1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

154 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Đầu Tư Phát Triển Chợ Trên Địa Bàn Huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Văn Thưởng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 373,94 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (15)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư phát triển chợ (16)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (16)
      • 2.1.1. Các khái niệm có liên quan (16)
      • 2.1.2. Vai trò của chợ và sự cần thiết phải đầu tư phát triển chợ (18)
      • 2.1.3. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta (21)
      • 2.1.4. Nội dung quản lý đầu tư phát triển chợ (24)
      • 2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ (35)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (37)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển chợ của một số địa phương ở Việt Nam 25 Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (37)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (42)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên (42)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (45)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (55)
      • 3.2.1. Phương pháp tiếp cận (55)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (55)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu (59)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (60)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (61)
    • 4.1. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố Hà Nội (61)
      • 4.1.1. Khái quát đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời (61)
      • 4.1.2. Quản lý xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chợ (70)
      • 4.1.3. Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư phát triển chợ (76)
      • 4.1.4. Quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư phát triển chợ (87)
      • 4.1.5. Quản lý công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình (95)
      • 4.1.6. Đánh giá hoạt động quản lý đầu tư phát triển chợ trong thời gian qua (99)
    • 4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện (113)
      • 4.2.1. Các chính sách và quy định của Nhà nước, địa phương về quản lý đầu tư phát triển chợ (113)
      • 4.2.2. Mô hình quản lý đầu tư phát triển và năng lực của các nhà đầu tư (114)
      • 4.2.3. Điều kiện về nguồn lực huy động cho quá trình quản lý đầu tư phát triển chợ 91 4.2.4. Nhận thức và vai trò của người dân trong quản lý đầu tư phát triển chợ (116)
      • 4.2.5. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương (117)
    • 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm 92 1. Căn cứ đề xuất giải pháp (117)
      • 4.3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện (119)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (122)
    • 5.1. Kết luận (122)
    • 5.2. Kiến nghị (124)
  • Tài liệu tham khảo (126)
  • Phụ lục (128)
    • Hộp 4.2. Cần dẹp bỏ các gian hàng lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán (105)
    • Hộp 4.3. Cần đảm bảo vệ sinh môi trường trong chợ (107)
    • Hộp 4.4. Cần đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong chợ (110)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư phát triển chợ

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm có liên quan

Theo Đại Từ điển tiếng Việt năm 2004, "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên).

Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội".

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư".

Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ (Đàm Quang Hưng, 2013).

Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút và tập trung lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế khác nhau hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác (Đàm Quang Hưng, 2013). Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m 2 /điểm (Đàm Quang Hưng, 2013).

Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết luận:Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông hàng hóa, đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định.

2.1.1.2 Đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị ) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng ) gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển (Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007). Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, trang thiết bị, tài nguyên Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng, tính đủ các nguồn lực tham gia. Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư Trên góc độ tài sản: đầu tư chia thành những tài sản vật chất và những tài sản vô hình Tài sản vật chất ở đây là những tài sản cố định được dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động Tài sản vô hình như phát minh sáng chế, uy tín, thương hiệu (Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007). Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng lên về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội Hiệu quả của đầu tư phát triển sẽ phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí đã bỏ ra để đạt kết quả đó (Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007).

Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong phạm vi thời kỳ dài và tồn tại vấn đề về “độ trễ thời gian” Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu tư Đầu tư hiện tại nhưng kết quả thu được trong tương lai, đặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khi đánh giá kết quả, chi phí và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển

(Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007).

2.1.1.3 Quản lý đầu tư phát triển chợ

Quản lý theo nghĩa chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đã đề ra (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2005). Đầu tư phát triển là hoạt động có tính liên ngành Quản lý đầu tư phát triển là công tác phức tạp nhưng là yêu cầu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2005).

Quản lý đầu tư phát triển là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư phát triển (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư phát triển (Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007).

Tóm lại trong nghiên cứu này, quản lý đầu tư phát triển chợ được hiểu là sự tác động liên tục, có định hướng vào toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng chợ (bao gồm công tác lập chiến lược quy hoạch chợ, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đưa các công trình hoàn thành vào hoạt động) và các hoạt động phát triển chợ, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quản lý đầu tư phát triển chợ.

2.1.2 Vai trò của chợ và sự cần thiết phải đầu tư phát triển chợ

Chợ có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vùng miền lãnh thổ Chợ là nơi thu hút mọi sự tham gia của mọi đối tượng dân cư cũng như mọi chủng loại hàng hóa với mọi phẩm cấp khác nhau Chợ còn là nơi thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng của mỗi vùng miền, là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống Cụ thể:

2.1.2.1 Chợ có vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền:

Theo “lát cắt” dọc, trong quá trình vận động của hàng hóa, từ sản xuất đến tiêu dùng, chợ nằm ở vị trí trung gian Theo “lát cắt” ngang, chợ giữ vị trí trung tâm của mạng lưới các tổ chức lưu thông hàng hóa trên một không gian (địa bàn) thị trường nhất định, đặc biệt trên thị trường nông thôn và miền núi thì vị trí của chợ lại càng quan trọng Đối với hàng nông sản thực phẩm, chợ là khâu khởi đầu của quá trình lưu thông, là nơi hàng hóa bắt đầu bước vào quá trình lưu thông. Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng (và vật tư cho sản xuất), chợ là khâu kết thúc của quá trình lưu thông Mặc dù sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng kéo theo sự ra đời và phát triển của các loại hình tổ chức lưu thông (phân phối) hàng hóa khác, nhưng rất nhiều sản phẩm hàng hóa, để từ sản xuất đến được tiêu dùng, trên con đường ấy nhất là ở thị trường nông thôn và miền núi, vẫn phải qua chợ (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).

- Là nơi để mua (tiêu thụ) sản phẩm đầu ra, thu hồi vốn, bán (cung ứng) vật tư đầu vào, phản ánh tín hiệu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, chợ đóng vai trò định hướng cho sản xuất, thúc đẩy sản xuất và tái sản xuất không ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).

- Là nơi để bán (cung ứng) hàng tiêu dùng cho cộng đồng cư dân, chợ cũng đóng vai trò định hướng cho tiêu dùng, thúc đẩy tiêu dùng ngày càng phát triển cả về lượng và chất, cả về quy mô và trình độ, cả về chiều rộng và chiều sâu (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển chợ của một số địa phương ở Việt Nam

2.2.1.1 Tổng quan chung về quản lý đầu tư phát triển chợ

Phong trào xây dựng, cải tạo và chỉnh trang chợ đang diễn ra mạnh mẽ từ Bắc vào Nam, tập trung chủ yếu các đô thị lớn, các khu đông dân cư đã giải quyết được nhu cầu về lương thực, thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt của người dân Tuy nhiên, nhìn toàn cảnh trong công tác xây dựng, phát triển chợ dân sinh tại một số địa phương ở nước ta trong thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều bất cập.

