ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠIHỌC KINH TẾ LUẬT
-☞ -
BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NHÓM 8
Giảng viên: Lê Nhân Mỹ Mã LHP: 232BEE103809
Huỳnh Nguyễn Duy Linh K234080961
Nguyễn Tường Minh Quân K234080977
Thành phố Thủ Đức, ngày 27 tháng 03 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC CÂU 1 (NHÓM)
MỞ ĐẦU 1
I Xuất - Nhập Khẩu 1
II Chi Tiêu Chính Phủ 2
III Chi Tiêu Investment 2
IV Chi Tiêu Tiêu Dùng Của Hộ Gia Đình 3
3 Nguyễn Minh Khôi - K234080957 10
4 Hoàng Minh Thông - K234080984 12
5 Huỳnh Nguyễn Duy Linh - K234080961 14
6 Nguyẽn Tường Minh Quân - K234080977 15
7 Hoàng Minh Phiên - K234080974 16
8 Lê Phan Quyểt - K234080979 18
Trang 3Câu 1: Trong các nhân tố tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia, theo bạn nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong bối cảnh ngày nay Vì sao?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đang tác động mạnhmẽ đến nền kinh tế thế giới, việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng quốc gia là vô cùng quan trọng Hiểu rõ vai trò của từng nhân tố sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân
Bài viết này sẽ phân tích những nhân tố chính ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng quốc gia, đồng thời đánh giá vai trò của từng nhân tố trong bối cảnh hiện nay Cuối cùng, bài viết sẽ đưa ra kết luận về nhân tốđóng vai trò quan trọng nhất.
I Xuất - Nhập Khẩu
Cán cân thương mại, được biểu thị qua chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M), đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sản lượng quốc gia Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi nhanh chóng, ảnh hưởng của cán cân thương mại càng trở nên phức tạp và đa chiều Về mặt tích cực, xuất khẩu gia tăng kích thích sản xuất, tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu cũng góp phần gia tăng thu nhập cho quốc gia và người dân Bên cạnh đó, cạnh tranh trên thị trường quốc tế buộc doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, nhập khẩu gia tăng cũng có thể dẫn đến những tác động tiêu cực Doanh nghiệp trong nước có thể gặp khó khăn do cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến giảm sản xuất và việc làm Nhập khẩu quá nhiều cũng khiến thu nhập chảy ra nước ngoài, làm giảm thu nhập cho quốc gia và người dân, đồng thời khiến quốc gia phụ thuộc vào nước ngoài và dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường quốc tế.
Bối cảnh hiện nay mang đến cả cơ hội và thách thức Toàn cầu hóa thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời khiến quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi biến động quốc tế Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất việc làm do tự động hóa Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và du lịch, làm giảm xuất khẩu, nhưng cũng mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm công nghệ xanh.
Để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức, cần có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy Các giải pháp này bao gồm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua hỗ trợ về vốn, công nghệ và đào tạo nhân lực; xúc tiến thương mại bằng cách tham gia hội chợ quốc tế và ký kết hiệp định thương mại tự do; phát triển thị trường xuất khẩu bằng cách tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm xuất khẩu; và hạn chế nhập
Trang 4khẩu bằng cách đánh thuế đối với các sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm trong nước.
→ Cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản lượng quốc gia Trong bối cảnh hiện nay, cần có những giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức của nó đối với nền kinh tế.
II Chi Tiêu Chính Phủ
Tiêu dùng chính phủ là nhân tố quan trọng nhưng không tác động chính đến tổng cầu vì những lý do sau: Đầu tiên, mức độ chi tiêu của chính phủ thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) So với chi tiêu tiêu dùng và đầu tư tư nhân, chi tiêu chính phủ thường chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ Do đó, sự thay đổi của chi tiêu chính phủ thường có ảnh hưởng nhỏ hơn đến tổng cầu so với sự thay đổi của chi tiêu tiêu dùng và đầu tư tư nhân Thứ hai, hiệu quả của chi tiêu chính phủ không phải lúc nào cũng cao
Một số chương trình chi tiêu chính phủ có thể không mang lại lợi ích kinh tế tương xứng với chi phí Điều này có thể dẫn đến việc lãng phí nguồn lực và không tạo ra sự kích thích đáng kể cho tổng cầu Cuối cùng, vai trò chính của chính phủ không phải là trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mà là tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế Chính phủ có thể sử dụng các công cụ khác như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tác động đến tổng cầu một cách hiệu quả hơn Thay vì chi tiêu trực tiếp, chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo ra các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư từ phía tư nhân.
