1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyển đổi số trong lĩnh vực tƣ pháp hộ tịch tại địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Có thể kể đến một số thành tựu nổi bật như: sự hiện diện của các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức 4 trong lĩnh vực hộ tịch có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, việc xây dự

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng em, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong báo cáo là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Chúng em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong báo cáo nghiên cứu này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

TM NHÓM TÁC GIẢ

Tạ Khánh Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, cộng tác của cán bộ và người dân tại địa điểm nghiên cứu

Nhân dịp hoàn thành nghiên cứu, cho phép chúng em được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Hoàng Diệu Linh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện hành chính Quốc gia đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Gia Lâm đã cung cấp thông tin số liệu, giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

TM nhóm tác giả

Tạ Khánh Linh

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

CSDLHT Cơ sở dữ liệu hộ tịch

CSDLQGDC Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 7

7 Kết cấu của đề tài 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH 8

1.1 Một số khái niệm có liên quan 8

1.2 Sự cần thiết phải chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch 18

1.3 Chủ thể, nội dung, phương pháp chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp - hộ tịch 21

1.4 Các yếu tố cần đảm bảo trong chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp - hộ tịch 25

1.5 Kinh nghiệm chuyển đổi số ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 36

2.1 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch 36

2.2 Thực tiễn chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm 46

2.3 Đánh giá thực trạng chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp - hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 64

Tiểu kết chương 2 71

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72

3.1 Định hướng thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm 72

3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội 80

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 7

Bảng 2.2.2.2a: Các kế hoạch, chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Tư pháp –

Hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm (2022 – 2024) 52

Bảng 2.2.2.2b Đánh giá của công chức tư pháp – hộ tịch về xây dựng kế hoạch,

chương trình hành động cho chuyển đổi số trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch 53

Bảng 2.2.2.4: Đánh giá của công chức tư pháp-hộ tịch và người dân về cơ sở vật chất,

trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp-hộ tịch 57

Bảng 2.2.2.6: Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên

địa bàn huyện Gia Lâm 63

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại đã trải qua ba cuộc Cách mạng công nghiệp và đang bước vào kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thách thức mới Sự phát triển của máy móc và các thiết bị thông minh, những công nghệ mới như công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, mạng thông tin và truyền thông kết nối toàn cầu đã buộc chúng ta phải thay đổi để thích ứng với sự cải biến toàn diện này Cuộc Cách mạng 4.0 đã và đang đặt ra cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam những yêu cầu cao để thích nghi và bắt kịp với xu thế phát triển nhanh của xã hội

Chuyển đổi số thành công xóa nhòa khoảng cách về địa lí, mang đến sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, mang lại chất lượng cuộc sống cao cấp, nhanh chóng, kịp thời; đồng thời, giảm thiểu chi phí, thời gian công sức; giúp các cơ quan nhà nước thấu hiểu người dân hơn, cung cấp dịch vụ số để chăm sóc và bảo vệ người dân tốt hơn Đối với doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số làm tăng hiệu suất công việc, đẩy nhanh quá trình xử lý công việc, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao chất lượng công việc; dễ dàng quản lý tập trung, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa nhân lực; tăng cường tính minh bạch, sáng tạo trong hệ thống quản trị doanh nghiệp Ngoài ra, việc chuyển đổi số làm tiết kiệm và giảm chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy doanh thu, tăng lợi nhuận Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia quan, tổ chức, doanh nghiệp Chính phủ Việt Nam coi việc chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng để tiếp tục tăng trưởng và thịnh vượng

Để xúc tiến chuyển đổi số Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm xây dựng chính sách phát triển công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng 4.0 Điều này được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Trước đó, ngày 27 tháng 9 năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động

tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, có nêu rõ: “Chủ động, tích cực

tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tast yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa laau dàu của

Trang 9

cả hệ thống chính trị và toafn xã hội, gắn chặt với quán trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội”[1] Có thể thấy, Chính phủ và nhà nước Việt Nam rất chú trọng

đến công cuộc chuyển đổi số quốc gia, coi đây là một cơ hội phát triển vượt bậc

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là một trong những lĩnh vực được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đã có những bước đệm hướng tới đẩy mạnh chuyển đổi số Có thể kể đến một số thành tựu nổi bật như: sự hiện diện của các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức 4 trong lĩnh vực hộ tịch có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử ngày càng hoàn thiện, hay có thể kể đến gần đây nhất việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số 06/QĐ-TTg phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 có vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng hết sức to lớn, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo nền tảng cho công tác quản lý hành chính nhà nước nói chung, công tác quản lý lĩnh vực tư pháp - hộ tịch nói riêng theo hướng hiện đại, góp phần hoàn thiện Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số

Cùng với các huyện, thành trên cả nước, huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội đã và đang tích cực đổi mới, thúc đẩy chuyển đổi số tất cả các lĩnh vực đời sống – xã hội trên địa bàn huyện, trong đó có lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, được thực hiện theo những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế vấn đề chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp - hộ tịch trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là nhu cầu cần thiết, đòi hỏi Nhà nước và địa phương phải có chiến lược chuyển đổi số phù hợp, nhất quán trong giai đoạn tới để đảm bảo chuyển đổi số thành công đáp ứng được mục tiêu cốt lõi là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và cung ứng các tiện ích cho người dân

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch

tại địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội” là vấn đề cần thiết, vừa có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

1 T nh h nh nghiên cứu trong nước

Trang 10

Chuyển đổi số là một cơ hội phát triển đột phá nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển Chính vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề này, cụ thể:

Nhằm đánh giá những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số đối với nền quản trị nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, quốc tế hóa, TS Đặng Xuân Thanh và nhóm nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa

học xã hội Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm

thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam” Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra được

các kết luận về mức độ chuyển đổi số ở cấp quốc gia, ở cấp độ doanh nghiệp, ở cấp độ Chính phủ và so với toàn thế giới Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra được nững khó khăn thách thức và cơ hội về phía Việt Nam trước quá trình chuyển đổi số Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu vào hoạt động chuyển đổi số tại từng lĩnh vực, trong khi đó, việc chuyển đổi số trong từng lĩnh vực là khác nhau

Luận án của tác giả Lê Hoàng Thúy Quỳnh với đề tài “Ứng dụng sản xuất tinh

gọn vào dịch vụ công lĩnh vực hộ tịch tại Ủy ban nhân dân Quận 1 và giải pháp đề xuất” Đề tài đã nghiên cứu tính hiệu quả và cách thức áp dụng Sản xuất tinh gọn vào

sản xuất, dịch vụ Từ đó đưa ra kinh nghiệm và cách thức áp dụng các công cụ của Sản xuất tinh gọn hiệu quả, phù hợp với trường hợp tại Ủy ban nhân dân Quận 1 Ngoài ra, tác giả còn dựa vào thực tiễn, vận dụng các công cụ của Sản xuất tinh gọn đề ra một số giải pháp cải tiến quy trình từ tiếp nhận đến xử lý và trả kết quả hồ sơ hộ tịch, giúp giảm thời gian giải quyết giấy tờ và thủ tục lằng nhằng, tạo điều kiện làm việc cho cả người dân và công chức tham giá quá trình cung ứng dịch vụ công Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra được phương án tối ưu nhất cho việc vận hành quá trình xử lí dịch vụ công trong lĩnh vực hộ tịch

Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (2022 đánh giá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các giao diện tương tác với người dân của chính quyền địa phương Báo cáo nghiên cứu chính sách về Quản trị và Tham gia đồng thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP tại Việt Nam Hà Nội, Việt Nam: Tháng 06 năm 2022 Dựa trên các nguyên tắc của Liên Hợp quốc (LHQ , báo cáo này đánh giá thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của các địa phương theo sáu tiêu chí: (i tính công bằng, hợp pháp trong xử lý thông tin cá nhân; (ii mục đích sử dụng thông tin cá nhân rõ ràng; (iii tính tương xứng và cần thiết; (iv nguyên tắc về lưu trữ thông tin; (v tính minh bạch; và (vi tính giải trình trong thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân

Trang 11

Bài đăng tạp chí Bộ Tư pháp chuyên trang Chuyển đổi số với bài viết về “Kinh

nghiệm chuyển đổi số trong khu vực công ở một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam” Bài viết tiến hành phân tích phân tích về chuyển đổi số trong khu vực

công, tập trung vào kinh nghiệm của Liên bang Nga, Vương quốc Anh và Singapore Nguồn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo, và sự sẵn sàng của cán bộ, công chức trong việc ứng dụng công nghệ Từ những phân tích kinh nghiệm quốc tế, nguồn đưa ra những gợi ý cho quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam như phát huy vai trò tiên phong của các cơ quan nhà nước, đào tạo kỹ năng số cho cán bộ, thực hiện chuyển đổi số theo từng bước nhỏ, và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bên liên quan

2.2 Tình hình nghiên cứu thế giới

Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở trong nước, sinh viên nhận thấy các nhà nghiên cứu quốc tế đã quan tâm đến chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch, tiêu biểu như:

Tại bài viết “Numbered Individuals, Digital Traditions, and Individual Rights:

Civil Status Registration in Denmark 1645 to 2010” của tác giả Karl Jakob Krogness

