiên thần nhân cách hóa mà các nhân vật điêu khắc trong thời kỳ này bắt đầu trông giống như thật hơn - Một đặc điểm quan trọng của nghệ thuật thời Phục Hưng là chủ nghĩa tự nhiên của nó Trong điêu khắc, điều này thể hiện rõ ràng trong sự gia tăng của các chủ thể đương đại, cùng với việc xử lý tỷ lệ, xếp nếp, giải phẫu và phối cảnh một cách tự nhiên hơn Đặc điểm tiếp theo là sự tái hợp các chủ đề và hình thức cổ điển - Giống như hội họa, điêu khắc thời Phục Hưng thường được định nghĩa bởi các đặc điểm giống như các tác phẩm điêu khắc trước thời Trung Cổ Các nhà điêu khắc kiến trúc thời kỳ Phục Hưng hướng về các tác phẩm tiêu biểu 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 của thời kỳ cổ đại khi sáng tác Họ sáng tác nhiều nhất là những tượng đứng và tượng bán thân Đề tài chủ yếu lấy từ kinh thánh và truyền thuyết cổ đại - Điêu khắc Phục Hưng được cho là có một điểm khởi đầu tương đối rõ ràng, với cuộc tranh đua giành hợp đồng xây dựng Nhà thờ Florence Ghiberti, người chiến thắng, đã giới thiệu một phong cách cách tân rõ rệt so với nghệ thuật Gothic, với những chạm khắc bằng trên cánh cửa đồng của tu viện mang đậm nét cổ điển với nhiều tầng lớp có chiều sâu và hậu cảnh phong phú Chất liệu được ưa chuộng thời kỳ đầu Phục Hưng là tượng đồng sử dụng phương pháp đúc mẫu chảy sau đó chuyển dần sang tượng đá hoa cương, cẩm thạch 2.2 Các thể loại và cấu trúc Nhu cầu điêu khắc trong thời kỳ Quattrocento và Cinquecento chủ yếu vẫn là của Giáo hội Bên ngoài nhà thờ được trang trí bằng điêu khắc đá, không chỉ xung quanh các ô cửa, mà đôi khi toàn bộ mặt tiền được trang trí bằng điêu khắc phù điêu và tượng cột - Trong khi đó, nội thất nhà thờ được trang trí bằng đá cẩm thạch (cho bục giảng, phông lễ rửa tội, đền tạm, lăng mộ quan trọng, các nhóm tượng), và chạm khắc gỗ (gian hàng hợp xướng, tượng nhỏ, bàn thờ sơn theo phong cách Gothic muộn) - Bục lễ rửa tội trong nhà thờ, và cửa phòng tế thường được làm hoàn toàn là điêu khắc bằng đồng với các bức phù điêu thấp - Các bức tường bên trong nhà thờ thời Phục Hưng cũng là nơi đặt các ngôi mộ kiến trúc lớn, tưởng niệm các nhà cầm quyền thế tục, các tướng lĩnh, chính khách và triết gia cũng như các hồng y và giám mục thông thường Cung điện và nhà riêng cũng được trang trí bằng tượng hoặc phù điêu Cửa ra vào, khu vườn, phòng tiếp khách và các nội thất là những khu vực thường được chú 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 ý nhất Các tác phẩm điêu khắc bên trong bao gồm, phù điêu, trần nhà chạm khắc, lò sưởi, tượng chân dung và tượng bán thân Trong khi các tác phẩm bên ngoài mở rộng đến các đầu thú, đài phun nước, đền thờ… 2.3 Chủ đề - Chủ đề được sử dụng trong điêu khắc rất giống với chủ đề được sử dụng trong hội họa thời kỳ tiền Phục Hưng Chủ đề cho các tác phẩm của Giáo hội gần như luôn luôn đến từ Cựu ước và Tân ước của Kinh thánh Nếu như chủ đề Madonna and Child là chủ đề phổ biến nhất, thì các chủ đề thông thường khác bao gồm các cảnh trong cuộc đời của Chúa hoặc Đức Trinh Nữ Maria cũng thường xuất hiện Các họa tiết trang trí có nguồn gốc cổ điển thỉnh thoảng cũng được đưa vào điêu khắc Tôn giáo, hoặc các vị thần Cupids và Putti - Tuy nhiên, các chủ đề được mở rộng trong thời kỳ hội họa thời Phục Hưng đỉnh, và điều này cũng ảnh hưởng đến tác phẩm điêu khắc Các tác phẩm điêu khắc không thuộc nhà thờ có thể có các cảnh trong thần thoại cổ điển và chân dung hoặc các họa tiết liên quan đến các vị thần 2.4 Nguyên liệu và phương pháp a Nguyên