1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

123 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chi Ngân Sách Xã Trên Địa Bàn Huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Cao Thị Bích Nguyệt
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Quang Trung
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 689,78 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận văn (17)
      • 1.4.1. Về lý luận (17)
      • 1.4.2. Về thực tiễn (17)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách xã (18)
      • 2.1.1. Các vấn đề chung về ngân sách nhà nước (18)
      • 2.1.2. Lý luận về quản lý chi ngân sách xã (24)
      • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách xã (34)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã (37)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại một số địa phương trong nước (37)
      • 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách xã cho huyện Gia Lâm (42)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (44)
    • 3.1. Giới thiệu chung về huyện gia lâm, thành phố hà nội (44)
      • 3.1.1. Vị trí địa lý (44)
      • 3.1.2. Tình hình sử dụng đất (45)
      • 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội (48)
      • 3.1.4. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Gia Lâm (51)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (54)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (56)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (57)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích (58)
      • 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích (58)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (59)
    • 4.1. Hệ thống tổ chức quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm (59)
      • 4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã (59)
      • 4.1.2. Tình hình thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Gia Lâm 45 4.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 52 4.2.1. Lập dự toán ngân sách xã (62)
      • 4.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách xã (81)
      • 4.2.3. Quyết toán chi ngân sách xã (89)
      • 4.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách xã (92)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 72 1. Tổ chức bộ máy quản lý (94)
      • 4.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý tài chính (96)
      • 4.3.3. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý sử dụng nguồn lực tài chính 74 4.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm 76 4.4.1. Định hướng chung (96)
      • 4.4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới 77 Phần 5. Kết luận và kiến nghị (100)
    • 5.1. Kết luận (110)
    • 5.2. Kiến nghị (111)
      • 5.2.1. Đối với Nhà nước và Bộ Tài chính (111)
      • 5.2.2. Đối với thành phố Hà Nội (111)
      • 5.2.3. Đối với UBND huyện Gia Lâm (111)
  • Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................. 89 (112)
  • Phụ lục ...................................................................................................................................................... 97 (114)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách xã

2.1.1 Các vấn đề chung về ngân sách nhà nước

2.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

Theo các văn bản pháp luật đang sử dụng, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngân sách nhà nước phản ánh được nội dung cơ bản của ngân sách, quá trình chấp hành ngân sách đồng thời thể hiện được tính pháp lý của ngân sách, thể hiện quyền chủ sở hữu của NSNN, thể hiện vị trí, vai trò, chức năng của NSNN (Quốc hội, 2015).

Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu, chi là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quĩ tiền tệ tập trung của NN, phát sinh khi nhà nước tham gia vào quá trình phân phối các nguồn tài nguyên chính quốc gia.

Dưới giác độ pháp lý, ngân sách được luật hoá cả hình thức lẫn nội dung; trình tự và biện pháp thu, chi NSNN là sự thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực ngân sách.

Dưới giác độ chuyên môn, nghiệp vụ, NSNN là toàn bộ các khoản thu - chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm theo qui trình bao gồm cả khâu dự toán (kể cả khâu chuẩn bị, thảo luận, quyết định phê chuẩn, chấp hành quyết toán NSNN).

Xét trên khía cạnh vĩ mô, NSNN là một công cụ sắc bén nhất để nhà nước thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình tác động vào nền kinh tế.

2.1.1.2 Khái niệm về quản lý ngân sách

Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định Nội dung trọng yếu của quản lý tài chính quốc gia, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế -

Xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại (Phạm Thị Thanh Thuỷ, 2015).

Từ khái niệm trên ta có thể hiểu Quản lý ngân sách xã hướng vào quản lý thu, chi của các quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chương trình, dự án đầu tư XDCB, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của đơn vị Quản lý ngân sách xã đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động quản lý tài chính của đơn vị Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chính sách chiến lược của từng đơn vị Tuy nhiên, khác với quản lý doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, mục tiêu của quản lý ngân sách xã không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của địa phương là chủ yếu cho nên quản lý quản lý ngân sách xã là quản lý sử dụng có hiệu quả, đúng định hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2.1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước a Vai trò của một ngân sách tiêu dùng

Theo Đặng Văn Du (2010), NSNN đảm bảo hay duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy NN, thể hiện ở các khía cạnh sau:

- NSNN đảm bảo tài chính cho bộ máy nhà nước bằng các cách khai thác, huy động các nguồn lực tài chính từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, dưới các hình thức bắt buộc hay tự nguyện Trong đó quan trọng nhất vẫn là nguồn thu từ thuế, việc khai thác tập trung các nguồn tài chính này phải được tính toán sao cho đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu của nhà nước với doanh nghiệp và dân cư, giữa tiêu dùng và tiết kiệm…

- Từ các nguồn tài chính tập trung được, nhà nước tiến hành phân phối các nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước theo tỉ lệ hợp lý nhằm vừa đảm bảo duy trì hoạt động và sức mạnh của bộ máy NN, vừa đảm bảo thực hiện chức năng kinh tế xã hội của nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

- Kiểm tra, giám sát việc phân phối và sử dụng các nguồn tài chính từNSNN đảm bảo việc phân phối và sử dụng được tiến hành hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. b.Vai trò của ngân sách phát triển

Cũng theo Đặng Văn Du (2010), NSNN đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước Thông qua NSNN, nhà nước định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo các định hướng của NN, cả về cơ cấu vùng, cơ cấu ngành Nhà nước sử dụng ngân sách để đầu tư cho kết cấu hạ tầng - lĩnh vực mà tư nhân sẽ không muốn tham gia hoặc không thể tham gia Nó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư Bằng nguồn chi NSNN hàng năm, tạo lập các quĩ dự trữ về hàng hoá và tài chính, trong trường hợp thị trường biến động, giá cả tăng quá cao hoặc xuống quá thấp, nhờ vào lực lượng dự trữ hàng hoá và tiền, nhà nước có thể điều hoà cung cầu hàng hoá để ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất.