Một là, gây lãng phí lớn: Một nghịch lý rõ nhất trong các dự án phát triển chợ là nơi cần chợ thì không được xây dựng chợ hoặc chợ hiện tại đã bị xuống cấp nghiêm trọng vẫn phải chờ kinh phí sửa chữa Ngược lại, những nơi được đầu tư xây mới thậm chí "lên đời" thành trung tâm thương mại to đẹp hơn thì người dân đến họp chợ thưa thớt, trong khi con ngõ hẹp hay chợ cóc ngay cạnh vẫn tấp nập và quá tải Chợ tại một số tỉnh thành cũng diễn ra tình trạng chợ xây dựng tiền tỷ bỏ hoang tại như chợ Gio Hải được Ủy ban nhân dân xã Gio Hải, tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng 1,9 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang Sau gần 3 năm đưa vào hoạt động, chợ cá Gio Hải không một bóng người Nghịch lý là ngay trước mặt chợ Gio Hải lại có một chợ tạm chỉ với những căn lều xập xệ nhưng tấp nập người mua bán, hàng hóa ở đây không thiếu thứ gì Tại tỉnh Bến Tre có hàng chục chợ tiền tỷ bỏ hoang Cách đây hơn 1 năm, Công ty cổ phần Thương mại, tư vấn thiết kế và thi công xây dựng Đông Đô tổ chức lễ khánh thành chợ mới Quới Sơn (xã Quới

Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) trên diện tích gần 5.000m 2 với hơn 400 kiốt, sạp hàng, số vốn đầu tư hơn 18 tỷ đồng Tất cả các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải, chiếu sáng…đều được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chợ nông thôn mới Tuy nhiên, từ đó đến nay, ngôi chợ này vẫn vắng người mua, bán Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, đã có hàng trăm tỷ đồng từ các nguồn được rót vào đầu tư xây chợ theo đủ phương thức nhưng mau chóng trở thành lãng phí Nguyên nhân rất đa dạng, nơi năng nổ và có điều kiện bao cấp ngân sách thì xây "chợ Nhà nước" vào vị trí không thích hợp, địa thế bất tiện nhiều mặt, thậm chí nhiều lỗi kiến trúc và xây dựng, thiếu kết nối hạ tầng, xa nguồn cung cấp hàng hoá, dịch vụ, nên ngay khi đưa vào sử dụng đã không thu hút được các đơn vị, hộ kinh doanh tham gia Phong trào đầu tư chợ dàn trải theo cơ chế "xin - cho" khiến không ít chợ chưa xây xong, thiếu kinh phí đành bỏ hoang; hoặc xây chợ xong, đánh trống khai trương, ghi thành tích, còn "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" (Đoàn Hải Nam, 2016).

Thống kê của Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2016 thì cả nước đã cải tạo nâng cấp được 2.984 chợ các loại, xây mới trên 2.000 chợ, nâng tổng số chợ trên cả nước lên con số gần 8.550 Cùng chia sẻ về vấn đề trên, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương cho rằng, sự phát triển của hệ thống chợ đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiêu thụ hàng hoá, góp phần thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và đưa hàng Việt về nông thôn Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý chợ vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế như chất lượng của một số quy hoạch chợ chưa tốt, số lượng chợ tăng nhanh nhưng phân bổ không đều Cùng với đó là chất lượng quy hoạch chợ nông thôn chưa tốt, số lượng chợ tăng nhanh nhưng phân bổ không đều Hệ thống chợ chủ yếu là chợ bán lẻ, đa số chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu (hiện còn khoảng 28% số chợ ở trong tình trạng lều lán, tạm bợ, thậm chí tới 15% chợ phải họp ngoài trời (Đoàn Hải Nam, 2016).

Chợ đầu mối quy mô lớn còn ít (cả nước chỉ có 84 chợ đầu mối, chiếm 0,98% tổng số chợ) Vì vậy, hệ thống chợ chưa tương xứng với vị trí và vai trò của chợ và chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân Tình trạng chợ hoạt động kém hoặc không hiệu quả chiếm 3% ở một số địa phương, trong đó có những chợ được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình 135…

Hai là, Quy hoạch chợ hợp lý, đồng bộ Để phát triển cũng như quy hoạch chợ một cách hợp lý, đồng bộ thì các cấp, các ngành và địa phương cần nghiêm túc nhận thức lại, chủ động rà soát, bảo đảm cơ sở khoa học và thực tế của các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chợ, lựa chọn cơ chế quản lý phù hợp, cân đối các lợi ích giữa chủ đầu tư, tiểu thương, người mua và các mục tiêu kinh tế - xã hội khác (Đoàn Hải Nam, 2016).

Cùng với đó, ông Võ Văn Quyền cho rằng cần coi trọng các yêu cầu thiết kế kỹ thuật, tiêu chuẩn hoá, phát triển các cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chợ theo hướng đồng bộ, tạo thuận lợi và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cả người mua và kẻ bán; khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tiểu thương, hộ gia đình vào chợ kinh doanh đúng chức năng, ngành nghề với chi phí thấp nhất… Chỉ khi đó, chợ mới thực sự là chợ, phát huy được vai trò thiết yếu của chợ cả về vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài, cũng như giải quyết dứt điểm những nghịch lý về chợ dân sinh, tiết kiệm tiền của, đất đai, công sức của nhân dân và xã hội (Đoàn Hải Nam, 2016).

2.2.1.2 Tình hình đầu tư, phát triển chợ tại Thành phố Hà Nội:

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 411 chợ, trong đó số chợ đã phân hạng là 380 chợ, bao gồm 03 chợ đầu mối, 12 chợ hạng 1 chiếm 2,9%, 69 chợ hạng 2 chiếm 16,8%, có 299 chợ hạng 3 chiếm 72,7% Bình quân mỗi quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗi chợ phục vụ khoảng 15.165 người (Sở Công Thương Hà Nội, 2016).

Phân bố mạng lưới chợ ở 10 quận có 103 chợ (25,06%), ở thị xã có 11 chợ (2,68%), các huyện có 297 chợ (72,26%) Bình quân 1 quận nội thành có 10,3 chợ và 1 huyện ngoại thành có khoảng 16,5 chợ Tổng diện tích đất chợ khoảng

1.560.536,2 m 2 Diện tích đất chợ bình quân đầu người là 0,25m 2 /người, chỉ bằng 50% so với chỉ tiêu này của cả nước (Sở Công Thương Hà Nội, 2016). Nhìn chung, số lượng chợ hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các hộ kinh doanh và nhu cầu mua sắm hàng hoá của dân cư, nhất là các hàng hoá thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.

- Về mô hình tổ chức quản lý chợ: Các chợ đã được phân hạng, đều có Ban quản lý chợ trực thuộc UBND quận, huyện hoặc UBND xã, phường, hoặc là tổ quản lý chợ thuộc doanh nghiệp, HTX kinh doanh chợ:

+ Chợ do quận, huyện quản lý có 88 chợ, chiếm khoảng 21%.

+ Chợ do xã, phường, thị trấn quản lý có 236 chợ, chiếm khoảng 58%. + Chợ do doanh nghiệp, HTX quản lý có 87 chợ, chiếm khoảng 21%.

