Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn huyện đông hưng, tỉnh Thái Bình
3.1.1 Vị trí địa lý và điệu kiện tự nhiên
Huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm giữa trung tâm tỉnh và cách Thành phố Thái Bình khoảng 12 km về phía Bắc, diện tích 198,4 km2, dân số là 233,2 ngàn người (tính đến hết năm 2015), mật độ dân số trên 1175 người/km2, đơn vị hành chính cấp xã gồm 43 xã và 01 thị trấn với 227 thôn làng, 10 tổ dân phố Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
- Phía Nam giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình.
- Phía Đông giáp huyện Thái Thụy.
- Phía Tây giáp huyện Hưng Hà.
Huyện Đông Hưng có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, có Quốc lộ 39 và Quốc lộ 10 chạy qua, đây là tuyến giao thông quan trọng nối địa bàn huyện với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cảng Hải Phòng, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng Với vị trí địa lý như vậy, huyện Đông Hưng có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng CNH
– HĐH nông nghiệp nông thôn, tập trung vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản chất lượng cao.
3.1.1.2 Khí hậu Đông hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô hanh do tác động của gió mùa Đông Bắc.
- Nhiệt độ: Theo thống kê của trạm khí tượng thủy văn Thái Bình, nhiệt độ trung bình của huyện hàng năm từ 23 - 24 0 C Mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,9 0 C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2 Mùa hạ nhiệt độ trung bình là 27 0 C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8 Tổng tích ôn nhiệt từ 8.550 0 C - 8650 0 C/năm.
- Lượng mưa: Trung bình năm từ 1.700 mm–1.800 mm phân bổ đều trên toàn lãnh thổ huyện nhưng phân bổ không đều trong năm Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 - 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và tháng có độ ẩm cao nhất chênh nhau không nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 (90%) và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 (70%).
- Chế độ gió: Hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau mang theo không khí lạnh Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo không khí nóng Huyện Đông Hưng hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ 3 - 5 cơn bão xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11.
- Tài nguyên đất: Đất đai của huyện Đông Hưng thuộc loại đất phù sa do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ Tầng đất nông nghiệp dày khoảng 60
- 80 cm nằm trên xác sú vẹt, vỏ sò, hến, tầng canh tác dày 13 - 15 cm.
- Tài nguyên nước: Huyện Đông Hưng có sông Trà Lý, sông Tiên Hưng và một hệ thống ao, hồ dày đặc nên nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt Hiện tại nước sinh hoạt được sử dụng từ 09 dự án cấp nước sạch, nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ các trạm bơm theo hệ thống sông, mương hiện có trên địa bàn huyện.
- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chính trên địa bàn huyện Đông Hưng là nguồn cát đen trữ lượng lớn ven sông Trà Lý có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và các vùng lân cận.
- Tài nguyên nhân văn: Huyện Đông Hưng được hình thành trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, người dân có truyền thống cần cù lao động, anh dũng trong đấu tranh chống phong kiến và giặc ngoại xâm, sáng tạo, thông minh trong sản xuất xây dựng quê hương đất nước.
- Cảnh quan môi trường: Cảnh quan mang đặc điểm của vùng nông thôn châu thổ sông Hồng, những con đường và những con sông lớn nằm trên địa bàn các xã phân bố khá hài hòa bao quanh những cánh đồng lúa, khu dân cư, tạo ra một cảnh quan phù hợp với cuộc sống của nhân dân trước mắt cũng như lâu dài.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Quá trình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 của
24 huyện trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức đan xen; những khó khăn chung của nền kinh tế, sức mua của thị trường giảm, thời tiết diễn biến phức tạp Song ngay từ đầu nhiệm kỳ được sự tập trung lãnh đạo chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và sự quyết tâm nỗ lực của các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân trong huyện quyết tâm khắc phục khó khăn thách thức, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hoàn thành nhiệm vụ, các mục tiêu đề ra; kết quả cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 8,65%/năm Năm 2015 tổng giá trị sản xuất đạt 9.013 tỷ đồng, gấp 1,53 lần và tăng 3.171,1 tỷ đồng so với năm
2010 Cơ cấu kinh tế: tăng tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp , XDCB từ 34,1% (năm 2010) lên 42,1% (năm 2015); giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 42,6% (năm 2010) xuống 33,7% (năm 2015) Cơ cấu lao động chuyển dịch tăng tỷ trọng lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, XDCB và thương mại dịch vụ từ 40% (năm 2010) lên 45,6% (năm 2015), giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 60% (năm 2010) xuống 54,4% (năm 2015) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm đạt 11.702 tỷ đồng Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 11 triệu USD (năm 2010) lên 59,7 triệu USD (năm 2015) Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 13,6 triệu đồng (năm 2010) lên 28,09 triệu đồng (năm 2015).