III Chi Tiêu Investment
Đầu tư công giữ vai trò là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, không thể phủ nhận rằng đầu tư công của Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế Sự kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư công không những tác động xấu đến hiệu quả đầu tư xã hội nói chung, mà còn làm gia tăng các bất ổn vĩ mô như áp lực lạm phát, nợ công, khả năng thu hút đầu tư tư nhân Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả đầu tư công ở cấp độ toàn nền kinh tế hiện nay còn gặp nhiều hạn chế, chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, gặp nhiều hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp thống kê hay việc nghiên cứu chủ yếu mới tập
Trang 5trung đánh giá một số ảnh hưởng của đầu tư công đến nền kinh tế.
Theo học thuyết Keynes, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt mức sản lượng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển, mà chỉ có thể đạt và duy trì sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người Xét hàm tổng cầu, đầu tư là một yếu tố của hàm này, có dạng: Y = C + I + G + NX Tuy nhiên trong thực tế, mức độ tác động của đầu tư đến tăng trưởng còn phụ thuộc vào khả năng cung của nền kinh tế Nếu năng lực cung của nền kinh tế bị hạn chế, thì khi cầu tăng dưới bất kỳ lý do nào cũng chỉ làm giá tăng, sản lượng thực tế tăng lên không đáng kể Ngược lại, nếu năng lực sản xuất của nền kinh tế dồi dào, nhu cầu tăng sẽ kéo theo sản lượng của nền kinh tế tăng lên, chính điều này đã khẳng định lý thuyết trên của Keynes.
IV Chi Tiêu Tiêu Dùng Của Hộ Gia Đình
Sản lượng cân bằng quốc gia chịu tác động của nhiều yếu tố như: chỉ
tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, chỉ tiêu đầu tư tư nhân, chỉ tiêu thực tế của chính phủ cho hàng hóa và xuất khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu Nhưng qua các phân tích sâu sắc và tìm hiểu kĩ càng, thì nhóm em cho rằng nhân tố chỉ tiêu tiêu dùng thực tế của hộ gia đình đóng vai trò quan trọng nhất trong sản lượng cân bằng quốc gia.
Chỉ tiêu tiêu dùng thực tế của hộ gia đình được hiểu là khoản chi tiêu của hộ gia đình để mua hàng hóa và sử dụng các loại hình dịch vụ để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Đây là nhân tố rất quan trọng và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản lượng cân bằng quốc gia, khoảng 60 phần trăm Việc chi tiêu của hộ gia đình là thước đo để đo lường sức khỏe của nền kinh tế và sức mua của người dân Chi tiêu của hộ gia đình luôn rất đa dạng trong các lĩnh vực như: ăn uống, nhà ở, mua sắm, giải trí,
Vậy có bao giờ bạn có tự hỏi rằng tại sao chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình lại quan trọng với sản lượng cân bằng quốc gia đến thế không ? Có lẽ lý do quan trọng nhất của chỉ tiêu tiêu dùng của hộ gia đình chính là nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng cầu, có thể làm cho tổng cầu tăng hoặc giảm tùy vào tiêu dùng của hộ gia đình Hộ gia đình là những người chi tiền để sở hữu và sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ, khi họ chi tiền ra để sở hữu, các doanh nghiệp sẽ được khuyến khích và cung cấp thêm sản phẩm ra thị trường cho hộ gia đình Nếu tiêu dùng tăng kéo theo nguồn cung từ doanh nghiệp (2 yếu tố cung và cầu tác động lẫn nhau) sẽ tạo ra thu nhập cho người dân và duy trì sự cân bằng sản lượng quốc gia hoặc tạo ra sản lượng cân bằng mới.
Trang 6Ngoài ra, chỉ tiêu tiêu dùng của hộ gia đình là thước đo để đo lường sức khỏe của nền kinh tế vì nó phản ánh sức mua của người dân Một nền kinh tế chỉ thực sự phát triển khi sức mua của người dân mạnh (cầu tăng), điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người dân (cung tăng), từ đó làm cho sản lượng cân bằng quốc gia được duy trì hoặc tiến đến một điểm cân bằng mới.
Đi sâu vào vấn đề, cái gì tác động đến chỉ tiêu tiêu dùng của hộ gia đình - yếu tố quan trọng nhất tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia Có nhiều yếu tố tác động đến chỉ tiêu tiêu dùng của hộ gia đình như: thu nhập của hộ gia đình, tâm lý hộ gia đình, thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, Mức độ tiêu dùng của hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của họ Một hộ gia đình có thu nhập khá giả sẽ chi tiêu rộng rãi hơn hộ gia đình có thu nhập khó khăn Các xu thế luôn biến đổi khôn lường làm cho cách chi tiêu của hộ gia đình thay đổi, ví dụ những năm cuối thế kỉ trước sẽ lo cái ăn cái mặc là ưu tiên, còn bây giờ khi ăn mặc không còn vấn đề quá quan trọng thì sức khỏe và giải trí là những xu thế mới.