liệu - Kim loại quý, như vàng và bạc, ít được sử dụng trong điêu khắc hơn so với thời kỳ Gothic trước đó Đồ đồng đóng một vai trò quan trọng, đầu tiên được sử dụng để làm phù điêu, sau đó là tượng hoặc tượng bán thân Đây là một chất liệu đặc biệt phổ biến đối với các nhà điêu khắc thời Phục Hưng, bởi độ dẻo và độ bền cũng như độ sáng chói của nó khi mạ vàng Việc đúc đồng ban đầu còn thô sơ, và các mảnh hoàn thiện không được đánh bóng tốt, thời gian hoàn thành tương đối dài Nhưng đến thời đại Phục Hưng, những khó khăn này đã được khắc phục và đạt được mức độ hoàn thiện kỹ thuật cao 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Điêu khắc đá có sự trau chuốt và nhu cầu về chi tiết ngày càng tăng Các chất liệu như đá cẩm thạch, đá Istrian và sa thạch Pietra serena ngày càng được sử dụng nhiều Đá cẩm thạch trắng Carrara , loại đá yêu thích của Michelangelo, được sử dụng rộng rãi cho các tác phẩm điêu khắc hoành tráng, màu sắc của nó đôi khi được làm dịu đi bởi sáp Các chi tiết của tượng như tóc, đồ trang trí và đôi khi là da, thường được mạ vàng hoặc sơn - Đất nung trở nên phổ biến như một sự thay thế rẻ tiền cho đá cẩm thạch, khi được tráng men, nó cũng bền không kém Tượng bằng đất nung cũng có thể được sơn trước khi dán kính, để có hiệu ứng đa sắc vĩnh viễn - Vật liệu thậm chí còn rẻ hơn đất nung là vữa mịn, được làm từ cát và bụi đá cẩm thạch, dùng để sao chép các tác phẩm cổ đại của các nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời cổ đại - Gỗ là một vật liệu điêu khắc rẻ tiền khác, nhưng truyền thống chạm khắc gỗ thường chỉ giới hạn ở những vùng có nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt là Tyrol của Áo và miền Nam nước Đức b Phương pháp - Dù làm chất liệu gì thì các kỹ thuật điêu khắc mà các nhà điêu khắc thời Phục Hưng sử dụng rất giống với các kỹ thuật điêu khắc được sử dụng bởi các nhà điêu khắc Hy Lạp hoặc La Mã Từ các loại dụng cụ giống nhau, đến nhiều kỹ thuật tương tự đã được tuân theo - Nhưng những nét đặc trưng của thời kỳ Phục Hưng mang tính tượng hình nhiều hơn Ngoài ra, người ta rất chú ý đến phối cảnh, việc sử dụng nhiều mặt phẳng và sự chuyển màu của bức tranh 2.5 Một số bức tượng tiêu biểu a Bức tượng David của Michelangelo - Tác giả của pho tượng này là Michelangelo - Một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thờ, kỹ sư, thời Phục Hưng Ý 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Thời gian: Hoàn thiện trong 3 năm (1501-1504) - Nguyên liệu: Bản gốc được tạc từ đá cẩm thạch Carrara Bản sao được đúc bằng đồng - Bức tượng có chiều cao khoảng 5,2m và nặng chừng 6 tấn Bức tượng có tỷ lệ giải phẫu hình thể đạt độ chuẩn xác, mang dáng vẻ nghệ thuật và chân thật tới từng chi tiết Bức tượng được xem như là một biểu tượng của vẻ đẹp con người trẻ trung và sức mạnh b Tượng thần Vệ Nữ - Venus - Là một bức tượng Hy Lạp cổ đại, đồng thời là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất còn tồn tại, khắc họa Aphrodite of Milos- vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp - Tác giả: Alexandros of Antioch - Thời gian: Được tạc vào niên đại khoảng năm 130 TCN - Nguyên liệu: Đá cẩm thạch - Tượng thần Venus xứng đáng là một "kiệt tác trường tồn với thời gian" Đã hơn 200 năm trôi qua, Tượng thần Venus vẫn giữ một vị trí quan trọng tại Bảo tàng Louvre 3 Kiến trúc 3.1 Đặc điểm chung - Xây dựng dựa trên sự tiếp nối của kiến trúc Gothic và kế thừa các tinh hoa độc đáo của kiến trúc Baroque - Mang đậm tính chất tôn giáo - Nhấn