Nhà nước cũng có thể chống lạm phát bằng việc cắt giảm chi ngân sáchnhà nước tăng thuế tiêu dùng, khống chế cầu, giảm thuế đầu tư để khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường cung Sử dụng các công cụ vay nợ như công trái, tín phiếu kho bạc… để hút bớt lượng tiền mặt trong lưu thông nhằm giảm sức ép về giá cả và bù đắp thâm hụt ngân sách.

2.1.1.4 Những nguyên tắc cơ bản quản lý ngân sách NN

Theo Bùi Quốc Thiện (2013), nguyên tắc cơ bản quản lý Ngân sách nhà nước gồm những nguyên tắc sau: a Nguyên tắc thống nhất

Theo nguyên tắc này, mọi khoản thu, chi của một cấp hành chính đưa vào một kế hoạch ngân sách thống nhất Thống nhất quản lý chính là việc tuân thủ một khuôn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán, xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo có hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu. b Nguyên tắc dân chủ

Một chính sách tốt là một ngân sách phản ánh lợi ích của các tầng lớp, các bộ phận, các cộng đồng người trong các chính sách, hoạt động thu, chi ngân sách.

Sự tham gia của xã hội, công chúng được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành đến quyết toán ngân sách, thể hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý ngân sách Sự tham gia của người dân sẽ làm cho ngân sách minh bạch hơn, các thông tin ngân sách trung thực, chính xác hơn.

Cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại một số địa phương trong nước 2.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh

Thái Bình Ðể thu được thuế xây dựng cơ bản vãng lai trên địa bàn huyện và điều tiết theo đúng địa bàn phát sinh, liên ngành Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nước,Phòng Công thương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuế ở lĩnh vực này thu về ngân sách nhà nước cũng đạt cao nhất từ trước tới nay Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh cũng mang lại con số cao nhất từ trước tới nay cho NSX Các khoản thu

NSX từ trước bạ chuyển nhượng, phí lệ phí, tiền thuê đất, thu biện pháp tài chính, ngay từ đầu năm huyện đã tập trung chỉ đạo các xã nên số thu cao, tỷ lệ vượt dự toán, góp phần quan trọng vào tổng thu ngân sách nhà nước cấp huyện,

35 xã, thị trấn năm 2016 đạt hơn 349 tỷ đồng Trừ nguồn thu lớn nhất là trợ cấp ngân sách từ trên đưa về, các xã đều cố gắng tạo nguồn, quản lý và khai thác triệt để nguồn thu, nên cũng đạt ở mức cao.

Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi ngân sách nhà nước ở cả 2 cấp huyện và xã) đều vượt kế hoạch Tiền Hải tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 237.600 triệu đồng Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhưng yêu cầu chuyển thanh toán sang liên độ tài chính năm 2017 Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán.

Nguyên nhân thu, chi nhà nước năm 2016 có kết quả nêu trên được huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh giao, năm 2016 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động Ngoài ra, công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo Huyện còn cung cấp phần mềm quản lý NSX để cán bộ Tài chính kế toán xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu NSX Kho bạc nhà nước huyện thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ Tài chính kế toán các xã.

Năm 2016, Tiền Hải xây dựng dự toán thu NSNN cả năm 620.697 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện 387.739 triệu đồng; ngân sách xã 232.958 triệu đồng) Tổng chi NSNN huyện 620.697 triệu đồng (trong đó chi ngân sách nhà nước huyện 387.739 triệu đồng, còn lại là ngân sách xã) Khó khăn cho công tác thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 ở chỗ: ngành nông nghiệp đang chịu biến đổi khí hậu khó lường; ngành Công nghiệp - Dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu chưa thoát hẳn; kinh tế biển cũng lắm rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc dẫn tới nhiều chủ vây, chủ đầm lưỡng lự đầu tư… làm các phát sinh về thuế thấp; năng lực quản lý cán bộ tài chính xã không đồng đều (UBND huyện Tiền Hải, 2017). Ðể hoàn thành dự toán thu chi NSNN, đặc biệt là NSX năm 2016, Tiền Hải đã xây dựng nhiều giải pháp thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vựcthuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh Trong thời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các nguồn thus, đặc biệt chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vãng lai, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Luật quản lý thuế được áp dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính Trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chương trình mục tiêu) UBND các xã tục rà soát, phân loại, sắp xếp phê các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên.

Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSX trên lĩnh vực xây dựng cơ bản Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi hỗ trợ NSX như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương.

2.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Tại huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương, tình hình ngân sách xã trong huyện đã có những bước tiến đáng kể và thực hiện được vai trò của mình đối với chính quyền cơ sở và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Qua đánh giá kết quả về cân đối thu chi ngân sách Nhà nước (NSNN) những năm qua tại huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương cho thấy những thành công đáng khích lệ Từ chỗ NSNN chỉ đảm bảo được chi cho tiêu dùng (chi thường xuyên) đến nay huyện là một trong địa phương có nguồn thu cao trong khu vực đồng bằng Sông Hồng và tự cân đối ngân sách Trong đó NSX đã từng bước đáp ứng được yêu cầu là nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chính trị và phát triển Kinh tế - Xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ở nông thôn phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chính NSX ở Kinh Môn hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn, yếu kém Trước hết là sự hiểu biết của nguời dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế Sự thiếu hiểu biết đã không tạo cơ hội cho họ trong việc quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng NSX Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân Mặt khác, cũng do không hiểu biết đầy đủ, toàn diện về NSX, cho nên một số người dân đã có những khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn cho chính quyền các cấp trong việc giải thích và xử lý các vụ khiếu kiện, tố cáo của công dân Để từng bước giải quyết những bất cập trên Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã tập trung vào một số giải pháp sau:

- Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý NSX. Đây là việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của ngành tài chính, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân về các vấn đề NSX.

- Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSX Do đó, thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, thu đã cơ bản đáp ứng chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ Nhiều xã trong tỉnh đã làm tốt công tác này, Kinh tế -

Xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt.