→ Từ những phân tích trên, ta có thể thấy từ những yếu tố nhỏ (thu nhập, cách thức chi tiêu, ) sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tiêu dùng của hộ gia định, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng quốc gia Một quốc gia muốn kinh tế phát triển và GDP tăng trưởng thì chỉ tiêu tiêu dùng của hộ gia đình phải được coi trọng và nâng cao hơn nữa Vì vậy nhà nước cần có các biện pháp, chính sách để thúc đẩy tiêu dùng của hộ gia đình.
V Chính Sách Tài Khóa
Các loại chính sách tài khoá cơ bản:
Chính sách mở rộng (lỏng): Là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ và/hoặc giảm thuế.
↑G=∆G; ↓t=∆t: tác động làm tổng cầu tăng lên -> sản lượng và giá cân bằng tăng
Chính sách thu hẹp (thắt chặt): Là chính sách giảm chi tiêu chính phủ và/hoặc giảm thuế
↓G=∆G; ↑t=∆t tác động làm tổng cầu giảm đi -> sản lượng và giá cân bằng giảm
Công cụ của chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá có hai công cụ chủ yếu là: Chi tiêu của Chính phủ (G)
Thuế (T)
Chi tiêu của Chính phủ (G)
* Chi mua sắm hàng hoá dịch vụ
Khi Chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ của mình, nó sẽ tác động đến tổng cầu với một tác động mang tính chất số
Trang 7nhân Nếu chi mua sắm của Chính phủ tăng lên một đồng sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại Chính nhờ hiệu ứng số nhân này mà chính phủ có thể sử dụng chi tiêu như một công cụ để điều tiết tổng cầu.
* Chi chuyển nhượng
Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân Khi Chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên Một lần nữa, qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân, điều này sẽ làm gia tăng tổng cầu.
Thuế (T): Khía cạnh thứ hai của chính sách tài khoá là thuế cũng có ảnh
hưởng đến nền kinh tế nói chung
Ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân, dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống, khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.
→ Nhận xét: Chính sách tài khoá công cụ quan trọng trong việc điều
chỉnh tổng cầu từ đó làm thay đổi sản lượng cân bằng quốc gia
VI Chính Sách Tiền Tệ
Chính sách tiền tệ là tập hợp các biện pháp mà ngân hàng trung ương thực hiện để điều chỉnh cung tiền và lãi suất, nhằm ảnh hưởng đến nền kinh tế Một CSTT nới lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất do thúc đẩy đầu tư tăng tổng cầu và có thể làm gia tăng lạm phát, bởi tăng tiền quá lớn làm vượt mức sản lượng tiềm năng Ngược lại, một CSTT thắt chặt sẽ có tác động làm giảm tổng cầu, nhờ đó kiềm chế được lạm phát.
Chính sách tiền tệ tác động đến các biến mục tiêu vĩ mô thông qua việc thay đổi cung tiền và lãi suất Cung tiền thường chỉ điều tiết một cách gián tiếp tổng cầu bằng cơ chế lan truyền nhờ sự thay đổi của lãi suất để cân bằng lại thị trường tiền tệ qua việc điều chỉnh sự lựa chọn các tài sản tài chính Trong trạng thái “bẫy thanh khoản”, CSTT hầu như không có tác dụng đối với lãi suất cũng như sản lượng, thu nhập và công ăn việc làm Tương tự đối với CSTK, tác động của CSTT còn phụ thuộc vào khả năng phản ứng của tổng cung và quan hệ giữa cung tiền tệ, lãi suất và lạm phát.
Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và sản lượng cân bằng quốc gia được thể hiện qua mô hình IS-LM: Đường IS thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng tại mức đầu tư và tiêu dùng nhất định Đường LM thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và cung tiền Sự giao nhau của đường IS và LM xác định mức lãi suất cân bằng (r) và sản lượng cân bằng (Y) Và trên thế giới đã có nhiều quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ để có thể đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân Chẳng hạn như năm 2008 nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái Để kích thích nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã thực hiện chính sách tiền
Trang 8tệ mở rộng, bao gồm giảm lãi suất và mua trái phiếu Chính sách này đã giúp giảm lãi suất, tăng đầu tư và tiêu dùng, và thúc đẩy sản lượng kinh tế Ngoài ra năm 2022 Lạm phát tại Hoa Kỳ tăng cao Để kiềm chế lạm phát, Fed đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, bao gồm tăng lãi suất và bán trái phiếu Chính sách này dự kiến sẽ làm giảm lãi suất, giảm đầu tư và tiêu dùng, và làm giảm sản lượng kinh tế.