mạnh đến tính đối xứng, sự hài hòa của không gian sống - Sử dụng và phối hợp các hình khối trong thiết kế - Sự khỏe khoắn, vừa mang đến sự tinh tế cho các không gian 3.2 Đặc điểm nổi bật 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Phục Hưng được bắt nguồn từ việc tẩy chay kiến trúc Gothic và khôi phục lại sự tinh tế của các di sản kiến trúc La Mã Các kiến trúc này tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cổ điển và chuẩn mực Mỗi một chi tiết trong các công trình đều được thiết kế tỉ mỉ và mang đến sự hoàn hảo cho không gian kiến trúc của thời kỳ này a Mặt tiền Mỗi một công trình đều có một trục thẳng trung tâm và mặt tiền sẽ được bố trí đối xứng với trục thẳng đó Tùy vào thiết kế nhà thờ, các công trình dân dụng, nhà ở mà mặt tiền sẽ được xây dựng theo các quy chuẩn khác nhau b Cung Cung chính là thiết kế điểm nhấn tạo nên sự mềm mại cho các công trình kiến trúc thời kỳ Phục Hưng Cung là thiết kế nửa hình tròn và thường được sử dụng ở khu vực hành lang lối đi trong nhà c Vòm Vòm cong là một trong những điểm khác biệt nổi bật nhất của thiết kế Phục Hưng so với thiết kế Gothic trước kia Vòm được thiết kế nửa hình tròn là vòm cong không có sườn tạo nên sự mới mẻ, khác lạ cho tổng thể công trình d Các kiểu hầm Hầm không có khung sườn Chúng là nửa vòng tròn, hoặc phân đoạn và trên thiết kế vuông, không giống như các hầm kiểu Gothic đó là thường xuyên hình chữ nhật 11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 e Cột và trụ Chắc chắn, nói đến các công trình thời kỳ Phục Hưng thì cột và trụ chính là yếu tố quan trọng nhất Cột và trụ trở thành một hệ thống tích hợp vừa có khả năng chống đỡ cho các công trình, vừa tạo tính thẩm mỹ, hài hòa f Trần nhà Nếu giai đoạn Trung Cổ, trần nhà được bỏ ngỏ và không được chú trọng trong việc trang trí thì đến giai đoạn Phục Hưng chi tiết này được đặc biệt chú ý Trần có thể được thiết kế phân ô, vẽ các hoa văn đặc trưng và sơn màu phù hợp Điều này giúp làm nổi bật vẻ đẹp và sự sang trọng trong không gian của các công trình thiết kế g Mái vòm Các công trình kiến trúc Phục Hưng đều sở hữu mái vòm độc đáo và riêng biệt Những thiết kế mái vòm kỳ công tạo cảm giác không gian bên trong được mở rộng thêm chính là mục đích của kiến trúc này Đa phần các mái vòm đều được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết đậm ý nghĩa h Cửa Cửa chính trong thời kỳ Phục Hưng được thiết kế dưới nhiều quy cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích của từng công trình Tuy nhiên, đa phần các cửa đều nằm giữa và có hướng vòng cung bên trên độc đáo Các chi tiết trên cửa cũng được thiết kế một cách chi tiết và tỉ mỉ i Cửa sổ Cửa sổ trong kiến trúc thời kỳ Phục Hưng thường nhỏ và có nhiều cửa sổ trong một công trình Độ cao, rộng của cửa sổ sẽ được tính toán sao cho phù hợp 12 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 với tổng thể diện tích của công trình đó Ngoài ra, trong thời kỳ này do khí hậu nóng lên nên cửa sổ cũng có nhiều ô kính hơn j Tường Nếu như các đặc điểm khác được thực hiện theo sự tính toán, thì tường trong kiến trúc thời Phục Hưng lại có khuynh hướng sáng tạo tự do Các họa tiết, hình ảnh ẩn dụ được điêu khắc tinh xảo đều mang đến những ý nghĩa độc đáo k Các chi tiết, hoạ tiết Cuối cùng là các chi tiết, họa tiết còn lại Chúng được các kiến trúc sư thiết kế sao cho phù hợp với hình ảnh tổng thể của toàn bộ công trình Các họa tiết tuy nhỏ nhưng lại chiếm phần quan trọng rất lớn đối với công trình Phục Hưng 3.3 Các