- Nâng cao năng lực quản lý NSX của cán bộ trực tiếp tham gia tại các địa phương, nhất là cán bộ làm công tác ngân sách tại các xã, thị trấn Trong năm

2016, Sở Tài chính tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai 05 đợt tập huấn với tổng số 20 lớp với trên 600 lượt đối tượng tham gia tập huấn chế độ kế toán mới theo Thông tư số 146/TT- BTC; công tác quản lý vốn đầu tư XDCB; triển khai hệ thống TABMIS; công tác quản lý tài chính thôn, khu dân cư.

- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tăng cường phân cấp NSNN trên địa bàn, trong đó NSX ngày càng được phân cấp sâu hơn trong thu NSX Theo Nghị quyết số 22/2010/NQ- HĐND ngày22/12/2010 thì thuế môn bài, thuế tài nguyên khu vực DNNN, ĐTNN, ngoàiQuyết định đã phân cấp cho NSX hưởng 70%; Thu tiền sử dụng đất từ quỹ đất đấu giá tạo vốn xây dựng hạ tầng; đấu giá đất dịch vụ của các dự án do cấp xã làm chủ đầu tư thì NSX hưởng 80%

Phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu chung về huyện gia lâm, thành phố hà nội

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có 02 thị trấn và 20 xã Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh (Hình 3.1).

Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc Lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường thuỷ trên sông Hồng, sông Đuống Có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về về địa lý, kinh tế.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm (2017)

Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng Tuyến sông Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống.

Vùng Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống.

3.1.2 Tình hình sử dụng đất

Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.671,2 ha, diện tích đất tự nhiên huyện Gia Lâm là do một phần diện tích khu đô thị Ecopark lấy từ đất Hưng Yên sát nhập vào với huyện Gia Lâm Diện tích đất bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 431m 2 /người Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.495,6 ha chiếm 55,7%, đất phi nông nghiệp có 5.106 ha, chiếm 43,7% Diện tích đất chưa sử dụng còn 69,6 ha, chiếm 0,6% Trong những năm gần đây do quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt nên diện tích các loại đất trên địa bàn huyện không có sự biến động nhiều, nhưng trong thời gian tới với định hướng lên quận, xây dựng các khu đô thị vành đai, bến xe Cổ Bi,… sẽ làm cho đất đai của huyện có sự biến động mạnh, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện trong tương lai (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất Mặt khác dân số ngày càng gia tăng nên diện tích đất ở, đất chuyên dùng có xu hướng được mở rộng.Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Nhìn chung, đất đai của huyện Gia Lâm có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như cam, bưởi, quýt, ổi, chuối

Gia Lâm có hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và Sông Đuống Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017

Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu

- Đất sản xuất nông nghiệp 5.934,4 90,8 5.934,3 90,8 5.895,4 90,8 100,0 99,3 99,7

+ Đất trồng cây hàng năm 5.070,4 85,4 5.070,3 85,4 5.051,8 85,7 100,0 99,6 99,8

+ Đất trồng cây lâu năm 864,0 14,6 864,0 14,6 843,6 14,3 100,0 97,6 98,8

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 234,4 3,6 234,4 3,6 232,1 3,6 100,0 99,0 99,5

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 59,3 1,2 59,3 1,2 59,8 1,2 100,0 100,8 100,4

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 108,2 2,1 108,3 2,1 108,0 2,1 100,1 99,7 99,9

- Đất sông suối và mặt nước chuyên

- Đất phi nông nghiệp khác 5,3 0,1 3,3 0,1 4,1 0,1 62,3 124,2 88,0

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Dân số và lao động

Số liệu thống kê trong Bảng 3.2 cho thấy tính đến năm 2017 có hơn 270 nghìn nhân khẩu, trongđó nhân khẩu khu vực thành thị chiếm chưa đến 14%, còn hơn 86% nhân khẩu thuộc khu vực nông thôn Tốc độ phát triển bình quân số nhân khẩu 3 năm qua là gần 103%%, mức tăng tương đối thấp Tổng số hộ tính đến năm 2017 là hơn 72 nghìn hộ, tốc độ phát triển bình quân số hộ 3 năm qua là 101,7%, thấp hơn mức độ tăng dân số Lực lượng lao động của huyện năm 2017 là gần 139 nghìn lao động, trong đó lao độngnông nghiệp chỉ chiếm hơn 22%, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực công nghiệp gần 43% và dịch vụ là gần hơn 34% Điều này cho thấy chủ yếu lao động ở đây làm có nghề nghiệp và sống ít phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp Tốc độ phát triển bình quân số lượng lao động qua 3 năm là 101,3%, chứng tỏ dân số vẫn đang đảm bảo, chưa bị già hóa.

Cơ cấu lao động cũng đang dần được thay đổi, số lượng lao động làm trong ngành nông nghệp đang ngày càng giảm đi, tập trung nhiều vào ngành công nghiệp và dịch vụ Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp hiện nay của Gia Lâm vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, do vậy càng gây áp lực cho ngành nông nghiệp của huyện, đặc biệt trong quá trình đô thị hóa mạnh như hiện nay.

Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao Nhiều tuyếnđược đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về Kinh tế - Xã hội Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được xây dựng và cải tạo nâng cấp Tại 20 xã có 911,05 km đường giao thông, trong đó: đã trải nhựa hoặc đổ bê tông 441,08 km (48,42 %), trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32 %), 241,17 km xuống cấp (54,68 %); và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58 %) Gia Lâm hiện có 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m 3 /h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5ha Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023ha gieo trồng Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%)(UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015– 2017

Số lƣợng Cơ cấu Số Cơ cấu

II Tổng nhân khẩu Người 255.784 100,0 264.395 100,0 270.879 100,0 103,4 102,5 102,9

1 Nhân khẩu nông thôn Người 219.508 85,8 227.635 86,1 233.665 86,3 103,7 102,6 103,2

2 Nhân khẩu thành thị Người 36.276 14,2 36.760 13,9 37.214 13,7 101,3 101,2 101,3

III Tổng số lao động LĐ 135.650 100,0 136.462 100,0 139.304 100,0 100,6 102,1 101,3

1 Lao động Nông nghiệp LĐ 36.215 26,7 32.121 23,5 31.098 22,3 88,7 96,8 92,7

2 Lao động CN – TTCN LĐ 56.715 41,8 58.664 43,0 59.702 42,9 103,4 101,8 102,6

IV Một số chỉ tiêu BQ

2 Số nhân khẩu BQ 1 hộ Người/hộ 3,7 - 3,7 - 3,8 - 101,4 101,1 101,2

3 Số lao động BQ 1 hộ Người/hộ 1,9 - 1,9 - 1,9 - 102,8 100,4 101,5

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2018)

3.1.3.3 Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế huyện Gia Lâm trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2015-2017 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,9%/năm Trong đó ngành thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất (16,2%/năm), ngành nông nghiệp thấp nhất với 2,4/năm% Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, giảm dần ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế huyện phát triển ổn định, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Bảng 3.3).