đã nghiên cứu các vấn đề lí luận về sự hình thành của việc đăng ký hộ tịch của Đan Mạch Từ đó đưa ra các vấn đề còn thiếu sót qua từng thời kỳ trong việc đăng ký hộ tịch tại Đan Mạch trong khoảng hai thế kỷ rưỡi, từ năm 1645 đến 2010 Bài viết đã xác định những vấn đề có khả năng xâm phạm các quyền cá nhân là quyền tự do tôn giáo, quyền riêng tư và tôn trọng cá nhân khi việc đăng lý hộ tịch đã được tiên tiến hóa nhờ sự tiến bộ trong công nghệ thông tin và dịch vụ Internet Bài viết khá đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn, song vẫn chưa đưa đưa ra được giải pháp cụ thể cho các vấn đề được đặt ra trong hệ thống đăng ký hộ tịch

Trong bài báo “Identifying barriers in public sector digital transformation: A

case study in Indonesia city office for population administration and civil registration (copacr) context” tác giả Agus Imam Sonhaji, Maria Anityasari và Mahendrawathi ER

đã trình bày nghiên cứu điển hình về Văn phòng quản lý Dân số và Đăng ký hộ tịch tại thành phố Surabaya, hiện đang tiến hành số hóa và chuyển đổi kỹ thuật số trên tất cả các tuyến dịch vụ đăng ký hộ tịch Bài báo đã đóng góp những nghiên cứu mang tính lý thuyết về rào cản bên trong và bên ngoài để áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số tại thành phố Surabaya COPACR Tuy nhiên, bài báo chỉ mang tính khách quan và chưa nghiên cứu sâu về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển đổi số trong đăng ký hộ tịch

Với bài viết “A Legal Framework for Digital Transformation”, nhóm tác giả

gồm Rozha K.Ahmed, Khder H.Muhammed, Silvia Lips và các đồng sự khác đã tiến

Trang 12

hành phân tích hệ thống pháp lý và chuyển đổi kỹ thuật số tại Tòa án, Chính phủ điện tử tại các quốc gia Châu Âu Từ đó phát hiện mỗi quốc gia có cấu trúc pháp lý khác nhau, vì vậy khi chuyển giao công nghệ kỹ thuật số cần xác định chiến lươc phân tích pháp lý chuyên sâu để thiết lập khung pháp lý rõ rang về CNTT đồng thời cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề quản lý Ngoài ra, các nước cần nghiên cứu đưa ra luật chung về Chính phủ điện tử và các ứng dụng thức tế của khung pháp lý

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, cho thấy vấn đề chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có các công trình có liên quan; nhưng qua tìm hiểu thì các công trình này chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu chung về chuyển đổi số và chuyển đổi số doanh nghiệp hoặc chuyển đổi số trong khu vực công mà chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp -hộ tịch, đồng thời gắn với một địa phương cụ thể với mong muốn vừa làm rõ được về mặt lý luận, đồng thời đóng góp về mặt thực tiễn Tuy nhiên, những kết quả của các công trình trên cũng được Báo cáo tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và sử dụng một các hợp lí vào việc giải quyết một số nội dung liên quan đến đề tài

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lí luận về chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch và thực trạng hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch trên thực tiễn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục đích nêu trên, khóa luận đặt ra các nhiệm vụ chính như sau: + Nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến chuyển đổi số và chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch như: Khái niệm chuyển đổi số, chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch; Sự cần thiết của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch; Các yếu tố cần đảm bảo trong quá trình chuyển đổi số đối với hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc ứng phó với những thách thức từ chuyển đổi số đối với hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

+ Đánh giá những kết quả đã đạt được, cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế còn tồn tại của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Trang 13

+ Chỉ rõ yêu cầu và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức, hạn chế và đẩy nhanh quá trình này trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Báo cáo tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và

thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch Báo cáo chỉ giới hạn trong việc tập trung nghiên cứu quá trình và kết quả chuyển đổi số trong hoạt động quản lý

nhà nước đối với lĩnh vực hộ tịch với tư cách là một trong những nội dung cơ bản của

hoạt động quản lý hành chính - tư pháp

Về không gian: trên phạm vi địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Về thời gian: Số liệu khảo sát, thống kê và sử dụng trong Báo cáo được thu thập

từ năm 2022 đến 2024

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo như:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm kiếm các nguồn tài liệu sơ cấp từ sách, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án… trong và ngoài nước liên quan đến cơ sở khoa học về khái niệm, các yếu tố ảnh hướng đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: thu thập, tổng hợp các tài liệu từ các báo cáo, tổng kết kinh nghiệm, mô hình hoặc sáng kiến cho việc phân tích, lý giải cho vấn đề nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp xử lý dữ liệu: xử lý các dữ liệu thu thập được, phân tích, so sánh và đối chiếu với vấn đề lý luận để làm rõ thực trạng vấn đề

- Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, thống kê, xử lý những thông tin thu thập được; sưu tầm tư liệu, phỏng vấn một số đối tượng có liên quan

Trang 14

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần hoàn thiện và toàn diện hơn những vấn đề lí luận về chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch; làm rõ thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch gắn với thực tiễn tại địa phương; chỉ ra những bất cập, hạn chế

6 Ý nghĩa thực tiễn

Trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch, như hiện nay thì việc đề xuất một số giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý và xử lý vấn đề nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình vận hành cơ quan nhà nước

Đồng thời, Báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên mong rằng sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong việc đưa ra các quy định và chính sách đối với hoạt động chuyển đổi số, nhất là hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung, Báo cáo kết cấu gồm có 3 chương cơ bản như sau:

Chương 1: Lý luận chung về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong lĩnh vực tư

pháp - hộ tịch

Chương 2: Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch trên địa

bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong

lĩnh vực tư pháp – hộ tịch trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Trang 15

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH

1.1 Một số khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm chuyển đổi số

Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay và sắp tới, chuyển đổi số đã được Đảng và Nhà nước xác định là mục tiêu chiến lược và là trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số bởi vì quá trình áp dụng chuyển đổi số trong từng lĩnh vực sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất chung về định nghĩa chuyển đổi số Mỗi quốc gia tùy theo chiến lược phát triển kinh tế và xã hội mà đưa ra những định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số

Nhận thức được xu thế và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, những khái niệm như “chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số” lần đầu tiên được đề cập Nội hàm của những khái niệm này nhấn mạnh nhiều lần trong mục tiêu, quan điểm phát triển, lẫn đột phá chiến lược Với kỳ vọng, chuyển đổi số sẽ thực sự tạo được sự bứt phá cho đất nước giai đoạn tới, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức mạnh của nền kinh tế Năm 2011, Bộ Thông tin và

truyền thông đã phát hành cuốn “Cẩm nang chuyển đổi số” nằm đáp ứng nhu cầu

hướng dẫn triển khai “Cẩm nang chuyển đổi số” nhằm đáp ứng nhu cầu hướng dẫn triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, tuyên truyền sâu rộng về chuyển đổi số đến các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân Thông qua Cẩm nang, Bộ Thông tin và truyền thông đưa ra quan điểm của mình về chuyển đổi số:

“Chuyển đổi số là quá trình thay đổi và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”.[1] Nhận định

chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu số và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân, tổ chức

Đối với các nhà nghiên cứu trong khu vực công, việc định nghĩa chuyển đổi số

thường có thiên hướng như sau: Theo Cordella và Paletti (2018 cho rằng “Chuyển đổi số

hỗ trợ công dân tham gia vào hoạt động đồng sản xuất và đồng sáng tạo ra các giá trị

Trang 16

cộng đồng”; Theo Luna Reyes (2017) thì “Chuyển đổi số trong khu vực công góp phần nâng cao hiệu quả của Chính phủ bằng cách thực hiện mô hình Chính phủ tinh gọn”.[10]

Còn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, có thể nhắc đến một số định nghĩa

như: Theo Gartner, một tổ chức tư vấn hàng đầu của Mỹ: “Chuyển đổi số là việc sử

dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh và tạo ra những cơ hội doanh thu và giá trị mới” [21] Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD: “Chuyển đổi số là việc đề cập đến các ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội của công nghệ kỹ thuật số” [21] Microsoft định nghĩa: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới” [21]

Như vậy, từ những định nghĩa trên, chúng ta hiểu rằng, chuyển đổi số không phải chỉ là vấn đề về công nghệ, mà còn là vấn đề về nhận thức, thói quen, quy trình tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội Đây là một quá trình có sự tác động bởi yếu tố ngoại lực (sự phát triển được đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0) và các yếu tố nội lực (khát vọng đổi mới và hội nhập thúc đẩy con người thay đổi tư duy về phương thức quản lý, làm việc mới nhanh hơn, tiết kiệm hơn, minh bạch hơn bằng việc kế thừa và phát huy giá trị to lớn của nền tảng công nghệ số bao gồm: mạng 5G, điện toán đám mây (Cloud computing), trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IOT), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), các hệ thống quản trị dữ liệu (Data management systems … để tạo ra những giá trị mới, dịch vụ tiện ích nhằm mang lại những hiệu quả tốt hơn

Chuyển đổi số ngày càng được phát triển và phổ biến rộng rãi, nó được ứng dụng vào rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau góp phần tăng năng suất lao động, chuyển mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Nội dung chuyển đổi số của các nước khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước Tuy nhiên, về cơ bản đều hướng tới chuyển đổi số trên 3 trụ cột: Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số Do vậy, có thể nhận thấy rằng, chuyển đổi số là nhiệm vụ cần sự vào cuộc quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương Chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng của toàn dân Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại

Mặt khác, “Chuyển đổi số” (Digital Transformation có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng “Số

Trang 17

hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số ; trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn Có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”