Công tác quản lý tài chính ngân sách được thực hiện nền nếp, hiệu quả; tổng thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5.092 tỷ đồng, tăng 1,66 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân 16%/năm, trong đó thu nội địa đạt 872 tỷ đồng, tăng bình quân 13,4%/năm Tổng chi ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 là 4.900 tỷ đồng, tăng 1,74 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân 14,6%/năm. Trong đó chi đầu tư phát triển là 1.236 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,2% tổng chi ngân sách, tăng bình quân 15,3%/năm Thực hiện tốt quy chế công khai tài chính của các cấp ngân sách, các đơn vị trên địa bàn, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định. Đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, hạn chế được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai Công tác bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực Toàn huyện đã xây dựng được 56 bãi rác tập trung, duy trì 146 tổ thu gom rác thải, đã có 96% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, xây dựng 9 nhà máy nước để cấp nước sạch cho các xã, thị trấn, đến nay đã cấp nước cho 23 xã, thị trấn trong huyện (Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng,
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng
II Số hộ dân cư Hộ 76.255 78.073 80.911 82.407 84.060 84.214
III Số hộ nghèo Hộ 7.457 6.895 5.123 3.935 2.598 4.308
IV Tỷ lệ hộ đói % 9,78 8,83 6,33 4,78 3,09 5,12 nghèo
1 Thương mại - Tỷ đồng 1.712 2.054 2.335 2.663 3.007 3.320 DV
2 Công nghiệp và Tỷ đồng 2.317,6 3.149,9 3.711,9 4.365,3 4.926,6 5.527,0 XD
3 Nông nghiệp, Tỷ đồng 3.473,8 3.459,7 3.327,0 3.670,1 3.793,9 3.975,3 thủy sản
VI Thu chi Ngân sách
1 Tổng thu Ngân Tỷ đồng 522 939 790 904 938 960 sách
2 Tổng chi Ngân Tỷ đồng 505 680 1.007 1.135 1.216 1.237 sách
VII Số trường học Trường 123 123 124 124 122 120
VIII Một số chỉ tiêu
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình
3.1.2.2 Về văn hóa - xã hội
Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
- Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển
KT - XH, đồng thời căn cứ vào tình hình thực hiện công tác quản lý chi NSX huyện Đông Hưng trong giai đoạn 2014-2016 tiến hành chọn mẫu nghiên cứu.
- Căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi ngân sách xã do UBND tỉnh ban hành lựa chọn đối tượng nghiên cứu tiến hành chọn mẫu điều tra để trên cơ sở đó đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSX tại địa bàn nghiên cứu.
- Chọn mẫu nghiên cứu là cán bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chi NSX: 35 người
- Chọn cán bộ quản lý để đánh giá công tác quản lý, điều hành thực hiện công tác chi ngân sách xã, tổng số 45 cán bộ, trong đó:
Cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện: 5 người.
Cán bộ HĐND huyện: 5 người.
Căn cứ đánh giá của Lãnh đạo Phòng Tài chính - KH thực hiện chọn mẫu là cán bộ lãnh đạo và cán bộ tài chính 15 xã đại diện gồm: Các xã có nhiệm vụ chi trong năm lớn và thực hiện quản lý tốt (Bạch Đằng, Hồng Giang, Phong Châu, Phú Châu, Đông Phương, Đông Cường, Đông Xuân), các xã có nhiệm vụ chi thấp (Hoa Nam, Hoa Lư, Đông Huy), công tác quản lý chi tại xã chưa tốt (Hồng Châu, Hoa
Lư, Minh Tân, Lô Giang, Đồng Phú, Đông Kinh, Đông Huy). Đối tượng và số lượng chọn mẫu nghiên cứu cụ thể theo bảng 3.3.
Bảng 3.3 Số lượng mẫu khảo sát
TT Nội dung SL (người)
1 Điều tra cán bộ, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ 35 chi NSX
1.1 Đại diện các tổ chức đoàn thể 10
1.2 Công ty TNHH (Doanh nghiệp xây dựng) 05
1.3 Cá nhân thực hiện nhiệm vụ chi NSX 20
2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 45
2.3 Cán bộ Lãnh đạo xã, thị trấn 15
2.4 Cán bộ Tài chính xã, cán bộ thôn, tổ dân phố 20
Tổng số phiếu điều tra (=1+2) 80
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
3.2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan đến quản lý chi ngân sách xã, các báo cáo tổng kết của UBND huyện, báo cáo tổng kết thu, chi NSX huyện Đông Hưng.
Số liệu đã được công bố qua báo cáo tổng kết, báo cáo trình HĐND huyện phê chuẩn dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp xã.