3.1.4 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Gia Lâm

Gia Lâm có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế Các lợi thế này thể hiện cụ thể ở các điểm sau:

- Tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện Gia Lâm rất lớn do đây là địa bàn cận kề nội thành và các khu công nghiệp Vùng nông thôn Gia Lâm có lợi thế về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm sạch, nông sản thực phẩm cao cấp, hoa và cây cảnh.

- Nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch giải trí, du lịch sinh thái của người dân địa phương cũng như người dân nội thành ngày càng cao Đây là lợi thế rất lớn đối với khu vực nông thôn huyện Gia Lâm trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp trang trại sinh thái kết hợp du lịch.

- Huyện Gia Lâm có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề quỳ vàng Kiêu Kỵ, may da Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp…Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Khung phân tích của đề tài

Khung phân tích của đề tài (Sơ đồ 3.2) được xây dựng trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm trước đây có liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng.

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ

Khái quát về quản lý chi ngân sách xã

Khái Nguyên Vai trò niệm tắc quản của quản quản lý lý chi lý chi chi ngân ngân sách ngân sách sách xã xã xã

Nội dung công tác quản lý chi ngân sách xã

Lập, Chấp Quyết duyệt và hành dự toán phân bổ toán dự toán

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách xã

Yếu tố khách chủ quan quan

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi nhân sách

Sơ đồ 3.1 Khung phân tích quản lý chi ngân sách xã

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Dữ liệu, thông tin thứ cấp là những dữ liệu, thông tin có sẵn đã được thu thập từ trước, được ghi nhận và công bố từ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện (Chi cục Thống kê huyện, phòng Kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban quản lý dự án…, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện) Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp để làm rõ những nội dung về lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện, trong bối cảnh đô thị hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn vừa qua và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện trong bối cảnh thực hiện cơ chế khoán chi theo biên chế Dữ liệu, thông tin thứ cấp là cơ sở quan trọng, có tính tin cậy cao trong việc góp phần hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn, thấy được thực trạng quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện, trong bối cảnh đô thị hóa, từ đó có căn cứ để xây dựng và nêu ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn tới.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các cán bộ cấp huyện và cấp xã phụ trách công tác Tài chính - Kế toán và đối tượng thụ hưởng ngân sách ở huyện Gia Lâm Đối với cán bộ quản lý ngân sách xã, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi về các nội dung liên quan đến tình hình quản lý chi ngân sách xã, các yếu tố tác động và kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng công tác quản lý chi ngân sách xã Với các đối tượng thụ hưởng ngân sách, chúng tôi lựa chọn theo sự thuận tiện và phỏng vấn ngẫu nhiên những người đến UBND xã làm thủ tục thanh toán, bao gồm cả người dân và cán bộ xã đề nghị thanh toán cho nhiệm vụ mà họ được giao thực hiện Trường hợp người được phỏng vấn không đồng ý thì người phỏng vấn chuyển sang đối tượng khác Để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề quản lý ngân sách xã trên địa bàn nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề thực trạng công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lâm mà không mất nhiều thời gian. Đối tượng chọn mẫu điều tra bao gồm: Lãnh đạo, cán bộ phòng Tài chính

- Kế hoạch huyện Gia Lâm phụ trách quản lý ngân sách xã, lãnh đạo, kế toán quản lý ngân sách xã và một số đối tượng thụ hưởng ngân sách xã.

Số lượng mẫu điều tra bao gồm 5 cán bộ của phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc nhà nước Gia Lâm, 22 lãnh đạo (chủ tài khoản) của các xã, thị trấn thuộc huyện và 22 cán bộ kế toán ngân sách xã trong toàn huyện Ngoài ra, đề tài còn phỏng vấn 30 người ở các xã và thị trấn: Trâu Quỳ, Cổ Bi, Kiêu Kỵ (loại 1), Đông Dư, Trung Mầu (loại 2) để thu thập thông tin đánh giá về công tác quản lý chi ngân sách xã.

Bảng 3.4 Số lƣợng mẫu điều tra Đối tƣợng điều tra Số phiếu điều tra

- Cán bộ phòng TC-KH, cán bộ KBNN 5

- Lãnh đạo UBND xã, thị trấn 22

- Cán bộ tài chính xã 22

Người thụ hưởng ngân sách 30

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các chỉ tiêu sau khi được thu thập sẽ tập hợp lại.

Kiểm tra theo 03 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác, logic.

Hiệu chỉnh lại các dữ liệu.

Sắp xếp theo nội dung nghiên cứu.

3.2.3.2 Công cụ xử lý và tổng hợp dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập, tập hợp, kiểm tra, hiệu chỉnh sẽ được xử lý như sau:

- Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa vào máy tính (thông qua phần mềm Excel)

- Phân tổ dữ liệu theo các mối quan hệ như nhân tổ cán bộ theo quản lý thu, chi, trình độ, địa danh…

- Trình bày kết quả tổng hợp: Bảng, đồ thị, sơ đồ, hình…

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện, thực trạng chi NSX qua các năm, trình độ và năng lực quản lý của cán bộ huyện, cán bộ quản lý tại các xã, thị trấn.

3.2.4.2 Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng trong đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý NSX của huyện, cán bộ quản lý của xã, thị trấn; đánh giá kết quả thực tế công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện.

