Trước đây giáo viên thường dạy theo phương pháp truyền thống đó là thuyết trình, là giáo viên đọc cho học sinh chép bài, chưa biết sử dụng CNTT, chưa phát huy hết học liệu, học sinh thụ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến“Kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực
trong môn Giáo dục Quốc phòng&an ninh để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Băc Giang ”
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 18/9/2023
3 Các thông tin bảo mật(nếu có): Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc giáo dục phổ cập và tăng cường GDQP&AN là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của toàn xã hội, phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến từng địa phương, các hình thức phù hợp với từng đối tượng Đăc biệt chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lịch sử truyền thống của Đảng và dân tộc,
ý thức sống và làm việc theo pháp luật, trong đó xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa là nhiệm vụ của mọi công dân (Chỉ thị 12/CT/TW của Bộ chính trị-BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/2007) GDQP&AN là một môn học bao gồm nhiều kiến thức về khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên lẫn khoa học kĩ thuật quân sự; là một môn học không chỉ trang bị những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng, tư duy về GDQP&AN và kiến thức quân sự cần thiết mà còn rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách sống con người Chủ Nghĩa Xã Hội Trước đây giáo viên thường dạy theo phương pháp truyền thống đó là thuyết trình, là giáo viên đọc cho học sinh chép bài, chưa biết sử dụng CNTT, chưa phát huy hết học liệu, học sinh thụ động trong học tập, học sinh không hưng thú học tập Môn GDQP&AN là một môn học không phải là môn thi tốt nghiệp lớp 12 và xét đại học nên đa số học sinh thường xem nhẹ môn học này, các em thường không học bài cũ, không chuẩn bị trước bài mới, dẫn đến kết quả học tập chưa cao; học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của môn học
Trang 2Kết quả học tập chưa cao, cụ thể kết quả khảo sát đầu năm học 2023-2024 như sau:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Trang 312C 34 0 0 2 5.9 10 29.4 12 35.3 10 29.4 12D 36 0 0 4 11.1 9 25 12 30.3 11 30.6
Chính vì các lí do trên, tôi đã lựa chọn áp dụng thực tiễn và xin báo cáo
sáng kiến kinh nghiệm có tên: “Kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Băc Giang ”
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
5.1 Thực trạng công tác dạy và học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang
5.1.1 Ưu điểm
Trường PT dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang được thành lập năm 1993 đến nay đã 30 năm xây dựng và trưởng thành Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích, có nhiều sự đổi mới, phát triển về chất lượng, đội ngũ giáo viên trẻ hóa chuẩn về chuyên môn, chất lượng học sinh ngày càng cao, mỗi thầy giáo là tấm gương mẫu mực, học sinh thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch tích cực luyện tập
Trải qua gần 15 năm công tác và giảng dạy môn học này, bản thân tôi thường xuyên cố gắng tìm cách đổi mới hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy
Trang 4học tích cực để giờ học bớt khô khan và cứng nhắc và nâng cao chất lượng, kết quả học tập cho học sinh như: ứng dụng Công nghệ thông tin đưa phim ảnh vào giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, đưa bài hát liên quan đến nội dung bài học,
tổ chức trò chơi; đồng thời sử dụng sân khấu hóa, dạy học nêu và giải quyết vấn
đề, kỹ thuật động não, lược đồ tư duy, Trong các hình thức và phương pháp kể trên, qua một thời gian dài áp dụng tôi nhận thấy việc sử dụng “Kết hợp một số phương pháp tích cực nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục Quốc phòng&an ninh cho học sinh Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Băc Giang ” không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn mang lại hiệu quả trong học tập, giúp các em có tổng hợp được các kiến thức đã học và đồng thời giúp các em phát huy được sức mạnh tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng làm việc của cá nhân đồng thời giảm căng thẳng