Tóm lại, dù được tiếp cận ở bất kỳ góc độ nào thì việc chuyển đổi số đều bao gồm các yếu tố sau: công nghệ số, thay đổi mô hình quản lý, quy trình, dữ liệu số, sản phẩm/dịch vụ và con người Trong khuôn khổ của Báo cáo, sau khi tiếp thu các khái niệm, quan điểm đến từ các nhà khoa học, các tổ chức, có thể hiểu quan niệm về

“chuyển đổi số” là: “quá trình sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và

toàn diện của cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất trên môi trường số với các công nghệ số Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi ở cấp độ hệ thống nhằm thay đổi hành vi trên quy mô lớn”

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính - tư pháp Thông qua quản lý nhà nước về hộ tịch, Nhà nước thực hiện quản lý đối với dân cư của mình [18] Trên cơ sở đó, Nhà nước xây dựng các chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình phù hợp với thực tiễn Chức năng quản lý hành chính tư pháp của nhà nước xuất phát từ chức năng quản lý hành chính đối với các cơ quan tư pháp, các tổ chức hỗ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác Đây là hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đạt được hiệu quả trong quá trình thực thi quyền tư pháp Để làm rõ hơn nữa khái niệm “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch” cần làm rõ khái niệm “hộ tịch”, “đăng ký hộ tịch” và nội dung của quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch

“Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người trong một

địa phương”[6]; Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Văn Khôn, tác giả Hoàng Thúc

Trang 18

Trâm có nêu khái niệm “hộ tịch” trong cuốn Hàn – Việt từ điển xuất bản năm 1974 là

“Hộ tịch: Sổ biên nhận số một địa phương hoặc cả toàn quốc, trong có ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng người” [9] Có thể nhận thấy, cách giải nghĩa của các

tác giả trên tuy có khác nhau về sự diễn đạt nhưng đều giải nghĩa “hộ tịch” ở những khía cạnh tương đồng như “hộ tịch” là quyển sổ ghi chép về tên họ, nghề nghiệp, chức danh

Từ góc độ khoa học pháp lý, "Hộ tịch" chưa có khái niệm Việt hóa để thay thế vì “Hộ tịch” đã ăn sâu trong nhận thức nhân dân và có tính truyền thống, phổ thông Do vậy, các nhà xây dựng luật đã sử dụng khái niệm “hộ tịch” như là “một thuật ngữ chuyên môn và định nghĩa" trong văn bản Theo khoản 1, Điều 2, Luật Hộ tịch 2014

thì “Hộ tịch là những sự kiện được quy định về việc xác nhận khai sinh; kết hôn; giám

hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử; xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến chết” Theo đó, “hộ tịch” được hiểu là tập hợp các sự kiện nhân thân liên quan đến cá

nhân từ khi sinh ra đến khi qua đời, bao gồm các sự kiện như sinh, kết hôn, đăng ký và các sự kiện khác

Qua phân tích các khái niệm nêu trên có thể định nghĩa "hộ tịch” là: “Hộ tịch là

những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của từng cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận”

Đặc điểm “hộ tịch”:

- Thứ nhất, Các thông tin hộ tịch là các thông tin nhân thân của mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi Việc ghi nhận những thông tin hộ tịch phụ thuộc vào nhu cầu quản lý của mỗi quốc gia vào từng thời kỳ cụ thể Tuy nhiên, các thông tin hộ tịch cơ bản thường gắn với các sự kiện cơ bản của cá nhân: sinh, tử, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nhận nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi thông tin hộ tịch, cải chính hộ tịch …

- Thứ hai, Trên cơ sở các thông tin hộ tịch được Nhà nước ghi nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể cấp các giấy tờ có giá trị pháp lý để xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… Đồng thời, các thông tin này cũng được ghi nhận vào Hệ thống sổ ghi chép hộ tịch, hệ thống dữ liệu hộ tịch điện tử của Nhà nước Các thông tin này được thống kê, xử lý nhằm phục vụ cho mục đích quản lý của Nhà nước hoặc nhu cầu của cá nhân

b Khái niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch

Trang 19

Xuất phát từ nhu cầu quản lý của nhà nước mà thông tin nhân thân của mỗi cá nhân được ghi nhận lại Vì thế, từ góc độ quản lý nhà nước, hộ tịch được hiểu là việc quản lý của nhà nước đối với mỗi cá nhân thông qua việc ghi nhận các thông tin nhân thân cơ bản của cá nhân đó Để có thể ghi nhận được các thông tin này, pháp luật quy định khi có sự kiện hộ tịch phát sinh, cá nhân phải chủ động đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các thông tin nhân thân cho phép Nhà nước cá biệt hoá từng cá nhân trong xã hội và nắm bắt được tình trạng nhân thân của cá nhân đó để phục vụ mục đích quản lý Chính vì vậy, xuất phát từ nhu cầu quản lý của nhà nước và nhu cầu được ghi nhận về các yếu tố nhân thân của cá nhân thì quản lý nhà nước về tư pháp -

hộ tịch (gọi tắt là quản lý hộ tịch) được hiểu là: “việc của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ghi nhận các sự kiện nhân thân cơ bản của cá nhân, cũng như xử lý, sử dụng để theo dõi thực trạng và biến động về thông tin hộ tịch nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân; đồng thời, phục vụ cho việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật trên mặt của đời sống xã hội”

Đặc điểm của “quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch”:

- Thứ nhất, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là biện pháp

quản lý nhà nước về dân cư Có nhiều hoạt động khác nhau giúp Nhà nước quản lý

dân cư như thống kê dân số, thống kê cư trú… trong đó có quản lý hộ tịch Quản lý hộ tịch cho phép Nhà nước vừa có được thông tin về từng cá nhân, vừa nắm bắt được số liệu chung về dân cư trên phạm vi toàn quốc Đây là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó

- Thứ hai, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp – Hộ tịch là hoạt động có

tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ Trong quá trình quản lý hộ tịch, hệ thống cơ

quan quản lý hộ tịch được tổ chức thành một khối thống nhất từ Trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm vận hành hoạt động của lĩnh vực hộ tịch, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo điều hành thống nhất, liên kết Trong đó, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch trên phạm vi toàn quốc

- Thứ ba, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là hoạt động

chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước Quản

lý hộ tịch là nhiệm vụ có yêu cầu riêng về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ được thực hiện vởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước

Trang 20

Quản lý hộ tịch bao gồm các hoạt động nghiệp vụ được bắt đầu bằng việc đăng kí hộ tịch, lưu trữ thông tin hộ tịch, thống kê và xử lý các số liệu hộ tịch Các hoạt động này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện và trực tiếp được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước

- Thứ tư, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - Hộ tịch là hoạt động mang

tính liên tục Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, đây là hoạt động hành pháp nên

cần tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống Khi có chuyển biến xã hội, nhà nước cần phản ứng nhạy bén để đưa ra các chính sách, chủ trương phù hợp Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch bị gián đoạn sẽ gây ra đứt gãy quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân

- Thứ năm, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch có mối liên hệ chặt

chẽ với các hoạt động quản lý nhà nước khác Các thông tin hộ tịch của được ghi nhận

thông qua hoạt động đăng kí của cơ quan đăng kí hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như là căn cứ để các ngành, lĩnh vực chuyên môn khác xây dựng kế hoạch quản lý của mình Ví dụ: các thông tin hộ tịch cho phép nắm bắt cơ cấu dân số theo lứa tuổi, giới tính để các cơ quan nhà nước có thể dự báo nhu cầu lao động, việc làm, hay ngành giáo dục có thể dự báo được tổng số học sinh sẽ đến độ tuổi đi học… Sự kết nối thông tin trên cơ sở thông tin hộ tịch cá nhân đã cho phép các cơ quan nhà nước có thể quản lý liên thông các vấn đề liên quan đến một cá nhân

c Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch

Trong lĩnh vực hộ tịch, bên cạnh những nội dung quản lý quản lý nhà nước chung, giống như nhiều lĩnh vực khác Pháp luật hộ tịch cũng quy định một số đặc thù riêng về nội dung quản lý hộ tịch Theo đó, Luật xác định trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch của các cơ quan nhà nước như: Ở trung ương (Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an), Ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp, Cơ quan đại diện của Việt Nam) Căn cứ theo quy định pháp luật, nội dung quản lý hộ tịch bao gồm:

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch; - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;

- Tổ chức triển khai hoạt động đăng ký hộ tịch

- Tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý hộ tịch;

Trang 21

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch điện tử;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thống kê hộ tịch;

- Hợp tác quốc tế về hộ tịch

Như vậy, quan sát các nội dung về quản lý nhà nước về hộ tịch có thể thấy, quản lý nhà nước về hộ tịch là các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch thống nhất trên phạm vi cả nước Trong đó, đăng ký hộ tịch là hoạt động trọng tâm vì quyết định “thông tin đầu vào” cho hầu hết các hoạt động còn lại Ngoài ra, thống kê hộ tịch cũng là một trong những nội dung quan trong của quản lý hộ tịch Đây là hoạt động chuyên môn giữa vai trò đặc biệt quan trọng của một quốc gia và có ý nghĩa thiết thực đối với cá nhân, công dân, đồng thời trực tiếp giúp Nhà nước quản lý dân cư hiệu quả

