Thông qua các quá trình tìm hiểu về các Tư tưởng – Triết học của Phật giáo, Bà La Môn giáo, Hindu giáo hay còn gọi là Ấn Độ giáo, bài tiểu luận này với một mục tiêu là làm sáng tỏ cách m
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
“Thành tựu Tư tưởng – Triết học của văn minh Ấn Độ và vai trò của nó trong sự phát triển văn minh”
Hà Nội – 2023
Trang 22 THÀNH TỰU CỦA TƯ TƯỞNG - TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ 3
2.1 Tư tưởng - Triết học Bàlamôn giáo 4
2.2 Tư tưởng - Triết học Hindu giáo - Ấn Độ giáo 4
2.3 Tư tưởng - Triết học Phật gáo 6
3 VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG - TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN MINH 7
Trang 32
I MỞ ĐẦU
Lựa chọn đề tài với nội dung “Thành tựu Tư tưởng – Triết học của văn minh Ấn Độ và vai trò trong sự phát triển văn minh” xuất phát từ tính thu hút và đa dạng của văn minh Ấn Độ Thông qua các quá trình tìm hiểu về các Tư tưởng – Triết học của Phật giáo, Bà La Môn giáo, Hindu giáo hay còn gọi là Ấn Độ giáo, bài tiểu luận này với một mục tiêu là làm sáng tỏ cách mà những tư tưởng, tri thức này đã được phát triển và lan truyền trong xã hội Ấn Độ bấy lâu nay
Một khía cạnh mà tiểu luận sẽ đề cập đến là sự hiểu biết về cách mà Ấn Độ đã sử dụng các Tư tưởng – Triết học này để giao lưu, tương tác và hỗ trợ với các nền văn minh khác Và hầu như sự đa dạng, phong phú về mặt văn hoá và tư tưởng trong lịch sử văn minh thế giới cũng được đánh giá bằng cách quan sát sự tương hỗ lẫn nhau Điều đáng lưu tâm ở đây là những thành quả mà Ấn Độ đạt được về mặt Tư tưởng – Triết học đã không chỉ tác động ý nghĩa đến văn minh trong nước mà còn tạo ra những đóng góp đáng kể cho triết học phương Tây cũng như toàn cầu
Tư tưởng và triết học không chỉ là những khái niệm trừu tượng, mơ hồ mà còn có các tác động sâu sắc đến cuộc sống và trong các khía cạnh khác nhau của văn minh Điều này đã thể hiện rõ là tư tưởng Ấn Độ không chỉ hình thành nên lịch sử xã hội mà còn ảnh hưởng đến nghệ thuật, văn hoá và hệ thống giáo dục đương thời và sau này
Qua việc nghiên cứu về đề tài này, em hy vọng có cơ hội không chỉ để tìm hiểu về một phần quan trọng của lịch sử và văn hóa thế giới mà còn để mở rộng sự hiểu biết của bản than về ảnh hưởng sâu sắc của Tư tưởng – Triết học Ấn Độ trong sự phát triển văn minh toàn cầu Nó cũng là một cơ hội để khám phá những nét độc đáo của nền triết học Ấn Độ và đóng góp vào sự đa dạng và phong phú của nghiên cứu văn minh thế giới
Trang 43
II NỘI DUNG 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1 Sự hình thành
Ấn Độ là một mảnh đất rộng lớn và trù phú, có các điều kiện tự nhiên vô cùng đa dạng, phong phú Chính sự đa dạng về mặt tự nhiên tạo nên sự đa dạng, khác biệt mạnh mẽ về ngôn ngữ, văn hoá và tôn giáo Mỗi vùng miền tại mảnh đất Ấn Độ lại đem trong mình một nét độc đáo, khác biệt riêng lạ Tuy nhiên chính sự đa dạng này lại là nguồn cơn cho những xung đột chính trị kéo dài hàng thế kỷ Khung địa lý của Ấn Độ, tuy tương đối bằng phẳng nhưng lại quá đa dạng quá phức tạp để có một sự cai trị tập trung và vững mạnh, xuyên suốt chiều dài lịch sử của mình, có rất nhiều thế lực cai trị hay dân tộc ngoại lai xâm lược Ấn Độ nhưng gần như chưa bao giờ cai trị và kiểm soát hoàn toàn đất nước này
1.2 Sự phát triển
Sự phát triển của nền văn minh Ấn Độ là một hành trình kéo dài Từ thời kỳ Vedic, qua sự hình thành các trường phái triết học, đến thời kỳ quân chủ và đế chế, nền văn minh Ấn Độ đã chứng kiến sự đa dạng và sáng tạo trong nghệ thuật, kiến trúc, triết học, và giáo dục Với ảnh hưởng của tư tưởng Vedanta, Ấn Độ đã tạo ra một cống hiến đặc sắc cho sự phát triển văn minh thế giới, đặt nền móng cho sự hiểu biết và tôn trọng đa dạng văn hóa toàn cầu.