- Về cơ sở hạ tầng: Trong số 411 chợ trên địa bàn Thành phố thì có khoảng

67 chợ kiên cố, chiếm 16,3%; 213 chợ bán kiên cố, chiếm 51,7%; 131 chợ lán tạm, chiếm 32% Tại các quận nội thành và ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm phần lớn chợ đều được xây kiên cố hoặc bán kiên cố Số chợ có lều lán tạm tại một số huyện chiếm tỷ lệ khá cao như huyện Sóc Sơn (chiếm 70%), huyện Ba Vì

(chiếm 65%), huyện Chương Mỹ (chiếm 71%) Có khoảng 80% chợ hạng 3 tại các xã khu vực nông thôn đã xuống cấp nghiêm trọng Một số chợ tại các xã chỉ là những lều lán tạm hoặc tổ chức mua bán tại những bãi đất trống (Sở Công Thương Hà Nội, 2016).

- Về lao động quản lý và kinh doanh trên chợ: Trên địa bàn Thành phố có khoảng 1.800 cán bộ, công nhân viên tham gia quản lý chợ, trong đó có 350 người trong biên chế và 1.445 lao động hợp đồng Có khoảng 74.974 hộ kinh doanh thường xuyên, có đăng ký kinh doanh, trong đó 10 quận nội thành là 24.407 hộ và các huyện ngoại thành là 50.567 hộ (Sở Công Thương Hà Nội, 2016).

- Về đầu tư xây dựng chợ: Việc đầu tư xây dựng chợ truyền thống là hết sức quan trọng Tuy nhiên, theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003, Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ, nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ chủ yếu tập trung cho các chợ khu vực nông thôn Việc xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, đặc biệt là các chợ khu vực nội thành gặp khó khăn do quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu (Sở Công Thương Hà Nội, 2016).

2.2.1.3 Đánh giá chung về quản lý đầu tư phát triển chợ trong nước

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố

Hà Nội có 02 thị trấn và 20 xã.

Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên: phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc Lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường thuỷ trên sông Hồng, sông Đuống Có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại Khu vực nông thôn huyện Gia lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về về địa lý, kinh tế (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của sông Hồng Tuy vậy, địa hình của huyện khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của huyện (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông (UBND huyện Gia Lâm, 2017). Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5 0 C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4 0 C.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ, cao nhất là 1.970 giờ Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272Kcal/m 2 /tháng (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra lạnh và khô Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1 và thường gây ra những thiệt hại cho sản xuất (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng Tuyến sông Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống Vùng Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống.

Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.473 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 423m 2 /người Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.118,5ha chiếm 53,3%, đất phi nông nghiệp có 5.179 ha, chiếm 45,1% Diện tích đất chưa sử dụng còn 175,6ha, chiếm 1,5% (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất Mặt khác dân số ngày càng gia tăng nên diện tích đất ở, đất chuyên dùng đang có xu hướng được mở rộng, tăng dần từ 5.142,7 ha năm 2013 lên 5.179 ha năm 2017 (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Nhìn chung, đất đai của huyện Gia Lâm có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như cam, quýt, ổi, chuối

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017

Diện Cơ Diện Cơ Diện Cơ

Bình tích(ha) cấu(%) tích(ha) cấu(%) tích(ha) cấu(%) quân

Tổng số 11473,0 100,0 11473,0 100,0 11473,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Đất nông nghiệp 6153,4 53,6 6138,5 53,5 6118,5 53,3 99,8 99,7 99,7

-Đất sản xuất nông nghiệp 5861,4 51,1 5847,2 51,0 5829,3 50,8 99,8 99,7 99,7

+Đất trồng cây hàng năm 5670,5 49,4 5656,2 49,3 5638,4 49,1 99,7 99,7 99,7

+Đất trồng cây lâu năm 190,9 1,7 190,9 1,7 190,9 1,7 100,0 100,0 100,0

-Đất lâm nghiệp có rừng 39,2 0,3 39,0 0,3 39,0 0,3 99,6 100,0 99,8

-Đất nuôi trồng thuỷ sản 197,0 1,7 196,5 1,7 196,2 1,7 99,7 99,9 99,8

-Đất nông nghiệp khác 55,9 0,5 55,9 0,5 53,9 0,5 100,0 96,5 98,3 Đất phi nông nghiệp 5142,7 44,8 5158,9 45,0 5179,0 45,1 100,3 100,4 100,4

-Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,8 0,2 23,8 0,2 23,8 0,2 100,0 100,0 100,0

-Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,1 0,8 94,1 0,8 94,1 0,8 100,0 100,0 100,0

-Đất sông suối và mặt nước 1093,6 9,5 1093,6 9,5 1093,6 9,5 100,0 100,0 100,0

-Đất phi nông nghiệp khác 7,6 0,1 9,6 0,1 9,6 0,1 127,4 100,0 113,7 Đất chưa sử dụng 176,9 1,5 175,6 1,5 175,6 1,5 99,3 100,0 99,6

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)

Nước mặt : Gia Lâm có hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và Sông Đuống Đây là hai con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn cung cấp chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm, nguồn nước ngầm của huyện Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày nước thay đổi từ 7,5m – 19,5m, trung bình 12,5m. Chất sắt khá cao từ 5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa lưu vực Sông Hồng Chiều dày chứa nước từ 2,5 – 22,5m, thường gặp ở độ sâu 15-20m Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m – 84,6m, trung bình 42,2m (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm năm 2017, dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2017 là 271.022 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn

2014 – 2017 là 3,4 % Số hộ gia đình là 77.102 hộ Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2017 cơ cấu hộ nông thôn chiếm 86,3% tổng số hộ toàn huyện Tổng số lao động đang trong các ngành kinh tế năm 2017 của huyện là 110.577 người Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 21,6% năm 2015 xuống còn 18,3% năm 2017 Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 41,1% năm 2013 lên 42,2% năm 2017, ngành thương mại dịch vụ tăng từ 36,7% năm 2015 lên 39,1% năm 2017.

Lao động chủ yếu được đào tạo thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hay học nghề ngắn hạn tại cơ sở nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Số lao động hàng năm của huyện tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp,thương mại dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Phương pháp nghiên cứu

• Tiếp cận hệ thống Để hướng đến mục tiêu của đề tài là đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, cần có hướng tiếp cận hệ thống, tập trung đi vào giải quyết tất cả các nhân tố tác động đến quá trình quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ quá trình chuẩn bị đầu tư dự án, lập thẩm định dự án đầu tư đến tiến hành thực hiện dự án, thanh quyết toán đầu tư và đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư phát triển chợ.

• Tiếp cận có sự tham gia

Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm thông qua sự tham gia trong tất cả các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quản lý chợ, các hộ kinh doanh trong chợ, nhà thầu Trong đó, cơ quan quản lý chợ trực tiếp (các công ty, các Hợp tác xã, UBND xã) là đối tượng trung tâm trong công tác quản lý đầu tư phát triển chợ, trực tiếp quản lý đầu tư hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý đầu tư phát triển chợ Kết quả kinh doanh và tác động của việc đầu tư phát triển chợ đối với các hộ tiểu thương là thước đo thể hiện rõ hiệu quả của công tác quản lý đầu tư phát triển chợ Tiếp cận có sự tham gia giúp đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao hơn, sát thực tế hơn.