Việc đăng ký, quản lý hộ tịch phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nhất định, cụ thể: (i) Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân; (ii) Bảo đảm chính xác Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan, chính xác, nếu điều kiện đăng ký hộ tịch của công dân không đáp ứng quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký từ chối giải quyết bằng văn bản và giải thích rõ lý do; (iii) Bảo đảm đúng thẩm quyền Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; (iv) Bảo đảm công khai minh bạch Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch

d Vai trò của quản lý nhà nước lĩnh vực tư pháp - hộ tịch

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch mang hai ý nghĩa cơ bản và quan trọng nhất, đó là ý nghĩa đối với người dân và ý nghĩa đối với hoạt động quản lý nhà nước

Đối với người dân:

- Quản lý hộ tịch là cách thức xác lập và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân Bên cạnh đó, để bảo đảm các quyền nhân thân của mình thì các cá nhân cũng phải có

Trang 22

nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký hộ tịch Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức pháp luật của mình trong việc thực hiện các quy định về hộ tịch

- Thông qua việc đăng ký hộ tịch và quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, cá nhân sẽ có những căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình

- Quản lý hộ tịch cung cấp những dấu hiệu cá biệt hoá cá nhân

- Quản lý hộ tịch là căn cứ để xác định thời điểm phát sinh, chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân

Đối với hoạt động quản lý nhà nước:

- Quản lý hộ tịch là một trong những biện pháp quản lý dân cư của Nhà nước Quản lý hộ tịch cho phép Nhà nước vừa có được thông tin về từng cá nhân, vừa nắm bắt được số liệu chung về dân cư trên phạm vi toàn quốc Đây là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó

- Quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… và tổ chức hiệu quả các chính sách đó

- Quản lý hộ tịch giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự xã hội - Thông tin hộ tịch được thống kê thông qua hoạt động đăng ký hộ tịch sẽ góp phần cung cấp các thông tin chính xác về hộ tịch của cá nhân, trên cơ sở đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết sách về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và quy định những nội dung liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân

Tóm lại, Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch không chỉ liên quan đến nhân thân của con người mà còn liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Chính vì vậy, bảo đảm quản lý hộ tịch có hiệu quả vừa là cách thức bảo vệ các quyền nhân thân, vừa là căn cứ để Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo đảm an ninh, quốc phòng

1.1.3 Khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch

Chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về lĩnh vực tư pháp - hộ tịch được hiểu là:

“Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là quá trình thay đổi tổng thể và

toàn diện của cơ quan nhà nước về nhận thức, cách làm việc và mô hình quản lý, đăng ký hộ tịch dựa trên các công nghệ số, dữ liệu số nhằm tạo ra các giá trị mới, văn hoá mới, là

Trang 23

quá trình chuyển đổi ở cấp độ hệ thống nhằm thay đổi hành vi trên quy mô lớn Điều này bao gồm việc chuyển đổi từ các quy trình giấy tờ truyền thống sang các quy trình kỹ thuật số, chuyển đổi quy trình quản lý hiện đại, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu điện tử và cung cấp dịch vụ trực tuyến cho công dân”

Đặc điểm của chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch:

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là chuyển đổi số trong khu vực nhà nước, đòi hỏi phải lộ trình xây dựng và phát triển đồng nhất với lộ trình xây dựng Chính phủ số, Chính quyền số Theo đó, sẽ có những bước kế thừa từ những hoạt động trong lĩnh vực hộ tịch đã được triển khai trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, nhưng về cơ bản vẫn có những điểm khác biệt về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số, dữ liệu số

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cơ quan nhà nước về nhận thức, cách làm việc và mô hình quản lý, đăng ký hộ tịch dựa trên các công nghệ số, dữ liệu số nhằm tạo ra các giá trị mới, văn hoá mới Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch không chỉ là không chỉ đơn thuần là dùng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để tạo ra những hiệu năng trong quá trình quản lý, mà đòi hỏi phải có sự thay đổi tổng thể và toàn diện các của hệ thống cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch, của cán bộ, công chức phụ trách công tác chuyên môn và của cả người dân về nhận thức chuyển đổi số trong lĩnh vực này; thay đổi về cách thức làm việc; về mô hình quản lý truyền thống sang mô hình công nghệ dựa trên việc ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số để tối ưu hoá được quá trình hoạt động, thay đổi hành vi của cá nhân trên quy mô lớn nhằm tạo ra các giá trị mới, văn hoá mới Đối với lĩnh vực về hộ tịch, những giá trị mới, văn hoá mới mà Chính phủ, các Bộ, ban ngành và chính quyền địa phương hướng đến khi triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch có thể xác định cơ bản là:

(i) Tạo ra những giá trị mới hướng đến người dân, việc chuyển đổi số cần hướng đến thay đổi trải nghiệm của người dân đối với các dịch vụ công trực tuyến mà Nhà nước cung cấp Trước khi chuyển đổi số, các thủ tục đăng ký hộ tịch đòi hỏi

người dân phải tự cung cấp các giấy tờ liên quan và trực tiếp thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước Dẫn thến thực tế, người dân phải xếp hàng chờ đợi tốn nhiều thời gian, công sức để gửi hồ sơ và thực hiện thủ tục Trong trường hợp người dân chuẩn bị

Trang 24

thiếu giấy tờ thì họ phải quay lại cơ quan quản lý nhiều lần làm mất công việc, tiền bạc của người dân Với việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, người dân không cần phải tự xử lý, phân loại, lưu giữ quá nhiều các loại giấy tờ phức tạp, hay trình diện trực tiếp tại cơ quan nhà nước mà có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử Các dịch vụ công trực tuyến không chỉ đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, sức lực, tiền bạc mà còn giúp người dân dễ dàng theo dói tiến trình của thủ tục hành chính rõ ràng, minh bạch Không những thế, Nhà nước phải đảm bảo về vấn đề an toàn, an ninh mạng, tránh nguy cơ lợi dụng thông tin cá nhân của người dân, dữ liệu của doanh nghiệp, tránh lợi dụng thông tin cá nhân để phạm tội

(ii) Tạo ra những giá trị mới hướng đến nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Chuyển đổi số linh lĩnh vực này sẽ làm tối ưu hóa năng suất lao động của con người, nhờ vậy cơ quan nhà nước sẽ giảm được chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu nạn tham nhũng nhưng vẫn bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả cao trong công việc Khi quy trình được liên kết tất cả các lĩnh vực vận hành ổn định, trơn tru,

lãnh đạo có thể nắm bắt, quyết định chính xác và nhanh chóng hơn Ngoài ra, nhờ

công nghệ số mà sự tương tác giữa Nhà nước và người dân sẽ được thực hiện nhiều hơn, dễ dàng hơn thông qua hình thức trực tuyến, có sự điều chỉnh phù hợp hơn đối với các hoạt động quản lý hộ tịch và các quy định pháp luật Chuyển đổi số chính là cơ hội để Nhà nước xác định mục tiêu cốt lõi giúp tăng trưởng GPD, HDI, giúp chăm sóc và bảo vệ người dân đúng lúc, toàn diện

(iii) Hình thành văn hoá mới “Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận

thức” đã được khẳng định trong Quyết định số 749/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Công cuộc chuyển đổi nhận thức với bước đầu là thay đổi tư duy, cách nghĩ của công chức, đặc biệt là người đứng đầu sau đó là hình thành văn hóa số sẽ giúp quá trình vận hành bộ máy quản lý nhà nước nhanh chóng tiếp nhận và áp dụng thành công những thành quả của cuộc Cách mạng 4.0 Thực tế cho thấy, dù có công nghệ hiện đại cũng không thể giúp các tổ chức, các địa phương phát triển vượt trội nếu các cá nhân trong đó không áp dụng công nghệ vào quá trình xử lý công việc Việc xây dựng môi trường văn hóa số trong tổ chức và ở các địa phương không đơn thuần chỉ cung cấp những phương tiện kỹ thuật số hiện đại mà quan trọng là việc tạo động lực và tư duy để mọi thành viên, người dân cảm thấy sự cần thiết phải tích hợp

Trang 25

công nghệ mới vào công việc truyền thống nhằm tăng hiệu suất Văn hoá số hình thành xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng

1.2 Sự cần thiết phải chuyển đổi số trong lĩnh vực tƣ pháp - hộ tịch

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới phát triển kinh tế đất nước cho đến nay, nhận thức của Đảng ta về chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch ngày càng trở nên sâu sắc Đảng ta coi chuyển đổi số là giải pháp mang tính đột phá, là nhiệm vụ tất yếu, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng Sự cần thiết phải chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch thể hiện ở những khía cạnh sau:

Một là, xuất phát từ đòi hỏi của thời đại Việt Nam là một trong những quốc gia

đầu tiên trên thế giới ban hành Chương trình về Chuyển đổi số quốc gia Điều này đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại Trong Chương trình về Chuyển đổi số, Chính Phủ Việt Nam khẳng định, để đạt được mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số

Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu thì việc trước tiên cần làm đó là “chuyển đổi nhận

thức” Đồng thời, cần vạch rõ lộ trình cụ thể trong việc phát triển Chính phủ số, kinh tế

số và xã hội số, mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần phải tận dụng tối đa cơ hội để phát triển, đồng thời xác định sớm lộ trình chuyển đổi số và đẩy nhanh các tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia

Thực tế cho thấy, chủ trương của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn Các cơ quan ở khu vực công trong những năm gần đây phải đối mặt với áp lực từ môi trường bên ngoài, cũng như sự thay đổi thói quen của người dân trong sử dụng các dịch vụ hay đứng trước những thực tiễn quản lý đòi hỏi cần phải tiến hành chuyển đổi tổ chức theo hướng gia tăng sự minh bạch, khả năng tương tác, và sự hài lòng của người dân Ngoài ra, sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 khiến cho yêu cầu thực hiện chuyển