2 THÀNH TỰU CỦA TƯ TƯỞNG - TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ
Tác giả Nguyễn Văn Ánh đã viết: “Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Ấn Độ Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Ấn Độ là xứ sở của tôn giáo Nơi đây không chỉ hình thành nhiều tôn giáo, mà hơn thế nữa, tôn giáo đã chi phối sâu sắc đời sống tinh thần, chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá của người Ấn Độ.”1 Đúng như thế, tôn giáo không chỉ là những giáo lý mà trong tôn giáo còn có những trường phái về Tư tưởng - Triết học đáng để nghiên cứu, và
1 Nguyễn, A., 2017 Lịch sử văn minh Thế giới NXB Giáo dục Việt Nam, 103
Trang 54
những Tư tưởng - Triết học này thực sự đã chi phối rất nhiều đến xã hội cũng như nền văn minh Ấn Độ và thế giới
2.1 Tư tưởng - Triết học Bàlamôn giáo
“Đạo Bàlamôn không có người sáng lập, không có giáo chủ” (Vũ Dương
Ninh, Lịch sử văn minh thế giới) Tôn giáo này có những lễ nghi rất đặc biệt và
khó khăn: Nhân tế, Mã tế, tục Sa ti Vũ Dương Ninh đã viết: “Giáo lý quan trọng nhất của đạo Bàlamôn là thuyết luân hồi mà sau này là đa thần trong đó quan trọng nhất là Thần sáng tạo, Thần huỷ diệt và Thần bảo vệ.”2 Trong cuốn “Lịch
sử văn minh thế giới”, Nguyễn Văn Ánh: “Giáo lý của đạo Bàlamôn đề cao vị thần Brama (Phạm Thiên), coi Brama là thực thể tối cao của thế giới [ ]”.3 Tác
giả Vũ Dương Ninh đã nhận xét: “Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp” Do sự bảo vệ đặc quyền, đặc lợi cho các đẳng cấp Bàlamôn,
bảo vệ sự không bình đẳng trong xã hội vì vậy mặc dù Bàlamôn lúc đầu được truyền bá rộng rãi trong cư dân Ấn Độ nhưng đã bị buộc phải nhường chỗ cho tôn giáo khác
Hình 1: Ba vị thần tối cao theo tín ngưỡng đạo Bàlamôn
2.2 Tư tưởng - Triết học Hindu giáo - Ấn Độ giáo
Hindu giáo hay còn được gọi là Ấn Độ giáo đã bắt đầu phát triển từ năm 500 TCN Theo Nguyễn Văn Ánh, Hindu giáo là thành quả của sự phục hưng đạo
Bàlamônn Tác giả có viết: “Về tín ngưỡng, là một tôn giáo không có người sáng
2 Vũ N., 2010 Lịch sử văn minh thế giới, 12 NXB Giáo dục Việt Nam, 105
3 Nguyễn, A., 2017 Lịch sử văn minh Thế giới NXB Giáo dục Việt Nam, 104
Trang 65
lập và không có kinh điển thống nhất nên tín ngưỡng của đạo Hindu bao gồm những tín ngưỡng cơ bản của đạo Bàlamônn còn được bảo lưu [ ]” Hindu giáo
thờ ba vị thần thượng đẳng: Brama (sáng tạo), Vishnu (bảo tồn) và Shiva (huỷ diệt) Ngoài ra còn thờ các thần lớn, nhỏ khác nhau, và tất cả đều là hoá thân của Vishnu và Shiva Hindu giáo ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành quốc giáo của Ấn Độ (80% dân số theo đạo này).4
Trong Hindu giáo có tư tưởng Hindu trong Kinh Veda (1500-1200 TCN), thể hiện khuynh hướng Nhất nguyên luận, khuynh hướng đã thống trị toàn bộ tư tưởng Ấn Độ5 Nhiều thế kỷ sau, các tập Kinh Upanishad và thi phẩm Bhagavadgita ra đời, hướng vào nội tâm sâu thẳm và khẳng định lại tinh thần tồn tại trong con người với thực tại tối cao, tổng hợp quan điểm triết học và tôn giáo khác thành “Sáu học phái”
Hình 2: Kinh Veda trong Hindu giáo của Ấn Độ