giai đoạn a Thời kỳ tiền Phục Hưng (1400-1500) Đây là thời kỳ bắt đầu hình thành các nguyên tắc cơ bản trong kiến trúc Phục Hưng Người đi đầu trong việc xây dựng và phát triển kiến trúc này là kiến trúc sư Filippo Brunelleschi Các kiến trúc sư trong thời kỳ này đã bước đầu áp dụng cấu trúc và chi tiết La Mã vào trong thiết kế Đặc biệt, không gian được thiết kế theo logic và hình học mang đến trật tự rõ ràng Điều này giúp các công trình kiến trúc trở nên cân đối, hài hòa nhưng vẫn tạo nên sự khỏe khoắn, ấn tượng l Thời kỳ Phục Hưng đỉnh cao (1500-1525) Thời kỳ này, các đặc điểm kiến trúc cổ điển được các kiến trúc sư áp dụng rộng rãi vào trong các công trình Kiến trúc sư có tầm ảnh hưởng lớn và tạo nền tảng phát triển cho kiến trúc Ý thế kỷ 16 đó chính là Donato Bramante Các công 13 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 trình kiến trúc này được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ và nhấn mạnh hơn đến vẻ sang trọng, đẳng cấp của không gian m Thời kỳ Hậu Phục Hưng (1520-1600) Các phong cách kiến trúc thời hậu kỳ Phục Hưng không mang đậm nét cổ điển như giai đoạn đỉnh cao mà có sự phóng khoáng và phá cách hơn Thời kỳ này, các công trình kiến trúc nổi tiếng thường nhấn mạnh vào thiết kế mái vòm hay các cột cao nhiều tầng trước mặt tiền nhà Rất nhiều các công trình kiến trúc phương Tây nổi tiếng được xây dựng trong thời kỳ này như đài phun nước Trevi, nhà thờ St.Peter, viện bảo tàng Vatican 3.4 Một số kiến trúc tiêu biểu a Nhà thờ thánh Phêrô (Peter) - Tác giả của công trình: Donato Bramante, Michelangelo, Carlo Maderno và Gian Lorenzo Bernini - Thời gian: được xây dựng và hoàn thành trong 120 năm (1506-1626) - Vương cung thánh đường này là kiệt tác nổi tiếng nhất của kiến trúc Phục Hưng và là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới Tuy đây không phải là nhà thờ mẹ của Giáo hội Công giáo Rôma và cũng không phải là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma, vương cung thánh đường Thánh Phêrô được coi như một trong những thánh đường thần thánh nhất của Công giáo Công trình này đã được mô tả như một thánh đường "giữ vị trí độc nhất trong thế giới Công giáo" và như là "nhà thờ vĩ đại nhất trong những nhà thờ Công giáo" - Nhà thờ thánh Peter vẫn được xem là nhà thờ có kích thước lớn nhất thế giới, diện tích của nhà thờ lên đến hơn 22.000 mét vuông, chiều dài 140 m, chiều ngang 150 m 14 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Nhà thờ có sức chứa tối đa lên đến 54000 người, tuy nhiên thông thường chỉ có khoảng 10000 người dự lễ - Nhà thờ thánh Peter có số lượng khổng lồ các tác phẩm nghệ thuật mang phong cách Phục Hưng 150 bức tranh bên trong nhà thờ thánh Peter không phải tranh vẽ, chúng được tạo nên từ hàng nghìn viên thủy tinh ghép lại với nhau - Với chiều cao 136,57 m tính từ mặt đất và đường kính 41,47 m, mái vòm của nhà thờ thánh Peter là mái vòm cao nhất thế giới Giua hai lớp đá của mái vòm có 10 vòng sắt gia cố được lắp đặt vào các thời điểm khác nhau - Michelangelo được cho là đề xuất lắp đặt những vòng sắt gia cố đầu tiên Vào giữa thế kỷ 18, thêm bốn vòng sắt được lắp đặt khi người ta phát hiện vết nứt trên mái vòm nhà thờ thánh Peter - Mái che bằng đồng bên trong nhà thờ St.Peter do hai nghệ sĩ người Ý Bernini và Borromini thiết kế, được chế tạo từ năm 1623 đến năm 1634 Phần mộ thánh Peter được cho là nằm dưới mái che cao 30 m này Trọng lượng của mái che được ước tính lên đến 45 tấn, số đồng đúc mái che được lấy từ mái vòm