Trang 26

đổi số trở nên quan trọng ở nhiều lĩnh vực dịch vụ công như Y tế, Giáo dục, Tài chính…, trong đó có lĩnh vực tư pháp - hộ tịch cũng không nằm ngoài yêu cầu này

Hai là, chuyển đổi số là nhu cầu tự thân của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh

vực tư pháp - hộ tịch xuất phát từ vai trò của hoạt động này trong thực tiễn

Xuất phát từ vai trò của hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, đối với cơ quan Nhà nước, đăng ký hộ tịch là biện pháp quản lý dân cư nhằm thực hiện chức năng quản lý của nhà nước và cũng là cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Việc triển khai đăng ký hộ tịch cho người dân một cách thường xuyên, đầy đủ, kịp thời và chính xác sẽ giúp thiết lập một hệ thống dữ liệu hết sức quý giá, sẵn sàng hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chính sách phân bố dân cư, phát triển kinh tế - xã hội một cách khoa học, có tính khả thi, tiết kiệm chi phí xã hội Một hệ thống quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời có thể cũng thể cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình dân số vào bất kì thời điểm nào Hiện này, 15 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs , 72 trong số 232 chỉ tiêu của SDGs được thiết lập dựa trên một phần hoặc toàn bộ thông tin từ dữ liệu đăng ký và thống kê hộ tịch [8] Thực tế cho thấy, với vai trò quan trọng như vậy, hoạt động đăng ký hộ tịch và quản lý hộ tịch cũng là công việc có khối lượng hồ sơ nhiều nhất ở địa phương, trong khi định biên số lượng công chức làm công tác hộ tịch thì hạn chế Như vậy, nếu không tiến hành thay đổi tư duy quản lý dẫn đến thay đổi các mô hình quản lý, tiến hành cải tiến các dịch vụ công trực tuyến thì việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của đăng ký hộ tịch và quản lý hộ tịch sẽ khó khả thi, nhất là ở những địa phương có mật độ dân cư cao, cũng như có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ Khi công việc quá tải, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác hộ tịch không đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ, người dân luôn trong tình trạng chờ đợi sẽ là trở lực lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Những trở ngại này đều có thể giải quyết tốt nếu nhận thức tốt vai trò của chuyển đổi số, thực hiện chuyển đổi số hiệu quả trong hoạt động cung ứng các dịch vụ công thiết yếu liên quan đến lĩnh vực tư pháp - hộ tịch như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử… sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian chi phí của người dân, tăng sự minh bạch, khả năng tương tác, sự hài lòng của người dân, từng bước gây dựng được lòng tin của người dân dành cho chính quyền

Trang 27

Ngoài ra, chuyển đổi số sẽ tạo ra dữ liệu số, nền tảng số Trong điều kiện xây dựng Chính phủ số hiện nay, cũng như xây dựng chính quyền số ở địa phương, dữ liệu hộ tịch là dữ liệu gốc, là đầu vào của dữ liệu dân cư Các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và phải có sự kết nối chia sẻ bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới Những lợi ích từ việc hoàn thiện, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch đối với quá trình phát triển chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, có thể kể đến như: (i thiết lập một hệ thống danh tính số thống nhất cho người dân với đầy đủ tính pháp lý, bảo đảm an toàn thông qua chìa khóa là số định danh cá nhân; (ii thông tin mang tính chính xác cao và được ghi nhận về tính pháp lý…

Ba là, chuyển đổi số nói chung và trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng là tiền đề để

thực hiện hiệu quả các nội dung chuyển đổi số khác Bởi vì, hoạt động chuyển đổi số đều có mục tiêu cuối cùng là thay đổi phương thức hoạt động của các cơ quan, tổ

chức, của người dân và của cả Chính phủ nhằm “tạo bứt phá về nâng cao năng suất,

chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế” (Văn kiện Đại hội XIII của

Đảng Cụ thể trong lĩnh vực Tư pháp – hộ tịch, chuyển đổi số có thể mang đến những lợi ích nhất định đối với cán bộ công chức và cả người dân Đối với cán bộ công chức, chuyển đổi số trong lĩnh vực này giúp nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện dịch vụ công, tăng cường khả năng quản lý và giám sát, hỗ trợ ra quyết định Khi hoàn thiện được chuyển đổi số, các quy trình thực hiện, đăng kí thủ tục tư pháp và hộ tịch có thể được tự động hóa, giúp giảm thiểu những thủ tục giấy tờ và thời gian xử lý, bên cạnh đó còn có khả năng giúp giảm thiểu những gian lận, tham nhũng Người dân có thể dễ dàng tiếp cận, truy cập và sử dụng các dịch vụ công thông qua kết nối internet, giảm thời gian phải đi lại để giải quyết các thủ tục hành chính Những dữ liệu công dân trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch khi được lưu trữ và quản lý trong một hệ thống, giúp dễ dàng trong việc truy xuất và xử lý thông tin, giám sát được các hoạt động thông qua hệ thống nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh Chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch cũng đóng vai trò là cầu nối trong việc liên kết với chuyển đổi số đối với các lĩnh vực khác trong xã hội như kinh tế, y tế, giáo dục, Từ đó tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao chất lượng dân tộc

Trang 28

Bốn là, mặc dù hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch đã được Nhà nước đặc

biệt quan tâm, đã tiến hành triển khai nhiều phương thức cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đăng ký và quản lý lĩnh vực, tuy nhiên lĩnh vực này trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc Chẳng hạn như: trong việc triển khai Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử”; số hóa Sổ hộ tịch, đăng ký hộ tịch trực tuyến tại địa phương: phần mềm đăng ký quản lý hộ tịch dùng chung thường xuyên bị quá tải, không đăng nhập được, ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết TTHC cho người dân; Sự liên kết giữa phần mềm hộ tịch của Bộ Tư pháp và phần mềm dữ liệu dân cư của Bộ Công an còn chưa hoàn chỉnh dẫn đến việc cấp số định danh cá nhân một số trường hợp còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đăng ký khai sinh; về đăng ký dịch vụ công hộ tịch trực tuyến, ở địa phương, khi công dân đến giao dịch, cán bộ tiếp nhận đã hỗ trợ công dân đăng ký tài khoản dịch vụ trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch vụ công tỉnh nhưng vẫn còn nhiều sim không chính chủ nên đăng ký không thành công, ở địa bàn nông thôn khả năng ứng dụng Internet trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của người dân còn hạn chế nên tỷ lệ người dân thực hiện đăng ký hộ tịch còn khiêm tốn; ngân sách ở địa phương còn hạn hẹp nên chưa đầu tư được trang, thiết bị phục vụ riêng cho công tác đăng ký hộ tịch, đăng ký hộ tịch trực tuyến như máy scan, máy photocopy…; trình độ chuyên môn, năng lực của một bộ phận cán bộ làm công tác hộ tịch còn hạn chế nên việc thực hiện các thao tác trên phần mềm hộ tịch chưa được nhuần nhuyễn dẫn đến một số trường hợp nhập dữ liệu còn sai sót phải chỉnh sửa hoặc đề nghị Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp hủy hồ sơ… Đồng thời, ở nhiều địa phương, vai trò của người đứng đầu chỉ đạo hoạt động đăng ký và quản lý trong lĩnh vực hộ tịch còn nặng nề, vẫn còn tư duy kinh nghiệm, chưa chấp nhận sự đổi mới trong quản lý, giải quyết tục dẫn đến quá trình thực hiện của các cơ quan nhà nước vừa vất vả, vừa thiếu tính hiệu quả, thậm chí

còn gây cản trở đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Với những lý do trên, có thể nhận thấy rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ

1.3 Chủ thể, nội dung, phương pháp chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp - hộ tịch

1.3.1 Chủ thể

Chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp - hộ tịch là chuyển đổi số khu vực nhà nước Chính vì vậy, chủ thể của hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực chuyển đổi bao gồm: (1) Chính

Trang 29

phủ và Bộ Tư pháp; (3 Cấp ủy và tổ chức Đảng tại các địa phương; (4) Người đứng đầu cơ quan quản lý hộ tịch công chức làm công tác hộ tịch và các cán bộ, công chức phục vụ công tác chuyển đổi số; Doanh nghiệp công nghệ số; (5) Người dân

1.3.2 Nội dung

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện Chính vì vậy, chuyển đổi số chỉ thành công khi trở thành chiến lược cốt lõi của cả ngành tư pháp, lĩnh vực hộ tịch và chính quyền các cấp, thay vì những nỗ lực riêng biệt Về mặt lý thuyết, chuyển đổi số nói chung và trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch nói riêng tại các cơ quan nhà nước, tổ chức về cơ bản đều thực hiện qua một quá trình gồm ba cấp độ Theo Matzler và cộng sự (2016 , quá trình chuyển đổi số bắt đầu từ những hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đầu tiên đến số hoá dữ liệu, số hoá quy trình và bước cuối cùng là chuyển đổi số Trong đó, ba bước cuối cùng được nhiều nhà khoa học và nhà quản lý coi là kim chỉ nam cho hoạt động chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức [7]