3.2.4.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thông qua việc gửi và thu thập thông tin phản hồi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý NSX trong khu vực để đánh giá những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, tỷ trọng và sự biến động các chỉ tiêu qua các năm được thu thập, xử lý như sau:

- Số tiền và tỷ lệ mức tăng, giảm chi năm sau với năm trước.

- Số tiền và tỷ trọng cơ cấu theo nội dung chi

- Số tiền và tỷ lệ chi theo nhóm mục.

- Tỷ lệ (%) thực hiện so với kế hoạch (dự toán) chi theo nhóm mục.

- Tỷ lệ (%) thực hiện so với kế hoạch (dự toán) chi theo nhóm mục.

- Tỷ lệ (%) thực hiện năm nay so với năm trước.

- Tỷ lệ (%) chỉ tiêu hỏi ý kiến.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Hệ thống tổ chức quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã

Quản lý tài chính nói chung, quản lý chi ngân sách xã nói riêng là một loại quản lý hành chính nhà nước, được thực hiện bởi một hệ thồng các cơ quan của nhà nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của nhà nước, để việc quản lý có hiệu quả cần có sự phân công, phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác nhau phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể Dựa trên nền tảng pháp lý của Hiến pháp, cơ cấu tổ chức bộ máy chi ngân sách cấp xã hiện nay, bao gồm:

- HĐND, UBND thành phố Hà Nội: Quyết định dự toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) và phân bổ dự toán ngân sách thành phố; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định; quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng…

- Sở tài chính thành phố Hà Nội: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn thành phố Bên cạnh đó còn có các cơ quan chuyên môn do trung ương quản lý thực hiện nhiệm vụ tại địa phương như: Cục Thuế nhà nước, Kho bạc nhà nước… các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với Sở tài chính theo phân công, phân cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính mà UBND thành phố đã giao.

- HĐND, UBND huyện Gia Lâm: Quyết định dự toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) và phân bổ dự toán ngân sách huyện; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định; quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng…

- Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gia Lâm là cơ quan thuộc UBND huyện, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó còn là cơ quan chuyên môn do trung ưng quản lý nhưng thực hiện nhiệm vụ tại huyện như: Chi Cục Thuế huyện, Kho bạc nhà nước huyện, Bảo hiểm xã hội huyện… các cơ quan này đều có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch theo phân công, phân cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính mà UBND huyện đã giao.

- Chi cục Thuế, Kho Bạc nhà nước huyện Gia Lâm: Là cơ quan chuyên môn do trung ưng quản lý nhưng thực hiện tại cấp huyện, đối với nhiệm vụ quản lý chi ngân sách xã KBNN giữ vai trò: Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện giao dịch chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật; tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.

- HĐND, UBND xã: Quyết định dự toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) và phân bổ dự toán ngân sách xã; phê chuẩn quyết toán NSĐP; tổ chức thực hiện chi ngân sách theo dự toán và các quy định hiện hành; điều chỉnh dự toán NSĐP theo quy định cảu pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định; quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng…

- Bộ phận tài chính xã: thuộc UBND cấp xã, giúp Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách xã, tham mưu xây dựng dự toán trình

HĐND xã phê duyệt, phối hợp tổ chức thực hiện chi ngân sách xã, quyết toán ngân sách xã theo quy định hiện hành.

Mô hình bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Gia Lâm có thể biểu diễn qua sơ đồ 4.1 dưới đây:

HĐND, UBND thành phố Hà Nội

UBND xã UBND xã UBND xã UBND xã

Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy quản lý NSX huyện Gia Lâm

Số lượng cán bộ quản lý tài chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm đều đã qua đào tạo cụ thể bảng 4.1và bảng 4.2:

Tỷ lệ cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học tại phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện là 100% chuyên ngành chủ yếu theo yêu cầu là Tài chính- Kế toán, quản lý kinh tế

Tỷ lệ chủ tịch UBND các xã, thị trấn đạt trình độ đại học và trên đại học là 100%, nhưng với đặc thù là cán bộ dân dân cử, dân bầu lên Chủ tịch UBND các xã, thị trấn được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau như: ngành kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp, quản lý hành chính nhà nước chuyên ngành về quản lý tài chính hầu như không có, do vậy với các Chủ tịch UBND xã (chủ tài khoản) không có chuyên môn về quản lý tài chính, quản lý kinh tế thường sẽ khó nắm bắt và am hiểu các quy định, quy trình, quy chế về quản lý NSX Từ đó đòi hỏi phải có sự trợ giúp từ các thành viên tham mưu, giúp việc mà trực tiếp ở đây là cán bộ, công chức tài chính xã. Đối với các xã, thị trấn loại 1: Có từ 01 đến 02 cán bộ, công chức tài chính, kế toán. Đối với các xã, thị trấn loại 2: Có ít nhất 01 cán bộ, công chức tài chính, kế toán

Cơ cấu cán bộ, công chức tài chính, kế toán xã tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm chủ yếu 01 cán bộ, công chức tài chính, kế toán/ 01 đơn vị xã, thị trấn Hiện nay, trình độ cán bộ, công chức tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được nâng cao 92 % số lượng cán bộ, công chức xã đã đạt trình độ đại học và trên đại học, 8% số lượng cán bộ, công chức xã là có trình độ cao đẳng trung cấp, đây chủ yếu là các cán bộ có tuổi trên 50 (Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm, 2017).

Bảng 4.1 Số lƣợng cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện Gia Lâm Đại học,

Cao đẳng Trung cấp Tổng trên đại học

Nội dung số SL SS SL CC SL SS

Chủ tịch UBND xã, TT 22 22 100 0 - 0 -

Cán bộ tài chính xã, TT 25 23 92 1 4 1 4

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm (2017)

Bảng 4.2 Số lƣợng cán bộ, công chức tài chính xã theo phân loại đơn vị hành chính Loại đơn vị hành chính (loại xã) Số lượng (người) Số xã

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm (2017)

4.1.2 Tình hình thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.1.2.1 Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội a Quản lý thủy lợi, đê điều

- Thành phố quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh, liên huyện, liên xã; các tuyến đê phạm vi bảo vệ rộng từ 2 xã trở lên, các tuyến đê bao, đê bối và đê mới xây dựng của sông Hồng, sông Đà, sông Đuống; cụ thể trên địa bàn huyện Thành phố quản lý 159,68 km kênh mương, 79 trạm bơm tưới tiêu, 28,44 km đê.