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1 Nguồn số liệu và phương pháp điều tra chọn mẫu

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập từ 2 nguồn thông tin đã công bố và thông tin mới (thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp).

• Thu thập dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp để làm rõ những nội dung về lý luận, thực tiễn liên quan đến nội dung quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn vừa qua và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đầu tư trong thời gian tới.

Bảng 3.5 Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp

STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập

Cơ sở lý luận, cơ sở Sách báo, mạng internet, các thực tiễn nghiên cứu khoa học.

UBND huyện, các Phòng Kinh tế, Quản lý đô thị, Tài Đặc điểm địa bàn nguyên và Môi trường, Kinh nghiên cứu tế, Chi cục thống kê; các cán bộ chuyên môn liên quan của huyện và các xã, thị trấn

Thu thập t ừ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch

Ban Quản lý dự án, Phòng hoạch, kế hoạch đầu tư

3 phát triển chợ, chính Quản lý đô thị, UBND huyện Gia Lâm, UBND các sách đầu tư phát triển chợ xã của huyện Gia Lâm

Thu thập từ các báo cáo, văn bản liên quan

Ban quản lý dự án, nhà thầu

4 Công tác chuẩn bị đầu thi công, Phòng Quản lý đô tư phát triển chợ thị, Phòng Tài chính Kế hoạch

Thu thập t ừ báo cáo thiết kế kỹ thuật, báo báo dự toán kinh phí

Công tác thực hiện dự

Báo cáo tiến độ, báo án đầu tư phát triển Ban quản lý dự án, nhà thầu cáo kết quả từng giai chợ: tiến độ thi công, thi công, Phòng Quản lý đô đoạn thi công và các chất lượng công trình, thị, Phòng Tài chính Kế báo cáo, văn bản liên an toàn lao động, môi hoạch quan khác trường xung quanh

Công tác nghiệm thu, Phòng Kinh tế, Ban Quản lý Thu thập từ các báo thanh quyết toán các dự dự án, Phòng Quản lý đô cáo nghiệm thu công án đầu tư phát triển thị, Phòng Tài chính Kế trình, báo cáo thanh chợ: khối lượng hoạch , Tài nguyên môi quyết toán chi phí, văn nghiệm thu, giá trị trườ ng, Thanh tra xây dựng, bản liên quan thanh quyết toán Nhà thầu thi công

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

• Thu thập thông tin sơ cấp

Mục tiêu của đề tài là để có một “góc nhìn” khái quát về kết quả và hiệu

- Quản lý quy hoạch xây dựng chợ trên địa bàn

- Quá trình quản lý thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xây mới và cải tạo, nâng cấp chợ;

- Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư, quá trình thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng chợ;

- Ý kiến đánh giá của các tiểu thương tại chợ về hiệu quả quản lý đầu tư chợ;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ;

Qua đó xác định được những mặt tốt, lợi thế mà huyện đã đạt được trong công tác quản lý đầu tư phát triển chợ để tiếp tuc phát huyên Bên cạnh đó, nhìn nhận được những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý quá trình đầu tư xây dựng chợ từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà thầu, thi công đến việc nghiệm thu và đưa công trình vào hoạt động từ đó giúp công tác quản lý được hiệu quả hơn.

Bảng 3.6 Danh sách 9 chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm

STT Tên chợ Địa điểm Loại chợ Hình thức quản lý

1 Chợ Nành Xã Ninh Hiệp 1 HTX Ninh Hiệp

2 Chợ Bún Xã Đa Tốn 3 HTX DV Đa Tốn

3 Chợ Kim Lan Xã Kim Lan 3 HTXDVTH Kim Lan

4 Chợ Vàng Xã Cổ Bi 2 CT TNHH Việt Anh

5 Chợ Sủi Xã Phú Thị 2 CT TNHH Việt Anh

6 Chợ Yên Thường Xã Yên Thường 3 CT KD & ĐT nhà Hà Nội

7 Chợ Văn Đức Xã Văn Đức 3 Ban Quản lý

8 Chợ Giang Cao Xã Bát Tràng 3 Ban Quản lý

9 Chợ Dương Quang Xã Dương

Tổ chức khảo sát điều tra thực địa 9 chợ có sự khác nhau về quy mô và hình thức quản lý.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 90 tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ trên địa bàn huyện và 15 đối tượng là cán bộ công chức đang trực tiếp theo dõi, giám sát và quản lý hoạt động chợ hoặc đang làm việc tại các ban quản lý chợ và một số chuyên gia đã có kinh nghiệm trong quản lý đầu tư phát triển chợ tại huyện Gia Lâm. Điều tra 15 cán bộ quản lý đầu tư các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm: chủ đầu tư, kế toán, nhà thẩm định, cán bộ quản lý các nguồn lực trực tiếp trong quá trình đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn nhằm thu thập các thông tin về quản lý tiến độ thi công, kinh phí và an toàn lao động trong xây dựng.

- Thống kê về số lượng chợ, diện tích, quy mô chợ, hộ kinh doanh trong chợ

- Các dự án xây dựng chợ được triển khai trong giai đoạn 2011 – 2017: tổng vốn, tiến độ, giá trị nghiệm thu, giá trị thanh quyết toán;

- Tình hình sử dụng mặt bằng chợ, các loại mặt hàng và các dịch vụ trong chợ;

- Thống kê về nguồn lực đã được huy động cho quá trình đầu tư, phát triển chợ trên địa bàn Làm rõ vai trò, tác động của từng tác nhân trong hoạt động quản lý đầu tư phát triển chợ, sự phối hợp giữa các tác nhân;

- Quy trình quản lý về thẩm định, phê duyệt, giám sát thực thi các dự án đầu tư;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư, những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại, hạn chế trong quá trình đầu tư phát triển chợ.

3.2.2.3 Phương pháp điều tra Điều tra bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp.

3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phân tích hiện tượng thông qua phân tích mức độ, phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian, phân tích quan hệ các hiện tượng và dự báo sự nâng cao hiệu quả kinh tế của hiện tượng thông qua các bảng biểu, đồ thị Thống kê các nguồn lực huy động trong quá trình đầu tư phát triển chợ, thống kê số lượng, quy mô, chất lượng chợ, kết quả thu hồi vốn sau đầu tư.

So sánh thực trạng quy mô, chất lượng, số lượng chợ trước và sau đầu tư phát triển So sánh chi phí quản lý đầu tư phát triển, hiệu quả quản lý đầu tư phát triển, các nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo chợ.