Giai đoạn 1: Số hóa dữ liệu

Số hóa dữ liệu là một hình thức số hóa nhằm chuyển đổi dữ liệu từ dạng vật lý hoặc vật chất sang dạng kỹ thuật số Trước khi ứng dụng công nghệ thông tin, phần lớn các dữ liệu về thông tin hộ tịch được hình thành do quá trình đăng ký hộ tịch tại địa phương chủ yếu là dữ liệu được thể hiện trên các vật mang tin là văn bản, giấy tờ Sau khi ứng dụng CNTT, bên cạnh các dữ liệu hộ tịch truyền thống, một loại hình dữ liệu mới được hình thành là dữ liệu và thông tin ở dạng số Đối với bước này, thông thường cơ quan đăng kí hộ tịch là bộ phận chủ trì thực hiện việc tạo lập dữ liệu số Mặt khác, các dữ liệu số có được do ứng dụng CNTT chỉ được hình thành ở dạng thức không thống nhất, rời rạc, cấu trúc yếu và thiếu sự liên kết Vì vậy, các cơ quan, đơn vị muốn thực hiện chuyển đổi số và để dữ liệu phát huy được sức mạnh của nó thì việc làm đầu tiên là chuyển đổi tất cả các dữ liệu, dù ở dạng thức hay phản ánh nội dung nào, sang dạng số và sử dụng thống nhất các dữ liệ số - nền tảng của việc chuyển đổi số của tổ chức sau này Đòi hỏi này đồng thời sẽ chấm dứt tình trạng cát cứ dữ liệu hình thành tại từng cơ quan đăng ký hộ tịch

Mặt khác, nhân sự làm công tác hộ tịch cũng cần thay đổi phương pháp làm việc, coi dữ liệu số là tài nguyên quan trọng nhất trong việc thực hiện công việc Các báp cáo tổng hợp, tham mưu cho cấp trên… đều phải được tiến hành dựa trên nguồn nguyên liệu là dữ liệu số hoá Mức độ sử dụng thành thạo dữ liệu số của nhân sự sẽ

Trang 30

quyết định mức độ thành công trong thực hiện chuyển đổi số của đơn vị Bên cạnh đó, Để công việc số hóa dữ liệu được tối ưu và nhanh chóng thì yếu tố nhận thức, nhất là sự thay đổi về nhận thức của người đứng đầu là rất quan trọng Chỉ khi nhận thức được những lợi ích mà việc số hóa dữ liệu mang lại, lãnh đạo và công chức mới đưa ra được phương pháp làm việc thuận lợi đến mức cao nhất Chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý cũng được đề cao, công chức làm công tác hộ tịch càng có trình độ học vấn và hiểu biết cao thì càng dễ học hỏi và tiếp thu phương pháp làm việc mới, còn có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình số hóa dữ liệu

Giai đoạn 2: Số hoá quy trình

Đây là quá trình sử dụng dữ liệu số để giúp đơn giản hoá quá trình làm việc Căn cứ vào kết quả số hoá dữ liệu, đơn vị cần tối ưu hoá quy trình vận hành của mình và xây dựng quy trình trên nền tảng số Đây là bước số hoá quy trình hay được gọi là ứng dụng số để tối ưu hoá quy trình Các dữ liệu số vừa là đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quy trình vận hành

Để việc số hóa quy trình vận hành đạt kết quả như mong muốn cần có khả năng đánh giá hiện trạng của quy trình vận hành thực tế, khả năng số hóa của các quy trình đó thông qua việc xác định những phần của quy trình có thể được thay đổi và số hóa, khắc phục những điểm yếu, rườm rà không cần thiết trong toàn bộ quy trình Thiết lập lại quy trình đăng ký hộ tịch, thống kê hộ tịch, xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu hộ tịch loại bỏ các bước thủ công để vận hành giải quyết tất cả các hoạt động trên không gian mạng và đều hướng đến phục vụ mục tiêu chung là nắm bắt sự kiện nhân thân của các nhân để hình thành thông tin hộ tịch về cá nhân dó, tổng hợp thông tin hộ tịch của từng cá nhân để thiết lập lên hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu chung, thống nhất trên toàn bộ phạm vi quốc gia Việt Nam Điều này đòi hỏi phải tối ưu hoá tất cả các quy trình từ hạ tầng số, mô hình quản lý hoạt động của các cơ quan quản lý, quy trình đăng ký hộ tịch, quy trình quản lý thống kê hộ tịch… cho đến việc các nhà quản lý sử dụng dữ liệu phục vụ việc ra quyết định dựa trên các dữ liệu đó Vì chỉ cần một trong các quy trình trên thiếu khoa học thì nguy cơ sản sinh một khối lượng khổng lồ các dữ liệu thông cần xử lý Tối uy hoá quy trình sẽ giúp giảm bớt thời gian xử lý các dữ liệu thô thành thông tin và cũng sẽ giúp giải thiểu các chi phí phát sinh

Ảnh hưởng đến bước số hóa quy trình là các yếu tố về cơ sở vật chất, hạ tầng; vấn đề an toàn thông tin; vấn đề phát triển, hoàn thiện dữ liệu số; vấn đề về nguồn nhân

Trang 31

lực Tóm lại, ở bước hai, căn cứ vào kết quả số hoá dữ liệu, các cơ quan, tổ chức cần tối ưu hoá quy trình vận hành của mình và xây dựng quy trình trên nền tảng số hoá

Bước 3: Chuyển đổi số

Sau khi hoàn tất việc số hóa dữ liệu và quy trình bước tiếp theo tới chuyển đổi số là sử dụng công nghệ để giải quyết mọi hoạt động, áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ công Chuyển đổi số tạo ra những cái mới, mô hình mới và mối quan hệ mới cần có khả năng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, sẵn sàng thử nghiệm và sửa đổi để tối ưu hóa quá trình chuyển đổi Vấn đề quản trị dữ liệu là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong chuyển đổi số Dữ liệu được coi là dầu mỏ trong kỷ nguyên số, quyết định sự thành công của các chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm dịch vụ mới Quản lý dữ liệu hiệu quả không chỉ bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin quan trọng mà còn giúp tối ưu hóa quá trình ra quyết định và cải thiện hiệu quả hoạt động từ đó cải thiện quy trình ra quyết định và quản lý hồ sơ một cách hiệu quả hơn Việc đưa công việc, dịch vụ và giao tiếp vào không gian mạng đòi hỏi các biện pháp bảo mật và an toàn mạng chặt chẽ Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính bảo mật và tin cậy của các hoạt động số hóa

Ba bước trên đây là quy trình cơ bản của chuyển đổi số Tất nhiên, để một cơ quan, tổ chức chuyển thành công từ phương thức hoạt động truyền thống (quyết định ít dựa trên thông tin đầu vào sang phương thức hoạt động trên nền tảng chuyển đổi số, có rất nhiều việc phải thực hiện, nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số Nhưng không thể phủ nhận ba bước quan trọng và then chốt nhất của chuyển đổi số

1.3.3 Phương pháp thực hiện

Chuyển đổi số là quá trình rất đa dạng, không có con đường hay hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình Tuy vậy, để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, có thểm tham khảo một lộ trình cụ thể ba bước chung nhất như sau:

Bước 1: Có nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số

Với lĩnh vực tư pháp – hộ tịch thì lãnh đạo cao nhất ở cả trung ương và địa phương là điều kiện tiên quyết, để từ đó truyền nhận thức, cảm hứng, khát vọng và quyết tâm thay đổi với tất cả các đơn vị, các thành viên mà mình quản lý

Bước 2: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động

Trang 32

Xác định trạng thái hiện tại và trạng thái cần đến để định rõ mục tiêu chuyển đổi, gồm cả việc xác định mô hình hoạt động mới trong môi trường số, xây dựng kế hoạch hoạt động với các giai đoạn hợp lí, nội dung cụ thể Đối với chính quyền địa phương, vì chuyển đổi số đối với lĩnh vực tư pháp hộ tịch là mới, vì vậy, tỉnh uỷ bên có nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số, sau đó, UBND ban hành kế hoạch về chuyển đổi số

Bước 3: Xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các nền tảng cần có để hỗ trợ việc chuyển đổi Từ đó, xây dựng năng lực số, gồm: đào tạo

nhân lực số, xây dựng thói quen, hình thành văn hoá đổi mới với mô hình hoạt động mới

và thực hiện chuyển đổi

1.4 Các yếu tố cần đảm bảo trong chuyển đổi số lĩnh vực tƣ pháp - hộ tịch

Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, phức tạp, thực hiện trong nhiều năm, bao gồm nhiều bước Vì vậy, cần có tầm nhìn xa nhưng chia mục tiêu và lộ trình thành nhiều phần nhỏ, bước nhỏ để thực hiện Không nên phức tạp hóa, trìu tượng hóa, nhưng cũng không được đơn giản hóa chuyển đổi số, các yếu tố tác động đến chuyển đổi số có sự liên quan mật thiết và tác động đen xen, phức tạp Trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hộ tịch, để thành công, các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền cần nhận thức đầy đủ và tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, chuyển đổi nhận thức (nhận thức số)

Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số, muốn chuyển đổi số bất kể ngành hay lĩnh vực nào thì trước hết phải chuyển đổi nhận thức Tham gia vào tiến trình chuyển đổi số, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp cần cảm nhận, thấy rõ, nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trước khi có hành động cụ thể để thực hiện Chuyển đổi số không phải là một khái niệm trìu tượng, xa vời, không thiết thực với bản thân Trên thực tế chúng ta đang sống trong thời kỳ mà chuyển đổi số là xu thế tất yếu; nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đã và đang tham gia vào quá trình chuyển đổi số trên các lĩnh vực quản lý, giáo dục, y tế, kinh tế… nhưng vẫn chưa ý thức được những gì đang diễn ra chính là biểu hiện của thực hiện chuyển đổi số và mình đã và đang làm gì ở đâu, trong quá trình chuyển đổi số Tuy nhiên, giữa tham gia quá trình chuyển đối số và tiến tới đạt được các mục tiêu Chương trình chuyển đổi số đặt ra là quá trình lâu dài, việc nâng cao nhận thức, chuyển đổi nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,