Số liệu về quản lý chi NSX tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Hưng qua một vài năm; báo cáo quyết toán NSNN trên địa bàn qua các năm; các mẫu biểu chứng từ hạch toán; một số báo cáo khác làm nguồn tài liệu cung cấp thông tin cho đề tài.
Tham khảo số liệu qua một số cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng từ đó xác định được nguyên nhân của thất thoát lãng phí, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý điều chỉnh kịp thời.
3.2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã xây dựng sẵn và các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện.
Một số thông tin thông qua lấy ý kiến một số cán bộ, một số cơ quan, cá nhân liên quan, thông qua các cuộc họp giao ban, thảo luận dự toán ngân sách cấp xã hàng năm về định mức chi của cấp xã, các nội dung thông tin thông qua các phiếu thăm dò đánh giá một số nội dung cụ thể.
Các dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện.
3.2.3 Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và logic Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel Sử dụng các ứng dụng của phần mềmExel sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đơn vị hành chính, đối tượng, Từ các dữ liệu đã thu thập xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân chi NSX bao gồm: Dự toán, kết quả chi NSX qua các năm,… trên địa bàn huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả chi NSX trên địa bàn huyện Đông Hưng những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện.
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Các nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện qua các năm 2014 - 2016.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh dự toán, kết quả, quyết toán chi NSX trên địa bàn huyện, phần trăm (%) thực hiện so với kế hoạch: Phản ánh kết quả thực hiện so với kế hoạch năm.
Số chi NSX thực hiện năm kế hoạch
% thực hiện so với kế hoạch = *100 Số chi NSX giao dự toán đầu năm
- Cơ cấu chi NSX : Phản ánh tỷ lệ các nội dung chi chiếm trong tổng chi.
Số chi chi tiết theo nội dung
Tổng chi (Tổng chi thường xuyên)
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Đông
Hưng: Công tác lập dự toán, định mức chi NSX, công tác quản lý, điều hành chi NSX.
- Chỉ tiêu KT - XH huyện Đông Hưng giai đoạn 2011 - 2016.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý, đánh giá về định mức chi NSX, đánh giá về công tác điều hành chi NSX.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình
4.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã
Ngân sách xã là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước, nhận thức được tầm quan trong của NSX trong hệ thống NSNN, trong những năm qua công tác quản lý NSX tại địa bàn huyện Đông Hưng, thường xuyên được Huyện ủy, HĐND và UBND huyện quan tâm chỉ đạo, do đó công tác quản lý NSX tại huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tổ chức quản lý chi NSX của huyện thể hiện qua sơ đồ 4.1.
Kế hoạch huyện Đông Hưng
KBNN, các phòng, ban chuyên môn huyện Đông Hưng
Ban quản lý tài chính ngân sách tại các xã, thị trấn
Sơ đồ 4.1 Tổ chức quản lý chi ngân sách xã
Trong tổ chức quản lý chi NSX, trên cơ sở Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện ban hành Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho các xã, thị trấn, UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án phân bổ NSX trình HĐND xã quyết định Đối với công tác quyết toán chi NSX, Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán chi NSX, tổng hợp, lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo UBND huyện xem xét trình HĐND huyện phê chuẩn.
KBNN và các phòng, ban chuyên môn của huyện thực hiện chức năng phối hợp trong công tác quản lý chi NSX.
HĐND xã thực hiện chức năng giám sát, quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán chi NSX theo quy định.
Tham gia trực tiếp công tác quản lý chi NSX là Phòng Tài chính - kế hoạch huyện và Ban quản lý tài chính ngân sách tại các xã, thị trấn thuộc huyện.
4.1.1.1 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Phòng Tài chính- Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách, giá cả, đăng ký kinh doanh và quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện theo quy định; chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chi NSX do bộ phận phụ trách tài chính NSX thực hiện và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí phó trưởng phòng phụ trách.
Công tác tổ chức bộ máy hiện tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có 10 biên chế, gồm Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng và
06 chuyên viên.Tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua sơ đồ 4.2.
- Trưởng Phòng: Là người chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư về điều hành các hoạt động của cơ quan phòng Tài chính - Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Triển khai các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về công tác quản lý Tài chính, kế hoạch, xử lý những vấn đề chi tiêu thường xuyên, đột xuất đáp ứng nhu cầu kinh tế của địa phương.
- Phó trưởng phòng (1): Giúp việc cho trưởng phòng trong các lĩnh vực : Tổng hợp ngân sách chung, trực tiêp phụ trách bộ phận Ngân sách huyện, tài chính Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thủy lợi phí; Chuyên quản các đơn vị Văn phòng huyện ủy, Văn phòng HĐND và UBND huyện và thẩm định hồ sơ cho thuế đất của các tổ chức cá nhân.