- Huyện quản lý các công trình thuỷ lợi, kênh mương phục vụ trong phạm vi

1 xã, cụ thể huyện quản lý 482,21km kênh mương Đến hết 2010, đã cải tạo, nâng cấp được 68,8 km kênh mương Giai đoạn 2011-2015, do nguồn vốn đầu tư XDCB phân cấp cho Huyện hạn chế nên Huyện mới cải tạo, nâng cấp được 56 km kênh mương, kinh phí 61.093 triệu đồng, bằng 29,1% nhu cầu kinh phí đầu tư (Bảng 4.3).

Việc phân cấp quản lý thủy lợi, đê điều hiện nay có những bất cập sau đây:

- Đối với nhiệm vụ Thành phố: Hiện nay trên địa bàn huyện có 8,06km kênh mương, 18,485km mái đê, đường hành lang đê xuống cấp, nhưng chưa thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, sửa chữa theo phân cấp.

- Đối với nhiệm vụ phân cấp cho huyện: Hiện tại huyện có 482,21km kênh mương, tuy nhiên, việc bố trí kinh phí cho đầu tư, duy tu, duy trì hệ thống kênh mương hàng năm, Thành phố bố trí vốn đầu tư hạn hẹp, chi sự nghiệp kinh tế bằng 10% chi các sự nghiệp còn lại, do đó, Huyện không cân đối được nguồn để thực hiện đầu tư xây dựng, duy tu, duy trì thực hiện nhiệm vụ phân cấp trên địa bàn. b Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực thuộc hạ tầng kỹ thuật

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 72 1 Tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy cán bộ quản lý chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm bao gồm cán bộ phụ trách xã tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, lãnh đạo xã (Chủ tịch và các phó chủ tịch), cán bộ Kế toán Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm, chính vì vậy mà nâng cao hiệu lực quản lý tài chính, UBND huyện cần phải từng bước nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn về tài chính ngân sách cho đội ngũ cán bộ này.

Bảng 4.15 Đánh giá về cơ cấu bộ máy kế toán xã huyện Gia Lâm

Nội dung Rất tốt Tốt Trung bình

TT Số T lệ Số T lệ Số T lệ phiếu (%) phiếu (%) phiếu (%)

Cơ cấu bộ máy kế toán trong quản lý chi ngân

1 sách xã có phù - 20 25,32 57 72,15 hợp với công việc thực tế tại đơn vị?

Năng lực thực tế của các cán bộ

2 làm công tác kế 12 15,19 60 75,95 7 8,86 toán tài chính tại xã ?

Kinh nghiệm chuyên môn của

3 các cán bộ làm 5 6,33 52 65,82 22 27,85 công tác kế toán tài chính xã ?

Thái độ phục vụ trong công việc

4 của các cán bộ - 70 88,61 68 86,08 làm công tác kế toán tài chính ?

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Từ bảng 4.15 cho thấy, Năng lực thực tế của cán bộ làm công tác kế toán, tài chính xã có khả năng đáp ứng tốt công việc chiếm 76% số phiếu, cũng như thái độ phục vụ trong công việc đáp ứng tốt đạt 88,6 % số phiếu Đây là những nhân tố góp phần cho công tác quản lý chi ngân sách xã của huyện đạt hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất tốt, sẽ có những chiến lược quản lý tốt, hệ thống biện pháp quản lý hữu hiệu, xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã của huyện Gia Lâm khả năng đáp ứng ở mức trung bình (72% số phiếu đánh giá ở mức trung bình) Điều này phản ánh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã chưa phù hợp với công việc thực tế tại đơn vị: Tình trạng cơ cấu đủ số lượng, nhưng thiếu người làm được việc, phân công nhiệm vụ còn chồng chéo.

4.3.2 Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý tài chính

Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý tài chính bao gồm máy móc, trang thiết bị Tính đến năm 2017, tổng số cán bộ, công chức làm công tác tài chính kế toán xã là 25 người (bảng 4.2) đều được trang bị máy vi tính kết nối phần mềm kế toán và mạng entenet đạt tỷ lệ 100% Phần Mềm kế toán Misa Bamboo.Net được UBND huyện triển khai đồng bộ tứi các xã từ năm 2011và thường xuyên được bảo trì, nâng cấp đảm bảo cập nhật kịp thời các quy định mới Việc áp dụng phần mềm quản lý kế toán tài chính giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả, giúp cho công tác thống kê, báo cáo tài chính chính xác, nhanh chóng, kịp thời.

4.3.3 Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý sử dụng nguồn lực tài chính Ủy ban Nhân dân huyện vị đơn vị chủ quản của các xãc, thị trấn, đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch năm của xã, cấp giao dự toán chi cho các xã. Trên cơ sở định mức tiêu chuẩn của Thành phố là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ, chấp hành dự toán và kiểm soát chi tiêu tài chính, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả, chất lượng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính, Hội đồng Nhân dân thành phố ban hành định mức tài chính phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương.

Bảng 4.16 Đánh giá về các yếu tố chính sách ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm

Nội dung Rất phù hợp Phù hợp Chƣa phù hợp

TT Số T lệ Số T lệ Số T lệ phiếu (%) phiếu (%) phiếu (%)

Quy định liên quan đến ngân sách xã về tiêu

Quy định trước đây.có phù hợp thực tế không Định mức chi thường xuyên theo Nghị Quyết

HĐND thành phố đã phù hợp thực tế chưa? Định mức chi không thường xuyên theo Nghị

HĐND thành phố đã phù hợp thực tế chưa?