Trang 33

mỗi người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số vẫn cần triển khai ngay những giải pháp cụ thể Chìa khóa để đẩy nhanh sự chuyển đổi nhận thức nằm ở trong “nhận thức”, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu

Thứ hai, vấn đề thể chế

Chuyển đổi số nói chung, trong đó có cả lĩnh vực tư pháp - hộ tịch không đơn thuần là vấn đề về kỹ thuật Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ Nhìn từ góc độ quản lý lĩnh vực tư pháp - hộ tịch có thể thấy một số nội dung cần phải được giải quyết như: các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người dân; quy định về đạo đức khi sử dụng trí tuệ nhân tạo; tiêu chuẩn về kết nối, liên thông dữ liệu, chia sẻ dữ liệu; quy chuẩn về nghiệp vụ công tác, chính sách về đào tạo, thu hút nhân lực phục vụ chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp - hộ tịch; quy định về tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp xã, cấp huyện đều là các cấp chính quyền tham gia trực tiếp hoạt động đăng ký hộ tịch và quản lý nhà nước lĩnh vực tư pháp - hộ tịch … Rõ ràng, để giải quyết vấn đề này không thể một sớm một chiều bởi xây dựng và hoàn thiện thể chế luôn đòi hỏi có sự tham gia chủ động, tích cực của các cơ quan quản lý, người dân Đặc biệt, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số tạo ra nhiều thách thức trong cải cách thể chế khi mà thực tiễn luôn đặt ra các vấn đề mới trong khi sửa đổi chính sách, khung pháp lý thì cần phải có thời gian

Thứ ba, phát triển hạ tầng số, nền tảng số

Hạ tầng số:

Hạ tầng số là nền tảng quan trọng đóng vai trò quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định

hướng đến năm 2030” đã chỉ rõ: “Việc xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong

công cuộc chuyển đổi số Để làm được điều này cần có sự liên kết chặt chẽ của toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân từ trung ương đến địa phương” Hạ tầng số

bao gồm: hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu Đây là nền tảng quan trọng đóng vai trò quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số Đối với hoạt động quản lý lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, cơ sở hạ tầng công nghệ cần có (gồm cả phần cứng và phần mềm có thể kể đến như: Đường trục internet băng thông

Trang 34

rộng, các phần mềm, dịch vụ điện toán đám mây, các trung tâm thông tin dữ liệu, hệ thống cảm biến IoT và các thiết bị kết nối IP…

Về hạ tầng viễn thông, theo Theo định hướng phát triển về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 về Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền

thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050: Định hướng phát triển: “Mạng viễn

thông băng rộng bảo đảm dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại, hạ tầng Internet vạn vật (IoT) được tích hợp rộng rãi bảo đảm phát triển hài hòa, phục vụ tốt chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh – quốc phòng” Có thể

thấy để phục vụ cho sự thành công của quá trình chuyển đổi số, đòi hỏi phải có sự phát triển và hoàn thiện về hạ tầng số, trước hết là hạ tầng viễn thông Đảm bảo đáp ứng quy chuẩn quốc gia về chất lượng dịch vụ với mục tiêu phổ cập được tới tất cả các địa phương, bảo đảm đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet cố định với tốc độ truy cập ổn định Theo đó cần tập trung đẩy mạnh đầu tư vào các hạ tầng băng rộng, ứng dụng các cộng nghệ mới; trong đó cần xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng cố định tốc độ cao, tăng cường phát triển thuê bao băng rộng cố định tới hộ gia đình Ưu tiên phát triển hạ tầng viễn thông bằng rộng chất lượng cao trong các cơ quan Nhà nước

Về hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, theo Theo định hướng phát triển về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 về Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050: Định hướng phát

triển: “Hình thành các vùng trung tâm dữ liệu quy mô lớn, theo tiêu chuẩn xanh, bám

sát quy hoạch vùng năng lượng; bảo đảm các trung tâm dữ liệu được kết nối đồng bộ, dữ liệu liên thông và có khả năng dự phòng lẫn nhau, thúc đẩy phát triển công nghiệp dữ liệu lớn; nâng cao hiệu suất và khai thác hiệu quả các trung tâm dữ liệu hiện có”; “Dữ liệu phát sinh tại Việt Nam phải được lưu trữ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn dữ liệu và bảo vệ dữ liệu cá nhân của người sử dụng”; “Ưu tiên, khuyên khích sử dụng điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu một cách linh hoạt, ổn định và hiệu quả, tuân thủ chặt chẽ quy định về an toàn thông tin mạng.” [15]

Về hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin, là những thứ cần để xây dựng và chạy ứng dụng phần mềm trong tổ chức Cơ sở công nghệ thông tin bao gồm phần

Trang 35

cứng, thành phần mạng, hệ điều hành, kho lưu trữ dữ liệu và phần mềm khác nhau được tổ chức sử dụng để cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và điều hành giải pháp phần mềm nội bộ

Để giải quyết vấn đề này không chỉ nằm ở vấn đề đầu tư của các cơ quan ở địa phương mà còn ở cơ sở hạ tầng công nghệ chung của Việt Nam Trong khi đó, các chuyên gia về công nghệ thông tin đánh giá nước ta vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chúng ta chưa làm chủ được công nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thống platform (nền tảng kết nối cơ bản Chính vì vậy, chuyển đổi số tại Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc và cơ bản sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới Bên cạnh đó, để công nghệ số phát huy tối đã hiệu quả đối với quản lý nói chung cũng như lĩnh vực tư pháp - hộ tịch nói riêng thì Nhà nước phải ưu tiên nguồn lực để hình thành và củng cố cơ sở dữ liệu dùng chung, tăng tính liên thông, hướng tới hình thành các nền tảng dữ liệu số dùng chung của toàn quốc gia Tuy nhiên, không ít các cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu và hệ thống máy chủ riêng dẫn đến manh mún, thiếu tính đồng bộ Ngoài ra, bảo mật thông tin cũng luôn là thách thức lớn với mỗi cơ quan, tổ chức khi mà thực hiện chuyển đổi số, đây là rủi ro luôn hiện hữu bởi nếu phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ bên ngoài hoặc thiếu đầu tư nguồn lực, con người cho các vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh mạng thì nguy cơ bị tấn công mạng hoặc phá hoại có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Nền tảng số:

Nền tảng số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến, hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia để giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân, có thể sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì Chuyển đổi số nếu không dựa trên nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi từ công cuộc này sẽ không phải là người Việt Nam Để hình thành nên một hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia, thời gian vừa qua nhiều nền tảng số đã được ra mắt và cho phép chia sẻ dữ liệu; kết nối cộng đồng; hướng đến hiện thực hóa nguyên tắc “lấy người làm trung tâm”, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam Hiện nay, nhiều nền tảng số của Việt Nam đang được người dân lựa chọn,

Trang 36

trong đó có Zalo hiện đang là nền tảng có nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam Bên cạnh đó cũng có những nền tảng khác như Cốc Cốc, Postmart.vn, Voso.vn

Tóm lại, trong quá trình phát triển chuyển đổi số, muốn phát triển bền vững và có hiệu quả cần phải tự chủ công nghệ Sự tự chủ về công nghệ hay có thể gọi là “chủ quyền số”, “tự do số”, có thể hiểu là việc sở hữu những nền tảng, sản phẩm công nghệ có chất lượng, năng lực ngang bằng, thậm chí vượt trội hơn khi so với các sản phẩm nước ngoài Nền tảng số trên không gian mạng cũng giống như hạ tầng trên thế giới thực, nếu không làm chủ nền tảng số, người dân Việt Nam làm ăn, vui chơi giải trí trên nền tảng số nước ngoài thì dữ liệu bị thu thập Bởi vậy để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số phát triển, nền tảng số đóng vai trò rất quan trọng, yêu cầu có sự phát triển các nền tảng số quy mô quốc gia được hoàn thiện, vận hành thông suốt đáp ứng được yêu cầu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số Đồng thời đặt ra yêu cầu mọi người dân đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao, giá cước phù hợp

Thứ tư, vấn đề an toàn thông tin

An toàn, an ninh mạng dữ liệu là một trong những yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi số nói chung và trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch nói riêng Theo định hướng phát triển về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 về Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050: “An toàn thông tin mạng, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết, gắn kết, song hành với hoạt động chuyển đổi số trong toàn bộ quá trình thiết kế, thử nghiệm, đánh giá, vận hành,

khai thác” Yêu cầu phát triển đến năm 2025: “Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi

trường mạng Việt Nam văn minh, lành mạnh Xây dựng được hệ thống Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số” Yêu

cầu đến năm 2030: “Việt Nam trở thành một trong những trung tâm bảo đảm an toàn

thông tin mạng, an ninh mạng hàng đầu châu Á”; “Hình thành được thị trường về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, có sự cạnh tranh và ảnh hưởng trên toàn khu vực và thế giới Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tận dụng các công nghệ nguồn mở để tự chủ công nghệ và phát triển, làm chủ thị trường an toàn thông tin

Trang 37

mạng, an ninh mạng Việt Nam, đóng góp vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số” [15]