Giáo viên của nhà trường nói chung và giáo viên giảng dạy môn GDQP&AN đã qua các lớp đào tạo và bồi dưỡng ghép môn Giáo dục thể chất (GDTC) và GDQP&AN Hàng năm, giáo viên được tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, có nhận thức tích cực, luôn muốn tìm tòi học hỏi để làm sao giờ dạy để đạt hiệu quả cao hơn Trong thời gian vừa qua tôi đã áp dụng nhiều phương pháp mới vào giảng dạy
để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh Cụ thể như: Đưa trò chơi vào trong giờ học thực hành tổng hợp một cách tích cực đã mang lại kết quả khả quan
Đa số học sinh chăm ngoan, sống ở môi trường tập thể nên có nhiều thời gian dành cho học tập; đồng thời ở môi trường sinh hoạt nội trú học sinh thường xuyên có cơ hội hợp tác với nhau trong mọi hoạt động Tuy nhiên, một số HS còn chưa quan tâm và say mê, hiểu hết về tầm quan trọng môn học GDQP&AN, các em còn ngại khi tập luyện, thực hành và chưa có sự tự giác dẫn tới việc các
em chưa yêu mến bộ môn này Từ đó, quá trình giáo dục nhân cách cho HS thêm phần khó khăn Nhận thấy tầm quan trọng của công tác GDQP&AN trong mỗi trường học trong việc hình thành nhân cách cho học sinh và những khó
Trang 5khăn của mỗi giáo viên giảng dạy môn GDQP&AN, đồng thời học sinh THPT cũng là thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, cho nên việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, nhằm giúp các em học tập, rèn luyện một cách tự giác, tích cực giúp các em đạt hiệu quả cao trong môn học GDQP&AN đó là một vấn đề cấp thiết
5.1.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Đối với giáo viên:
Giáo viên chưa thường xuyên gây được hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học mới, chưa gây được sự tập trung chú ý của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên
Trường chỉ có một GV dạy môn GDQP&AN nên không có đồng nghiệp cùng chuyên môn trong trường để thường xuyên trao đổi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy Nội dung môn học chưa có nội dung chuẩn kiến thức, chưa có sách giáo viên
Đối với học sinh:
Nhiều học sinh chưa chăm chỉ, say mê đối với môn học, nên thường xuyên
có hiện tượng học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, trên lớp học thiếu tập trung không chú ý, chỉ thích ra sân tập để được chơi môn yêu thích là bóng đá
Chương trình bổ sung thêm các bài học mới (từ năm 2018) học sinh chưa
có tài liệu và sách giáo khoa để nghiên cứu, nên chỉ có thể trả lời những câu hỏi
dễ, đơn giản Đối với những câu hỏi mang tính suy luận, giải thích, phân tích thì học sinh chưa có sự độc lập về tư duy, chỉ trả lời chung chung chưa sát với nội dung yêu cầu của câu hỏi Khi giáo viên đặt câu hỏi hay yêu cầu thực hiện nội dung thực hành thì phần lớn các em học sinh khá giỏi xung phong phát biểu trả lời câu hỏi và thực hiện nội dung thực hành của giáo viên; học sinh trung bình, yếu kém ít và hầu như không xung phong phát biểu hay làm thực hành theo yêu cầu của giáo viên Thậm chí các em học sinh biết cũng không tự giác xung phong thực hiện
5.2 Biện pháp mới
Xuất phát từ tính cấp thiết và thực trạng vấn đề dạy và học bộ môn GDQP&AN đã phân tích ở trên, tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học
Trang 6tích cực để tạo ứng thú hoc học sinh đồng thời phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn GDQP&AN
ở nhà trường và thực hiện đúng mục tiêu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học trong giai đoạn hiện nay
6 Mục đích của giải pháp
Sử dụng môt số phương pháp tích cực trong dạy học môn GDQP&AN mang lại hiệu quả giáo dục toàn diện hơn so với các phương pháp khác, nó kích thích được niềm đam mê, yêu thích và hứng thú học tập cho học sinh Phương pháp dạy học tích cực có tính hấp dẫn đặc biệt, có thể xóa bỏ những rào cản tâm
lý, kích thích sự hứng thú nhận thức, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo của học sinh Với những bài tập khó, những tình huống chưa giải quyết, các kiến thức chưa tổng hợp được, cá nhân các em có thể đưa ra thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến Nâng cao chất lượng giờ dạy môn GDQP&AN thông qua các phương pháp đó để thể hiện rõ nhất sự đổi mới trong phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm Giúp cho học sinh mở rộng kiến thức, hứng thú học tập, tổng hợp được kiến thức xuyên suốt nội dung kiến thức đã học đồng thời phát triển được tư duy khoa học, phát triển kĩ giao tiếp và hợp tác