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Từ bảng 4.16 có thể thấy ý kiến cho rằng định mức chi thường xuyên và không thường xuyên theo Nghi quyết của HĐND thành phố hiện nay là phù hợp với tình hình thực tế (76% định mức chi thường xuyên và 50.6% định mức chi không thường xuyên) Các quy định về tiêu chuẩn, định mức trước đây là không

Hộp 4.1 Đánh giá về công tác quản lý, vai trò các đối tƣợng liên quan đến chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm

HĐND xã chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc quyết định dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách của địa phương, Ban kinh tế - xã hội HĐND xã thực hiện thẩm tra báo cáo phương án phân bổ dự toán, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách của UBND cấp xã để trình HĐND xã phê duyệt còn hình thức Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình xét duyệt dự toán, quyết toán NSX chưa được đề cao, đa số những người có trọng trách mới chỉ ký mà không duyệt, không cân nhắc cẩn trọng đến tổng số thu, tổng số chi, cơ cấu thu, chi và mức độ của mỗi chỉ tiêu thu, chi đã ghi trong dự toán.

Việc xây dựng kế hoạch tại các xã, thị trấn chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của huyện giao mà không nghiên cứu, đánh giá các điều kiện thực tếtại địa phương Việc kiểm tra, thẩm định dự toán NSX của phòng Tài chính – Kế hoạch chưa được sâu, do lực lượng mỏng, không thể nắm được hết thực tế của từng xã.

Công tác đào tạo cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ đảm bảo chuẩn hoá về mặt hình thức chứ chưa thật sự sâu về chất lượng, hàng năm Sở Tài chính đã mở các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm kế toán cho NSX xã tập huấn về công tác quản lý tài chính, NSX cho các đồng chí Chủ tịch UBND xã và Kế toán xã đặc biệt là giai đoạn ổn định ngân sách mới 2017 -2020 và sau bầu cử HĐND các cấp

2016 có sự thay đổi về mặt nhân sự trong các chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND xã, thị trấn.

Công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng ở việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ thanh toán, chưa quan tâm đến việc kiểm soát theo dự toán do HĐND xã quyết định.

Công tác quản lý NSX còn lỏng lẻo, chưa thực sự đi vào nề nếp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân, thanh tra nhân dân chưa thực sự vào cuộc với vai trò giám sát để phát hiện kịp thời những bất hợp lý, những sai phạm trong công tác quản lý NSX kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền.

Việc kiểm tra, kiểm toán không thường xuyên, nó chỉ có tính chất trọng điểm. Việc xử lý sau khi kết luận kiểm tra thực hiện chưa được nghiêm, nhiều xã vẫn dây dưa và thực hiện chậm.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Hoàng Tiến Dũng , UBND huyện Gia Lâm (2017)

4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

Sự phát triển về kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm trong thời gian tới sẽ có những thay đổi căn bản trong bối cảnh lên đô thị hoá Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới tập trung vào (i) Phát triển kinh tế, đảm bảo bền vững và tăng trưởng hợp lý; (ii) Tăng cường tuyên truyền, tập trung huy động các nguồn vốn cho xây dựng cơ bản hạ tầng, duy trì tiêu chí nông thôn mới, hoàn thiện hồ sơ trình Ban Chỉ đạo thành phố công nhận Huyện nông thôn mới; (iii) Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn; (iv) Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thực hiện tốt các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, giải quyết có hiệu quả những vấn đề dân sinh bức xúc; (v) Tổ chức thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo vùng nông nghiệp chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020; (vi) Phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ theo định hướng tập trung, chuyên sâu, hiệu quả; (vii) Khai thác hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn đảm bảo cân đối đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; và (viii) Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của huyện là đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của chính quyềnvà chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể (UBND huyện Gia Lâm, 2016).

4.4.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới

4.4.2.1 Tổ chức thực hiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã

Việc phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã hiện nay đã được HĐND thành phố Hà Nội cụ thể tại Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016, để nghị Quyết được áp dụng hiệu quả đúng quy định, các xã, thị trấn cần tập trung tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau: Đối với nhiệm vụ chi ngân sách: Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đảm bảo phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước và tình hình thực tế của địa phương giúp các cơ quan, đơn vị chủ động hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ cụ thể để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp Để xây dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu Ngân sách phù hợp, tiết kiệm cần thực hiện tốt ngay từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán theo đúng định mức, qui chế của đơn vị, qui định của Nhà nước, nhằm tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

4.4.2.2 Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tài chính

Trong bất kỳ một hệ thống quản lý nào, nhân tố nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của cả quá trình Để thực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong quản lý ngân sách xã cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp bao gồm: Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ; Quy hoạch sử dụng cán bộ;Tuyển dụng cán bộ phù hợp với từng chức năng, vị trí theo yêu cầu của côngviệc.Công tác quy hoạch cán bộ là một khâu trọng yếu của công tác cán bộ, để có thể quy hoạch cán bộ được tốt, trước hết UBND các cấp phải làm tốt công tác điều tra, thống kê, cán bộ quản lý tài chính tại các xã và phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, chức vụ, thâm niên công tác, trình độ học vấn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước,trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm cơ sở cho việc dự kiến, đề xuất phương án công tác cán bộ trong thời gian 5 năm, 10 năm tới cho việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại các đơn vị Bên cạnh đó, cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc đối với từng vị trí công việc, đối với cán bộ quản lý cấp huyện và cán bộ tại các xã Về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản trị nhân sự, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng công chức sau này Tuyển dụng công chức, viên chức đặc biệt là công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý ngân sách xã thời gian tới phải thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, từ đòi hỏi của quản lý, phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở phân tích đánh giá, dự báo về nguồn nhân lực hiện tại và tương lai trong từng cơ quan, đơn vị Công tác tuyển dụng cán bộ có vị trí, vai trò rất quan trọng, vì đây là bước khởi đầu cho con đường chức nghiệp của một người, do đó đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc để tạo lòng tin, niềm tự hào cho những người đó được tuyển chọn vào làm công chức Để tạo nguồn nhân lực bổ sung cho đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý tài chính nói riêng phải xây dựng kế hoạch lựa chọn những người tuổi trẻ có phẩm chất tốt, học giỏi và định hướng để họ theo học các trường đại học có liên quan đến các ngành, lĩnh vực cần thiết màở đây là các ngành đào thuộc khối Tài chính và kinh tế Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ quản lý ngân sách xã cả nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng sử dụng trong công việc, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới, đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức trong quản lý tài chính, quản lý Nhà nước, các kỹ năng, nghiệp vụ tin học, kế toán,… cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng của công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý ngân sách xã Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện.