Như vậy có thể thấy nhà nước đánh giá cao tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng trong quá trình thực hiện chương trình chuyển đổi số Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch đặc biệt hơn khi những dữ liệu được lưu trữ trong lĩnh vực này đều là các dữ liệu của cá nhân, quan trọng và gắn liền với từng người Do vậy việc giữ an toàn, bảo mật những dữ liệu này là vô cùng quan trọng, nó đảm bảo cho lòng tin của người dân về quá trình chuyển đổi số Bởi lẽ nếu những thông tin cá nhân của người dân trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch không được đảm bảo an toàn và bảo mật, người dân sẽ cảm thấy việc chuyển đổi số sẽ có nguy cơ mang đến những vấn đề lớn khi thông tin của họ bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp

Trong những năm qua, các cấp có thẩm quyền đã ban hành các chính sách về an toàn, an ninh mạng; các chiến lược, đề án về an ninh mạng Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia, hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia Đấu tranh có hiệu quả với vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng Bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng Tuy nhiên thực tiễn vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như việc nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo về an toàn, an ninh mạng còn chưa cao Hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật về an toàn, an ninh mạng chưa hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra Tình trạng thu thập trái phép, mua bán thông tin dữ liệu cá nhân vẫn diễn biến phức tạp Nhận thức của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân người sử dụng trong cộng đồng hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa đủ để tự nảo vệ mình trước những mối đe dọa về an toàn thông tin

Chính vì vậy có thể thấy an ninh, an toàn mạng dữ liệu đóng vai trò yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi số Đòi hỏi cần phát huy vai trò nòng cốt của các lực lượng chuyên trách bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ngăn chặn hoạt động sử dụng chiều không gian mạng nhằm gây hại cho an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Đồng thời nâng cao trách nhiệm và các kỹ năng cần thiết bề an toàn, an ninh mạng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng, kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an toàn, an ninh mạng, nguy cơ xâm phạm an ninh mạng cho cơ

Trang 38

quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng thúc đẩy thực hiện quá trình chuyển đổi số an toàn và bảo mật

Thứ năm, vấn đề xây dựng, phát triển dữ liệu số

Như đã đề cập, dữ liệu số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịc chính là toàn bộ thông tin về các sự kiện hộ tịch của mỗi cá nhân được đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch được cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời từ Sổ hộ tịch vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử Ưu điểm của dữ liệu hộ tịch điện tử được thể hiện ở chỗ: (1 cho phép kết nối tất cả các sự kiện hộ tịch của cá nhân; (2 cho phép tất cả các thông tin hộ tịch của từng cá nhân sẽ được cung cấp đầy đủ nhanh chóng và chính xác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi cá nhân đó cần sử dụng; (3 cho phép cá nhân được thực hiện các yêu cầu về hộ tịch khác thuận lợi hơn Ví dụ, cá nhân có thể lựa chọn đăng ký hộ tịch trực tuyến hoặc yêu cầu cấp bản sao trích lục về sự kiện hộ tịch từ CSDL hộ tịch điện tử không phụ thuộc vào nơi cư trú; (4 cho phép cơ quan quản lý có thể sử dụng dữ liệu hộ tịch điện tử được thống kê để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, ban hành các quyết định dựa trên các dữ liệu có sẵn; (5 cho phép kết nối dữ liệu hộ tịch với dữ liệu của các ngành, lĩnh vực khác; (6 tăng tính chính xác của các thông tin hộ tịch khi được thu thập, khai thác bằng các công cụ điện tử; (6 bảo đảm an toàn thông tin của cá nhân khi được thiết lập và bảo mật bởi các công cụ điện tử

Việc xây dựng, phát triển dữ liệu số được xác định là yếu tố quan trọng quyết định chuyển đổi số trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch và hơn thế nữa, nó giữ vai trò quyết định thành công của chuyển đổi số quốc gia Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, vẫn còn nhiều những thách thức đối với việc hoàn thiện và phát triển, đẩy mạnh kết nối dữ liệu số Một số thách thức nổi cộm như vấn đề về cơ sở hạ tầng; vấn đề bảo mật và quyền riêng tư, an toàn an ninh mạng; vấn đề về độ chính xác và hoàn thiện của dữ liệu; quản lý dữ liệu và tổ chức thông tin; sự liên thông và khả năng truy cập dữ liệu của hệ thống cơ quan Việc hoàn thiện và phát triển dữ liệu số đòi hỏi việc đáp ứng và thỏa mãn được những vấn đề còn thiếu sót Đặt ra một bài toán lớn cho Chính phủ trong việc đề ra những chính sách, kế hoạch phù hợp để thúc đẩy phát triển và khắc phục những khó khăn thử thách

Thứ sáu, vấn đề về nhân lực số

Thực hiện chuyển đổi số luôn cần nói tới chuyển đổi con người, bao gồm những vấn đề như: năng lực tư duy của người đứng đầu, kỹ năng thao tác của các cán

Trang 39

bộ phục vụ công tác Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ là phương tiện và con người là yếu tố quyết định sự thành công Bởi chuyển đổi số đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững Đội ngũ nhân viên phải đủ khả năng để tiếp nhận và ứng dụng công nghệ thì mới có thể vận hành nó đúng cách và đem lại hiệu quả đúng như mong đợi

Tuy nhiên, đối với đa số cán bộ địa phương hiện nay, những thuật ngữ IoT, Big Data, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… còn khá xa lạ Thói quen làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng cá nhân, tâm lý ngại thay đổi của một số bộ phận cũng tạo ra rào cản khi muốn đưa công nghệ số vào công tác quản lý và đăng ký hộ tịch Bên cạnh đó, yếu tố tư duy, quyết tâm đổi mới của người đứng đầu cũng đóng vai trò quan trọng, tiên quyết bởi chuyển đổi số sẽ tác động trực tiếp tới vấn đề lõi của điều hành là thay đổi quy trình quản lý và làm việc, chứ không phải là vấn đề ứng dụng công nghệ số cao Cho nên, chừng nào yếu tố con người chưa thực sự sẵn sàng để hành động thì chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch nói riêng vẫn sẽ chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà thôi

Có thể nhận thấy rằng, nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong chuyển đổi số, để phát triển nhân lực số cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị và có những chính sách để thúc đẩy sự phát triển của nguồn lực then chốt này

Tóm lại: Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, phức tạp, thực hiện trong nhiều năm, bao gồm nhiều bước và để thành công được cần đáp ứng nhiều yếu tố Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về quản lý nhà nước lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số đối với lĩnh vực này thì nhóm tác giả cho rằng: Có 04 yếu tố được xem là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số lĩnh vực tư pháp - hộ tịch mà các cơ quan quản lý cần ưu tiên đẩy mạnh để tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân trong giai đoạn tới là: (1 Nhận thức số (vai trò dẫn dắt của người đứng đầu ; (2 Thể chế; (3 Dữ liệu số; (4 Nhân lực số (nâng cao năng lực cán bộ và năng lực của người dân

Trang 40

1.5 Kinh nghiệm chuyển đổi số ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm về phân định thẩm quyền đăng kí hộ tịch và thống kê dữ liệu hộ tịch của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một quốc gia liên bang nên đăng ký hộ tịch được tổ chức theo hệ thống phân cấp, có trách nhiệm đăng ký các sự kiện quan trọng cho người dân được giao cho 50 bang và bảy hệ thống riêng biệt trong thành phố NewYork, quận Columbia, Puerto Rico, các quần đảo Virgin, Guam, Bắc Mariana và Samoa thuộc Hoa Kỳ Mỗi cơ quan này sẽ tự định liệu về mặt tài chính cũng như các quy định về việc đăng ký tại cơ quan mình Thông tin từ việc đăng ký được chuyển tiếp thường là bằng máy tính cho cấp liên bang để làm cơ sở cho các thống kê quan trọng của toàn quốc.[5]

Từ rất sớm những năm 1950, trách nhiệm điều phối các hoạt động của các văn phòng hồ sơ sống ở cấp tiểu bang đã được trao cho Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Trung tâm này tích hợp dữ liệu sự kiện quan trọng từ 55 trong số 57 hệ thống đăng ký riêng biệt để đưa ra số liệu thống kê, cũng như phục vụ các hoạt động quản lí của các cơ quan khác Trung tâm này cũng nỗ lực thúc đẩy sự thống nhất trong việc thu thập số liệu và duy trì các tiêu chuẩn thống kê phù hợp Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia kết hợp các sự kiện hộ tịch được gửi từ 55 bang và các văn phòng để tạo nên hệ thống dữ liệu về dân cư [5]

Thông qua Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia, Liên bang cũng hỗ trợ cho các bang về kỹ thuật, đào tạo đội ngũ và hướng dẫn sử dụng hệ thống Hai năm một lần, các nhân viên của hệ thống đăng ký cấp bang sẽ được đào tạo một lần bởi Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Đồng thời cũng có các trung tâm nghiên cứu được thành lập để sẵn sàng trợ giúp cho các bang Ngoài ra, hàng năm đều có các khóa bồi dưỡng cho chuyên viên ở cấp bang [5]

Như vậy, Hoa Kì đã phát huy tối đa sức mạnh công nghệ số trong việc đăng kí hộ tịch và quản lí hệ thống; cơ sở dữ liệu quốc gia Cũng giống như một số quốc gia khác, để tạo nên sự quản lý thống nhất và hiệu quả đối với việc đăng kí hộ tịch thì đăng kí hộ tịch điện tử và quản lí hệ thống cơ sở dữ liệu toàn quốc được thiết lập và giao cho một cơ quan đầu mối quản lí trực tiếp Cơ quan này liên hệ chặt chẽ với các địa phương và

Ngày đăng: 25/06/2024, 15:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w