3.2.3.3 Phương pháp chuyên gia (KIP)

Nhằm thu thập một số thông tin liên quan đến đánh giá và ý kiến của các tiểu thương kinh doanh trong chợ về quản lý đầu tư chợ đến hoạt động kinh doanh trong chợ Nội dung phỏng vấn bao gồm các câu hỏi mở thông qua đó thu nhận được những thông tin xác thực và những vấn đề nổi cộm trong quản lý đầu tư phát triển chợ, thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của người đại diện trong hoạt động quản lý đầu tư phát triển chợ Từ đó, rút ra những nhận xét về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện một cách thiết thực và khách quan.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý đầu tư phát triển chợ

+ Số lượng, chất lượng, hiệu lực của các chủ trương, chính sách, văn bản ban hành có liên quan tới đầu tư phát triển chợ

+ Số lượng, mức độ, chất lượng qui hoạch đầu tư phát triển chợ

+ Lượng vốn đầu tư phát triển chợ bao gồm: Chi phí cho xây dựng, chi phí cho cải tạo, mua sắm trang thiết bị, chi phí quản lý, chi khác.

+ Kết quả, hiệu quả đầu tư phát triển.

3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ

+ Bộ máy quản lý: số lượng cán bộ quản lý, năng lực, trình độ

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

+ Số lượng, mô hình đầu tư phát triển chợ.

+ Mức độ huy động từ các nguồn

+ Nhận thức của người dân và mức độ tham gia trong công tác quản lý.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố Hà Nội

4.1.1 Khái quát đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian qua

Quá trình phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa của mỗi quốc gia, vùng miền, địa phương không thể thiếu vai trò của mạng lưới chợ, việc đầu tư và phát triển mạng lưới chợ góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hóa và cung cấp ngày càng đầy đủ vật tư, hàng tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.

Bảng 4.1 Tình hình phân bổ chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm tính đến năm

TT Chi tiêu Số chợ Dân số Dân số BQ một chợ Địa bàn (chợ) (người) (người/1 chợ)

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm (2017)

Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho nhu cầu về trao đổi, mua bán hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện tăng nhanh Ngoài ra, công tác đầu tư phát triển chợ trên địa bàn hiện nay đang thu hút được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, vì thế số lượng chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm tăng lên nhanh chóng Tính đến năm

2017, trên địa bàn huyện hiện có 31 chợ đang hoạt động (không kể 02 chợ đã duyệt đầu tư nhưng chưa triển khai xây dựng là Chợ Lệ Chi và chợ tạm Xuân Dục) và đã tăng thêm 11 chợ so với năm 2011 là 20 chợ.

Từ bảng 4.1 cho ta thấy, mạng lưới chợ phân bổ trên địa bàn huyện không đồng đều giữa các xã, thị trấn Xã Ninh Hiệp là xã có số lượng chợ chiếm cao nhất trên địa bàn huyện Gia Lâm với 6 chợ trong đó có chợ Nành là chợ chuyên doanh vải loại 1 có quy mô rất lớn, sau đó là đến xã Yên Thường với 4 chợ, còn

Xã Dương Quang, thị trấn Trâu Quỳ, Bát Tràng là các xã có 2 chợ trên địa bàn, các xã, thị trấn còn lại đều có 1 chợ Sở dĩ có sự phân bố không đồng đều này là do quy mô về diện tích, dân số của từng vùng và tốc độ phát triển khác nhau giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nếu tính số người trên một chợ thì các khu vực đông dân và phát triển kinh tế như Ninh Hiệp, Yên Thường, thị trấn Trâu Quỳ lại có lượng người trên một chợ ít hơn nhiều so với các xã chỉ có một chợ. Nguyên nhân của vấn đề này là do lượng chợ cóc, chợ tạm quy mô nhỏ đang hoạt động trên địa bàn nhiều, thói quen mua bán của nguời dân ở đây vẫn theo lối mua bán truyền thống là ra các chợ gần nhà, chợ quen, chợ không cần gửi xe Đồng thời tốc độ phát triển kinh tế của các xã còn chậm, UBND các xã này còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp chợ. a, Quy hoạch xây mới và cải tạo nâng cấp chợ

Tính đến năm 2017, trên địa bàn huyện có 11 chợ đầu tư xây dựng mới với tổng vốn đầu tư 113,614 tỷ đồng; trong đó ngân sách cấp 24,545 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, hợp tác xã là 89,069 tỷ đồng Cụ thể:

- Chợ Trùng Quán xã Yên Thường là chợ loại 2 với diện tích 8.900 m 2 , chủ đầu tư là HTX thương mại Việt Phương và được đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng

- Chợ Cậy xã Kiêu Kỵ có diện tích 1.618 m 2 , chủ đầu tư là HTX Việt Phương, tổng vốn đầu tư 7,447 tỷ đồng, chợ thuộc loại 3.

- Chợ dân sinh xã Đình Xuyên là chợ loại 3 với diện tích 1.360 m 2 , chủ đầu tư là Công ty TNHH Xử lý nước và môi trường Hà Nội, tổng vốn đầu tư 3,150 tỷ đồng;

- Chợ dân sinh xã Đông Dư với diện tích 2.913 m 2 , tổng vốn đầu tư 770 triệu đồng; do HTX dịch vụ tổng hợp Đông Dư quản lý khai thác đưa vào hoạt động năm 2007 và là chợ loại 3.

- Chợ dân sinh thôn 9 xã Ninh Hiệp có diện tích lên đến 6000 m 2 , tổng vốn đầu tư 5,739 tỷ đồng và chủ đầu tư là công ty TNHH Tân Hùng Minh đã được hoàn thành và chợ thuộc loại 3.

- Chợ dân sinh xã Yên Viên có diện tích 2.500 m 2 , tổng mức đầu tư 3,446 tỷ đồng vốn ngân sách cấp, đây là chợ loại 3 do UBND xã Yên Viên quản lý.

- Chợ Sủi xã Phú Thị là chợ loại 2 được đầu tư xây dựng bởi Công ty

TNHH Việt Anh đầu tư xây dựng với quy mô lớn có diện tích là 4.800 m 2 , với tổng mức đầu tư lên đến 54 tỷ đồng.

- Chợ Văn Đức xã Văn Đức được hoàn thiện năm 2014 với tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 14,3 tỷ đồng và diện tích chợ 4.205 m2, chợ thuộc loại 3.

- Chợ thôn 5 xã Ninh Hiệp do UBND xã Ninh Hiệp quản lý với diện tích

700 m 2 , được người dân đóng góp xây dựng với mức đầu tư là 2 tỷ đồng, chợ thuộc loại 3, chợ được đưa vào hoạt động năm 2011.

- Đối với các chợ chuyển đổi theo kế hoạch trên địa bàn huyện theo Quyết định số 6095/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2015.

+ Chợ dân sinh xã Trung Mầu: diện tích 2.171 m 2 , giai đoạn I đầu tư 2,3 tỷ đồng vốn ngân sách, gồm các hạng mục: san lấp mặt bằng chợ, xây dựng nhà quản lý, hệ thống thoát nước, cổng, tường rào, đã hoàn thiện dự án đầu tư giai đoạn 2 với kinh phí khoảng 2,466 tỷ đồng vốn ngân sách huyện cấp; chợ xếp hạng 3; hiện đang lựa chọn đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ để đưa vào sử dụng.