→ Nói một cách ngắn gọn, chính sách tiền tệ là một công cụ quan trọng để chính phủ điều chỉnh sản lượng cân bằng quốc gia Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách tiền tệ cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau để đạt được hiệu quả mong muốn.
Tóm lại để thúc đẩy sự cân bằng sản lượng quốc gia ở thời điểm hiệntại, việc tăng cường chi tiêu tiêu dùng được xem là yếu tố quan trọng nhất Chính phủ cần thiết lập những chính sách linh hoạt và hiệu quả để khuyến khích người dân tiêu dùng hơn, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
Câu 2: Nhà kinh tế Joshep Schumpeter có lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Ông kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng)thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo” Bạn có đồng ý với quan điểm của ông không? Vì sao?
1.Phạm Thiên Phú - K234080975
Joseph Alois Schumpeter là một nhà kinh tế chính trị người Áo Schumpeter tất nhiên là một người thú vị, ông ấy cùng với những người như Friedrich Hayek, Ludwig von Mises, Ludwig Lachmann được thừa nhận như là những người đi trước và thành lập ra học thuyết kinh tế theo trường phái Áo Schumpeter bắt đầu sự nghiệp học tập tại đại học Vienna tuy nhiên vào những năm 1930, sự trỗi dậy của đế chế thứ ba đã khiến cho rất nhiều người tri thức đã rời bỏ quê hương Áo của mình để chuyển đến nhiều học viện khác nhau ở Anh và Mỹ và thật cay đắng khi Schumpeter thực sự đã đến giảng dạy tại đại học Harvard Và hầu hết tất cả mọi người mang lòng say mê với kinh doanh ở bất cứ đâu sẽ từng có 1 lần ngồi thảo luận về thuyết “Creative Destruction” ở trong hoạt động kinh doanh của họ Và Schumpeter đã có lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Ông kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo”-”Creative Destruction”.
Trang 9Trước tiên, ta có thể hiểu lập luận trên theo một cách đơn giản Giả sử, ta có một biểu đồ biểu thị điểm E là điểm cân bằng lí tưởng giữa đường cung và đường cầu đại diện cho giá cả và sản lượng.
Hình 1
Và Schumpeter nói rằng các doanh nhân khi nhìn vào đây sẽ “rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả” nên điều họ sẽ làm là xóa đi cái sự cân bằng của thị trường ấy
Hình 2
Trang 10và tạo ra một nền thị trường mới với mức giá và sản lượng mới ( Hình 2) sao cho phù hợp với thế giới quan của họ và theo cách mà họ có thể tìm thấy cơ hội nào đó để kiếm lợi nhuận Tôi không biết liệu có ai trong số các bạn đã xem phim “ Matrix” nhưng tôi luôn so sánh lập luận trên theo một tình huống trong phim rằng Neo đã được Morpheus đưa cho hai thuốc Một viên màu xanh và một viên màu đỏ Nếu anh ấy chọn viên màu xanh anh ấy sẽ có thể tuân theo bộ quy tắc của người khác nhưng nếu anh ấy chọn viên màu đỏ anh ấy có thể đưa ra quy tắc riêng của mình trong suốt quá trình này và đây là cách tôi hiểu về lập luận của
Schumpeter Nếu được chọn những doanh nhân nổi tiếng đã sử dụng lập luận “sự phá hủy sáng tạo” tôi sẽ nghĩ ngay đến Mark Zuckerberg Tôi đặt Zuckerberg vào loại hình 1, vì ông ấy nhận thấy có rất nhiều mặt hạn chế về nhu cầu lẫn nguồn cung cấp và cơ hội để kiếm tiền thông qua mạng xã hội như MySpace, Friendster, Orkut những thứ tương tự như thế trước Facebook Những thứ đó không phải là một thị trường lớn và phát triển tốt Và vì vậy, Zuckerberg đã tạo ra Facebook và điều này đã thay đổi hoàn toàn về mặt cơ bản giữa đường cung và đường cầu (Hình 2), nó cũng thay đổi các quy tắc cạnh tranh theo cách có lợi cho Mark
Zuckerberg và tất cả các công ty truyền thông xã hội khác kể từ đó phải vật lộn đấu tranh để theo kịp Ngoài ra, Netfilx cũng là 1 ví dụ hiện đại về việc sử dụng “sự phá hủy sáng tạo”, đã lật đổ ngành cho thuê đĩa và truyền thông truyền thống.