7 Nội dung
7.1 Thuyết minh giải pháp mới
7.1.1 Tổ chức, lồng ghép các chương trình Ngoại khóa kết hợp với giảng dạy nội dung môn giáo dục QP&AN
Thông qua chương trình, kế hoạch của Đoàn thanh niên và nhà trường
thông qua các hoạt động ngoại khóa có thể khéo léo lồng ghép các nội dung của chủ đề phù hợp với bài học giáo dục QP&AN ở các khối lớp
Căn cứ vào tình hình thự tế của Xã hội và chương trình học mới của học sinh THPT bộ môn GDQ&AN phối hợp Đoàn thanh niên, vào sáng ngày
6/11/2023, trường PTDT Nội trú Bắc Giang phối hợp với Công An TP.Bắc Giang tổ chức buổi ngoại khoá với chủ đề : " Tuyên truyền an toàn giao thông, tội phạm công nghệ cao, ma tuý học đường "
Với sự chia sẻ của các đồng chí công an thành phố các em học sinh đã được biết thêm nhiều kiến thức về việc tham gia an toàn giao thông đúng cách, mức
xử phạt một số hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, hình thức phạt nguội
và cảnh giác với những hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng…
Từ đó các em học sinh nhận thức rõ hơn, giác hơn và thấy hứng thú hơn trong học tập môn GDQP&AN
Trang 7Nhận thấy trong chương trình GDQP&AN lớp 10 có
Bài 4 Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, từ đó học sinh nhận thức được tầm quan trọng khi thực hiện đúng luật ATGT và tự nhận thức vận dụng vào bản thân một số nội dung:
- Tuyên truyền, vận động người thân tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông với các hình thức tuyên truyền:
+ Tạo môi trường thân thiện khi tham gia giao thông
+ Giao tiếp, ứng xử có văn hóa
+ Mặc trang phục phù hợp, gọn gang
+ Giúp đỡ người tham gia giao thông gặp khó khăn
+ Phối hợp với các lực lượng chức năng, để bảo đảm trật tự an toàn giao thông
+ Thể hiện rõ thái độ không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Hay bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng học sinh đã nhận thức được:
1 Một số thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân người dùng
Một số phương thức phổ biến nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dungfmaf các đối tượng xấu thường xử dụng như sau:
Thông qua các trang mạng có nội dung hấp dẫn thu hút người dung, khi người dung truy cập sẽ tự động cài mã độc vào máy để thu thập thông tin
Gửi tin nhắn dụ người dùng truy cập vào đường dẫn mở tới một trang mạng đối tượng lập sẵn người dung sẽ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân nếu điền thông tintreen trang mạng nay
Thông qua thiết bị ngoại vi và các thiết bị lưu trữ nhiễm mã độc khi được kết nối vào máy tính sẽ tiến hành thu thập dữ liệu, khi có điều kiện kết nối internet mã độc sẽ gửi dữ lieeuh ra máy chủ đặt ở nước ngoài
2 Một số biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng
Trang 8- Sử dụng phần mềm diệt vi rút có bản quyền, đặt mật khẩu có độ an toàn cao cho thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại thông minh
- Không tùy tiện kết nối vào các mạng wifi công cộng miễn phí vì tin tặc có thể bí mật thiết lập một chương trình trung gian nhằm theo giỏi người dùng trong mạng đó
- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành mới nhất, kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản
- Chia sẽ thông tin cá nhân có chọn lọc khi tham gia mạng xã hội; không trả lời tin nhắn từ người lạ; không mở thư điện tử từ những người lạ gửi tới
- Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị và nhật
kí hoạt động để phát hiện các dấu hiệu bất thường
Để trang bị cho các em những kiến thức và kĩ năng cơ bản để PCCC, thoát hiểm và xử lý khi có tình huống cháy xảy ra, cứu hộ cứu nạn khi cần thiết, bộ môn phối hợp lồng ghép nội dung phòng cháy, chữa cháy; sơ cứu khi gặp nạn
trong chương trình môn học GDQP&AN lớp 10 chiều ngày 26/11/2023 trường
Phổ thông DTNT tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Viện khoa học an toàn Việt Nam chi nhánh Bắc Giang tổ chức buổi ngoại khoá: “Thực hành kĩ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn cho cán bộ giáo viên và học sinh.”
Tại buổi ngoại khóa các em học sinh đã tuyên truyền về việc cần thiết phải trang bị các kĩ năng phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra và được thực hành kĩ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (thực hành hô hấp nhân tạo, ép tim khi cứu người gặp nạn…); thực các kĩ năng xử lí khi gặp người hóc dị vật đường thở
Nhận thấy, trong chương trình học môn giáo dục QP&AN các em HS khối
10,có bài học về: Bài 12: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; Bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ Đây là 02 bài vô cùng quan trọng trong môn học giáo dục QP&AN ở trường phổ thông Tuy nhiên, thời gian học gióa dục QP&AN của các em lại chỉ 01 tiết/tuần nên thời gian luyện tập thành thạo các bước là quá ít Vì vậy, tôi đã mạnh rạn kết hợp Đoàn thanh niên của nhà trường làm một số buổi ngoại khóa cho các em học sinh nhằm giúp các
Trang 9em tiếp thu kiến thức và vận dụng vào trong xử trí tình huống thực tế được nhanh nhẹn và đúng kỹ thuật
7.1.2 Giảng dạy nội dung môn GDQP&AN thông qua hình thức sân khấu hóa
Với phương châm tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực của học sinh, các tiết học của môn GDQP&AN theo hình thức “Sân khấu hóa” đã trở nên quen thuộc đối với học sinh trường PTDTNT tỉnh Bắc Giang Các em được hoá thân thành những diễn viên trong một số tiết học để hiểu hơn về kiến thức học, nhớ lâu và hứng thú học tập
Khi nằm trên trang sách, kiến thứ chỉ có thể được cảm nhận, ghi nhớ máy móc qua trí tưởng tượng của các em học sinh nhưng bước ra sân khấu kịch, những kiến thức của bài học được ghi nhớ không chỉ bằng ngôn ngữ máy móc
mà bằng cả đường nét, âm thanh, màu sắc Các em học sinh đã ghi nhớ một cách
tự nhiên, hứng thú và phát huy tinh thần đòn kết, hợp tác của học sinh
Thông qua hình thức trình diễn, các vỏ kịch dường như trở nên sống động
và hấp dẫn hơn Cách học này đã tạo thói quen cho mỗi học sinh chủ động tìm hiểu, nhập tâm vào nội dung bài học và hiểu sâu hơn xã hội, sống với suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, từ đó có những cảm nhận rõ và sâu sắc về nội dung kiến thức bằng kiến thức áp dụng nội dung tích cực và tránh xa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội
Trong trương trình GDQP&AN trung học Phổ thông tôi thường cho học sinh thực hiện san khấu hóa các bài như:
Bài 3:Ma túy, tác hại của ma túy lớp 10
Bài 3 Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc
3) Hình thức báo cáo sân khấu hóa
4) Nội dung: Ma túy, tác hại của ma túy
5) Yêu cầu: Trong đoạn kịch đó nêu bật được ít nhất 2 trong các nội dung sau:
Tác hại của ma túy
Cách nhận biết các loại ma tuý
Trang 10- Ghi chú: Trong kế hoạch có danh sách nhóm!
7.1.3 Phương pháp kể chuyện, nêu vấn đề cụ thể
Khác với các môn học mang tính chất chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể như toán học, thể chất… Trong môn GDQP-AN, ngoài kiến thức quốc phòng, các em học sinh được tiếp cận với nhiều lĩnh vực phong phú như: lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, y học…Do đó, thầy cô có thể kết hợp các lĩnh vực này vào từng bài học cụ thể, một cách hợp lí, thông qua những câu chuyện kể về lịch sử, địa lí…hoặc những câu chuyện về sự trải nghiệm của bản thân phù hợp với bài giảng, để các em có thể lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng, khắc sâu kiến thức và hiểu bản chất vấn đề Điều này đã được minh chứng qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi Xin được dẫn chứng bằng các ví dụ cụ thể dưới đây
Khi dạy GDQP&AN 12 bài 2, MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN
Phần 2, c Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kì mới
Ở nội dung này, giáo viên sau khi hướng dẫn học sinh nắm được nội dung chính của 3 nhiệm vụ, đến nhiệm vụ thứ 3: Ngăn chặn, đánh bại âm mưu, hành động “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch
Giáo viên đặt câu hỏi: em hiểu thế nào là diễn biến hoà bình ? lấy ví dụ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên bổ sung, giải thích thêm để học sinh nắm rõ: Diễn biến hoà bình là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế thực hiện dưới phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi đi đến xoá bỏ CNXH Để khắc sâu thêm, giáo viên kể câu chuyện về “Diễn biến hoà bình”