+ Chợ dân sinh xã Dương Quang diện tích 2.574 m 2 , hiện nay đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đang hướng dẫn UBND xã lựa chọn đơn vị có đủ năng lực vào khai thác, quản lý, kinh phí đầu tư chợ là 2,996 tỷ đồng.

Tổng số vốn cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn huyện thời gian qua là

12,757 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách 6,27 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và hợp tác xã là 6,487 tỷ đồng Cụ thể:

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện

4.2.1 Các chính sách và quy định của Nhà nước, địa phương về quản lý đầu tư phát triển chợ

Nhà nước gây tác động đến hiệu quả đầu tư phát triển mạng lưới chợ thông qua các chính sách và quy định quản lý mạng lưới chợ Việc áp dụng hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện những yêu cầu quản lý phát triển mạng lưới chợ sẽ làm thay đổi những cơ sở ra quyết định, điều kiện thực hiện đầu tư và khả năng khai thác năng lực phục vụ của mạng lưới chợ đã được đầu tư.

Những tác động của Nhà nước đến cơ sở ra quyết định, điều kiện thực hiện đầu tư của các chủ thể đầu tư vào mạng lưới chợ bao gồm:

- Chính sách sử dụng đất chợ

- Các quy định về thủ tục đầu tư, quy mô tối thiểu, tối đa của các hạng mục đầu tư;

- Các chính sách sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư chợ;

- Các chính sách, quy định của Nhà nước có liên quan khác, như chính sách tín dụng, chính sách kiểm soát giá, nhất là đối với các mặt hàng vật tư, nguyên liệu…

Những tác động của Nhà nước đến khả năng khai thác năng lực phục vụ của mạng lưới chợ được đầu tư bao gồm:

- Các quy định về điều kiện gia nhập và rút lui kinh doanh tại các chợ đối với các hộ, các đơn vị kinh doanh;

- Các chính sách thuế đối với các hộ, các cơ sở kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tại các chợ;

- Các chính sách quản lý giá cả, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, qui định điều kiện kinh doanh các mặt hàng và các chính sách quản lý lưu thông hàng hoá khác;

- Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý chợ, phát triển mạng lưới thông tin thị trường, áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại và phát triển các dịch vụ của chợ ;

- Các biện pháp cưỡng chế, giải toả đối với chợ tự phát và các hoạt động mua bán tràn lan không đúng nơi quy định.

Hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm, việc áp dụng các chính sách về quản lý đầu tư phát triển chợ vẫn còn nhiều hạn chế Huyện chưa có phòng ban nào phụ trách việc nghiên cứu, áp dụng các chính sách và quy định của nhà nước, của thành phố Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển chợ, quá trình phê duyệt các quy hoạch đầu tư phát triển chợ mất nhiều thời gian, nhiều thủ tục phức tạp Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chưa chuyên sâu các chính sách, các văn bản quy định của nhà nước sẽ dẫn đến hiểu sai vấn đề từ đó việc thực thi cách chính sách sẽ bị sai lệch, tiêu biểu như dự án đầu tư xây dựng chợ thôn Cổ Giang xã Lệ Chi Chợ này được xây dựng phục vụ dân sinh trên địa bàn xã Lệ Chi, tuy nhiên việc hiểu sai về các quy định trong xây dựng chợ của thành phố Hà Nội đã làm cho dự án xây dựng chợ bị đình chỉ, lỗi do các ki ốt trong chợ được xây là trái thẩm quyền và đang được yêu cầu thanh tra xây dựng kiểm tra.

4.2.2 Mô hình quản lý đầu tư phát triển và năng lực của các nhà đầu tư

Mô hình quản lý đầu tư phát triển chợ tác động nhiều đến kết quả quả lý đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm Đối với mỗi mô hình đầu tư khác nhau thì đem lại những kết quả khác nhau và luôn tồn tại những điểm mạnh, điểm yếu Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay có ba hình thức quản lý chợ là doanh nghiệp, hợp tác xã và ban quản lý, đối với hình thức quản lý theo doanh nghiệp và hợp tác xã thì giúp giảm nguồn vốn của nhà nước vào các dự án xây dựng chợ, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách các xã, thị trấn Tuy nhiên không phải xã, thị trấn nào cũng thu hút được vốn đầu tư từ doanh nghiệp và hợp tác xã vì vậy vẫn tồn tại các chợ được đầu tư chủ yếu bằng vốn ngân sách nhà nước Việc đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp chợ bằng vốn xã hội hóa đã và đang đem lại hiệu quả lớn, UBND huyện đang nỗ lực chuyển đổi các chợ trên địa bàn huyện theo hướng này nhằm phát triển mạng lưới chợ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tiêu biểu trong số đó là các chợ ở thôn 2, thôn 5, thôn7, thôn 9 xã Ninh Hiệp được xây dựng bằng vốn xã hội hóa với tỷ lệ số hộ kinh doanh trong chợ chiếm trên 90%, chợ kinh doanh hiệu quả, đầu tư hệ thống PCCC theo đúng quy định; bố trí gian hàng hợp lý phục vụ tốt nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa của người dân,

Năng lực của nhà đầu tư rất quan trọng trong quá trình thực hiện dự án và được ban quản lý kiểm tra, rà soát trong quá trình lựa chọn nhà thầu Các nhà đầu tư nói chung khi đưa ra quyết định đầu tư luôn mong muốn và nỗ lực để thu được hiệu quả tài chính cao Tuy nhiên, nhiều khi các nhà đầu tư vẫn gặp phải những tổn thất do nguyên nhân chủ quan gây ra Việc lựa chọn được nhà thầu có năng lực giúp việc quản lý quá trình đầu tư dễ dàng hơn, hiệu quả đầu tư xây dựng chợ sẽ cao hơn Đối với nhà thầu yếu kém sẽ gây ra nhiều tổn thất và làm giảm hiệu quả đầu tư bao gồm:

- Công tác quản lý đầu tư thiếu chặt chẽ, gây lãng phí và làm tăng chi phí đầu tư;

- Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng và các chợ cụ thể chưa được cân nhắc cẩn thận làm giảm khả năng hoạt động của chính cơ sở vật chất – kỹ thuật được đầu tư xây dựng;

- Quyết định về quy mô đầu tư chưa được dự tính đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường, xu hướng lưu thông hàng hoá, dẫn đến tình trạng hoặc là dư thừa công suất, hoặc là quá tải làm cho công trình nhanh xuống cấp;

- Những hạn chế của các nhà đầu tư về khả năng huy động và thực hiện vốn đầu tư xây dựng chợ để đạt được quy mô, các điều kiện hoạt động cần thiết đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận; Đối với các chợ, việc xác định giá bán hay cho thuê diện tích kinh doanh,các chính sách thu hút lực lượng tham gia kinh doanh tại chợ, các chính sách tổ chức và cung ứng dịch vụ phục vụ kinh doanh sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và hiệu quả đầu tư xây dựng chợ.