- Phó trưởng phòng (2): Giúp việc cho trưởng phòng trong các lĩnh vực: Kế hoạch đầu tư, trực tiếp thẩm định quyết toán các công trình XDCB, công tác giá cả thị trường
- Phó trưởng phòng (3): Phó trưởng phòng Giúp việc cho trưởng phòng trong các lĩnh vực: Ngân sách cấp xã, xây dựng giá đất, hệ số giá đất hàng năm.
Chuyên viên Kế toán tổng hợp
Chuyên Chuyên viên theo viên theo dõi các đơn dõi tài vị Hành chính các chính - Sự HTX dịch nghiệp vụ nông nghiệp
Chuyên viên phụ trách công tác Kế hoạch, giá cả thị trường
Chuyên Chuyên viên phụ viên phụ trách công trách công tác Tài tác Tài chính NSX chính NSX
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ bộ máy quản lý Phòng Tài chính – KH huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đông Hưng
- Chuyên viên theo dõi Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước nhà nước và trưởng phòng về các nghiệp vụ kế toán tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện, kinh phí ủy quyền; giúp trưởng phòng xây dựng dự toán, lập kế hoạch ngân sách huyện và kinh phí ủy quyền, cấp phát kinh phí ngân sách huyện.
Hướng dẫn và kiểm tra quyết toán ngân sách cấp huyện, kinh phí ủy quyền; theo dõi quản lý tài sản nhà nước tại các đợn vị sử dụng kinh phí ủy quyền; lập tổng quyết toán ngân sách trên địa bàn huyện theo quy định, điều hành hoạt động bộ máy kế toán của phòng.
Trực tiếp làm công tác Đăng ký kinh doanh
- Chuyên viên theo dõi các đơn vị HCSN: Có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra quyết toán các đơn vị dự toán ngân sách huyện; theo dõi quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sử dụng ngân sách huyện; theo dõi nhập nguồn kinh phí hệ thống TabMis.
- Chuyên viên theo dõi tài chính các HTXDVNN: Hướng dẫn các HTX Dịch vụ nông nghiệp trong công tác quản lý tài chính HTX, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ thủy lợi phí và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định.
- Chuyên viên theo dõi công tác kế hoạch: Phụ trách công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đồng thời kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch được giao Thực hiện quản lý, giám sát một số công trình dự án của huyện về lĩnh vực đầu tư , theo dõi các công trình XDCB của huyện.
- 02 chuyên viên quản lý NSX: Có trách nhiệm hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; theo dõi nguồn kinh phí hỗ trợ cấp xã; hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, điều hành ngân sách cấp xã; hướng dẫn, kiểm tra việc lập báo cáo thu, chi tháng, quý và báo cáo quyết toán ngân sách cấp xã.
Nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ phận và các nhân viên trong phòng được phân định một cách rõ ràng Song giữa các bộ phận và các nhân viên đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức điều hành hoạt động chung của toàn đơn vị.
Trong những năm qua thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện đã phối kết hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nhiều cuộc tập huấn về quản lý NSX tại các xã, thị trấn trên địa bàn, đến nay các xã, thị trấn của huyện đều đã sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công tác kế toán, quyết toán tại các xã, thị trấn, công tác quản lý tài chính ngày được nâng lên góp phần quan trọng tăng cường công tác quản lý và điều hành tài chính ngân sách.
4.1.1.2 Ban quản lý tài chính ngân sách tại các xã, thị trấn
Đánh giá chung về công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình
Ở HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
4.2.1 Những kết quả đạt được
4.2.1.1 Đối với công tác lập dự toán chi ngân sách xã
Dự toán các xã, thị trấn lập cơ bản theo đúng trình tự, nội dung dự toán đảm bảo đúng yêu cầu quy định, chất lượng công tác xây dựng dự toán ngày càng được nâng cao, về cơ bản đã xác định được các nhiệm vụ chi trong năm phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nhiệm vụ chi của tỉnh Thái Bình và tình hình thực tế của địa phương.
Dự toán được lập trên cơ sở những căn cứ pháp lý dựa trên các chế độ, định mức quy định thể hiện việc nắm vững các nhiệm vụ chi trong năm, đảm bảo cân đối ngân sách theo quy định hiện hành Đảm bảo hoạt động của một cấp ngân sách trong thực thi nhiệm vụ, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Công tác lập dự toán đã được UBND các xã quan tâm và thực hiện theo Luật NSNN, xây dựng dự toán chi bám sát vào chức năng nhiệm vụ được giao, các định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định, tạo cơ sở cho công tác điều hành chi NSX của chính quyền cơ sở và sự kiểm soát chi của HĐND.