của điện Pantheon gần đó - Do nhà thờ thánh Peter có diện tích rất lớn và nằm sát nơi ở của Giáo hoàng, phần lớn các nghi lễ quan trọng, trong đó có lễ Giáng Sinh được cử hành tại đây b Nhà thờ Santa Maria del Fiore - Tác giả của công trình: được kiến trúc sư Arnolfo di Cambio thiết kế, nhưng cấu trúc mái vòm lại là thiết kế bởi kiến trúc sư Filippo Brunelleschi - Thời gian: được xây dựng và hoàn thành trong 140 năm (1296-1436) - Nhà thờ Santa Maria del Fiore, hay còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Firenze là nhà thờ chính của thành phố Florence, nước Ý Đây là nhà thờ công giáo lớn nhất Châu Âu được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic 15 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Nhà thờ Santa Maria del Fiore đã trở thành nhà thờ lớn nhất nước Ý, thu hút đông đảo người dân đến đây cầu nguyện, chính vì vậy mà nhà thờ phải xây thêm nhiều nhà thờ nhưng với quy mô nhỏ hơn; và Santa Maria del Fiore trở thành nhà thờ chính tòa - Đến với nhà thờ Santa Maria del Fiore, ta thấy có những mái vòm khổng lồ như bức tranh cổ thời Phục hưng Bên trong nhà thờ là thánh đường rộng mênh mông cùng những đường cong mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Gothic - Nhà thờ có 44 ổ cửa sổ kính màu, các ô cửa sổ bên lối đi đều được vẽ mô tả lại các vị thánh từ Cựu ước và Tân ước, các cửa sổ tròn gần mái vòm và cửa bên trong thánh đường lại miêu tả về Chúa Kitô và Đức Mẹ Maria - Vẻ đẹp mang tính nghệ thuật của những ô cửa sổ được vẽ nên bởi các họa sĩ danh tiếng thời bấy giờ như họa sĩ Donatello, Lorenzo Ghiberti, Paolo Uccello và Andrea del Castagno - Đây là công trình kiến trúc ấn tượng nhất của thời kỳ Phục Hưng và hiện nay vẫn là mái vòm bằng gạch lớn nhất từng được xây dựng trên thế giới 4 So sánh – Ý nghĩa 4.1 So sánh -So sánh kiến trúc thời Trung Cổ và thời Phục Hưng Kiến trúc thời Trung Cổ Kiến trúc thời Phục Hưng Bị gò bó, giới hạn trong mục đích tôn Lấy con người làm trung tâm, chuẩn giáo dưới sự thống trị của nhà thờ mực của cái đẹp Vì vậy mà con người xây dựng công trình phục vụ cho nhu cầu cá nhân của họ Phong cách kiến trúc này mang đậm sự Giáo hội mất đi ảnh hưởng, khoa học ảnh hưởng từ thời kỳ trước và tạo nên và công nghệ trở thành tâm điểm, đưa 16 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 những bước chuyển biến từ phong cách nghệ thuật và các công trình phát triển, La Mã cổ đại sang phong cách kiến các nghệ sĩ tự do sáng tạo trúc Gothic Máy móc, đơn điệu do sự chán nản của Đa dạng hơn các kiến trúc sư Thời kỳ Phục Hưng, các kiến trúc sư thích được xem như là những người nghệ sĩ Khởi đầu là kiến trúc sư Filippo Brunelleschi đưa ra khái niệm mới về phối cảnh tuyến tính, giúp nghệ thuật và kiến trúc miêu tả không gian một chân thực hơn - So sánh kiến trúc Phục Hưng với phong cách Baroque Thời kỳ Phục Hưng Thời kỳ Baroque Đánh dấu sự chuyển đổi từ thời Trung Phong cách nghệ thuật xuất hiện vào Cổ đến thời hiện đại khoảng năm 1600 ở Rome và sau đó lan rộng khắp nước châu Âu Thể hiện tự nhiên cơ thể con người, Sự tương phản, chuyển động phóng phong cảnh, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ đại, những chi tiết hoa lệ, công phu, thuật chuyển màu sfumato và phối màu sắc sâu, hùng vĩ cảnh tuyến tính Sử dụng chủ đề tự nhiên, chủ đề tôn Đặc điểm chính của nghệ thuật giáo, ảnh hưởng đồng bộ Nguyên liệu Baroque bao gồm các nhóm hình, các là đá cẩm thạch và đá xanh chuyển động kịch tính, năng động, tạo ra ấn tượng mạnh về cảm