4.2.3 Điều kiện về nguồn lực huy động cho quá trình quản lý đầu tư phát triển chợ Để việc đầu tư xây dựng các dự án diễn ra thì cần phải có các nguồn lực như vốn, đất đai, lao động các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm khiến một số dự án đầu tư xây dựng chợ vẫn chưa được phê duyệt cũng như đưa vào thực hiện Tiêu biểu như dự án xây dựng chợ Cống Thôn thuộc xã Yên Viên vẫn chưa đực tiến hành vì một phần đất dự định dành cho xây chợ lại nằm trong quy hoạch mở rộng đường giao thông, chợ dân sinh thôn Dương Đình xã Dương Xá thì nằm vào đất quy hoạch khu nông thôn mới, chợ Lệ Chi và chợ Chi Đông thì đang chờ nguồn vốn đầu tư để triển khai xây dựng Chợ cổng trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam xuống cấp nghiêm trọng, nhỏ hẹp, không đáp ứng đủ nhu cầu nhân dân, quá tải, kinh doanh trên lòng đường gây ảnh hưởng lớn đến giao thông, phương tiện đi lại và cảnh quan khu vực trung tâm thị trấn Trâu Quỳ Tuy nhiên, việc di dờ chợ của UBND thị trấn Trâu Quỳ gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất được vị trí đất thuộc Học Viện Chính vì vậy, điều kiện về nguồn lực huy động cho quá trình quản lý đầu tư phát triển chợ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm.

4.2.4 Nhận thức và vai trò của người dân trong quản lý đầu tư phát triển chợ

Nhận thức tốt và tham gia đóng góp của người dân trong các hoạt động xây mới, cải tạo nâng cấp chợ trên địa bàn huyện sẽ giúp việc quản lý đầu tư phát triển chợ diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao Người dân trên các địa bàn xây dựng chợ tham gia vào kiểm tra, giám sát quá trình thi công xây dựng chợ, giám sát quá trình đưa chợ vào hoạt động, luôn có những phản ánh kịp thời đến những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động của chợ với ban quản lý Ban quản lý sẽ tiếp thu và cải thiện nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm Cần tuyên truyền rộng rãi việc xây dựng mạng lưới chợ để người dân tham gia vào quá trình đóng góp nguồn lực và tham gia kiểm tra giám sát các nhà thầu thi công.

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt mua bán hàng hóa của người dân ở một số khu vực chưa phát triển, vẫn còn thích mua bán tại các chợ cóc, chợ tạm, các sạp hàng ven đường dẫn đến việc tiểu thương ở một số chợ mới xây dựng phải dừng bán hàng hoặc chuyển về bán tại các chợ cóc, chợ tạm cũ vì không có khách hàng vào mua Bên cạnh đó, một số người dân có các sản phẩm của gia đình không tiêu dùng hết đã mang ra chợ bày bán tràn lan bên lề đường làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị vào gây ách tắc giao thông, tiêu biểu như chợ cổng trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam luôn luôn ách tắc giao thông do người dân dừng đỗ để mua hàng hóa và do người dân bày bán sản phẩm của mình tràn lan ngoài đường.

4.2.5 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

Các điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí được lựa chọn để xây dựng chợ trên địa bàn huyện Các điều kiện tự nhiên, xã hội tham gia vào việc xác định vị trí không gian hay địa điểm cụ thể của chợ như: địa hình, vị trí địa lý bảo đảm sự thuận tiện về giao thông, về nguồn cung cấp và thị trường tiêu thụ sản phẩm Do đó, điều kiện tự nhiên, xã hội không chỉ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây chợ, mà còn ảnh hưởng đến những lợi ích của chủ thể đầu tư, của nhà kinh doanh, của người tham gia trao đổi mua bán hàng hóa trong chợ cũng như của cả cộng đồng xã hội.

Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm 92 1 Căn cứ đề xuất giải pháp

4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

• Căn cứ vào các văn bản quy định:

- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2016 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

- Căn cứ Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương về phát triển và quản lý chợ.

- Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND thành phố

Hà Nội về việc ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND thành phố

Hà Nội ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố

Hà Nội quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Nghị quyết Đại Hội lần thứ XXI Đảng bộ huyện Gia Lâm;

Dựa vào các nghị định, quyết định, thông tư về đầu tư phát triển chợ của Chính phủ, Thành phố Hà Nội và các văn bản quy định về đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm từ đó, làm căn cứ để đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển chợ.

• Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả;

Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 17% trở lên; Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân;

Tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; giữ vững quốc phòng - an ninh; tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân.

Tăng cường công tác trực sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh các hoạt động tấn công trấn áp tội phạm; đảm bảo an ninh trật tự;

4.3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.3.2.1 Hoàn thiện các chính sách trong quản lý đầu tư phát triển chợ

Cần tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ xung quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại trong đó có mạng lưới chợ; có chính sách cụ thể khuyến khích ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ Phát triển mạng lưới chợ trên cơ sở đầu tư cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có Đồng thời điều chỉnh một số chợ nhằm phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, phong tục tập quán…Phát triển chợ theo hướng văn minh, hiện đại tạo điều kiện mua bán thuận tiện và là công trình mang ý nghĩa phúc lợi công cộng cho mọi tầng lớp dân cư đến chợ Đồng thời đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý chợ cho các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, quản lý, khai thác kinh doanh chợ theo lộ trình của của Chính phủ Từ đó đưa ra được những chiến lược quy hoạch chợ phù hợp với từng vùng, từng xã với điều kiện đất đai, nguồn vốn của huyện Gia Lâm, hoàn thiện các chính sách về quy hoạch xây dựng chợ giúp công tác quản lý đầu tư phát triển chợ thuận lợi và đạt nhiều kết quả tốt.

UBND huyện Gia Lâm cần thành lập một phòng ban chuyên tập trung về xây dựng, quản lý các chiến lược quy hoạch đầu tư phát triển chợ để giúp việc quy hoạch chợ phù hợp với từng khu vực trên địa bàn huyện, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của Huyện trong các giai đoạn khác nhau, từ đó nâng cao chất lượng quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm. Đối với chợ hạng 1, tập trung phát triển tại các khu vực đông dân cư, trung tâm phát triển của huyện để đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng thông thường của người dân, vừa làm hạt nhân chi phối, chủ đạo đối với mạng lưới chợ dân sinh bán lẻ trên địa bàn Định hướng phát triển mạng lưới chợ hạng 2 để bán lẻ tại những thị trường tập trung quy mô nhỏ và vừa, trọng yếu là mạng lưới chọ trung tâm huyện như Cổ

Bi, Phú Thị Với chợ hạng 3 phát triển rộng rãi tại cấp xã để phục vụ trao đổi, mua bán hàng hóa sản xuất và đời sống hàng ngày của người dân.