4.2.1.2 Đối với công tác chấp hành dự toán chi ngân sách xã
Việc tổ chức thực hiện công tác quản lý chi ngân sách được tăng cường, việc quản lý điều hành chi NSX đã được chỉ đạo bám sát dự toán năm và các chương trình mục tiêu được HĐND xã phê duyệt, hướng việc điều hành chi ngân sách đảm bảo đúng chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của nhà nước, chi đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Đa số các xã điều hành thực hiện chi ngân sách bảo đảm tuân thủ dự toán được duyệt, chấp hành chế độ chính sách, đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã Trong chi tiêu dùng thường xuyên các xã đã ưu tiên chi trả tiền lương, phụ cấp cho cán bộ xã và các khoản đóng góp theo lương, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương Các khoản chi đã được thực hiện qua KBNN, được kiểm soát chặt chẽ, đúng với tiêu chuẩn, định mức chi, sát với nhiệm vụ chi được giao Một số xã đã tiết kiệm, giành một phần vốn đầu tư cho đầu tư phát triển, thanh toán nợ XDCB từ những năm trước.
4.2.1.3 Đối với công tác kế toán, quyết toán chi ngân sách xã
Công tác tổ chức kế toán đã được triển khai thực hiện theo đúng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã hiện hành Việc hạch toán, kế toán các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên phần mềm kế toán, đảm bảo độ chính xác cao, cung cấp thông tin cho người quản lý đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán.
Việc quyết toán chi NSX được các xã thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm, lập báo cáo quyết toán hàng năm và các văn bản hướng dẫn hiện hành Báo cáo quyết toán chi NSX phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSX trong năm.
4.2.1.4 Đối với công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác kiểm tra, giám sát tình hình quản lý chi NSX ngày càng được tăng cường, điều hành chi đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục, chứng từ quyết toán, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức hiện hành của nhà nước, đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn đẩy lùi tham ô, lãng phí tài sản NSNN. Đặc biệt là có sự tham gia hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chỉ đạo quá trình lập, chấp hành và quyết toán chi NSX của các cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, HĐND huyện, HĐND và UBND xã
HĐND xã đã nhận thức rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình thông qua việc giám sát quản lý chi NSX trong quá trình triển khai lập dự toán, kiểm tra chấp hành dự toán và phê chuẩn quyết toán chi NSX Hoạt động thẩm tra, giám sát được chú trọng, tăng cường hơn từ khi HĐND tỉnh triển khai Đề án thí điểm thành lập Ban công tác HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016.
4.2.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Trong thời gian qua công tác quản lý tài chính NSX nói chung, quản lý chi NSX nói riêng thực hiện theo Luật NSNN đã có những chuyển biến tích cực, vai trò của NSX, của chính quyền cấp xã không ngừng mở rộng và phát triển Tính chủ động và trách nhiệm của các cấp trong quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đáp ứng yêu cầu pháp triển kinh tế - xã hội ngày càng cao.
Cùng với Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật đã từng bước hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nói chung, quản lý chi NSX nói riêng Chi NSX phải được thực hiện qua KBNN theo đúng trình tự và thủ tục quy định, góp phần hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực.
Các chương trình đầu tư XDCB với mục đích đô thị hoá nông thôn, đáp ứng những nhu cầu bức thiết về điện, đường, trường, trạm theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thông qua chi NSX đã tìm ra một hướng đi phù hợp.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong công tác quản lý chi NSX của huyện Đông Hưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần khắc phục.
4.2.2.1 Đối với công tác lập dự toán
Trong quá trình xây dựng dự toán, nhiều xã vẫn còn chưa nắm hết được các căn cứ xây dựng dự toán, không đánh giá đúng và tính toán kỹ các nhiệm vụ chi phát sinh trong năm nên chất lượng công tác xây dựng dự toán chưa cao, chưa sát với thực tế, nhất là nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, làm ảnh hưởng đến công tác điều hành ngân sách Dự toán năm sau thường căn cứ vào số ước thực hiện của năm trước nên số dự toán không chính xác, có xã ước cao hơn và có xã ước thấp hơn so với kế hoạch thực hiện được. Đối với chi đầu tư phát triển: Khi giao dự toán chi đầu tư phát triển các xã thường chưa tính toán được nguồn để thực hiện dẫn đến việc xây dựng dự toán chưa sát với thực tế Dự toán chi đầu tư phát triển không phân bổ chi tiết cho từng công trình cụ thể, điều này trái với quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền.
Việc lập dự toán chưa đầy đủ mẫu biểu theo quy định của Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và hướng dẫn lập dự toán hàng năm của Sở Tài chính.