Sáu học phái này chia thành ba cặp: Nyaya và Vaisheshika, Samkhya và Yoga, Mimansa và Vedanta Tuy có những khác biệt căn bản nhưng về hình thức thì tất cả đều thừa nhận uy thế của các tập Kinh Veda, Upanishad và Bhagavadgita Trường phái Samkhya là một hệ thống Nhị nguyên, công nhận sự tồn tại của hai thực thể độc lập là Tinh thần và Tự nhiên Trong góc nhìn của Samkhya,
4 Spiderum (n.d.) Ấn Độ giáo (phần 2): Ba vị thần tối cao [online] Available at:
https://spiderum.com/bai-dang/An-Do-giao-phan-2-Ba-vi-than-toi-cao-42m [Accessed 11 Dec 2023]
5 Transcom.vn (n.d.) Truyền thống triết học Ấn Độ - Triết học [online] triethoc.edu.vn Available at:
http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/triet-hoc-dong-phuong/triet-hoc-an-do/truyen-thong-triet-hoc-an-do_352.html [Accessed 10 Dec 2023]
Trang 76
Tinh thần và Tự nhiên không tương tác trực tiếp, nhưng hoạt động của Tinh thần là nguồn động lực cho sự phát triển của Tự nhiên Trường phái Yoga, thừa nhận triết lý cơ bản của Samkhya, nhưng chú trọng vào thực hành để tự nhận thức bản thân Ngược lại, trường phái Nyaya tập trung vào logic và nghiên cứu nguồn gốc tri thức con người, trong khi trường phái Vaisheshika chú ý đến các phạm trù của thực thể, lên án rằng mọi thực thể hình thành từ bốn loại nguyên tử bất diệt không thể chia nhỏ Trong khi đó, trường phái Mimansa đặt sự quan tâm vào quy luật nhân quả để xây dựng một trường phái triết học biện minh về sức mạnh của Kinh Veda và nghi lễ Veda Cuối cùng, trường phái Vedanta, là một sự hoàn thiện của triết học cổ điển Ấn Độ, đại diện cho đỉnh cao của truyền thống Veda Vedanta có nhiều phái, trong đó phái Nhất nguyên (Advaita) đóng vai trò quan trọng Thuyết Advaita Vedanta của Shankara đã thống trị tư tưởng Ấn Độ từ thế kỷ XII đến nay
2.3 Tư tưởng - Triết học Phật gáo
Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN và tập trung vào việc giải thích về nỗi khổ đau và cách giải thoát khỏi nó Ban đầu, Đạo Phật chủ yếu tập trung vào quan điểm đạo lý, với sự tránh né vấn đề siêu hình để tập trung vào khái niệm "Khổ" Tuy nhiên, khi Đức Phật nhấn mạnh tính phổ biến của luật nhân quả và tính vô thường của mọi sự vật, tôn chỉ này đã mở ra khía cạnh siêu hình học, đặc biệt là sau sự xuất hiện của tông phái Đại thừa (Mahayana)6
Nagarjuna (Long Thọ), tác giả của học thuyết "Chân không" (Shunyavada), nổi tiếng với quan điểm rằng để hiểu bản chất cơ bản nhất của thực tại, cần "làm cho rỗng hết" mọi khái niệm và thuộc tính có hạn Trong triết học Phật giáo, "Tứ Diệu Đế", "Bát chánh", và "Ngũ giới" là những khái niệm quan trọng được đề cập đến, như được mô tả trong "Lịch sử văn minh" của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Ánh
Thuyết Thập nhị nhân duyên trong thế giới quan của đạo Phật mô tả sự xuất hiện và diệt vong của sự vật do nhân duyên, và đặt ra quan điểm rằng sự vật
6 Nhiều tác giả Almanach – Những nền văn minh thế giới NXB Văn hoá – Thông tin Hà Nội 1995, 679
Trang 87
không có thực thể thực sự, chỉ là sự giả tạm, hư giả Ngoài ra, Đạo Phật cũng trình bày thuyết Vô thường và Vô ngã
Hình 3: Đức Phật giảng đạo cho tông đồ dưới gốc cây Bồ đề
