1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

142 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Phụ Nữ Trong Quản Lý Môi Trường Nông Thôn Trên Địa Bàn Huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Thành
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
Trường học Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 393,68 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (18)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (18)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (20)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (20)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (20)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (20)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (20)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận văn (21)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (22)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 5 1. Khái niêm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 5 2. Đặc điểm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 10 3. Nội dung nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn (22)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn (33)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 21 1. Kinh nghiệm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường ở các nước trên thế giới (38)
      • 2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về (47)
    • 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài (48)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (50)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (50)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên (50)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (54)
      • 3.1.3. Giới thiệu chung về Phụ nữ huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội (60)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (64)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (64)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu (65)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin (67)
      • 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (68)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (70)
    • 4.1. Khái quát chung về môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (70)
      • 4.1.1. Khái quát về tình hình môi trường nông thôn ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội (70)
      • 4.1.2. Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (75)
      • 4.1.3. Khái quát về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội 59 4.2. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (76)
      • 4.2.1. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh môi trường nông thôn (77)
      • 4.2.2. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác thu gom và xử lý rác thải (83)
      • 4.2.3. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp (91)
      • 4.2.5. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm ở vùng nông thôn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội (99)
      • 4.2.6. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội (101)
      • 4.2.7. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch (103)
      • 4.2.8. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi (106)
      • 4.2.9. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác vệ sinh đồng ruộng (108)
      • 4.2.10. Đánh giá của người dân về vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm (111)
    • 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (112)
      • 4.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường (112)
      • 4.3.2. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn (113)
      • 4.3.3. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn (114)
      • 4.3.4. Ảnh hưởng của độ tuổi đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn (115)
      • 4.3.5. Công tác chỉ đạo và vận động phụ nữ thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức phụ nữ (117)
      • 4.3.6. Yếu tố cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ cho quản lý và bảo vệ môi trường (118)
      • 4.3.7. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với quản lý và bảo vệ môi trường (118)
      • 4.3.8. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn (119)
      • 4.3.9. Tổng hợp trong phân tích ma trận SWOT (120)
    • 4.4. Định hướng giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (121)
      • 4.4.1. Định hướng nâng cao vai trò của phụ trong quản lý môi trường nông thôn ở huyện Gia Lâm (121)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (129)
    • 5.1. Kết luận (129)
    • 5.2. Kiến nghị (130)
  • Tài liệu tham khảo (132)
  • Phụ lục (135)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 5 1 Khái niêm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 5 2 Đặc điểm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 10 3 Nội dung nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

2.1.1 Khái niêm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 2.1.1.1 Một số khái niệm a Khái niệm về môi trường

Theo luật bảo vệ môi trường (2015) thì môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật

Theo định nghĩa của Tổ chức kinh tế văn hóa xã hội Liên hiệp quốc (2000) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

* Môi trường bao gồm 4 thành phần:

- Khí quyển: khí quyển là lớp khí bảo vệ bao quanh trái đất bao gồm nitrogen, oxygen, ngoài ra còn có argon, CO2, và một số loại khí khác Nó duy trì sự sống trên trái đất Nó bảo vệ trái đất khỏi những tác động từ ngoài không gian Nó hấp thu các tia từ vũ trụ và phần lớn bức xạ ánh sáng mặt trời Nó chỉ cho phép các tia có bước sóng từ 300 – 2500 nm và 0,14 – 40 m (sóng radio) đi vào trái đất trong khi lọc hầu hết các sóng tử ngoại có hại (< 300 nm);

- Thủy quyển: bao gồm tất cả các loại nguồn nước như: nước đại dương, sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm - 97% là nước ở các đại dương - 2% là nguồn nước bị đóng băng ở các cực - 1% là nước ngọt ở các sông hồ, nước ngầm phục vụ cho nhu cầu con người và các nhu cầu khác;

- Địa quyển: là lớp đất ở võ của trái đất bao gồm các khoáng chất, chất hữu cơ, vô cơ

- Sinh quyển: Bao gồm tất cả các sinh vật sống và tương tác với môi trường khí, nước và đất Các yếu tố môi trường Môi trường được hình thành bởi các hệ thống tương tác của các yếu tố vật lý, sinh học và văn hóa bằng nhiều cách khác nhau (Hà Anh, 2003)

Các yếu tố này bao gồm:

- Yếu tố vật lý: như không gian, địa mạo, khối nước, đất, đá, khoáng sản Chúng có những tính chất thay đổi, là nơi cư trú của con người và có những giới hạn nhất định;

- Yếu tố sinh học: như thực vật, động vật, vi sinh vật và con người (3) Yếu tố văn hóa: như kinh tế, xã hội, chính trị Quan hệ giữa môi trường và phát triển là 2 yếu tố luôn song hành với nhau, đặc biệt là môi trường và phát triển bền vững Đóng góp của quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển là một yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay Mối tương quan giữa môi trường và phát triển thể hiện qua việc: Xác định vai trò của môi trường trong phát triển bền vững Mô tả những rủi ro của hoạt động phát triển đến môi trường Hiểu biết các cơ hội và rủi ro trong mối tương quan với các quá trình và thỏa thuận quốc tế đến môi trường và phát triển bền vững Nâng cao tầm quan trọng của kiến thức trong việc tạo ra chính sách hỗ trợ môi trường và phát triển bền vững Áp dụng các phân tích và tổng hợp kiến thức hỗ trợ phát triển; Như vậy môi trường sống của con người theo định nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển

* Các chức năng cơ bản môi trường gồm:

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người

- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

- Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. b Khái niệm về nông thôn

Trong quá trình phát triển các quốc gia trên thế giới đều phân lãnh thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn Các nhà xã hội học đã đưa ra một số tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị như thành phần xã hội của dân số, các di sản văn hóa, sự phồn thịnh, sự phân hóa xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc và đời sống xã hội, cường độ và sự đa dạng của mối liên hệ xã hội Sự khác nhau căn bản giữa nông thôn và thành thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lý của xã hội học nông thôn- đô thị Trong đó những tiêu chí quan trọng giúp phân biệt khu vực nông thôn và thành thị bao gồm sự khác nhau về nghề nghiệp, về môi trường, quy mô cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hướng di cư sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội, hệ thống tương tác trong từng vùng (Bộ nông nghiệp &PTNT, 2010).

Sự phân biệt nông thôn và thành thị có thể dựa vào các tiêu chí quy định cho từng vùng Đối với khu vực thành thị, nhiều nước đã thống nhất coi số lượng dân cư làm tiêu chí để quy định đô thị Cho đến nay trên thế giới đều thống nhất coi đô thị là một điểm dân cư tập trung với số lượng lớn, mật độ cao và tỷ lệ người làm công nghiệp, dịch vụ nhiều hơn hẳn người làm nông nghiệp Tuy nhiên cũng còn tùy vào tiêu chí cụ thể có sự khác nhau giữa các nước, xuất phát từ đặc điểm riêng của mỗi nước Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005). c Khái niệm về môi trường nông thôn

Môi trường nông thôn được hiểu là: “Một thành phần của môi trường tự nhiên, trong đó được cấu thành bởi những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng (nhà ở, vườn tược, ruộng đồng, đường giao thông), các phương tiện máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm vẫn là người nông dân và công nhân nông nghiệp với những sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, các yếu tố trên có mối liên hệ với nhau bằng dây truyền thực phẩm và dòng năng lượng. Ngoài hoạt động sản xuất còn có những sinh hoạt về văn hóa xã hội, tập quán, tình cảm của làng xóm của người nông dân” (Phạm Huy Hoàng, 2016). d Khái quát về quản về lý môi trường nông thôn

Quản lý môi trường nông thôn là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống ở khu vực nông thôn trên cơ sở có sự tham gia của người dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý thành quả và dân hưởng lợi” Đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào xây dựng tính bền vững cho nông thôn phát triển bền vững (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010)

Các mục tiêu chủ yếu của công tác về quản lý môi trường nông thôn bao gồm:

- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người trong khu vực nông thôn;

- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội ở khu vực nông thôn theo nguyên tắc bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội (Hà Anh, 2003).

Các nguyên tắc chủ yếu của quản lý môi trường nông thôn bao gồm:

- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực nông thôn, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường;

- Kết hợp giữa chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường;

- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp;

- Phòng chống ngăn ngừa suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn phái xử lý, phục hồi môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường;

Cơ sở thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn 21 1 Kinh nghiệm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường ở các nước trên thế giới

2.2.1 Kinh nghiệm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường ở các nước trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới đã và đang áp dụng nhiều hình thức quản lý bảo vệ môi trường, lập hoạch, cải cách phương pháp quản lý, xử lý rác thải, phân loại rác thải ngay tại nguồn Mỗi hình thức, đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Trong các phương pháp trên, thì phương pháp phân loại rác thải ngay tại nguồn là một trong những phương pháp truyền thống dễ thực hiện, giúp cho quá trình quản lý, xử lý nhanh, ít tốn ít thời gian, giảm nhân lực Rác thải đã được phân loại sẵn chỉ cần thu gom vận chuyển đến khu vực xử lý, hoặc tái chế. Dưới đây là mô hình quản lý rác thải ở một số nước trên thế giới.

Là một đất nước nhỏ, Hàn quốc không có nhiều diện tích đất để chôn rác thải Chính vì vậy mà đất nước này rất chú ý đến việc phân loại và tái chế rác hàng ngày Cũng giống như Nhật Bản, trên đường phố Hàn quốc những thùng rác công cộng xuất hiện không nhiều Với người dân Hàn Quốc thì đây giống như một lời nhắc nhở rằng không được vứt rác, mà phải mang theo rác của mình và xử lý nó đúng cách (Bích Đào, 2015)

- Quy định về túi vứt rác của người Hàn Quốc: Không phải bất kỳ loại túi nào cũng được sử dụng để bỏ rác, mà mỗi quận và thành phố sẽ có quy định về loại túi để đổ rác riêng và quy định này chỉ được áp dụng tại nơi đó Vì thế nếu bạn mang túi đựng rác của khu Gangnam đến khu Songpa-gu để đổ, bạn hoàn toàn có thể bị phạt Tuy nhiên, quy định này cũng có đôi nét giống với người Nhật, đó là túi đựng rác được chia làm ba loại chính: loại thường, loại dùng để tiêu hủy và loại dành cho thực phẩm.

Người Hàn Quốc sử dụng một hệ thống có tên là jongnyangje để thu thập và xử lý rác thải sinh hoạt theo cách quy củ và thân thiện với môi trường nhất.

Hệ thống này chia rác thải ra thành nhiều hạng mục nhỏ khác nhau và ứng với mỗi mục sẽ có mức phạt riêng nếu người dân không tuân thủ (Bích Đào, 2015).

- Phân loại rác thải: Rác thải được chia ra thành : rác thường, thực phẩm, đồ tái chế được và những rác thải có kích thước lớn Về cơ bản, việc phân loại rác tại Hàn Quốc cũng không khác biệt nhiều so với Nhật Bản Ví dụ như rác thường bao gồm các thứ đồ như: nồi cơm, sản phẩm điện tử, băng đĩa nghe nhìn, chai lọ thuốc, bình đựng nước, đồng hồ, găng tay, khung cửa sổ, chổi, thảm trải sàn hay các sản phẩm bằng nhựa composite Hoặc rác tái chế là những loại chai, lọ, vỏ hộp Nhưng quy trình này không đơn giản Mỗi loại rác lại có một quy định riêng, ví dụ như quần áo phải được để trong túi riêng không lẫn với các sản phẩm bằng vải khác như gối, gấu bông Giày phải để theo đôi hoặc buộc vào nhau hoặc từng đôi trong các túi riêng biệt (Bích Đào, 2015).

- Cách xử lý rác thải: Rác thải có thể tái chế phải được làm sạch trước khi vứt, không được để lại thức ăn còn lại bên trong Các chai nhựa cần được bóc nhãn và tháo nút Đối với các vật dụng như máy tính, màn hình, bàn phím, máy in, thiết bị trò chơi, đồng hồ, bàn là, quạt điện và các thiết bị điện tử nhỏ khác, chúng sẽ được phép đặt chung với các rác thải tái chế và được thu dọn không mất phí Quy định này được chính phủ Hàn Quốc đặt ra nhằm khuyến khích việc tái chế đồ điện tử - vốn là một trong những điểm mạnh của đất nước này Việc xử lý các vật dụng lớn như đồ nội thất, đồ điện tử, máy nóng lạnh sẽ phải trả phí từ 2.000W – 15.000W (từ 38.000- 300.000 VND) cho mỗi thứ tùy vào kích thước lớn nhỏ Bên cạnh đó một số đồ dùng đặc biệt như pin, điện thoại di động hay thuốc phải được xử lý theo cách đặc biệt: mang đến các trung tâm cộng đồng hoặc mang trả lại cho nhà thuốc đối với thuốc chưa sử dụng.

Thức ăn thừa, hay rác thực phẩm: Thực phẩm bỏ đi phải được để ráo nước và cho vào những chiếc túi đặc biệt Một số thức ăn không thể tái sử dụng như thức ăn cho động vật sẽ bị loại khỏi mục rác thải thực phẩm Trong đó ta có các loại hạt, xương và lông động vật, vỏ hải sản, bã chè Vấn đề về xử lý thực phẩm bỏ đi tại Hàn Quốc lớn đến nỗi chính phủ nước này đã phải đưa ra quy định thu phí rác thải dựa theo số cân nặng lượng rác sinh hoạt mà họ thải ra Thay đổi này được áp dụng với mong muốn người dân sẽ có ý thức hơn trong việc làm rác thực phẩm trước khi vứt (Bích Đào, 2015).

- Quy định thời gian vứt rác thải: Ở Hàn Quốc ngày vứt rác cũng được phân ra rõ ràng như Nhật Bản Theo đó người dân sẽ được cung cấp lịch vứt rác cho từng tháng với ngày thu gom rác tái sử dụng riêng, ngày dành cho các vật dụng lớn riêng Nếu không thực hiện theo quy định này người dân có thể bị phạt lên đến 300.000W khoảng 5,7 triệu VND Có thể thấy, việc phân loại và tái chế rác tại Hàn Quốc đã trở thành một “quy tắc sống” của đất nước này Nếu bạn không phân loại rác trước khi đổ, rác của bạn có thể bị trả về, và hàng xóm sẽ phàn nàn và phê bình cho đến khi nào bạn chịu dọn dẹp thì thôi Vì vậy nếu muốn hòa nhập với cuộc sống của xứ sở kim chi thì việc ưu tiên bạn cần làm đó là học đổ rác (Bích Đào, 2015)

Vai trò của phụ nữ đối với công tác BVMT rất quan trọng mang đến sự thay đổi trong việc thực hiện các quy định về BVMT trong cộng đồng và mỗi gia đình Phụ nữ Nhật Bản rất tiết kiệm và không xả rác nơi công cộng, công sở Khi đi làm công sở, họ thường mang theo túi đựng rác sinh hoạt hàng ngày Hết giờ làm việc họ mang túi đựng giác đó ra đúng nơi quy định và việc làm này trở thành thói quen hàng ngày Phụ nữ Nhật Bản chú ý đến việc phân loại rác sinh hoạt theo rác cháy và không cháy, rác kích thước lớn và rác tái tạo Rác cháy bao gồm tất cả các thức ăn dư thừa khi án trưa ở nơi làm việc, giấy vụn Rác không cháy bao gồm các đổ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ thủy tinh, kim loại.Đối với các loại rác có kích thước lớn (kích thước mỗi bể khoảng hơn 60 cm) như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính không sử dụng thì phải liên hệ với trung tâm xử lý rác kích thước lớn và mất phí xử lý Việc phân loại và vứt rác đúng ngày, đúng nơi quy định là một trong những quy tắc sống của người phụ nữ Nhật Bản (Lê Mạnh Cường, 2011).

Mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 55 – 60 triệu tấn rác nhưng chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa đến bãi chôn lấp, còn phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế

* Phân loại ngay tại thùng: trên các thùng rác hai bên vệ đường có vẽ những loại rác được phép bỏ vào, người dân rất tự nguyện bỏ rác đúng loại vào thùng như là một thói quen sinh hoạt (Lê Văn, 2010)

* Sản xuất đi kèm tái chế: việc thu gom rác ở Nhật cũng không giống như ở Việt Nam, chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước, còn chất thải từ các công ty, nhà máy cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định Một điều mà Nhật Bản làm rất chặt chẽ trong việc quản lý rác thải công nghiệp là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về rác thải của mình Và điều này được quy định bởi luật về bảo vệ môi trường (Lê Văn, 2010)

* Khu công nghiệp sinh thái: từ năm 1991, chính phủ Nhật Bản chính thức khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, các công ty tái chế chất thải chủ yếu các mặt hàng như bao bì, gỗ, đồ điện tử Không những khuyến khích các công ty tái chế, tái sử dụng các chất thải, Nhà nước cũng khuyến khích người dân sử dụng rác như một nguyên liệu sản xuất, xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng (Lê Văn, 2010).

* Giáo dục ý thức người dân: chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các chiến dịch xanh, sạch, đẹp phố phường nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân và tặng thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc Chương trình này đã được đưa vào trường học và đã tỏ ra hiệu quả Học sinh ngay từ cấp tiểu học đã được dạy về việc ý thức bảo vệ môi trường Do đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân Nhật quả thật đáng để Việt Nam học tập (Lê Văn,2010).

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phụ nữ có vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường nhất là trong thời kỳ CNH-HĐH của nước ta hiện nay Vì vậy, đã có rất nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu liên quan tới vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của nó tới môi trường sống của chúng ta, một số nghiên cứu liên quan là:

1 Báo cáo tổng hợp đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường cho những vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh ở Hà nội” MS: 01C- 09/ 03- 2005-1 Đánh giá về hiệu quả hoạt động BVMT của phụ nữ địa phương, đề xuất mô hình phối hợp giữa cơ quan quản lý NN với các tổ chức đoàn thể, trong đó nhấn mạnh đến phụ nữ trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

2 Hoàng Thị Ái Nhiên Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị Tạp chí môi trường số 11,

2010 Bài viết đánh giá vai trò của Phụ nữ về BVMT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong BVMT.

3 Đề án bảo vệ môi trường huyện Gia Lâm giai đoạn 2010 – 2015 Đề án đánh giá được thực trạng môi trường khu vực thành thị, nông thôn và các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm Từ đó, đề xuất các phương án, giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn huyện.

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố

Hà Nội đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Ranh giới thị xã được xác định:

Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên;

Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai;

Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên;

Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm (2016)

- Đơn vị hành chính của Huyện Gia Lâm như sau + Các thị trấn gồm (02): Trâu Quỳ và Yên Viên;

+ Các xã gồm (20): Yên Thường, Yên Viên, Dương Hà, Đình Xuyên, Dương Hà, Phù Đổng, Trung Mầu, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Đa Tốn, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Bát Tràng, Văn Đức, Kim Lan

Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc

Lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường thuỷ trên sông Hồng, sông Đuống Có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại Khu vực nông thôn huyện Gia lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về về địa lý, kinh tế (Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm, 2016)

Huyện Gia Lâm mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5 o C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4 o C Lượng mưa trung bình năm 1400 – 1600mm Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng

9, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ.

Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa, lạnh va ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn Đôi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 1, tháng 2 gây ra những thiệt hại cho sản xuất. Đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Gia Lâm phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa

Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống nếu thời tiết bất thuận.(Phòng tài nguyên,môi trường huyện Gia Lâm, 2016)

* Nước mặt: Gia Lâm có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đuống Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m – 19,5m, trung bình 12,5m Nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5 – 10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khă năng nhiễm khuẩn cao Tầng chứa nước không áp hoặc áp yếu có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc bộ thuộc lưu vực sông Hồng Chiều dày chứa nước từ 2,5

– 22,5m thường gặp ở độ sâu 15 – 20m Hàm lượng sắt khá cao, có nơi tới 20mg/l Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m – 84,6m, trung bình 42,2m Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm khuẩn (Phòng tài nguyên,môi trường huyện Gia Lâm,2016)

Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nhìn chung, đất đai của huyện Gia Lâm có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như cam, quýt, ổi, chuối. Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.472,99 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 460 m 2 /người Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.104 ha chiếm 53,21%, đất phi nông nghiệp có 5166 ha, chiếm 45,03% Diện tích đất chưa sử dụng còn trên 201 ha, chiếm 1,76%, diện tích này cần được khai thác triệt để vào các mục đích sử dụng trong tương lai gần.

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 –

Chỉ tiêu vị Số lượng

4 2015 Tổng diện tích đất tự nhiên Ha

Đất sản xuất nông nghiệp ha

99,8 1 a Đất trồng cây hàng năm ha

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi ha 78,57 1,39 78,58 1,28 79,62 1,30

- Đất trồng cây hàng năm khác ha

99,8 7 b Đất trồng cây lâu năm ha

Đất nuôi trồng thuỷ sản ha

4 Đất nông nghiệp khác ha 55,88 0,90 55,88 0,91 37,23 0,61 100 66,62

II Đất phi nông nghiệp ha

Đất tôn giáo tín ngưỡng ha 23,78 0,46 23,78 0,46 23,78 0,46 100 100 100 4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 94,13 1,83 94,13 1,82 94,13 1,82 100 100 100

5 Đất sông suối và mặt nước ha

Đất phi nông nghiệp khác ha 7,55 0,15 9,62 0,19 12,69 0,24

129, 64 III Đất chưa sử dụng ha

IV Một số chỉ tiêu

- DT đất NL,TS BQ/ khẩu NL,TS ha/ ng 0,032 - 0,033 - 0,033 -

- DT đất NL,TS ha/ 96,8 102,1 99,4

Trên địa bàn huyện đã có những vùng sản xuất chuyên canh như: sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, xã Yên Viên, Đặng Xá, trồng ổi tại xã Đông Dư, Phú Thị Trong thời gian tới huyện tập trung thực hiện đề án

“Sản xuất phát triển nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Gia Lâm” sẽ tạo ra bước phát triển mới cho ngành nông nghiệp nhằm phát huy tối đa nguồn tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, tăng số diện tích trồng cây ăn quả và trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.(Phòng tài nguyên và môi trường huyện Gia Lâm, 2016)

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2016 là 250.121 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014 – 2016 là 1,25 %/năm Số hộ gia đình là 65.436 hộ.

Tổng số lao động năm 2016 là 179.342 người Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 147.060 người Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 49,9% năm 2014 xuống còn 43,48% năm 2016 Chất lượng lao động tương đối khá Đến năm 2016, số lao động qua đào tạo là 65.814 người, chiếm 36,69% tổng nguồn lao động Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm nhanh, từ 45.983 hộ (năm 2014) còn 45.107 hộ (năm 2016) Lao động nông nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành TMDV có chiều hướng tăng lên qua các năm Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (Chi cục thống kê huyện Gia Lâm, 2016)

Bảng 3.2 Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016

So sánh (%) tính SL CC(%) SL CC (%)

I Tổng số nhân khẩu người 243

II Tổng số hộ hộ 61.8

Hộ NLN-thuỷ sản hộ

Hộ phi NLN- thuỷ sản hộ 15.8

48 III Tổng lao động quy lao động

Lao động trong tuổi lao động

Lao động ngoài tuổi lao động 33.3

IV Phân bổ lao động lao động 100 100 100

Lao động NLN- thuỷ sản lao động 83.2

Lao động TM - dịch vụ lao động

1.BQ NK NLN, TS/ hộ NLN, TS người/ hộ 4,01 - 3,91 - 3,90 - 97,51 99,74 98,6

97,7 6 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2016)

3.1.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng

Giao thông huyện Gia Lâm hiện có 586 km đường giao thông, trong đó đã trải nhựa hoặc bê tông hoá được 441,08 km(74%) Trong đó:

- Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 109 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 5 – 8m, mặt đường phổ biến 3,5 - 5m Hiện tại đã trải nhựa hoặc đổ bê tông được 87,99 km (80,7%)

- Đường trục thôn, liên thôn có tổng chiều dài 198 km, đã nhựa hoá, bê tông hoá 156,24 km (78,9%)

- Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 200 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 2,5 – 4m, chiều rộng mặt đường phổ biến từ 2,5 – 3m Hiện tại đã bê tông hoá được 143,31 km (72,6%)

- Đường trục chính nội đồng có 299,84 km, đã cứng hoá 11,55 km (3,85%) Trong đó 9,48 km còn tốt (82,07%), 2,07 km xuống cấp (17,93%), 288,29 km là đường đất (96,15%)

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Gia Lâm đã tích cực chỉ đạo,triển khai công tác quản lý và vệ sinh môi trường nông thôn đến các cơ quan, đơn vị; đến các xã, thôn, người dân và đặc biệt là các chị em phụ nữ sẽ là nguồn lực đóng vai trò chủ đạo, bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đạt theo kế hoạch chung của Thành phố Ban chỉ đạo huyện đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc,kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ thực công tác quản lý và vệ sinh môi trường nông thôn Tuy nhiên vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện; để tiếp tục đẩy mạnh vai trò phụ nữ trong việc quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn, của cán bộ, hội viên các cấp trong việc quản lý môi trường nông thôn tại 3 xã: Phù Đổng (thuộc cụm Bắc Đuống), Phú Thị (thuộc cụm Nam Đuống), Văn Đức (thuộc cụm Sông Hồng) đại diện cho các vùng đặc thù khác nhau của nông thôn ở huyện Gia Lâm.

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.2.2.1 Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Xây dựng hệ thống bảng, biểu và câu hỏi để phỏng vấn và thu thập các số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu là các báo cáo, các văn kiện, sách báo, các số liệu tổng hợp tình hình của các cơ quan chức năng các phòng, ban, ngành của các xã, thị trấn điều tra thuộc huyện và một số số phòng ban, ngành, đoàn thể của huyện nhằm tập hợp số liệu về tình hình chung của huyện và số liệu phụ nữ tham gia hoạt động quản lý môi trường nông thôn để phân tích, so sánh sự biến động. Để có được số liệu chúng tôi sẽ thiết kế bảng câu hỏi sẽ tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thông tin Quy chế, quy định trong công tác quản lý quản lý môi trường nông thôn

- Thông tin Hệ thống tổ chức công tác quản lý trật tự môi trường nông thôn.

- Thông tin Quản lý quản lý môi trường nông thôn theo quy hoạch

- Thông tin Thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý môi trường nông thôn

- Thông tin Công tác tuyên truyền quản lý trật tự môi trường nông thôn.

- Thông tin Nhận thức và hiểu biết của người dân về quản lý môi trường nông thôn

- Thông tin Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý môi trường nông thôn

- Thông tin Sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thống kê liên quan đến công tác BVMT

3.2.2.2 Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ điều tra để thu thập thông tin, số liệu thực tế tại địa bàn nghiên cứu nhằm có thông tin số liệu để tổng hợp, phân tổ các số liệu phục vụ phân tích đề tài nghiên cứu.

* Điều tra phỏng vấn cán bộ địa phương

- Cán bộ huyện: Gồm 10 người thuộc phòng Kinh tế và phát triển nông thôn, trạm Bảo vệ thực vật, phòng Tài nguyên môi trường Thông tin điều tra là kế hoạch thực hiện quản lý môi trường nông thôn, tình thực hiện quản lý môi trường nông thôn của huyện Gia Lâm; kết quả đạt được tại các xã, các yếu tố tác động tới kết quả và những giải pháp các xã đã đưa ra nhằm giải quyết vấn đề môi trường của địa phương, đánh giá của cán bộ về các kết quả, tình hình về luật môi trường, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động người dân tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải.

- Cán bộ xã: Gồm 25 người thuộc Bí thư, cán bộ nông thôn mới, cán bộ quản lý bãi rác, cán bộ quản lý nghĩa trang, trưởng thôn, xóm Thông tin điều tra là các bước thực hiện quản lý môi trường tại 03 xã đã chọn điều tra Tình hình chung thực hiện quản lý môi trường của xã qua các năm 2013 - 2015 như: Tình hình cấp và sử dụng nước sạch của xã; tình hình quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động người dân tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải.

- Cán bộ thôn: Gồm 25 người: Bí thư, Trưởng thôn, Bí thư đoàn thôn, chi hội trưởng phụ nữ, trưởng xóm 1, trưởng xóm 2, trưởng xóm 3 Thông tin điều tra là các bước thực hiện quản lý môi trường tại thôn thuộc 03 xã đã chọn điều tra Tình hình chung thực hiện quản lý môi trường của thôn qua các năm 2014 -

2016 như: Tình hình cấp và sử dụng nước sạch của thôn; tình hình quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động người dân tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải.

* Điều tra phỏng vấn phụ nữ nông thôn

Chọn mẫu điều tra: Điều tra 60 phụ nữ ở các hộ dân chia đều cho 3 đã chọn, được phân ra làm 3 loại hộ gồm 20 hộ ở làng nghề, 20 hộ kinh doanh và 20 hộ thuần nông Mục tiêu phân loại nhóm hộ là làm nổi bật sự khác nhau trong việc thực hiện quản lý môi trường giữa nhóm hộ này như: Việc tham gia vệ sinh môi trường làng xóm, tham gia thu gom rác thải, mức độ phân loại rác thải rắn và mềm, hình thức xử lý rác thải và nước thải, lượng sử dụng phân bón và phân hóa học, hình thức xử lý rác thải rắn và cứng trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Nội dung câu hỏi điều tra: Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thông tin cơ bản đối với phụ nữ ở các hộ dân hộ như: chủ hộ, số nhân khẩu, nghề nghiệp chính của hộ Thông tin của hộ trong việc thực hiện tiêu chí môi trường như: Hộ tham gia vào các hoạt động nào trong quá trình triển khai, hộ có thu gom rác, phân loại rác, hộ xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như thế nào, bể chứa nước sinh hoạt, hộ có các công trình vệ sinh đã đạt chuẩn Do vậy tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu.

* Sử dụng phương pháp đánh giá quản lý môi trường nông thôn có sự tham gia (PRA)

Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA): đây là phương pháp/ hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng cách nói chuyện, trao đổi cởi mở, thảo luận, đóng góp ý kiến về vai trò của người phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện giám sát và đánh giá Phương pháp này giúp cho người dân tham gia tìm hiểu cộng đồng của họ chứ không phải chỉ cán bộ Qua đó, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ khu vực nông thôn.

3.2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Xử lý tài liệu có sẵn: Tổng hợp, đối chiếu giữa các tài liệu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài

- Tổng hợp những số liệu, dữ liệu đã thu thập dược từ các phương án trên.

- Xử lý số liệu mới (điều tra): Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

Thông tin thu thập được sẽ được phân tích dựa trên các phương pháp định lượng và định tính

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích

Trong luận văn này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng về vai trò của cán bộ, hội viên các cấp phụ nữ trong việc quản lý môi trường nông thôn mới; xác định hiệu quả của các hoạt động tham gia quản lý môi trường trong nông thôn mới đã có được với sự tham gia của phụ nữ

3.2.3.2 Phương pháp phân tích so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem ra so sánh với nhau Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, các thông tin thu thập được từ số liệu điều tra của các tác nhân tham gia thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường, các đối tượng, các nhóm hộ phụ nữ khác nhau sẽ được phân tổ tính toán các đặc trưng và so sánh với nhau để đưa ra các nhận xét về đặc điểm vai trò của hộ phụ nữ tham gia thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường Từ đó đi đến phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường và đưa ra các giải pháp thực hiện tối ưu, nhằm tạo điều kiện để phụ nữ quản lý môi trường tốt hơn.

3.2.3.3 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này sử dụng công cụ hữu hiệu là ma trận SWOT, nó giúp cho người sử dụng có thể tìm hiểu vấn đề và ra quyết định trong việc tổ chức quản lý cũng như quản lý về môi trường Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường của các vùng nông thôn từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn cho việc quản lý môi trường tốt hơn trong tương lai, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu để thấy được cơ hội cũng như thách thức trong quản lý môi trường

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tuyên truyền về quản lý môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn

- Số phụ nữ tham gia tuyên truyền

- Số phụ nữ được tuyên truyền

- Phụ nữ đã đóng góp:

+ Số cây xanh đóng góp;

+ Ủng hộ số ngày công/ tổng số phụ nữ tham gia

3.2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải

- Số phụ nữ đăng ký thực hiện thu gom

- Số phụ nữ thu gom chất thải, nước thải thực tế

- Tỷ lệ phụ nữ phân lại rác thải

- Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý trước khi chôn lấp

- Tỷ lệ phụ nữ trả chi phí thu gom

3.2.4.3 Chỉ tiêu về phát triển môi trường

- Tỷ lệ cây xanh được trồng mới tại công trình công cộng

- Số lần công trình công cộng được vệ sinh trong tháng

3.2.4.4 Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường

- Tỷ lệ phụ nữ có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh

3.2.4.5 Chỉ tiêu đánh giá việc tỷ lệ số gia đình hội viên được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh

- Tỷ lệ phụ nữ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế

- Tỷ lệ phụ nữ sử dụng nước hợp vệ sinh

3.2.4.6 Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng

- Số phụ nữ đăng ký thu gom

- Tỷ lệ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng được thu gom.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Khái quát chung về môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

4.1.1 Khái quát về tình hình môi trường nông thôn ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân Tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếp làm phát sinh ra rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường sống tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho con người và vật nuôi Mức độ nhiều ít phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mỗi con người.

- Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp nông thôn: Huyện Gia Lâm ô nhiễm môi cũng chưa cao vẫn trong giới hạn cho phép Một số diện tích canh tác rau có độ hướng kiềm (pH>6,5); hàm lượng chất lượng hữu cơ dao động từ 1,79 đến 7,83% tùy theo từng xã Hàm lượng lân, kali cao (từ 1,7 đến 200/100%g đất) dễ gây phú hóa nguồn nước mặt Hàm lượng kim loại nặng không có hoặc thấp Hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, tồn dư nông dược thấp do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều so với khuyến cáo nhưng do dễ có thời gian phân hủy ngắn nên không ảnh hưởng đến chất lượng đất, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.

- Ô nhiễm môi trường không khí: Nhìn chung môi trường không khí trên địa bàn huyện chưa thực sự được đảm bảo, vẫn còn một số nơi tồn đọng rác, việc xử lý rác thải của người dân có nghề thủ công và những trang trại chăn nuôi không được thu gom hoặc hủy đúng cách gây ra bụi, mùi hôi làm ô nhiễm không khí Nguồn gốc phát sinh chất thải là do các hộ dân chăn nuôi trong làng vô tư xả thải ra ngoài đường làng, kết hợp với việc tập kết những bao tải chất bẩn đã vô tình hoặc cố ý làm nguy hại đến môi trường xung quan,hệ thống cống, rãnh thoát ở bị hư hỏng, tắc nghẽn Nước cùng chất thải chảy ra không có lối thoát, cứ dềnh lên trên mặt đường, ứ đọng từ ngày này qua ngày khác Ngày nắng thì bốc mùi nồng nặc, ngày mưa thì lênh láng khắp đường làng

- Ô nhiễm môi trường nước: Nguồn nước mặt tại huyện Gia Lâm chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng (N,P), các chất hữu cơ (COD,BOD) Hệ thống các song chủ yếu bị ô nhiễm do chất dinh dưỡng (NO2-,NH4+, NO3-) vượt từ 5-

10 lần, vi sinh vật (coliform) vượt từ 5-18 lần Nước ngầm trên địa bàn huyện có bị ô nhiễm nhưng chưa ở mức nặng Nhìn chung, mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt ở huyện chưa cao

- Ô nhiễm hoạt động ở một số làng nghề: Đang phát sinh rất mạnh làng nghề đã thải ra rất nhiều khói bụi, chất rắn, tiếng ồn và nước thải ở làng nghề hầu như không được thu gom, xử lý đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

- Ô nhiễm rác thải sinh hoạt: Huyện Gia Lâm là một địa phương có nhiều làng nghề truyền thống như may da, dát vàng tại xã Kiêu Kỵ, nghề gốm sứ tại xã Bát

Tràng, Kim Lan, có các vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt tại Phù Đổng, Văn Đức, Phú

Thị Chính vì thế mà kinh tế nông thôn hiện nay rất phát triển, kéo theo đó là việc đời sống người dân dần được cải thiện Tuy nhiên, đi cùng với đó thì lượng RTSH thải ra ngoài môi trường cũng ngày càng gia tăng Toàn huyện có 102 điểm tập kết rác Hiện tại trên địa bàn huyện có ba hình thức thu gom chính gắn liền với các điểm đổ rác Đó là thu gom CTRSH ngay tại các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh; thu gom tại các điểm tập kết rác và thu gom CTRSH từ các thùng rác công cộng đến bãi rác

Kiêu Kỵ và bãi rác Lam Sơn Việc xử lý rác sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tại xã Kiêu Kỵ.

Theo thống kê của Phòng Quản lý Đô thị huyện năm 2016 thì

RTSH của huyện được phát sinh từ những nguồn sau

Bảng 4.1 Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm

STT Nguồn thải Khối lượng Tỷ lệ

1 Khu dân cư và các hộ gia đình 53.777 81,74

2 Các khu thương mại dịch vụ 244 0,67

3 Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất 3.350 9,20

4 Hệ thống trường học và các ban ngành 676 1,86

5 Khu vui chơi, giải trí 118,2 0,32

7 Chất thải từ nông nghiệp 13 0,04

Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện (2016) Qua bảng 4.1 ta có thể thấy nguồn thải RTSH tập trung nhiều nhất ở hộ gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh Khu vực này thải ra một lượng lớn

(29.777 tấn/năm) chiếm 81,74 % tổng lượng RTSH được thải ra Hiện nay với xu hướng phát triển ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng Ở một số xã còn tồn đọng rác thải chưa được xử lý như Dương Quang, Yên Thường, dẫn đến ô nhiễm môi trường

Bảng 4.2 Thành phần RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm

STT Nguồn phát sinh RTSH Thành phần RTSH

1 Nhà ở, khu dân cư Thực phẩm, giấy, vải, gỗ, cao su, nhựa, thủy tinh, bột giặt, chất tẩy trắng

2 Chợ, khu thương mại Giấy bìa carton, plastic, thực phẩm, thủy tinh

3 Công ty, cơ quan công sở Giấy, thực phẩm, thuốc lá, bã chè, thủy tinh

4 Quét đường, khu xây dựng Cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết, đất đá, gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao

Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện (2016) Theo báo cáo của Phòng Quản lý Đô thị huyện Gia Lâm năm 2016 cho biết thành phần rác thải trên địa bàn huyện không cố định mà khá đa dạng, thay đổi theo thời gian và điều kiện sống Báo cáo cho biết thêm: nguồn phát sinh RTSH lớn nhất trên địa bàn xuất phát chủ yếu từ các hộ dân (chiếm 80,23% lượng rác thải phát sinh toàn huyện); thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 78,39%, thành phần rác vô cơ là 15,47% Cuối cùng, thành phần rác có thể tái sử dụng là nhựa chiếm tỷ lệ 6,14% Do vậy, trong quá trình thu gom RTSH cần lưu ý đến khả năng thu hồi và tái sử dụng các loại rác này.

* Khối lượng rác thải sinh hoạt

CTR nói chung và CTRSH nói riêng đang trở thành một vấn đề cấp bách của huyện Gia Lâm Lượng CTRSH ở huyện bình quân 1 người/ngày phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng địa bàn và có xu hướng ngày một gia tăng Theo số liệu điều tra của phòng Quản lý Đô thị huyện năm 2016, khối lượng CTRSH phát sinh bình quân trên người là 0,6 kg/người/ngày Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3 Khối lượng rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016

STT Xã, thị trấn Khối lượng rác thải

Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện (2016)

Qua bảng 4.3 ta có thể thấy lượng RTSH phát sinh ở các xã, thị trấn khác nhau trên địa bàn huyện có sự chênh lệch nhau Ở những nơi có mật độ dân cư đông đúc, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, chăn nuôi có lượng CTRSH phát sinh nhiều như TT Trâu Quỳ, xã Đặng Xá, xã Ninh Hiệp lượng CTRSH ở đây lên tới 3 - 9 tấn/năm Trong khi đó ở những xã có mật độ dân số thấp, ít cơ sở sản xuất kinh doanh thì lượng

CTRSH phát sinh chỉ khoảng 1,2 - 2 tấn/năm như xã Đông Dư, Phú Thị

Bảng 4.4 Thống kê khối lượng thu gom rác từ năm 2014-2016

Tỷ lệ thu rác phát rác thu gom thu gom rác phát rác thu gom gom rác rác phát rác thu gom gom rác sinh

(tấn) (tấn) rác (%) sinh (tấn) (tấn) (%) sinh (tấn) (tấn) (%) Tổng cộng 62.164 59.919 88 63.110 54.251 86 66.112 52.381 79

Qua biểu trên ta thấy khối lượng rác phát sinh hàng năm tăng rất nhanh, những tình hình thu gom lại giảm 88% xuống 79% là do mật độ dân số ngày càng tăng, do vậy rất cần một lực lượng tham gia công tác vệ sinh môi trường.

4.1.2 Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Thực hiện chương trình công tác năm của Ban thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Hà Nội về “Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường” 24/9, “ngày môi trường thế giới” 5/6 với chủ đề “Tăng cường quản lý khai thác các công trình cấp nước và vệ sinh hiệu quả bền vững ” lồng ghép với phong trào “Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp” và phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” nhằm vận động toàn thể hội viên phụ nữ tích cực tham gia.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

NỮ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Hiện nay hệ thống quản lý môi trường huyện Gia Lâm được chia thành 3 cấp

UBND các xã,TT Xí nghiệp Môi trường đô thị

Tổ vệ sinh môi trường Tổ thu gom Điểm tập kết rác thải rắn sinh hoạt

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn

Tổ Tổ điều xử lý hành xe thu gom

Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của huyện Gia Lâm

- UBND huyện: có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; tuyên truyền iaos pháp lụa về bảo vệ môi trường Riêng hoạt động thu gom giao cho Xí nghiệp môi trường huyện

- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện: Là cơ quan tham mưu việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn, trình ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, lập kinh phí dự toán

- UBND các xã, thị trấn: Tổ chức triển khai các văn bản của UBND huyện tới các thôn, làng, TDP để tổ chức thực hiện Đôn đốc, theo dõi kiểm tra tình hình môi trường báo cáo cấp trên để kịp thời giải quyết

Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý đã được thiết lập, nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế do thiếu hụt và yếu kém về số lượng cán bộ phụ trách môi trường, nhất là chưa có cán bộ chuyên trách quản lý môi trường và tài nguyên ở cấp xã Đồng thời, việc phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, quản lý còn chồng chéo và kém hiệu quả do chưa có cơ chế làm việc rõ ràng Do đó, cần kiện toàn hệ thống cán bộ phụ trách môi trường ở cấp huyện và xã, đặc biệt là xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách phụ trách môi trường cấp xã Cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho từng đơn vị để nâng cao vai trò và trách nhiệm về quản lý môi trường.

4.3.2 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Trình độ học vấn đây là yếu tố quan trọng quyết định hành vi của phụ nữ đối với công tác bảo vệ môi trường Phụ nữ có trình độ khác nhau sẽ có những hành động khác nhau Phụ nữ có trình độ cao sẽ có những đầu tư về các công nghệ tốt hơn, đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra như: Xây dựng nhà cửa, các công trình vệ sinh hợp lý.

Bảng 4.26 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Tiều học THCS THPT – THPT trở lên

Cơ cấu lượng lượng lượng

Số phụ nữ thực hiện đổ rác

9 60 11 73,33 15 75 đúng giờ, đúng nơi quy định

Số phụ nữ thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nạo vét 3 20 5 33.33 7 35 kênh mương

Số phụ nữ thực hiện phân loại

Số phụ đóng góp ngày công

6 40 7 46,66 10 50 xây dựng hệ thống nước sạch

Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Nhìn vào bảng số liệu điều tra cho thấytrình độ học vấn ảnh hưởng nhiều đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường Phụ nữ có trình độ THPT – THPT trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất về việc đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định chiếm 75%, và thấp nhất là hộ có trình độ tiểu học 60%.Các hoạt động khác như tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, phân loại rác tại nguồn các hộ có trình độ THPT trở lên đều chiếm tỷ lệ cao hơn Do họ nhận thức được những tác động của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe họ sẽ tích cực tham gia các hoạt động thu gom, xử lý thải

Như vậy, trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường càng nhiều

4.3.3 Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ khác nhau thì họ sẽ có những ứng xử khác nhau trong việc thực hiện các hoạt động thu gom rác thải, sử dụng nước sạch, đóng góp tiền, ngày công, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, dụng cụ lọc nước Với các hộ có thu nhập cao thì tỷ lệ thực hiện các hoạt động cao hơn các hộ có thu nhập trung bình và các hộ có thu nhập thấp.

Bảng 4.27 Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Số phụ nữ đóng góp tiền cho các hoạt động bảo vệ môi trường

Số phụ nữ đầu tư các dụng cụ lọc nước

Số phụ nữ có nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh

Số phụ nữ có điều kiện tiếp cận thông tin về tình hình môi trường qua internet, báo chí, tập huấn Tổng số

Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo

Tỷ lệ lượng lượng lượng

Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Theo điều tra thì phụ nữ đóng góp tiền cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhóm phụ nữ có thu nhập giàu là 100% và 86,67% phụ có thu nhập khá và thường đóng góp ở mức cao hơn so với quy định, nhóm phụ nữ có thu nhập nghèo không có điều kiện đóng góp chiếm 100% Vì theo quy định các hoạt động ủng hộ, đóng góp đối với phụ nữ nghèo được ưu tiên không phải tham gia. Đối với việc đầu tư mua máy lọc nước, xây bể lọc để đẩm bảo nước sạch trong sinh hoạt thì nhóm phụ nữ giàu là 85%, phụ nữ thu nhập khá là 76% Phụ nữ nghèo đầu tư máy lọc nước chiếm 6,66%, mặc dù nghèo vẩn có 1 phụ nữ sử dụng máy lọc nước vì do tất cả các nguồn nước của họ đã bị ô nhiễm vì vậy để tồn tại họ phải đi vay tiền để sử dụng máy lọc nước

Như vậy, mức độ thực hiện của phụ phụ nữ trong các hoạt động bảo vệ môi trường đối các hộ có thu nhập khá và giàu có tỷ lệ tham gia vào các hoạt động này cao hơn các hộ nghèo Đối với hộ nghèo thường là những hộ sức khỏe yếu, đơn thân, tuổi cao, nguồn tiếp cận thông về môi trường ít, thu nhập của hộ không đủ chi phí cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống về ăn, ở, cho nên hộ không quan tâm, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường Từ điều kiện khó khăn dẫn đến không có khả năng xử lý rác thải, nước thải của gia đình mình chủ yếu nước thải để tự ngấm ra vườn hoặc xả thẳng ra cống rãnh, kênh, mương.

* Nguồn tiếp cận thông tin

Việc tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động thu gom rác thải và quá trình xử lý rác thải của các nước trên thế giới, trong nước là rất quan trọng. từ thông tin sẽ tác động đến nhận thức và hành động của con người Kết quả điều tra về nguồn tiếp cận thông tin cho thấy: các nguồn tham khảo như ti vi, báo đài, và tập huấn được nhiều phụ nữ tham khảo nhất với tỷ lệ lần lượt là 90%, 64%, và 33.33 %, tỷ lệ phụ nữ có thu nhập giàu và khá họ thường tham khảo qua internet, báo chí; còn đối với phụ nữ có thu nhập nghèo chủ yếu tham gia tập huấn tại địa phương Như vậy, cán bộ chính quyền địa phương cần tổ chức các tuyên truyền thông qua loa đài, các buổi họp thôn, xóm ở địa phương và có sự giao lưu, chia sẽ giữa các hộ dân.

4.3.4 Ảnh hưởng của độ tuổi đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn Ở độ tuổi khác nhau thì Phụ nữ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cũng khác nhau Vì lý do điều kiện sức khỏe, kinh tế, thời gian mà chị em sẽ tham gia ở một mức độ nhất định Qua điều tra đối với 60 phiếu dành cho phụ nữ có 15 phụ nữ độ tuổi từ 18-30; 15 phụ nữ độ tuổi từ 30-45; 20 phụ nữ ở độ tuổi từ 45-55; 10 phụ nữ ở độ tuổi 55 tuổi trở lên cho thấy:

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 18-30 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 6,67%, tích cực chiếm 33,33%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ cao 60,00%

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 30 -45 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 20,00%, tích cực chiếm 46,66%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ 33,33%

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 45-55 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 35,00%, tích cực chiếm 55,00%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ 13,33%

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 55 trở lên thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 50,00%, tích cực chiếm 30,00%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ 20,00%

Bảng 4.28 Ảnh hưởng của độ tuổi đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn Tổng Rất tích cực Tích cực Chưa tích cực

Số Số Số Độ tuổi của phụ nữ số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng

Tuổi từ 55 tuổi trở lên 10 5 50,00 3 30,00 2 20,00

Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Phụ nữ tuổi từ 18-45 đây là những đối tượng học sinh, sinh viên phải đi làm, đi học, và cũng là độ tuổi đang mải kiếm tiền, không có thời gian để tham gia các công tác quản lý môi trường, và ít quan tâm đến tác hại của môi trường đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng Còn độ tuổi từ 55 trở lên đây là những độ tuổi đã về hưu, họ có nhiều thời gian quan tâm đến môi trường, họ cũng đã tích lũy được những tác hại của việc ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người và xã hội Từ đó, họ sẽ chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động như :Phân loại rác, tham gia các buổi vệ sinh đường làng ngõ, xóm, nơi công cộng, gương mẫu đi đầu trong việc đóng góp tiền, ngày công để góp phần bảo vệ môi trường

4.3.5 Công tác chỉ đạo và vận động phụ nữ thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức phụ nữ Để công tác chỉ đạo và vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt Trước hết phải có một đội ngũ cán bộ, Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở có đầy đủ năng lực, trình độ, nhiệt tình có khả năng vận động quần chúng, biết kết hợp sức mạnh, tinh thần đoàn kết, tình nguyện của phụ nữ trong hoạt động này Có thể nói vai trò của đội ngũ cán bộ Hội tính chất quyết định cho sự thành công của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường nông thôn.

Định hướng giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

4.4.1 Định hướng nâng cao vai trò của phụ trong quản lý môi trường nông thôn ở huyện Gia Lâm

Thông qua quá trình phân tích vai trò của nữ trong quản lý môi trường nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng vai trò của phụ nữ trong quản lý MTNT, tôi xin đề xuất một số ý kiến mang tính định hướng nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Để đưa ra những đề xuất, định hướng phù hợp với xu thế của đất nước cũng như thực tế của địa phương tôi căn cứ vào:

- Luật bảo vệ môi trường năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014(Luật này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015)

- Đề án bảo vệ môi trường huyện Gia Lâm giai đoạn 2010 –

2015 Đề án đánh giá được thực trạng môi trường khu vực thành thị, nông thôn và các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm

- Căn cứ vào kết quả của phụ nữ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, khối lượng rác thải sinh hoạt lớn, các trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu

- Căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Cần thiết lập chính sách và cơ chế huy động cụ thể đối với phụ nữ nông thôn, bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương

Tạo môi trường thuận lợi để hội viên, phụ nữ cùng với người dân tích cực tham gia vào quản lý môi trường, phát huy tinh thần tự nguyện, lòng quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường tạo động lực thúc đẩy trực tiếp đến quá trình tham gia của phụ nữ Từ đó tác động đến cộng đồng dân cư cùng chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường bền vững và lâu dài.

4 4.2 Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ trong quản lý môi trường nông thôn ở huyện Gia Lâm

Có thể nói, trong công tác quản lý môi trường nông thôn, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng Phụ nữ vừa là người sử dụng, tiếp cận, vừa là người giải quyết hàng ngày các vấn đề rác thải, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh gia đình Phụ nữ cũng là những người sẽ gánh chịu hậu quả đầu tiên từ ô nhiễm môi trường; đồng thời cũng là người tham gia và hưởng lợi từ việc quản lý các vấn đề môi trường địa bàn trong những năm qua nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu một số giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của Phụ nữ Gia Lâm trong công tác quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm như sau:

4.4.2.1 Giải pháp về công tác tuyên truyền Để thay đổi nhận thức và từ đó thay đổi hành vi, đó là vai trò to lớn của công tác tuyên truyền Hiện nay xã hội phát triển theo hướng CNH-HĐH Trong đó thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống người dân Thông thường chúng ta vẫn thường tiếp nhận thông tin về môi trường nói riêng và các thông tin khác nói chung qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình cùng các phương tiện khác.

Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng nhóm đối tượng, nghĩa là phải cụ thể, rõ ràng và rễ hiểu và bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau Vì vậy chúng ta phải sử dụng cách tiếp cận đa diện, lồng ghép như: Đài phát thanh, tờ rơi kết hợp với tổ chức tổng vệ sinh nơi công cộng vào ngày cuối tuần Phát động phong trào vệ sinh môi trường, quét dọn đường làng, ngõ xõm Tổ chức giải quyết tranh chấp về môi trường thông qua các buổi họp tại các chi, tổ, trong thôn, xóm. Đưa công tác giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép vào các chương trình học để giáo dục cho học sinh Giúp cho các em có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ Phụ nữ kết hợp với trường học tổ chức các buổi dã ngoại, kết hợp thu gom chất thải rắn tại các khu dân cư để các em có kiến thức thực tế, từ đó tự giác trong thực hiện vệ sinh môi trường Hội liên hiệp phụ nữ huyện phối hợp với phòng tài nguyên, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban để tổ chức tuyên truyền, tập huấn để phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường nhằm nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, hội viên, phụ nữ

Xây dựng các phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp”, “Môi trường xanh-Đường làng đẹp- Hành động đẹp”, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức bảo vệ môi trường tại các trường học, tại các khu dân cư, từ đó giáo ý thức người dân bảo vệ môi trường Có thể khẳng định rằng để công tác bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt cần có sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, ý thức tự giác của mỗi người dân Để thực hiện được tốt công tác tuyên truyền đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ phụ nữ vừa giỏi, vừa có lòng nhiệt huyết, ngoài ra còn phải có uy tín với dân Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ nữ các cấp để đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường nông thôn hiện nay là rất quan trọng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị, có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công tác Hội gắn với việc củng cố chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở Đa dạng hóa các mô hình tập hợp thu hút các tầng lớp phụ nữ phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn dân cư xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội vững mạnh, tập hợp quần chúng; phát huy vai trò nòng cốt trong các phong trào ở địa phương, đơn vị.

Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng Nội dung đào tạo, tập huấn tập trung vào những lĩnh vực mà cán bộ Hội còn hạn chế như: Lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, công tác vận động quần chúng Qua đó góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Hội Cán bộ Hội phải có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động phụ nữ, nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao, sâu sát cơ sở, có uy tín trong cộng đồng, trong giới phụ nữ.

Các chương trình, kế hoạch của Hội đề ra phải đảm bảo tính thiết thực và khả thi, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, chọn vấn đề ưu tiên Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội theo hướng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, bồi dưỡng kỹ năng đề xuất tham mưu, kỹ năng hoạt động, kinh nghiệm xây dựng các mô hình hiệu quả, khắc phục tình trạng thông tin một chiều, nghèo nàn về nội dung và đơn điệu về hình thức.

Xây dựng các mô hình mới song song với củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động của các mô hình hiện có và các biện pháp tập hợp, thu hút hội viên có hiệu quả nhằm thu hút phụ nữ trẻ, nữ thanh niên tham gia các hoạt động của Hội Quan tâm nhân rộng điển hình phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực, chú ý chọn điểm chỉ đạo để qua đó sơ kết rút kinh nghiệm và nhân diện Biểu dương khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác Hội và phong trào phụ nữ

4.4.2.2 Giải phát huy động nguồn nhân lực ở huyện Gia Lâm

Phát huy tinh thần của phụ nữ trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Mỗi chi hội thành lập các đội phụ nữ tình nguyện tại chỗ và tình nguyện ủng hộ nguồn kinh phí để tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Huy động nguồn nhân lực là những hội viên, phụ nữ trẻ tham gia hỗ trợ ngày công di dời chuồng trại, vận chuyển vật liệu, giúp đỡ quá trình xây dựng công trình vệ sinh cho các hộ dân ở nông thôn Cần có sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền các đoàn thể để vận động toàn dân cùng tham gia và hỗ trợ các nguồn lực, thường xuyên phối hợp tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm Tổ chức tập huấn trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức cho nhân dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng.

Xây dựng các phong trào thi đua “Đường, làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp” tại các khu dân cư để từ đó giáo dục ý thức người dân, thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi để chung tay bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 23/11/2023, 09:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm (Trang 50)
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 53)
Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 55)
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2016 (Trang 57)
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 58)
Bảng 4.1. Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.1. Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 71)
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016 (Trang 73)
Bảng 4.4. Thống kê khối lượng thu gom  rác từ năm 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.4. Thống kê khối lượng thu gom rác từ năm 2014-2016 (Trang 74)
Bảng 4.5. Nội dung tuyên tuyền thực hiện quản lý môi trường của phụ nữ huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.5. Nội dung tuyên tuyền thực hiện quản lý môi trường của phụ nữ huyện Gia Lâm (Trang 80)
Bảng 4.6. Các hình thức tuyên tuyền thực hiện quản lý môi trường của phụ nữ huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.6. Các hình thức tuyên tuyền thực hiện quản lý môi trường của phụ nữ huyện Gia Lâm (Trang 81)
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền của phụ nữ - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền của phụ nữ (Trang 83)
Bảng 4.8. Tình hình phân loại RTSH của phụ nữ - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.8. Tình hình phân loại RTSH của phụ nữ (Trang 85)
Bảng 4.9. Vai trò của phụ nữ trong thu gom rác thải  sinh hoạt - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.9. Vai trò của phụ nữ trong thu gom rác thải sinh hoạt (Trang 87)
Bảng 4.10. Vai trò của phụ nữ trong xử lý rác thải  sinh hoạt - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.10. Vai trò của phụ nữ trong xử lý rác thải sinh hoạt (Trang 89)
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ địa phương về vai trò của phụ nữ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ địa phương về vai trò của phụ nữ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt (Trang 91)
Bảng 4.12. Vai trò của phụ nữ trong thu gom rác thải nông nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.12. Vai trò của phụ nữ trong thu gom rác thải nông nghiệp (Trang 92)
Bảng 4.13. Vai trò của phụ nữ trong xử lý rác thải nông nghiệp Nội dung - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.13. Vai trò của phụ nữ trong xử lý rác thải nông nghiệp Nội dung (Trang 94)
Bảng 4.14. Vai trò của phụ nữ trong xử lý rác thải nông nghiệp Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.14. Vai trò của phụ nữ trong xử lý rác thải nông nghiệp Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng (Trang 96)
Hình thức xử lý Số - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Hình th ức xử lý Số (Trang 97)
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ địa phương về vai trò của phụ nữ trong xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ địa phương về vai trò của phụ nữ trong xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp (Trang 99)
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ về vai trò của phụ nữ trong công tác tạo cảnh quan và trồng cây xanh - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ về vai trò của phụ nữ trong công tác tạo cảnh quan và trồng cây xanh (Trang 103)
Bảng 4.21. Vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch Kết quả thực hiện - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.21. Vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch Kết quả thực hiện (Trang 105)
Bảng 4.22. Vai trò của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.22. Vai trò của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi (Trang 107)
Bảng 4.23. Vai trò của phụ nữ trong công tác vệ sinh đồng ruộng - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.23. Vai trò của phụ nữ trong công tác vệ sinh đồng ruộng (Trang 109)
Bảng 4.24. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác làm sạch đồng ruộng - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.24. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác làm sạch đồng ruộng (Trang 110)
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của huyện Gia Lâm - UBND huyện: có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bả - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của huyện Gia Lâm - UBND huyện: có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bả (Trang 112)
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn (Trang 113)
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn (Trang 114)
Bảng phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ (cho 1 tuần) Phân loại Thành phần - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng ph ân loại rác hữu cơ, rác vô cơ (cho 1 tuần) Phân loại Thành phần (Trang 136)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w