Hầu hết các xã, thị trấn trước khi trình HĐND xã phê chuẩn dự toán đều không có báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Xã hội thuộc HĐND xã HĐND xã phê chuẩn dự toán còn mang nặng tính hình thức, chất lượng không cao, thậm chí chỉ quyết định lại những cái mà cấp trên đã quyết định, không đưa ra được những giải pháp cụ thể để triển khai hoàn thành dự toán đã quyết định.
4.2.2.2 Đối với công tác chấp hành dự toán chi ngân sách xã Định mức phân bổ chi NSX trong giai đoạn 2011-2015 và kéo dài hết năm
Đánh giá của cán bộ quản lý và cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
HIỆN NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH XÃ
4.3.1 Đánh giá trong công tác lập dự toán
Xác định việc lập dự toán chi NSX là nhiệm vụ hết sức quan trọng hàng năm, công tác lập dự toán đã được Phòng Tài chính-kế hoạch chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn lập một cách nghiêm túc.
Kết quả tổng hợp đánh giá về công tác lập dự toán chi NSX của 45 cán bộ lãnh đạo, quản lý được thể hiện qua bảng 4.11.
Bảng 4.11 Tổng hợp ý kiến trả lời phiếu điều tra của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong công tác lập dự toán chi ngân sách xã hàng năm
Tổng số ý kiến Ý kiến đánh giá
Diễn giải trả lời (số phiếu) Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ phiếu (%) phiếu (%)
1 Tuân thủ các căn cứ để
2 Thời gian lập và giao dự
45 45 100 toán đảm bảo quy định
3 Sự cần thiết trong việc
4 Quy trình lập dự toán
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều traBảng 4.11, cho thấy có 100% số phiếu điều trả trả lời công tác lập dự toán đã toán là cần thiết, điều này chứng tỏ lập dự toán có tầm quan trọng đặc biệt trong chu trình quản lý NSX, nó đặt cơ sở nền tảng cho những khâu tiếp theo Quy trình
75 lập dự toán được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, qua khảo sát điều tra, 100% cán bộ đánh giá, nhận xét công tác lập dự toán đúng quy trình.
Qua tổng hợp các phiếu điều điều tra, đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý đều đánh giá cao công tác lập dự toán chi NSX, các nội dung lập và giao dự toán cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Hưng, đã được HĐND, UBND huyện, các phòng ban chức năng và các xã, thị trấn quan tâm, chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, qua đó đã thể hiện tầm quan trọng trong việc lập dự toán hàng năm, công tác thảo luận và giao dự toán chi NSX đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch trên địa bàn.
4.3.2 Đánh giá định mức phân bổ chi ngân sách xã
Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá về định mức phân bổ chi NSX của 45 cán bộ lãnh đạo, quản lý và 30 cán bộ, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chi (trừ 05 Công ty TNHH) được thể hiện qua bảng 4.12.
Qua bảng 4.12 cho ta thấy đánh giá định mức chi thường xuyên như hiện nay là chưa hợp lý, tổng số ý kiến đánh giá hợp lý chiếm 48,5%, chưa hợp lý chiếm 51,5% Kinh phí hoạt động quản lý nhà nước có 41,3% số phiếu trả lời hợp lý và có 58,7% số phiếu trả lời chưa hợp lý; Kinh phí hoạt động Đảng, Kinh phí hoạt động HĐND có 54,7 % và 61,3% ý kiến đánh giá hợp lý, 45,3 % và 38,7
% ý kiến đánh giá chưa hợp lý; Chi Sự nghiệp Giáo dục thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách huyện, NSX chỉ thực hiện mang tính chất hỗ trợ nên nhiệm vụ chi này có 64 % số phiếu đánh giá là hợp lý; Chi Sự nghiệp Giao thông, Sự nghiệp môi trường là những nhiệm vụ chi trong thời gian qua phải thực hiện tương đối lớn nên số ý kiến đánh giá hợp lý thấp; Do kinh phí hoạt động của chính quyền chưa đảm bảo nên kinh phí dự phòng ngân sách cần phải xử lý những nhiệm vụ đột xuất phát sinh lớn, qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy 66,7% ý kiến đánh giá định mức dự phòng ngân sách là chưa hợp lý.
Nguyên nhân lý do, được tổng hợp từ phiếu điều tra cho rằng:
- Đánh giá định mức chi thường xuyên không phù hợp, các ý kiến cho rằng, có nội dung chi phát sinh tại địa phương nhưng định mức chi của nhà nước quy định không có hoặc nếu có thì mức chi thấp chưa phù hợp với tình hình thực tế, nên điều hành thực hiện dự toán chi thường xuyên còn gặp nhiều khó khăn.
- Định mức xây dựng dự toán chi áp dụng cho cả chu kỳ ngân sách từ năm 2011,không tính đến yếu tố trượt giá nên đến thời điểm hiện tại không còn phù hợp với các cấp ngân sách chính quyền địa phương.
Bảng 4.12 Tổng hợp ý kiến đánh giá về định mức chi ngân sách xã Định mức Số ý kiến Ý kiến đánh giá
NHIỆM VỤ CHI chi (triệu trả lời Hợp lý Chưa hợp lý đồng) (Số phiếu) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
2 Sự nghiệp môi trường (TX)
3 SN bảo vệ môi trường (Hỗ trợ phương tiện thu 75 38 50,7 37 49,3 gom, vận chuyển rác thải) 60
5 Hoạt động TT học tập cộng đồng ở xã 10 75 48 64,0 27 36,0
6 Sự nghiệp y tế, dân số 26 75 32 42,7 43 57,3
7 Sự nghiệp văn hóa thông tin, thể thao 15 75 40 53,3 35 46,7
8 Hoạt động xây dựng ĐSVH khu dân cư
9 Đảm bảo xã hội (TX) 15 75 36 48,0 39 52,0
10 Quản lý hành chính, đảng, đoàn thể
- Hoạt động các hội đặc thù 12 75 42 56,0 33 44,0
- Hoạt động an ninh 10 75 45 60,0 30 40,0 Định mức Số ý kiến Ý kiến đánh giá
NHIỆM VỤ CHI chi (triệu trả lời Hợp lý Chưa hợp lý đồng) (Số phiếu) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
11 Sự nghiệp NN, khuyến nông, khuyến công
12 Sự nghiệp thủy lợi, phòng chống lụt bão
13 Duy tu bảo dưỡng công trình công cộng, SN kiến thiết thị chính, tài nguyên địa chính, SN kinh tế khác
14 Chi khác (0,5% chi tiêu dùng TX) 75 30 40,0 45 60,0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
4.3.3 Đánh giá một số nội dung trong công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã
Tổng hợp các phiếu điều tra của 45 cán bộ quản lý và 35 đối tượng chi đánh giá về công tác quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ chi NSX, được thể hiện qua bảng 4.13.
- Đánh giá về việc chi đảm bảo định mức, tiêu chuẩn và mua sắm, sử dụng tài sản đúng quy định, các ý kiến đánh giá ở mức rất tốt là tốt khá cao, tuy nhiên vẫn còn 6,7 % số phiếu đánh giá chi chưa đúng tiểu chuẩn, định mức.
- Chi đầu tư XDCB vẫn còn một số đơn vị thực hiện dàn trải, 33,8 % ý kiến đánh giá ở mức bình thường và 6,3 % đánh giá ở mức kém; Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB còn 27,5 % đánh giá mức bình thường và 10 % ở mức kém; Chất lượng các công trình đầu tư có 15/55 phiếu (27,3 %) đánh giá ở mức bình thường và 4/55 phiếu (7,3 %) đánh giá ở mức kém.
- Việc xử lý sai phạm trong thực hiện chi ngân sách được đánh giá khá tốt, 25/80 phiếu (31,3 %) đánh giá việc xử lý ở mức rất tốt, 32/80 phiếu (40 %) đánh giá ở mức tốt, chỉ có 5/80 (6,2 %) phiếu đánh giá là kém do một số đơn vị khi phát hiện ra vi phạm chưa có các chế tài để xử lý và khắc phục dứt điểm.
- Công tác công khai dự toán, quyết toán chưa được chú trọng, chỉ có 12,5
% ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và 13,8 % ý kiến đánh giá ở mức kém. Đánh giá chung công tác chi NSX có 32,5 % ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và 7,5 % đánh giá ở mức kém.
Như vậy: Từ các ý kiến đánh giá tổng hợp trên đặt ra vất đề để sử dụng, quản lý nguồn ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả, tiết kiệm cần phải có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền địa phương, những giải pháp, những định hướng cụ thể để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nói chung và sử dụng NSX nói riêng.