Tuy nhiên, đến thời kỳ Gúpta, thế kỷ V, đạo Phật không giữ được vị trí và dần nhường chỗ cho Hindu giáo - Ấn Độ giáo Tóm lại, nghiên cứu về triết học Phật giáo cung cấp cái nhìn cơ bản về mục đích, phương pháp, đối tượng và nội dung khác biệt so với các trường phái tư tưởng triết học khác, đặc biệt là so với phương Tây Được định hình bởi mục tiêu giúp giảm khổ cho chúng sinh và khám phá bản chất của Không, Vô thường, Vô ngã, triết học Phật giáo sử dụng phương pháp nội quán để kích thích trực giác và kết hợp đồng thời ba phương diện: Giới, Định, Tuệ, thể hiện sự kết hợp giữa đạo đức, tôn giáo và nhận thức
3 VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG - TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN MINH
3.1 Đối với Ấn Độ
3.1.1 Ảnh hưởng đến lịch sử xã hội Ấn Độ
Tư tưởng và triết học Ấn Độ đã đóng một vai trò quan trọng và không thể phủ nhận trong việc định hình lịch sử xã hội Những nguyên lý triết học đã ảnh hưởng sâu sắc đến các khía cạnh của xã hội Ấn Độ, từ hệ thống giai cấp đến giáo dục và đạo đức
Trang 98
3.1.1.1 Hệ thống xã hội và giai cấp
Triết lý Ấn Độ đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống xã hội của đất nước Đối với triết học Bàlamôn định rõ vai trò của mỗi người trong xã hội dựa trên sinh quyền và nghề nghiệp Hệ thống chia cách thành các tầng lớp xã hội đã được giải thích và hợp lý hoá bằng các nguyên tắc triết học, tạo ra một xã hội có tính nhất quán và tự chủ
3.1.1.2 Đạo đức và hành vi cộng đồng
Các nguyên tắc từ kinh Upanishad hay thi phẩm Bhagavadgita đã hình thành nên một hệ thống đạo đức mạnh mẽ Nguyên lý về nhận thức và trách nhiệm (dharma) đã đình hình hành vi cộng đồng, tạo ra một nền văn minh có chất đạo đức cao Các giáo lý này không chỉ giúp duy trì ổn định xã hội mà còn làm tăng cường lòng tin và đoàn kết cộng đồng
3.1.1.3 Nhìn nhận về Cuộc sống và Cái chết
Hai trường phái Sankhya và Vedanta đã đưa ra những quan điểm về cuộc sống và cái chết Sự chấp nhận về chu kỳ tái sinh (samsara) và nguyên tắc karma đã hình thành tư duy về cuộc sống và cái chết, ảnh hưởng đến cách mà xã hội Ấn Độ đối mặt với các thách thức và thay đổi
3.1.2 Ứng dụng trong nghệ thuật và văn hóa
Tư tưởng và triết học Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nghệ thuật và văn hóa của đất nước Nguyên lý tâm linh và sự đồng nhất giữa con người với vũ trụ đã làm nền tảng cho các biểu hiện nghệ thuật độc đáo, từ kiến trúc đền đài tới nghệ thuật điêu khắc và hội họa Triết lý Bhakti đã tạo nên những tác phẩm văn hóa sôi động, thể hiện sự tận hiến và tình yêu thương Nhờ vào tư tưởng này, nghệ thuật và văn hóa Ấn Độ đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo, tâm huyết và đa dạng văn hóa trên thế giới
3.1.3 Tác động đến hệ thống giáo dục
Các trường phái Nyaya và Vaisheshika đã khuyến khích việc sáng tạo và phân tích, từ đó đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại.Tư duy triết học đã trở
Trang 109
thành một phần qua trọng của giáo dục truyền thống, với sự chú trọng vào việc phát triển tư duy logic và nhận thức tri thức
3.2 Đối với Thế giới
3.2.1 Ảnh hưởng đến tư duy triết học phương Tây