xúc 17 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Sử dụng các tỷ lệ chính xác về mặt Sử dụng các hiệu ứng phối cảnh mạnh toán học của chiều cao và chiều rộng, mẽ, màu sắc đậm, các hình chồng chéo, tính đối xứng, tỷ lệ, sự hài hòa, và cách bố cục dày đặc và sự pha trộn giữa ánh sử dụng mới của mái vòm, cột và bệ sáng mạnh và bóng tối sâu 4.2 Ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc Phục Hưng tới hiện tại - Các nghệ sĩ thời Phục Hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội thiên chúa, qua đó giải phóng tư tưởng, tình cảm con người khỏi xiềng xích của giáo hội Từ đó chủ nghĩa nhân văn với các nội dung đề cao con người ngày càng giữ vai trò chi phối không những về văn học nghệ thuật mà cả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội - Mặc khác, nó còn đẩy mạnh việc dùng số học và hình học để xác định tỷ lệ của công trình Các kiến trúc sư Phục hưng tiếp tục phát triển những tỷ lệ cơ sở để kiến tạo vẻ đẹp cho không gian, như những tỷ lệ Pythagoras từng đề xuất: 1:1, 1:2, 2:3, 3:4 Nó đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển rất nhiều lĩnh vực trong đời sống hiện nay như: sáng tạo tranh sơn dầu, phát triển bộ môn giải phẫu tạo hình, phối cảnh, hình họa, luật xa gần, nhiếp ảnh, - Tượng Phục Hưng không chỉ mang vẻ đẹp mẫu mực trong nghệ thuật mà còn biểu tượng cho những giá trị nhân văn sâu sắc Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và yêu cầu về thẩm mỹ càng cao thì người ta thích đi tìm đến những giá trị hoàn hảo Các di sản kiến trúc, điêu khắc Phục Hưng không chỉ được mô phỏng lại mà còn được mang vào hội họa, văn học, ứng dụng trong cuộc sống 5 Tài liệu tham khảo Nguồn Internet 18 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 [1] Kaitlyn Lockhart “How Did The Renaissance Affect Our Modern Day World?” Prezi, ngày 13/11/2013 https://prezi.com/r_6axgwk_rdn/how-did-the-renaissance-affect-our-modern-day- world/ [2] Hạ Ly “Mái vòm nhà thờ Santa Maria del Fiore - Công trình kiến trúc vĩ đại” Báo điện tử Xây dựng, ngày 11/11/2016 https://baoxaydung.com.vn/mai-vom-nha-tho-santa-maria-del-fiore-cong-trinh- kien-truc-vi-dai-196685.html [3] “Kiến trúc Phục Hưng - Đặc điểm kiến trúc và công trình nổi tiếng” Meey Land, ngày 25/06/2020 https://meeyland.com/xay-dung-kien-truc/kien-truc-phuc-hung/ [4] “Nghệ thuật điêu khắc tượng Phục Hưng ở Ý (1250 - 1530)” Baolong Brass, ngày 21/08/2020 https://baolongbrass.com/nghe-thuat-dieu-khac-tuong-phuc-hung-o-y-1250- 1530 [5] “Khám Phá Một Số Bức Tượng Kinh Điển Thời Phục Hưng” Grand Art, ngày 2/8/2021 https://grandart.vn/kham-pha-mot-so-buc-tuong-kinh-dien-thoi-phuc-hung [6] Tuấn Trần “Nghệ thuật Điêu khắc - Lịch sử hình thành và phát triển qua các thời kỳ” Điêu khắc Trần gia, ngày 17/11/2021 https://dieukhactrangia.com/nghe-thuat-dieu-khac/ [7] “Kiến trúc Phục Hưng” Wikipedia 19 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc_Ph%E1%BB %A5c_H%C6%B0ng [8] “Nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng” Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87_thu%E1%BA%ADt_th %E1%BB%9Di_k%E1%BB%B3_Ph%E1%BB%A5c_H%C6%B0ng [9] “Vương cung thánh đường Thánh Phêrô” Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_cung_th%C3%A1nh_ %C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_Th%C3%A1nh_Ph%C3%AAr%C3%B4 [10] “Nhà thờ chính tòa Firenze” Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_ch%C3%ADnh_t %C3%B2a_Firenze 20 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w