Bảng 4.13 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác quản lý, điều hành chi ngân sách xã
Tổng số ý Ý kiến đánh giá
Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém
Nội dung kiến trả lời
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (Số phiếu) phiếu (%) phiếu (%) phiếu (%) phiếu (%) phiếu (%)
1 Chi đúng định mức, tiêu chuẩn 75 18 24,0 30 40,0 22 29,3 5 6,7 0 0
2 Mua sắm, SD tài sản công đúng quy định 75 26 34,7 28 37,3 21 28,0 0,0 0 0
3 Chi đầu tư XDCB đồng bộ, tập trung 80 15 18,8 33 41,3 27 33,8 5 6,3 0 0
4 Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB 80 20 25,0 30 37,5 22 27,5 8 10,0 0 0
5 Công tác giáo dục tuyên truyền 80 20 25,0 38 47,5 22 27,5 0,0 0 0
7 Công tác thanh tra, kiểm tra
8 Sự phối hợp trong công tác quản lý 80 30 37,5 26 32,5 15 18,8 9 11,3 0 0
9 Công tác công khai dự toán, quyết toán 80 10 12,5 29 36,3 30 37,5 11 13,8 0 0
10 Chất lượng công tác lập và giao dự toán 75 31 41,3 28 37,3 12 16,0 4 5,3 0 0
11 Chất lượng các công trình đầu tư 80 28 35,0 25 31,3 18 22,5 9 11,3 0 0
12 Xử lý vi phạm các quy định chi NSX 80 5 6,3 28 35,0 32 40,0 15 18,8 0 0
13 Ứng dụng tin học trong quản lý chi NSX 75 38 50,7 25 33,3 12 16,0 0,0 0 0
14 Tư vấn hỗ trợ đối tượng chi 80 20 25,0 38 47,5 20 25,0 2 2,5 0 0
15 Năng lực và ứng xử của cán bộ quản lý 80 18 22,5 31 38,8 28 35,0 3 3,8 0 0
16 Đánh giá chung công tác chi NSX 80 26 32,5 30 37,5 18 22,5 6 7,5 0 0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
4.4.1 Định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng trong thời gian tới
Phát huy truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Hưng đoàn kết, kỷ cương, chủ động, sáng tạo xây dựng huyện Đông Hưng phát triển toàn diện, bền vững, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh Thái Bình. Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh dịch vụ - thương mại, chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ để dần chuyển mô hình kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, tạo tiền đề cho phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp trong giai đoạn 2015-2020, giai đoạn 2021-
2025 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng khung một cách đồng bộ theo hướng hiện đại hóa Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định và bền vững, tạo chuyển biến quan trọng về văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng Từng bước xây dựng huyện Đông Hưng trở thành đô thị mới, văn minh, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH của tỉnh và đất nước.
- Phát triển kinh tế theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường Huy động khai thác triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội Coi trọng lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân.
- Tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; quản lý tài nguyên - môi trường và trật tự xây dựng.
- Phát triển văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng.
- Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển mô hình nông thôn mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, kinh tế phát triển, nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng cao; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực.
- Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo quy hoạch, ưu tiên cải thiện hệ thống đường giao thông, điện nông thôn, hệ thống tưới tiêu, thoát nước thải, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cấp các chợ, xây dựng các khu chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm tách khỏi khu dân cư, quy hoạch và quản lý nghĩa trang Quan tâm xây dựng trường học, trạm y tế; tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đồng thời tăng cường chỉnh trang hạ tầng nông thôn.
- Tập trung đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để phát triển sản xuất, dịch vụ Nhân rộng các mô hình hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, ngành nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động, có chính sách hỗ trợ để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp theo Luật hợp tác xã; phát triển các HTX ngành nghề, dịch vụ, các hội nghề nghiệp ở nông thôn, nhân rộng mô hình các HTX tiên tiến, hoạt động hiệu quả Có các giải pháp cụ thể đối với các HTX sản xuất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoạt động kém hiệu quả.
- Thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất hàng hóa và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho người dân Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn bình quân 8-10% năm Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa, từng bước xây dựng nếp sống văn minh Đầu tư phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; xây dựng hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến huyện và tuyến xã.
- Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của chính quyền và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
4.4.2 Định hướng mục tiêu tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Đông Hưng trong thời gian tới
Quản lý chi NSX trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt các nguyên tắc:
- Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý NSX. Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách.
- Nguyên tắc thống nhất: thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý chi NSX Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn đóng góp của dân thực sự phải do dân quyết định nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về chi, về định mức chi NSX, hạn chế những thất thoát và bảo đảm tính hiệu quả.
Nhiệm vụ của NSX là vừa phải đáp ứng cho nhu cầu công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương, vừa phải trở thành công cụ điều tiết xã hội Để đạt được yêu cầu đó, chi NSX vừa phải đảm bảo thiết thực hiệu quả song phải hướng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội do các cấp ủy đảng cấp trên và Đảng ủy-HĐND-UBND xã đã đề ra. Để có thể thực hiện được vấn đề này cần phải đảm bảo chi đúng dự toán được giao, chi đúng tiêu chuẩn định mức hiện hành của Nhà nước, chống thất thoát lãng phí, thực hiện tốt tiết kiệm chi hành chính, dành vốn cho chi đầu tư phát triển.
Cụ thể một số định hướng tăng cường công tác quản lý NSX trong thời gian tới như sau:
- Tạo lập môi trường tài chính ngân sách lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực, phân bổ chi ngân sách một cách hợp lý, bảo đảm công bằng; sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; ổn định phát triển nền tài chính NSĐP, góp phần tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, thực hiện xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.