Tư tưởng và triết học của Ấn Độ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến triết học phương Tây, mở ra những cánh cửa mới trong tư duy và nhìn nhận về cuộc sống Nguyên lý về đồng nhất, chu kỳ tái sinh từ Vedanta đã tạo ra sự tiếp nhận và tái hiện trong triết lý phương Tây, như triết học Transcendentalism (Triết học siêu viẹt) và những tác động đối với triết học hiện đại như Existentialism (Chủ nghĩa hiện sinh) Sự thấu hiểu về tâm linh và ý thức từ Yoga và Sankhya đã làm thay đổi cách nhìn nhận về bản chất con người, ảnh hưởng đến tư duy về tâm lý và tâm hồn trong triết học phương Tây Tư tưởng Ấn Độ đã góp phần làm phong phú và mở rộng nguồn cảm hứng triết học toàn cầu, tạo ra sự đa dạng và sâu sắc trong thế giới tư duy
3.2.2 Giao lưu văn hóa và tư tưởng với các nền văn minh khác
Triết lý Vedanta, với ý tưởng về tất cả mọi sự đều có nguồn gốc từ một nguyên tắc chung, đã tạo ra một cầu nối tâm linh giữa các nền văn minh Sự nhấn mạnh vào đồng nhất và tình thương trong tư tưởng Ấn Độ đã làm nảy sinh sự hiểu biết và tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa
Triết học Ấn Độ, đặc biệt là qua tư tưởng Vedanta, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết lý phương Tây, đưa vào đó những khía cạnh mới về ý thức và tự thức Sự hòa nhập của tư tưởng Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành tư duy toàn cầu, tạo ra một cộng đồng ý chí và lòng hiếu khách trước đối thoại văn hóa và triết học
Trang 1110
III KẾT LUẬN
Với sự hình thành đa dạng từ tự nhiên phong phú, Ấn Độ đã tạo nên nền văn minh với một lịch sử lâu dài và phong phú Đặc trưng của vùng đất rộng lớn này là sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hoá, và tôn giáo
Trong quá trình phát triển, nền văn minh Ấn Độ đã chứng kiến sự đa dạng và sáng tạo ở nhiều lĩnh vực, từ nghệ thuật, kiến trúc, giáo dục cho đến Tư tưởng - Triết học Sự hình thành của các tôn giáo như Bàlamôn giáo, Phật giáo và Hindu giáo cũng đã góp phần trong việc định hình nên các Tư tưởng - Triết học cũng như có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội không chỉ riêng Ấn Độ mà còn mở rộng phạm vi ra toàn cầu Trong đó triết lý Vedanta, với ý tưởng về sự đồng nhất, đã tạo nên cầu nối tâm linh giữa các nền văn minh, làm nảy sinh sự hiểu biết và tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa
Tư tưởng và triết học Ấn Độ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy triết học phương Tây, mở ra những cánh cửa mới trong việc nhìn nhận về cuộc sống và ý thức con người Sự hòa nhập này không chỉ giúp hình thành tư duy toàn cầu mà còn tạo nên một cộng đồng có cùng ý chí và sự hưởng ứng trong những vấn đề về văn hoá và xã hội
Đối với Ấn Độ, tư tưởng và triết học không chỉ là một phần quan trọng của lịch sử và văn minh mà còn đóng vai trò quyết định trong hình thành và duy trì hệ thống xã hội, đạo đức, và giáo dục Các giáo lý triết học đã góp phần tạo nên một xã hội có tính nhất quán và tự chủ, đồng thời hình thành nền văn minh độc đáo với những đóng góp sáng tạo trong nghệ thuật và văn hóa
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những hạn chế và thách thức trong việc nghiên cứu về thành tựu này Đối mặt với sự thay đổi và đa dạng ngày càng phong phú, việc duy trì và phát triển các giá trị truyền thống là một thách thức không nhỏ Ngoài ra, cần phải đối diện với các ý kiến đối lập và tranh luận đa chiều trong việc đánh giá vai trò của tư tưởng