Ngân sách của huyện Gia Lâm cần phải bố trí thích hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, thiệt hại, xây dựng hạ tầng giao thông, điện nước… tập trung hỗ trợ các chợ đầu mối, chợ trung tâm huyện, chợ hạng 2, hạng 3 ở vùng nông thôn, miền núi, nhất là địa bàn khó khăn Tạo môi trường thuận lợi cho các hộ thực thi chiến lược mở rộng kinh doanh; tạo điều kiện cho tiểu thương phát triển liên kết dọc và ngang, tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho tiểu thương

4.3.2.2 Quy hoạch tổng thể phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Cần nghiên cứu, thực hiện quy hoạch mạng lưới chợ theo hướng phát triển lâu dài, bền vững Đối với các khu trung tâm đông dân cư, trình độ dân trí cao (như Đặng Xá, Trâu Quỳ…) cần tập trung đầu tư chợ có quy mô lớn, hướng đến chuyển đổi chợ sang hình thành các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân; đối với các vùng nông thôn, dân cư thưa thớt, thói quen mua bán hàng hóa ít thay đổi thì tiến hành quy hoạch, đầu tư xây dựng các chợ loại 3, chợ nhỏ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân quanh khu vực đó; tiến hành đầu tư phát triển chợ bày bán hàng hóa của các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch nhằm quảng bá các sản phẩm đặc trưng của huyện ra bên ngoài như chợ gốm sứ Bát Tràng Cần có các quy hoạch chợ kết hợp với các làng trồng rau sạch như Văn Đức, Kim Lan để hình thành các chợ nông sản sạch, nguồn gốc rõ ràng cung ứng ra thị trường Để có một quy hoạch phù hợp, có tính thực tiễn cao thì cần phải có các khảo sát chuyên sâu vè nhu cầu xây dựng chợ của người dân quanh khu vực cần xây dựng, các nguồn lực, điều kiện tự nhiên sẵn có để tiến hành đầu tư xây dựng, từ đó các công trình, dự án khi đưa vào vận hành mới đạt hiệu quả cao.

4.3.2.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thanh tra, giám sát các dự án đầu tư phát triền chợ Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu có năng lực, UBND huyện cần tiếp tục kiện toàn bộ máy cán bộ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức quản lý cho đối ngũ cán bộ tại các ban quản lý chợ (các doanh nghiệp, tổ hợp tác …) đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia phối hợp thẩm định dự án Công bố công khai nội dung về ngành nghề được ưu tiên đầu tư của các vị trí quy hoạch để các nhà đầu tư chủ động trong khảo sát xúc tiến, lập dự án đầu tư. Đề nghị Ban quản lý dự án huyện có hướng dẫn thống nhất các tiêu chí và yêu cầu từng nội dung cụ thể của dự án để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của dự án, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đẩy nhanh thời gian thẩm định đúng theo yêu cầu cải cách hành chính.

4.3.2.4 Nâng cao chất lượng thực hiện các dự án đầu tư phát triển chợ

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thi công các công trình xây dựng chợ của các nhà thầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đa dạng nguồn vốn đầu tư phát triển chợ, từng bước giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị quản lý chợ tự cân đối, tự hạch toán thu chi, tự chịu trách nhiệm về tài chính, gắn với hiệu quả hoạt động và quản lý theo pháp luật. Chính quyền chỉ hỗ trợ đầu tư đối với các chợ đầu mối, chợ vùng đặc biệt khó khăn, chợ biên giới; việc bố trí vốn cần bố trí tập trung, tránh dàn trải Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ với phương châm xã hội hóa và tham gia quản lý chợ.

4.3.2.5 Nâng cao nhận thức của người dân về quản lý đầu tư phát triển chợ

Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các tiểu thương tại chợ về tầm quan trọng của công tác phòng chống chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại chợ Hàng năm, ban quản lý các chợ tiến hành tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng, hỗ trợ các tiểu thương tiếp cận và xây dựng phong cách bán hàng chuyên nghiệp, hiện đại.

Xem xét, phê duyệt phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh tại chợ do các đơn vị kinh doanh khai thác chợ đề xuất Đồng thời có quy định cụ thể đối với việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý địa điểm kinh doanh tại chợ phù hợp với tính chất của từng loại chợ; có quyết định giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh khai thác chơ đối với chợ do Nhà nước đầu tư hoặc do nhà nước hỗ trợ đầu tư.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại chợ đặc biệt là các chợ đầu mối, chợ vùng trung tâm nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm về kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa niêm yết giá bán và bán theo giá niêm yết… đảm bảo kinh doanh tại chợ tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 (Trang 44)
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm (Trang 51)
Bảng 3.4. GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.4. GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) (Trang 53)
Bảng 3.5. Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.5. Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp (Trang 56)
Bảng 3.6. Danh sách 9 chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.6. Danh sách 9 chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 58)
Bảng 4.1. Tình hình phân bổ chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm tính đến năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.1. Tình hình phân bổ chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm tính đến năm 2017 (Trang 61)
Bảng 4.2. Phân loại các chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.2. Phân loại các chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm (Trang 65)
Bảng 4.3. Hình thức quản lý của các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm Diện Số tiểu - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.3. Hình thức quản lý của các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm Diện Số tiểu (Trang 67)
Bảng 4.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2011–2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2011–2017 (Trang 72)
Đồ thị 4.1. Tình hình thực hiện công trình đầu tư xây dựng chợ qua các năm trên địa bàn huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
th ị 4.1. Tình hình thực hiện công trình đầu tư xây dựng chợ qua các năm trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 75)
Bảng 4.5. Kết quả phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chợ, giai đoạn 2011 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.5. Kết quả phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chợ, giai đoạn 2011 – 2017 (Trang 78)
Sơ đồ 4.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng chợ trên - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Sơ đồ 4.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng chợ trên (Trang 82)
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2011 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2011 - 2017 (Trang 84)
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng chợ, giai đoạn 2011 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng chợ, giai đoạn 2011 – 2017 (Trang 89)
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả tiến độ thực hiện các dự án xây dựng , nâng cấp chợ, giai đoạn 2011 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả tiến độ thực hiện các dự án xây dựng , nâng cấp chợ, giai đoạn 2011 - 2017 (Trang 92)
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả nghiệm thu, thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ giai đoạn 2011 -2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả nghiệm thu, thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ giai đoạn 2011 -2017 (Trang 95)
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả sử dụng mặt bằng kinh doanh của các chợ khảo sát - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả sử dụng mặt bằng kinh doanh của các chợ khảo sát (Trang 103)
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá bố trí mặt bằng, ngành hàng của các chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá bố trí mặt bằng, ngành hàng của các chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 104)
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá vệ sinh, an toàn thực phẩm của các chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá vệ sinh, an toàn thực phẩm của các chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 107)
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá về an ninh trật tự của các chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá về an ninh trật tự của các chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 111)
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN 1. Xác định quy mô đầu tư chợ: - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
1. Xác định quy mô đầu tư chợ: (Trang 151)
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG LẠI, CẢI TẠO, NÂNG CẤP CHỢ - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG LẠI, CẢI TẠO, NÂNG CẤP CHỢ (Trang 153)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w