Sau khi đọc và tìm hiểu kĩ về lập luận của Schumpeter, tôi cảm thấy lập luận của ông khá đúng vì nếu ta liên tục làm điều gì đó mức độ yêu thích ta sẽ giảm dần như quy luật hữu dụng biên trong kinh tế, và cần được đổi mới Vì thế ông sử dụng từ “phá hủy” để bỏ những cái cũ và sáng tạo ra những cái mới Nhưng khi làm bất cứ điều gì, ta cũng cần phải có hoạch định rõ ràng thì mới đem lại hiệu quả và lợi ích Theo Michael Heaslip: “Bạn không thể làm món trứng tráng mà không làm vỡ trứng Nhưng bạn phải có kế hoạch làm món trứng rán; bạn không thể đập vỡ vài quả trứng và tin rằng món trứng rán sau đó sẽ xuất hiện như thể có phép thuật - tất nhiên trừ khi bạn sống trong thế giới gương soi của Brexit ”
Tất nhiên khi bạn phá hủy vỏ trứng thì chắc chắn rằng bạn đã có ý định làm một món ăn nào đó, nếu bạn đã phá hủy vỏ trứng nhưng sau đó không biết nên làm gì với nó thì đồng nghĩa với việc bạn vừa mất đi 1 quả trứng và điều đó đã phản ánh lập luận về “sự phá hủy sáng tạo” của Schumpeter cũng hoàn toàn tương tự vậy và việc mất đi 1 quả trứng chính là mặt trái của lập luận trên Tuy nhiên ngày nay, theo thế giới quan của tôi thì đa số mọi người lại không sử dụng “sự phá hủy sáng tạo” vì mức độ rủi ro là rất cao khi phải từ bỏ những thứ mình đang có để làm một điều mới mẻ Có thể họ muốn có một cuộc sống đơn giản, hạnh phúc
Trang 11bên gia đình, làm những thú vui tiêu khiển, kiếm một số ít lợi nhuận đủ sống từ một thị trường gần như bão hòa như Hình 1 Cũng có thể vì trách nhiệm với gia đình nên họ không dám từ bỏ cái hiện tại để sáng tạo ra cái mới Ví dụ như ở Pháp, họ có 35 giờ làm việc một tuần với mạng lưới an sinh xã hội khá cao và mọi người được hưởng chất lượng rất tốt của cuộc sống và đối với tôi đó là sự mô tả của Schumpeter về nơi tinh thần kinh doanh không còn tồn tại, có rất ít động lực để từ bỏ một công việc thoải mái để theo đuổi cơ hội hoặc hoạt động kinh doanh.
Sự phá hủy sáng tạo của Schumpeter là một lý thuyết đầy tranh cãi, nhưng nó cung cấp một góc nhìn độc đáo về sự phát triển kinh tế Lý thuyết này cho rằng các cuộc suy thoái, mặc dù gây ra nhiều khó khăn, có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng Tôi có thể đồng ý với quan điểm của Schumpeter ở một mức độ nào đó vì các cuộc suy thoái có thể buộc các doanh nghiệp phải trở nên hiệu quả hơn, loại bỏ những mô hình kinh doanh lỗi thời và thúc đẩy sự ra đời của những mô hình mới Ví dụ, cuộc Đại suy thoái đã dẫn đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp mới, như ngành công nghiệp hàng không và hóa chất.
2 Phạm Văn Hưng - K234080953
Joseph Schumpeter (1883-1950) là một nhà kinh tế học người Áo nổi tiếng, được biết đến với nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực kinh tế học Ông là một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 và được coi là một trong những người sáng tạo ra lĩnh vực kinh tế học tiến bộ và động lực.
Schumpeter nổi tiếng với khái niệm về "sự phá hủy sáng tạo", một lý thuyết mô tả quá trình mà sự đổi mới kinh doanh của các doanh nghiệp mới làm thay đổi hoặc phá hủy cấu trúc kinh tế cũ Ông cũng nổi tiếng với nghiên cứu về khởi nghiệp và phát triển kinh tế, và quan điểm của ông về vai trò của doanh nhân trong sự phát triển của xã hội.
Em đồng ý với quan điểm trên Vì trong thời kỳ suy thoái kinh tế, không chỉ có những gánh nặng của những người lao động mất việc làm, mà còn có một "bản chất đổi mới" bên trong xã hội mà Schumpeter nhấn mạnh Các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, thường phải đối mặt với áp lực để thích ứng và tìm ra những cách tiếp cận mới để tồn tại Những giai đoạn khó khăn này thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, không chỉ trong sản phẩm và dịch vụ mà còn trong cách thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp.