Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông 5 1 Khái niệm
Thuật ngữ hướng nghiệp xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trăm năm nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ.
Có người nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, quyết định việc chọn ngành, nghề cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông; có người cho rằng đây là quá trình định hướng cho các em lựa chọn những ngành, nghề có giá trị trong xã hội Có người lại cho rằng hướng nghiệp là công việc dành riêng cho nhà trường và chỉ có nhà trường mới làm được hướng nghiệp… Vậy, hướng nghiệp bắt nguồn từ đâu? Và hiểu về hướng nghiệp như thế nào cho đúng?
Theo K Platônôp (1978) cho rằng: “Hướng nghiệp đó là hệ thống các biện pháp tâm lý, giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội vừa phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân”
Thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về “Hướng nghiệp” Theo các lĩnh vực khác nhau thì Hướng nghiệp có các khái niệm khác nhau Các nhà tâm lý học cho rằng hướng nghiệp được hiểu là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực bản thân Còn các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên trong xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân tích lao động xã hội Theo quan điểm của các nhà giáo dục học thì hướng nghiệp là một hoạt động của các tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, xí nghiệp khác nhau được tiến hành với mục đích giúp HS chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu kinh tế - xã hội Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường.
Mặt khác, có thể xem xét khái niệm hướng nghiệp dưới góc độ xã hội và dưới góc độ giáo dục phổ thông:
Theo Phạm Tất Dong (2004) thì dưới góc độ xã hội, có thể nói rằng hướng nghiệp là công việc mà toàn xã hội có trách nhiệm tham gia Trong những điều kiện lý tưởng, trẻ em cần được hướng nghiệp liên tục và thường xuyên bằng nhiều hình thức, bằng nhiều con đường Nếu xã hội biết tận dụng câu lạc bộ, nhà văn hoá, rạp chiếu phim, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, thư viện… vào công tác hướng nghiệp, tác dụng hướng dẫn chọn nghề đối với trẻ em sẽ rất lớn Những cơ quan, những tổ chức nói trên có nhiệm vụ làm cho thế hệ trẻ hiểu được nội dung, tính chất, đặc điểm, điều kiện công tác của mình, giúp cho họ tìm hiểu những nghề nghiệp, chuyên môn mà mình cần tuyển chọn Cuối cùng những cơ quan, những cơ sở sản xuất phải tiến hành tuyển chọn người trên cơ sở nguyện vọng và dự định nghề nghiệp của họ Chúng ta đang phấn đấu để cho trẻ em được chọn nghề theo hứng thú, sở thích và cũng mong muốn chúng ngày càng nhận thức sâu sắc nghĩa vụ lao động, nhu cầu nhân lực mà xã hội đặt ra.
Do đó, hướng nghiệp phải là công việc được xã hội quan tâm đặc biệt Không nên để cho trẻ em chọn nghề một cách tự phát, cũng không nên để cho số phận nghề nghiệp của mỗi HS, mỗi thanh thiếu niên phụ thuộc vào những gì hết sức ngẫu nhiên Hướng nghiệp là quá trình dẫn dắt thế hệ trẻ đi vào thế giới nghề nghiệp, giúp cho họ phát huy được hết năng lực lao động trong thế giới đó, có được cuộc sống thoả mãn với lao động nghề nghiệp.
Theo Phạm Tất Dong (2004) thì dưới góc độ GDPT: Trong trường phổ thông, Hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, HN được coi như là công việc của tập thể GV, tập thể sư phạm, có mục đích GD HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội Với cách hiểu này, hướng nghiệp là sự tác động của một hệ thống những biện pháp tác động của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân. Ở nước ta, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hướng nghiệp Theo Từ điển Giáo dục học (2001) định nghĩa “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ HS làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng, năng lực, sở trường của mỗi người, với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của xã hội”
Theo Mạc Văn Trang (1993) định nghĩa “Hướng nghiệp là quá trình tuyên truyền, hướng dẫn cho đối tượng hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đặc điểm của cá nhân; trên cơ sở đó họ có thể lựa chọn học nghề, tìm việc làm phù hợp với nguyện vọng, hoàn cảnh, năng lực của cá nhân” (trích dẫn bởi Lê Hồng Minh, 2010)
Theo Phạm Tất Dong (2004) thì “Hướng nghiệp là một hệ thống tác động của xã hội về GD, về y học, kinh tế học nhằm giúp thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”.
Theo Nguyễn Văn Hộ (2006) thì xem “Hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm trung tâm vào thế hệ trẻ, giúp cho các em quen biết với một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai”
Về văn bản quy phạm pháp luật thì theo Điều 3- Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục thì “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” Khái niệm trên cho thấy: Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng/tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội Hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo mà hướng nghiệp được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ HS.
Hiện nay, có một số quan điểm mới về hướng nghiệp Có thể kể đến như sau: “Hướng nghiệp (Orientation Professionnelle) là một quá trình liên tục giúp đỡ mọi người suốt cả cuộc đời để họ thực hiện được dự án cá nhân cũng như nghề nghiệp của mình bằng cách xác định những mong muốn và năng lực của mình thông qua thông tin và tư vấn về thực tế thế giới công việc, sự phát triển của nghề nghiệp, thị trường lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu trong đào tạo”. Hướng nghiệp là một quá trình, không chỉ diễn ra ở một thời điểm của cuộc đời mà diễn ra trong suốt đời người Mục đích không chỉ giúp con người lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà còn hỗ trợ con người vượt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh của một xã hội phát triển và có nhiều thay đổi, phát huy được tối đa năng lực của mình để đạt được thành công trong nghề nghiệp, xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân Hướng nghiệp hiện nay là hướng đến thế giới việc làm, không chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến một nhóm nghề và rộng hơn Con người phải linh hoạt, đa dạng, có khả năng thích ứng cao… trong thế giới nghề nghiệp để có thể dễ dàng chuyển việc (trích dẫn bởi Lê Thị Thu Thủy, 2013).
Như vậy, tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng lĩnh vực hoạt động khoa học mà có những quan điểm khác nhau khi xem xét về khái niệm hướng nghiệp Tuy nhiên, dù xem xét dưới góc độ nào thì về bản chất hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục trong và ngoài Nhà trường phổ thông, giúp học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, giúp cá nhân lựa chọn nghề, phát huy tối đa năng lực của bản thân cũng như đáp ứng được nhu cầu nhân lực với sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận xã hội nhằm giải quyết hợp lý lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước.
2.1.1.2 Khái niệm giáo dục hướng nghiệp
Theo Phạm Tất Dong (2004) thì giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là hình thức hoạt động của thầy và trò, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội Trong trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động được thực hiện bởi GV và HS và được tiến hành qua nhiều hình thức giáo dục hướng nghiệp khác nhau nhưng tập trung vào thực hiện mục đích giúp cho HS lựa chọn nghề vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH vừa phù hợp với nguyện vọng, năng lực, thể lực của HS để các em phát huy được khả năng bản thân trong cuộc sống nghề nghiệp Do vậy, giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông không phải là nhằm quyết định nghề cho mỗi cá nhân mà là điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của thế hệ trẻ, giúp các em giải quyết việc chọn nghề cho tương lai một cách có ý thức ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường (trích dẫn theo Lê Thị Thanh Thủy, 2013).
Như vậy: giáo dục hướng nghiệp khẳng định vai trò của hướng nghiệp đối với thanh niên, học sinh trong trường phổ thông Là giúp các em chọn được nghề phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú, nhu cầu nhân lực của xã hội, địa phương, khuyến khích kết hợp hướng nghiệp trong nhà trường với lao động sản xuất, tham quan, thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về nghề
2.1.1.3 Khái niệm công tác hướng nghiệp
Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm
Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng: đường thủy có sông Hồng, sông Đuống; đường sắt; đường bộ có quốc lội 5 và quốc lộ 1 để nối các tỉnh khác và đường hàng không (sân bay Gia Lâm) và được giới hạn bởi:
Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
Phía Bắc giáp huyện Đông Anh – Hà Nội
Phía Tây giáp quận Long Biên – Hà Nội
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý – chính trị quan trọng của Thủ đô, có lợi thế về mặt đối ngoại, là trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Gia Lâm là nơi tập trung của nhiều đầu mối giao thông quan trọng và nằm dọc theo các tuyến giao thông này Quan hệ giao lưu giữa Gia Lâm với các quận, huyện trong và ngoài Thủ đô Hà Nội rất thuận lợi, thông qua các cây cầu lớn Đây là điều kiện để thúc đẩy sự giao lưu, liên kết mạnh mẽ với các tỉnh và địa phương khác trong nước và cũng tạo điều kiện thuật lợi cho học sinh tới trường và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp và vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình thành phố Hà Nội và cũng là theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi tụ bởi phù sa dày sông Hồng, bề dày của phù sa trung bình là 90-120 cm Từ đó, huyện có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề về nông nghiệp cũng như ngành cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và công nghiệp. 3.1.1.3 Khí hậu
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu của Gia Lâm mang nét đặc trưng của vùng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, khí hậu ẩm ướt mưa nhiều Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô Nhiệt độ trung bình năm là 23 -24 C, tổng nhiệt hàng năm từ 8.500 – 8.700 C Hai tháng nóng nhất hàng năm là tháng 6 và tháng 7 với nhiệt độ trung bình trên 30 C; nhiệt độ vào mùa đông là 17 C; độ ẩm trung bình hàng năm là 82%
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 1.800 mm, số ngày có mưa trung bình là 140 ngày/ năm Mưa nhiều nhất vào tháng 8 (16 -18 ngày mưa), lượng mưa trung bình khoảng 300 – 500 mm Mùa đông mưa ít hơn, thời tiết dịu mát hơn nhưng lại hanh khô, vào cuối mùa khô thường xảy ra hiện tượng thiếu nước gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp Vào mùa mưa thì thường có gió to, bão, lũ gây thiệt hai cho sản xuất nông nghiệp. 3.1.1.4 Thủy văn
Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của sông Hồng, sông Đuống: lưu lượng nước trung bình hàng năm khoảng 2.700 m 3 /s, mực nước mùa lũ thường cao từ 9-12 m Song về mùa khô thì mực nước sông Hồng và sông Đuống lại xuống rất thấp làm ảnh hưởng đến việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm
3.1.2.1 Tình hình biến động dân số và lao động
Nhìn chung, dân số Gia Lâm qua các năm có biến động tăng nhưng không nhiều, năm 2013 toàn huyện có 224.760 nhân khẩu và đến năm 2015 có 234.129 nhân khẩu Sau hai năm, dân số của huyện đã tăng lên 9.369 người, hay tăng trung bình 2,06 %/năm Nguyên nhân của hiện tượng tăng dân số này là do tỷ lệ sinh những năm gần đây cao do người dân có xu hướng sinh con thứ 3, gây ra tình trạng tăng dân số nhanh Số lượng nhân khẩu bình quân trên một hộ là khoảng 4,3 nhân khẩu/ hộ, tỷ lệ này khá đồng đều qua các năm và cho thấy còn ở mức cao Ngoài ra, tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng với số lượng tương đối ít, còn lao độn phi nông nghiệp thì tăng với số lượng lớn và tăng dần qua các năm Đây là hệ quả của quá trình đô thị hóa làm cho người dân mất đất, họ sẽ chuyển dần sang các ngành, nghề khác Điều này gây ảnh hưởng tới đời sống gia đình, gây ảnh hưởng tới tâm lý, quan điểm về chọn ngành, nghề của học sinh.
Bảng 3.1 Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Gia
2015 Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu SL
II Tổng số lao động 128.803 57,31129.798 22,15131.012 55,96
Lao động phi nông nghiệp 99.890 77,55101.053 102.341 78,12 101,
IV Một số chỉ tiêu bình quân
98,2 2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm (2016)
3.1.2.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Huyện Gia Lâm
Cùng với sự đô thị hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hệ thống giáo dục với trường lớp trên địa bàn huyện Gia lâm đã được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các bậc học từ mầm non đến THPT Hiện nay, trên địa bàn Huyện Gia Lâm có hệ thống giáo dục gồm có:
- 29 Trường Mầm non (23 Trường Công lập, 06 Trường ngoài công lập)
- 23 Trường Trung học cơ sở
- 08 Trường Trung học phổ thông (04 Trường công lập, 04
Năm học 2015-2016, toàn huyện có khoảng trên 60 nghìn học sinh trong đó, bậc Mầm non khoảng 15 nghìn, Tiểu học trên 22 nghìn, Trung học cơ sở gần 13 nghìn và Trung học Phổ thông trên 10 nghìn học sinh Trong năm 2017, trên địa bàn Huyện Gia Lâm đã có thêm 01 trường tiểu học, 01 trường THCS Công tác xã hội hóa giáo dục được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp lãnh đạo và sự tham gia của các thành phần, trong đó có phụ huynh học sinh Sự quan tâm này đã góp phần xây dựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh, không có những sự việc tiêu cực…
Năm học 2016 - 2017 vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội và của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với những thành tích nổi bật Toàn bộ 22/22 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non (trẻ
5 tuổi đến trường) 22/22 xã, thị trấn đạt PCGD Tiểu học mức độ 3 và THCS mức độ 2 Đồng thời toàn bộ các xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THPT Về chất lượng giáo dục, đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ ra lớp đều đạt và vượt kế hoạch, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần Giáo dục tiểu học đạt xấp xỉ100% về năng lực, phẩm chất; 99,6% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học Đối với khối THCS, 97,46% học sinh xếp loại văn hóa đạt trung bình trở lên, hơn 99% học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt Đặc biệt, học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp đạt 99,9%, tỷ lệ thi nghề đạt 97,4%
Năm học 2016 - 2017, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm có 12/12 giáo viên tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi theo các chuyên đề cấp TP, kết quả cả 12 giáo viên đều đạt giải Tiêu biểu là các nhà trường Tiểu học Cổ Bi, Tiểu học Bát Tràng, Tiểu học Thị trấn Trâu Quỳ, Tiểu học Tiền Phong; THCS Dương Quang, THCS Thị trấn Trâu Quỳ, THCS Bát Tràng, THCS Phú Thị, THCS Kim Sơn, THCS Phù Đổng, THCS Đình Xuyên, THCS Yên Thường Từ những kết quả này, Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm đã được
Sở GD&ĐT Hà Nội tặng giấy khen trong công tác chỉ đạo thi giáo viên giỏi Đối với học sinh, trong năm học vừa qua, khối lớp 9 có 123 học sinh dự thi HSG thì có tới 74 học sinh đạt giải, từ giải khuyến khích đến giải nhất. Tại cuộc thi giải toán trên internet, giải toán bằng máy tính cầm tay cấp TP, thi Olympic tiếng Anh trên internet, học sinh huyện Gia Lâm cũng đạt nhiều giải cao cấp quốc gia và TP… Bên cạnh phong trào giáo viên giỏi và học sinh giỏi, ngành GD&ĐT Gia Lâm còn tổ chức nhiều phong trào, hội thi khác như cuộc thi viết, vẽ “Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2016”, cuộc thi “Tin học trẻ không chuyên”, cuộc thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi”, thi “Thiết kế bài giảng E-learning”, thu hút sự tham gia của nhiều giáo viên, học sinh, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải. Đánh giá về kết quả năm học 2016 - 2017, thầy Hoàng Việt Cường - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm cho biết, các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng đều đạt và vượt so với kế hoạch, được Sở GD&ĐT đánh giá cao và được UBND TP tặng cờ thi đua xuất sắc Tuy nhiên, công tác GD&ĐT của huyện cũng còn một số khó khăn, nhất là cơ sở vật chất Theo thầy Hoàng Việt Cường, hiện số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện còn thấp, các trường đã đạt chuẩn bắt đầu xuống cấp về cơ sở vật chất, không đảm bảo về quy mô Công tác quản lý các nhóm lớp mầm non tư thục còn nhiều khó khăn Công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế Việc chỉ đạo về phổ cập giáo dục, về hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ở một số xã, thị trấn còn chưa được quan tâm…
Trong những năm học tiếp theo, phát huy những thành tích và kết quả đã đạt được, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ chủ yếu,gồm: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục Thực hiện kỷ cương hành chính và cải cách công vụ Đồng thời phát triển mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. 3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn điểm nghiên cứu là một trong những phương pháp quan trọng nhất và không thể thiếu được trong quá trình điều tra Bởi vì, tổng thể nghiên cứu thì rộng lớn nên chúng ta không thể nghiên cứu cả tổng thể được, vì vậy yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn điểm nghiên cứu như thế nào để có thể đại diện được cho tổng thể. Nếu chọn điểm nghiên cứu phù hợp, mang tính đại diện cho tổng thể thì từ điểm nghiên cứu sẽ giúp đề tài suy rộng ra cả tổng thể Ngược lại, nếu chọn điểm nghiên cứu không phù hợp, không mang tính đại diện sẽ dẫn đến sai lầm trong việc suy rộng cho tổng thể Do đó, việc lựa chọn điểm nghiên cứu phải căn cứ vào đối tượng, nội dung, mục tiêu, mục đích nghiên cứu.
Hiện tại, trên địa bàn Gia Lâm có 22 xã, thị trấn với 08 trường trung học phổ thông; 02 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (Tháng 09/2016 sát nhập với Trung tâm dạy nghề Huyện Gia Lâm thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Huyện Gia Lâm) Vì vậy, việc chọn điểm nghiên cứu căn cứ vào những đặc trưng nhất về loại hình trường như sau:
Bảng 3.3 Chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn Huyện Gia Lâm
Loại trường Số lượng Tên trường
1 Theo khối trường công lập 04 Trường THPT Cao Bá Quát
Trường THPT Dương Xá Trường THPT Nguyễn Văn Cừ Trường THPT Yên Viên
2 Theo khối trường ngoài công lập 03 Trường THPT Lý Thánh Tông
Trường THPT Lê Ngọc Hân Trường THPT Tô Hiệu
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu a Thu thập thông tin thứ cấp Đề tài thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, kinh tế - xã hội, của huyện, phòng Lao động TB và XH, phòng thống kê, phòng kinh tế, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, phòng tài chính của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua mạng Internet; Thống kê số lượng học sinh, số lượng đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Gia Lâm của Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Lâm; Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội. b Thu thập thông tin sơ cấp
- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: học sinh khối lớp 11 và lớp 12; phụ huynh học sinh; thầy cô giáo bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý Trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, ); cán bộ Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội…
- Tiến hành điều tra 07 trường THPT (04 trường công lập, 03 trường tư thục).
- Chọn cỡ mẫu: Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2016), có tổng cộng khoảng 3.590 học sinh THPT khối 11+12 tại các trường tiến hành điều tra năm học 2016-2017 - Đây chính là tổng thể (N)
Dẫn theo Võ Thị Thanh Lộc (1984) thì đề tài sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu phụ thuộc của Solivn như sau:
Với e: sai số tối đa Với độ tin cậy 95% thì e = 0,05
+ Với tổng thể là học sinh (N1) thì cỡ mẫu được tính xấp xỉ là: 360 học sinh + Với tổng thể là giáo viên (N2) thì cỡ mẫu được tính xấp xỉ là: 120 giáo viên - Chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên cụ thể là chọn mẫu phân tầng: trong khối THPT chia thành trường công lập và trường dân lập; chọn mẫu có cả nam lẫn nữ và theo địa bàn gần trung tâm hoặc xa trung tâm của huyện.Tiến hành khảo sát mỗi trường 40 học sinh trên địa bàn Tổng số mẫu được chọn để khảo sát là 360 học sinh.Việc chọn mẫu được tiến hành như sau: + Bước 1: Sử dụng danh sách học sinh học sinh lớp 12 của khối THPT của các trường đã được chọn được xếp theo thứ tự a, b, c được gọi là danh sách tổng thể
+ Bước 2: Lấy tổng số học sinh mỗi khối có tên trong danh sách chia cho 40 để xác định bước chọn k Bước chọn k sẽ là khoảng cách trên danh sách các phần tử được chọn k = N/40
Trong đó: N là tổng số học sinh trong danh sách tổng thể của mỗi khối + Bước 3: Trên danh sách tổng thể của mỗi khối cứ một khoảng cách k đơn vị, thì chọn một học sinh để khảo sát Đối với giáo viên, ta cũng tiến hành như cách trên Tuy nhiên, khoảng 95% giáo viên ở trường công lập đều là giáo viên thỉng giảng ở các trường ngoài công lập và giảng dạy các môn quan trọng, các môn dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học Vậy, khi khảo sát đối tượng là giáo viên, đề tài tiến hành nghiên cứu các giáo viên ở trường công lập.
Bảng 3.4 Đối tượng, số mẫu phân phối và nôi dung khảo sát ĐVT: người Đối tượng khảo sát Số mẫu Phương pháp Nội dung khảo sát
1 Học sinh phổ thông 360 Điều tra, - Thông tin chung:
- Trường THPT Cao Bá Quát 60 phỏng vấn - Tình hình nhận tư vấn
- Trường THPT Dương Xá 60 dựa trên bảng của học sinh
- Trường THPT Nguyễn Văn Cừ 60 câu hỏi - Nhận xét về các hình
- Trường THPT Yên Viên 60 thức hướng nghiệp
- Trường THPT Lý Thánh Tông 50
- Trường THPT Lê Ngọc Hân 50
2 Giáo viên 120 Điều tra, - Thông tin chung
- Trường THPT Cao Bá Quát 30 phỏng vấn - Các yếu tố ảnh hưởng
- Trường THPT Dương Xá 30 dựa trên bảng đến CTHN
- Trường THPT Nguyễn Văn Cừ 30 câu hỏi - Giải pháp nâng cao
- Trường THPT Yên Viên 30 công tác hướng nghiệp
3 Cán bộ quản lý 30 Phỏng vấn Đánh giá về các hình
4 Phụ huynh học sinh 30 sâu, thảo luận thức hướng nghiệp nhóm trong Nhà trường, hiệu quả công tác hướng nghiệp, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp,
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin, số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, được tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê, trên cơ sở hỗ trợ của máy vi tính Dữ liệu được xử lý trên phần mềm Excel để phân tích thực trạng, kết quả, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm Hà Nội Quy trình xử lý như sau:
Bước 1: Kiểm tra, hiệu chỉnh các câu trả lời của bảng hỏi
Bước 2: Mã hóa các câu trả lời
Bước 3: Nhập dữ liệu đã được mã hóa trên máy tính
Bước 4: Xác định lỗi trong cơ sở dữ liệu và làm sạch dữ liệu Bước 5: Tạo bảng cho dữ liệu và phân tích
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu như: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, Qua thống kê, nhằm mô tả đươc: Mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp được áp dụng trong tổng hợp, phân tích và mô tả xu hướng biến động của các số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội, Từ đó cho thấy rõ hơn về vấn đề nghiên cứu Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại huyện Gia Lâm, đề tài sử dụng bảng khảo sát với từng đối tượng, các mức độ ảnh hưởng được đánh giá với thang đo Likert 5 mức độ, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng như sau:
Giá trị khoảng cách = (Cấp độ cao nhất – Cấp độ thấp nhất)/ Số cấp độ = (5-1)/5 = 0.8 Các câu trả lời từ cấp độ 1 đến 3 tương đương với yếu tố không ảnh hưởng và không có câu trả lời Các trả lời từ cấp độ 4, cấp độ 5 tương đương với yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp Về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được tính theo điểm trung bình
Bảng 3.5 Mức độ ảnh hưởng khi xét theo điểm trung bình
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 – 1,80 Hoàn toán không ảnh hưởng 1,81 – 2,60 Ít ảnh hưởng
2,61 – 3,40 Không ảnh hưởng/ khôngcó ý kiến 3,41 – 4,20 Ảnh hưởng
Phương pháp này để thu thập ý kiến của các giáo viên, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn ở địa phương về thực trạng công tác hướng nghiệp; ý kiến đánh giá, nhận xét cũng như gợi ý, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trên địa bàn nghiên cứu 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu phản ánh các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông: số lượng giáo viên tham gia vào công tác hướng nghiệp, số lượng các môn học được tích hợp nội dung hướng nghiệp; số nghề phổ thông học sinh được học; số tiết học sinh học về hướng nghiệp, số lượng các chủ đề học sinh phổ thông học trong công tác giáo dục hướng nghiệp,
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện
4.1.1 Các bên có liên quan trong công tác hướng nghiệp
Hiện nay, các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm có cơ cấu tổ chức hoạt động hướng nghiệp như sau:
GVBM GVCN GV DẠY NGHỀ ĐOÀN TRƯỜNG
Sơ đồ 4.1 Bộ máy tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm
Nguồn: Xây dựng của tác giả (2017)
- Hiệu trưởng là người quản lý công tác hướng nghiệp tại trường, triển khai công tác hướng nghiệp, các nội dung hướng nghiệp cho các cán bộ, giáo viên Nhà trường vào đầu năm học
- Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy nghề là những cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác hướng nghiệp, là những người hướng dẫn cho các em học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp, đánh giá năng lực, trình độ của học sinh, hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tìm hiểu …
- Đoàn trường là tổ chức xã hội trong Nhà trường, có vai trò tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các chương trình tìm hiểu, các cuộc thi tìm hiểu các nội dung liên quan đến nghề nghiệp, phối hợp với gia đình và Nhà trường tổ chức tham quan, tọa đàm,… nhằm mục đích giúp học sinh tìm hiểu được thế giới nghề nghiệp, năng lực của bản thân, nhu cầu nhân lực của địa phương.
4.1.2 Hướng nghiệp qua các môn học
Thực hiện kế hoạch giáo dục theo Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày
07 tháng 7 năm 2008 từ năm học 2008-2009 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện dạy tích hợp hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào môn Công nghệ Hoạt động này do giáo viên Công nghệ giảng dạy Khi thực hiện, giáo viên chủ động nghiên cứu “Sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12” và lựa chọn chủ đề phù hợp để tích hợp vào nội dung các bài của môn Công nghệ Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, các giáo viên trên địa bàn Huyện Gia Lâm khi giảng dạy các môn học văn hóa đã lồng ghép bài giảng để cung cấp cho các em một số ngành nghề có liên quan thông qua môn học, có dịp giới thiệu cho các em các thành tựu cũng như phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế, xã hội như công, nông nghiệp, công nghệ thông tin nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học môn học vừa góp phần làm cho học sinh định hướng nghề nghiệp sau này Vì vậy, hoạt động hướng nghiệp qua môn học không chỉ tích hợp ở môn Công nghệ mà đã được tích hợp ra ở các môn học khác.
Biểu đồ 4.1 Thực trạng giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Qua biểu đồ trên cho thấy: Trong tổng số 120 giáo viên được khảo sát thì có20% giáo viên chọn môn môn Sinh là môn được chọn tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy, môn công nghệ chỉ có 18,13% giáo viên lựa chọn là môn được tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy Với 5% giáo viên lựa chọn môn GDCD là môn tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy Điều này cho thấy, các môn văn hóa ở các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm vẫn chưa nhận thức được hoạt động hướng nghiệp qua tích hợp vào các môn văn hóa Để tìm hiểu giáo viên bộ môn giành bao nhiêu thời gian tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học Ta có biểu đồ 4.2 sau:
Biểu đồ 4.2 Lượng thời gian giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp vào môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Biểu đồ cho thấy có 8 môn đã được tích hợp vào công tác hướng nghiệp tại trường phổ thông, tuy nhiên để xem lượng thời gian giáo viên truyền tải nội dung hướng nghiệp như giới thiệu các ngành, nghề trong xã hội, mô tả chức năng, nhiệm vụ của ngành đó cho các em học sinh thông qua môn học Tuy nhiên, môn công nghệ là môn giáo viên dành nhiều thời gian để thực hiện hoạt động hướng nghiệp nhất Trong khi môn Sinh là môn mà các giáo viên chọn nhiều nhất chỉ có thời gian thực hiện các hoạt động hướng nghiệp là 41,67% Thời lượng giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp càng nhiều thì khả năng học sinh có hiểu biết về các ngành,nghề có liên quan đến môn học đó càng nhiều và học sinh có sự lựa chọn về ngành
Bảng 4.1 Đánh giá có liên quan của học sinh phổ thông về hoạt động tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm
Khối Khối trường Khối trường ngoài
Tổng cộng công lập công lập
Môn học SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Bảng 4.1 cho thấy: Trong 13 môn học văn hóa ở Trường THPT thì các giáo viên đã tích hợp hoạt động hướng nghiêp vào 08 môn học trong quá trình giảng dạy Trong số 08 môn thì môn Lịch sử có tỉ lệ lựa chọn thấp nhất ở cả hai khối trường công lập và ngoài công lập với lần lượt tỉ lệ là 5,00% và 2,22% với tổng là 7.22% Mặt khác, môn Công nghệ có tỉ lệ chọn cao nhất với 86,67%, môn Ngoại ngữ với 68,33%, môn Toán với 65,83% Ở khối trường công lập, tỉ lệ lựa chọn môn Công nghệ là 59,44% và 27,22% ở khối trường ngoài công lập Qua đây, có thể thấy môn Công nghệ được học sinh đánh giá cao, có tính nghề nghiệp Lý do mà nội dung hướng nghiệp được tích hợp qua môn Công nghệ đạt tỉ lệ cao nhất là:
- Thứ nhất, do môn Công nghệ là một trong những môn học chính khóa ở trường trung học phổ thông
- Thứ hai, môn Công nghệ có tính thực tiễn cao và phù hợp với việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp hơn so với các môn học khác
- Thứ ba, môn Toán ở trường trung học phổ thông, các kiến thức được cung cấp có ứng dụng thực tế cao việc vận dụng và sử dụng toán học có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một con người hay một tập thể Kiến thức toán học được cung cấp rất có ích nhưng việc thường xuyên vận dụng nó chỉ bó hẹp trong các công thức đơn giản. Không phải hàng ngày ai cũng phải tính thể tích nước trong bể nhà mình khi các dụng cụ đo lường ngày càng phát triển Các kiến thức toán học cấp cao sau này chỉ thường dùng cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong các viện nghiên cứu, viện điều tra…
- Thứ tư, môn Hóa học ở trường trung học phổ thông, các liên thức đòi hỏi người sử dụng đến nó cho công việc của mình là những nhà nghiên cứu Việc ứng dụng của môn học trong đời sống là hạn chế vì nội dung kiến thức môn Hóa học là kiến thức có tính hàn lâm
- Thứ năm, với các bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội ví dụ như: Văn, Sử, Địa Môn Công nghệ có tính thực tiễn cao hơn nó không chỉ cung cấp kiến thức nghề mà còn đòi hỏi thực hiện nghề hiệu quả có mục đích có lý tưởng phục vụ đất nước mà các môn học nay hướng tới Để đánh giá mức độ thường xuyên các giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp, lồng ghép kiến thức về nghề nghiệp trong nội dung giờ dạy, qua khảo sát được thể hiện ở Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.3 Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện thường xuyên lồng ghép kiến thức nghề nghiệp vào môn học
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)Qua biểu đồ 4.3 cho thấy: Có 81,11% nội dung hướng nghiệp tích hợp vào các môn học không được thực hiện thường xuyên; 3,89% không được lồng ghép và chỉ có 12,12% thường xuyên Tỉ lệ giáo viên không thường xuyên lồng ghép kiến thức về nghề nghiệp trong nôi dung giảng dạy ở khối trường công lập cao gần gấp đôi ở khối trường ngoài công lập Trong khi đó, tỉ lệ giáo viên không lồng ghép nội dung công tác hướng nghiệp vào các môn học giữa hai khối chênh lệch không đáng kể, tương đương nhau, lần lượt là 1,67% và 2,22%
Có thể thấy tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học đã được chú trọng nhưng chưa triệt để và kết quả chưa cao
4.1.3 Hướng nghiệp thông qua lao động sản xuất và học nghề phổ thông Hộp 4.1 Các nghề phổ thông được hướng nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm
Thực hiện theo công văn số 8608/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2016 về việc thực hiện hoạt động giáo dục Nghề phổ thông lớp 11, các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm đã tổ chức cho tất cả học sinh lớp 11 học các nghề như: tin học văn phòng, nghề nuôi cá, thêu tay, làm vườn, điện dân dụng, điện tử dân dụng, Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực các trường có kế hoạch dạy nghề cho học sinh trong Kế hoạch triển khai nhiệm vụ từ đầu năm học. Ông Dương Công Thịnh – P.TP Giáo dục phổ thông -Sở GD & ĐT Hà
Nội, 14h15’ ngày 26/05/2017, Sở GD& ĐT Hà Nội
Qua đây có thể thấy, việc học nghề phổ thông của các em học sinh không được lựa chọn để học một nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân trong số 11 nghề, theo chương trình dạy nghề phổ thông của Bộ Giáo dục & Đào tạo Mặc khác, một số nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng không thể thực hiện được như: gốm sứ Bát Tràng, chế biến dược liệu Ninh Hiệp, nghề dát vàng, bạc và may đồ da, giả da ở Kiêu Kỵ Tuy nhiên các nghề này đều không nằm trong 11 nghề theo quy định học sinh học nghề. Vậy, có thể nói các nghề phổ thông cho học sinh chưa đa dạng, chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực trên địa bàn Huyện Gia Lâm.
Bảng 4.2 Số lượng giáo viên dạy nghề cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm năm học 2016-2017
STT Nghề phổ thông Trường THPT Giáo viên
1 Tin học Cao Bá Quát 02 Giáo viên Tin
Nguyễn Văn Cừ 04 Giáo viên Tin Yên Viên 02 Giáo viên Tin
2 Nghề nuôi cá Nguyễn Văn Cừ 03 Giáo viên môn công nghệ,
3 Nghề làm vườn Dương Xá 03 Giáo viên môn công nghệ,
03 GV sinh học, Cao Bá Quát 02 GV môn công nghệ
Nguồn: Số liệu tổng hợp Phòng GDPT- Sở GD & ĐT Hà Nội (2017)
Qua bảng trên cho thấy, trên địa bàn Huyện Gia Lâm các trường THPT giảng dạy 04 nghề phổ thông Giáo viên dạy nghề đa số là các giáo viên bộ môn, giảng dạy trực tiếp môn dạy nghề Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo thì các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm phải phối hợp với Trung tâm dạy nghề Huyện Gia Lâm (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên Huyện Gia Lâm) để xây dựng kế hoạch cũng như phối hợp thực hiện Thực tế, các trường THPT đều chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện, không có sự phối hợp, trợ giúp từ các bên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
4.2.1 Đội ngũ nhân lực cho công tác hướng nghiệp
Trên địa bàn Huyện Gia Lâm thì đội ngũ nhân lực cho công tác hướng nghiệp hiện nay là cán bộ quản lý; cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp (cán bộ hướng nghiệp) và gia đình Kết quả khảo sát về sự ảnh hưởng của cán bộ quản lý tới công tác hướng nghiệp được tổng hợp tại bảng 4.17 sau:
Bảng 4.17 Tổng hợp đánh giá về sự ảnh hưởng của cán bộ quản lý
Tổng hợp ý kiến đánh giá Ký hiệu
CBQL có nhận thức quan trọng về công tác hướng nghiệp
Có ảnh hưởng Tỉ lệ Điểm
Mức độ (Số ý kiến) (%) trung bình
A2 CBQL có hiểu biết đầy đủ 23 76,67 3,63 Ảnh về CTHN, QLHN hưởng
A3 CBQL có đầy đủ các kĩ 29 96,67 4,53 Rất ảnh năng thực hiện các chức hưởng năng QLCTHN
A Cán bộ quản lý 26 85,56 4,22 Rất ảnh hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Từ bảng 4.17 cho thấy, tỷ lệ ý kiến cho rằng cán bộ quản lý rất ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh khá cao, đạt 85,56%; điểm ảnh hưởng trung bình là 4,22 Trong đó, yếu tố về “kĩ năng thực hiện các chức năng quản lý công tác hướng nghiệp” với tỉ lệ cao là 96,67% Từ đó cho thấy, cán bộ quản lý có tác động rất lớn với việc thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong đó các kĩ năng thực hiện các chức năng quản lý công tác hướng nghiệp là rất quan trọng
Cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp (gồm: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy nghề) là lực lượng trực tiếp truyền tải các nội dung hướng nghiệp đến học sinh Kết quả khảo sát về sự ảnh hưởng của cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp tới công tác hướng nghiệp được tổng hợp như tại bảng 4.18
Bảng 4.18 Tổng hợp đánh giá về sự ảnh hưởng của cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp
Ký Tổng hợp ý kiến đánh giá hiệu Yếu tố ảnh hưởng Có ảnh hưởng Tỉ lệ Điểm Mức độ
(Số ý kiến) (%) trung bình B1 Cán bộ hướng nghiệp có 98 81,67 4,29 Rất ảnh nhận thức quan trọng về hưởng công tác hướng nghiệp
B2 Cán bộ hướng nghiệp có 93 77,50 4,15 Ảnh kiến thức về công tác hưởng hướng nghiệp: Quy định, tầm nhìn, mục tiêu, vai trò, lý thuyết về hướng nghiệp
B3 Cán bộ hướng nghiệp có kiến 103 85,83 4,38 Rất ảnh thức về thế giới nghề nghiệp, hưởng một số nghề phổ biến hiện nay và ở địa phương
B4 Cán bộ hướng nghiệp có 92 76,67 4,05 Ảnh kiến thức về lập kế hoạch hưởng các HĐHN
B5 Cán bộ hướng nghiệp có các 104 86,67 4,38 Rất ảnh thông tin về hệ thống trường hưởng nghề, TCCN, CĐ, ĐH,
B6 Cán bộ hướng nghiệp có 94 78,33 4,06 Ảnh kiến thức về thông tin lao hưởng động, tuyển dụng, việc làm
B7 Cán bộ hướng nghiệp có kĩ 114 95,00 4,38 Rất ảnh năng vận dụng các yêu cầu, QĐ hưởng và lý thuyết HN vào thực tế
B8 Cán bộ hướng nghiệp có kĩ 95 79,17 3,91 Ảnh năng đề xuất với LĐ, phối hưởng hợp vs đồng nghiệp th/h nhiệm vụ HN
B9 Cán bộ hướng nghiệp có kĩ 108 90,00 4,58 Rất ảnh năng đánh giá năng lực, tính hưởng cách của hs phù hợp với một số ngành, nghề
B Cán bộ phụ trách công tác 100 83,43 4,24 Rất ảnh hướng nghiệp hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
Kết quả bảng 4.18 cho thấy, tỷ lệ ý kiến của cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh rất cao, đạt 83,43%; điểm ảnh hưởng trung bình là 4,24 Trong đó, yếu tố về “kĩ năng vận dụng các yêu cầu, QĐ và lý thuyết HN vào thực tế” với tỉ lệ cao là 95,00% Từ đó cho thấy, cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp có tác động rất lớn với việc thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong đó các kĩ năng vận dụng các yêu cầu, QĐ và lý thuyết HN vào thực tế là rất quan trọng.
Phụ huynh học sinh là tác nhất quan trọng, ảnh hưởng nhất đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Kết quả khảo sát về sự ảnh hưởng của gia đình tới công tác hướng nghiệp được tổng hợp như tại bảng 4.19
Bảng 4.19 Tổng hợp đánh giá về sự ảnh hưởng của phụ huynh học sinh
Ký hiệu Yếu tố ảnh hưởng
C1 Nhận thức, định hướng của phụ huynh về nghề nghiệp
C2 Điều kiện kinh tế của gia đình
Tổng hợp ý kiến đánh giá
Có ảnh Tỉ lệ Điểm Mức độ hưởng (Số (%) trung ý kiến) bình
C3 Kinh nghiệm, hiểu biết của 25 83,33 4,47 Rất ảnh hưởng phụ huynh trong nghề nghiệp
C Phụ huynh học sinh 22 74,44 4,08 Ảnh hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Kết quả bảng 4.19 cho thấy, tỷ lệ ý kiến của phụ huynh học sinh ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh, đạt 74,44%; điểm ảnh hưởng trung bình là 4,08 Trong đó, yếu tố “về nhận thức, định hướng của phụ huynh về nghề nghiệp” với tỉ lệ cao là 90,00%; tiếp theo là yếu tố “về kinh nghiệm, hiểu biết của phụ huynh trong nghề nghiệp” với tỉ lệ là 83,33% Từ đó cho thấy, phụ huynh có tác động rất lớn với việc thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong đó việc nhận thức, định hướng của phụ huynh về nghề nghiệp là rất quan trọng
Như vây, trong đội ngũ nhân lực cho công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thì cán bộ quản lý và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những thầy, cô rất có ảnh hưởng tới học sinh Bên cạnh đó thì phụ huynh cũng có ảnh hưởng tới công tác hướng nghiệp của học sinh Đây là yếu tố tích cực giúp cho việc thực hiện các hoạt động hướng nghiệp một cách hiệu quả.
4.2.2 Hệ thống thông tin và truyền thông
Qua cuộc khảo sát, khi hỏi cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp về tầm ảnh hưởng, vai trò quan trọng của các thông tin giúp học sinh tham khảo, cũng như tư vấn cho học sinh chọn trường học, ngành nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính, giá trị sống, yêu cầu về nghề nghiệp, xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động, Kết quả được đưa ra ở bảng sau:
Bảng 4.20 Đánh giá sự ảnh hưởng của các thông tin hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn
Ký hiệu Yếu tố ảnh hưởng
D1 Thông tin đầy đủ về các ngành, nghề trong xã hội
D2 Thông tin đầy đủ về trình độ đào tạo các ngành, nghề
D3 Thông tin đầy đủ về định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đất nước
Tổng hợp ý kiến đánh giá
Tỉ lệ Điểm hưởng (Số ý trung Mức độ kiến) (%) bình
D4 Thông tin đầy đủ về nhu cầu 104 86,67 4,61 Rất ảnh thị trường lao động hưởng
D5 Thông tin đầy đủ về xu hướng 116 96,67 4,73 Rất ảnh phát triển của ngành, nghề hưởng
D5 Thông tin đánh giá về năng 110 91,67 4,37 Rất ảnh lực và tính cách của bản thân hưởng
D Thông tin hướng nghiệp 102 85,14 4,28 Rất ảnh hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Kết quả bảng 4.20 cho thấy, nhận định về các thông tin hướng nghiệp rất ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh, đạt 85,14%; điểm ảnh hưởng trung bình là 4,28 Trong đó, yếu tố “thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trường lao động” với tỉ lệ cao là 96,67%; tiếp theo là yếu tố “thông tin đánh giá về năng lực và tính cách của bản thân” với tỉ lệ là 91,67% Từ đó cho thấy, nếu học sinh có thể có những thông tin đầy đủ trong việc tìm hiểu thị trường lao động cần gì, đánh giá năng lực, sở thích nhu cầu của mình thì các em có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân và xã hội một cách tốt nhất Vì các thông tin hướng nghiệp có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến 85,14% sự lựa chọn của học sinh Để tìm hiểu học sinh được tiếp cận các thông tin hướng nghiệp từ đâu?
Vì thông tin rất đa dạng, phong phú nên học sinh được tiếp thu từ nhiều nguồn khác nhau Nguồn cung cấp thông tin mà học sinh có đa dạng không? Có tiếp cận từ nhiều nguồn không? Nếu có ít thông tin, thông tin không đầy đủ, chính xác có thể dẫn tới việc lựa chọn sai lệch và ngược lại Vậy, việc xem xét nguồn gốc các nguồn thông tin hướng nghiệp là cần thiết và có ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp của cán bộ hướng nghiệp Kết quả được đưa ra từ bảng sau: Bảng 4.21 Đánh giá sự ảnh hưởng của các nguồn thông tin hướng nghiệp
Sách giáo khoa, sách hướng dẫn, báo, tạp chí về công tác hướng nghiệp cho học sinh
Thư viện Nhà trường có tài liệu học tập và tham khảo phong phú.
Website của các trường phổ thông
Website của các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm du học …
Internet: các website hỗ trợ tìm hiểu về công tác hướng nghiệp, các trang tư vấn hướng nghiệp…
Ngày hội tư vấn tuyển sinh của các trường
Tổng hợp ý kiến đánh giá
Có ảnh Tỉ lệ Điểm hưởng trung Mức độ (Số ý kiến) (%) bình
Qua bảng trên có thể thấy, nguồn thông tin hướng nghiệp ở các trường THPT được tiếp cận khá đa dạng và phòng phú với 6 nguồn được tiếp cận Trong đó, việc tiếp cận nguồn thông tin hướng nghiệp từ ”Internet: các website hỗ trợ tìm hiểu về công tác hướng nghiệp, các trang tư vấn hướng nghiệp…” là có ảnh hưởng nhất với tỉ lệ 81,11% trong khi đó việc tiếp cận thông tin qua “Website của các trường phổ thông” là gần như không có với tỉ lệ 1,67% Vì vậy, cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp cần lựa chọn, tìm kiếm, triển khai, hướng dẫn thực hiện việc tiếp cận các nguồn thông tin qua các website Tuy nhiên, cần phải tăng cường, hướng dẫn tập trung các em học sinh khai thác các nguồn thông tin một cách hiệu quả hơn.
4.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ
Bảng 4.22 Tổng hợp đánh giá về sự ảnh hưởng của cơ sở vật chất
Tổng hợp ý kiến đánh giá
Số lượng phòng học đảm bảo, sạch sẽ, đủ điều kiện ánh sáng, thông thoáng, thiết bị hỗ trợ đầy đủ
Tỉ lệ Điểm hưởng trung Mức độ
Phòng hướng nghiệp có đầy đủ 85 các trang, thiết bị
Hệ thống phòng thí nghiệm, 109 thực hành đầy đủ, được trang bị và hoạt động tốt
F4 Thư viện Nhà trường có trang 96 80,00 4,07 Ảnh hưởng thiết bị tra cứu thuận lợi
F Cơ sở vật chất 100 83,54 4,12 Ảnh hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017
Từ bảng trên cho thấy, nhận định về ảnh hưởng từ cơ sở vật chất đến công tác hướng nghiệp khá cao, tỷ lệ ý kiến cho rằng nhân tố có ảnh hưởng đạt83,54%, điểm ảnh hưởng trung bình đạt 4,12 Nhìn chung, các vấn đề về cơ sở vật chất đều ảnh hưởng, tác động tới công tác hướng nghiệp nhất là “Hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành đầy đủ, được trang bị và hoạt động tốt” rất có ảnh hưởng tới công tác hướng nghiệp với 90,83% và “Số lượng phòng học đảm bảo, sạch sẽ, đủ điều kiện ánh sáng, thông thoáng, thiết bị hỗ trợ đầy đủ” với 92,50%.
Về sự ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ đến thực hiện công tác hướng nghiệp được tổng hợp như tại bảng 4.20 sau
Bảng 4.23 Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ trong công tác hướng nghiệp
Tổng hợp ý kiến đánh giá
Có ảnh Yếu tố ảnh hưởng hưởng Tỉ lệ Điểm Mức trung
Phương pháp dạy học góp phần nâng 107 89,17 4,17 Ảnh cao chất lượng giảng dạy công tác hưởng hướng nghiệp cho học sinh
Trang, thiết bị, phương tiện thúc đẩy 86 71,67 3,63 Ảnh
G2 hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong hưởng công tác hướng nghiệp
G3 Sự đổi mới về KHCN, các quy trình mới 103 85,83 3,93 Ảnh có tác động khi thực hiện công tác hưởng hướng nghiệp
G4 Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ 92 76,67 3,76 Ảnh góp phần thực hiện công tác hướng nghiệp hưởng
G Khoa học công nghệ 97 80,83 3,87 Ảnh hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua bảng 4.23 cho thấy, tỷ lệ ý kiến nhận định về khoa học công nghệ cho rằng có ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp đạt 80,83%, điểm mức độ là 3,87 điểm Tron gđó, khảo sát cho thấy các vấn đề về phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy công tác hướng nghiệp cho học sinh; trang thiết bị, phương tiện thúc đẩy hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong CTHN; sự đổi mới về KHCN, các quy trình mới có tác động khi thực hiện CTHN đều có ảnh hưởng tới công tác hướng nghiệp tại huyện Gia Lâm.
4.2.4 Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội
Về ảnh hưởng của sự phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội tới thực hiện công tác hướng nghiệp, kết quả kháo sát cán bộ quản lý và hội phụ huynh đánh giá về yếu tố này được tổng hợp như tại bảng 4.24
Bảng 4.24 Tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của sự phối hợp, kết hợp giữa các gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội
Tổng hợp ý kiến đánh giá
Ký Yếu tố ảnh hưởng Có ảnh
Tỉ lệ Điểm hiệu hưởng trung Mức độ
(Số ý kiến) (%) bình H1 Sự phối hợp tổ chức các hoạt động 55 91,67 4,32 Rất ảnh hướng nghiệp trong Nhà trường hưởng
H2 Mức độ phối hợp giữa Nhà trường 44 73,33 3,60 Ảnh và gia đình (Hội cha mẹ học sinh) hưởng trong công tác hướng nghiệp
H3 Mức độ đồng ý hợp tác của Trung 56 93,33 4,42 Rất ảnh tâm GDNN –GDTX, các trường hưởng
TC, CĐ, ĐH, các doanh nghiệp khi phối hợp thực hiện CTHN
H4 Khả năng tiếp nhận phản hồi từ học 51 85,00 4,17 Ảnh sinh của cán bộ thực hiện CTHN hưởng
H Sự phối hợp giữa gia đình, nhà 52 85,83 4,13 Ảnh trường và các tổ chức xã hội hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu (2017)
Qua bảng 4.24 cho thấy, sự phối hợp, kết hợp giữa Nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong thực hiện công tác hướng nghiệp có ảnh hưởng,khảo sát cho thấy, tỷ lệ ý kiến đánh giá yếu tố này và cho rằng có ảnh hưởng chiếm 85, 83%; điểm ảnh hưởng trung bình là 4,13 Trong đó, các vấn đề như: sự phối hợp tổ chức các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường và mức độ đồng ý hợp tác của Trung tâm GDNN-GDTX, các trường TC, CĐ, ĐH, các doanh nghiệp khi phố hợp thực hiên công tác hướng nghiệp có tỷ lệ đánh giá rất có ảnh hưởng khá cao Nhìn chung, trong thực hiện công tác hướng nghiệp, sự phối hợp, kết hợp giữa gia đình và Nhà trường còn chưa cao Và điều này sẽ ảnh hưởng lớn và gây bất lợi trong quá trình thực hiện công tác hướng nghiệp.
4.2.5 Chính sách của Nhà nước và quy định của địa phương, Nhà trường