4.4.2.3 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý

Kết luận

Từ việc nghiên cứu đề tài “Quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện

Gia Lâm, thành phố Hà Nội” tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã trên các khía cạnh: làm rõ các khái niệm liên quan từ đó đưa ra khái niệm về quản lý chi ngân sách xã, tổng quan về vai trò, đặc điểm của quản lý chi ngân sách xã, nhất là đưa ra các nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách xã để qua đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách xã tại địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu cũng khái quát cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã tại một số địa phương trong cả Qua đó nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế giúp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách xã cho huyện Gia Lâm

Thứ hai, với việc điểm qua khái quát địa bàn nghiên cứu và việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp Nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách xã của huyện Gia Lâm Qua nghiên cứu thực trạng về quản lý tài chi ngân sách xã của huyện Gia Lâm, kết quả nghiên cứu cho thấy quản lý chi ngân sách xã của huyện Gia Lâm thời gian qua có hiệu quả, ngay từ khâu lập dự toán, công khai minh bạch, quản lý chi ngân sách ngày càng đi vào nề nếp hiệu quả, thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã được đảm bảo Tuy nhiên, công tác quản lý NSX trên địa bàn cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như: sự quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và quyết toán NSX còn chưa được chú trọng, tỷ lệ phân cấp thu - chi ngân sách chưa giúp điều hòa sự phát triển Kinh tế - Xã hội giữa các xã trong địa bàn huyện… Nghiên cứu đã tìm ra và phân tích các nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý NSX trên địa huyện Gia Lâm Đó là những nguyên nhân: hệ thống tiêu chuẩn, định mức cho công tác quản lý ngân sách do Trung ương và địa phương ban hành còn chậm, chưa phù hợp, hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSX chưa cao

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu trên, tôi đã đề xuất phương hướng và những nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã tại huyện GiaLâm Giải pháp nên hướng vào giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản ngân sách, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã.Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tài chính Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý Tăng cường quản lý chu trình ngân sách đối với cấp xã Thực hiện cải cách hành chính trong quản lý ngân sách xã.

Kiến nghị

5.2.1 Đối với Nhà nước và Bộ Tài chính

Ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chủ yếu Xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn pháp luật về quản lý ngân sách xã…

5.2.2 Đối với thành phố Hà Nội

Chỉ đạo Sở Tài chính Cục thuế tỉnh hướng dẫn, triển khai thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ, quy định của nhà nước đối với hoạt động tài chính xã Kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các chính sách, chế độ, quy định đối với công tác quản lý hoạt động tài chính xã của các cơ quan cấp dưới như phòng Tài chính - Kế hoạch, Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Thực hiện kiểm tra, rà soát lại hệ thống các quy phạm pháp luật của địa phương, đặc biệt là các quy định về huy động, quản lý, sử dụng các quỹ công chuyên dùng, nguồn huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân do cấp xã quản lý và thực hiện.

5.2.3 Đối với UBND huyện Gia Lâm

Ban hành văn bản hướng dẫn về điều hành ngân sách huyện, tạo sự thống nhất trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn.

Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo Cơ quan thanh tra, Phòng tài chính, Chi cục thuế, KBNN huyện Gia Lâm hướng dẫn cấp xã thực hiện tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên, chế độ hạch toán kế toán theo chế độ kế toán nhà nước

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng mới có năng lực chuyên môn cao và đào tạo chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý NSX, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hiện đại cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách xã.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Trình tự lập dự toán chi ngân sách xã - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Hình 2.1. Trình tự lập dự toán chi ngân sách xã (Trang 27)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm (Trang 44)
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 (Trang 46)
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015– 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015– 2017 (Trang 49)
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 52)
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích quản lý chi ngân sách xã - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích quản lý chi ngân sách xã (Trang 55)
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSX huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSX huyện Gia Lâm (Trang 61)
Bảng 4.1. Số lƣợng cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện Gia Lâm Đại học, - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.1. Số lƣợng cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện Gia Lâm Đại học, (Trang 62)
Bảng 4.3. Tổng hợp kinh phí 5 năm 2011-2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.3. Tổng hợp kinh phí 5 năm 2011-2015 (Trang 66)
Bảng 4.4. Tổng hợp một số lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ chi theo phân cấp 5 năm 2011-2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.4. Tổng hợp một số lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ chi theo phân cấp 5 năm 2011-2015 (Trang 69)
Bảng 4.5. Dự toán chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.5. Dự toán chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 74)
Bảng 4.6. Dự toán chi ngân sách của các xãtrên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.6. Dự toán chi ngân sách của các xãtrên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017 (Trang 75)
Bảng 4.7. Số lƣợng và t  lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chƣa đúng với định mức - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.7. Số lƣợng và t lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chƣa đúng với định mức (Trang 79)
Bảng 4.8. lƣợng và t lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chi chƣa sát với thực tế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.8. lƣợng và t lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chi chƣa sát với thực tế (Trang 80)
Bảng 4.9. Số lượng và t  lệ ý kiến trả lời về phương thức cấp phát chi ngân sách - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.9. Số lượng và t lệ ý kiến trả lời về phương thức cấp phát chi ngân sách (Trang 83)
Bảng 4.11. Kết quả chi ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.11. Kết quả chi ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017 (Trang 85)
Bảng 4.13. Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.13. Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016 (Trang 90)
Bảng 4.14. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.14. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2017 (Trang 93)
Bảng 4.15. Đánh giá về cơ cấu bộ máy kế toán xã huyện Gia Lâm Mức độ (79 phiếu) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.15. Đánh giá về cơ cấu bộ máy kế toán xã huyện Gia Lâm Mức độ (79 phiếu) (Trang 95)
Bảng 4.16. Đánh giá về các yếu tố chính sách ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội
Bảng 4.16. Đánh giá về các yếu tố chính sách ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w