1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn thiết kế và sử dụng trò chơi trong giảng dạy bài lí thuyết môn giáo dục quốc phòng và an ninh để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trƣờng phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế và sử dụng trò chơi trong giảng dạy bài lí thuyết môn Giáo dục quốc phòng và an ninh để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang
Tác giả Hoàng Thị Lương
Trường học Trường PT DTNT Tỉnh
Chuyên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh
Thể loại Báo cáo Biện pháp Tham Gia Hội Thi Giáo Viên Dạy Giỏi Cấp Tỉnh Chu Kỳ 2020-2024
Năm xuất bản 2021
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là đổi mới phương pháp dạy học từ tiếp cận nội dung sang dạy học theo

Trang 1

TRƯỜNG PT DTNT TỈNH

******

BÁO CÁO BIỆN PHÁP THAM GIA HỘI THI

GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH CHU KỲ 2020-2024

Tên giải pháp

“Thiết kế và sử dụng trò chơi trong giảng dạy bài lí thuyết môn Giáo dục quốc phòng và an ninh để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường Phổ thông

dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang”

Họ và tên: Hoàng Thị Lương Môn giảng dạy: GDQP&AN Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường PT dân tộc nôi trú tỉnh

Bắc Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2021

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

- GDQP&AN: Giáo dục quốc phòng và an ninh

- GDTC- GDQP&AN: Giáo dục thể chất- Giáo dục quốc phòng và an ninh

- TT- BGDĐT: Thông tư- Bộ giáo dục đào tao

- NQ/TW: Nghị quyết/ Trung ương

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng công tác dạy và học môn Giáo dục quốc phòng và

an ninh ở trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang

Trang 4

PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban

chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết 29/NQ-TW) về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục và đào tạo các cấp học đã từng bước được nâng lên Tuy nhiên, việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu và kì vọng của Nhân dân Việc triển khai đổi mới còn thiếu đồng bộ, chắp vá; nội dung chương trình, phương pháp dạy học còn lạc hậu, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu Do vậy, chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp còn thấp so với các nước trong khu vực và so với tiềm năng, yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới

Để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Trong

đó có sự thay đổi rất lớn về mục tiêu giáo dục, đó là: Kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học

sinh Một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc thực

hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là đổi mới phương pháp dạy học

từ tiếp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng

lực người học

Chương trình gíáo dục phổ thông 2018 đã xác định có 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho học sinh ở các cấp học Trong đó, năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong 10 năng lực cốt lõi của người học cần được phát triển Bởi vì, giao tiếp và hợp tác có ý nghĩa quan trọng, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào con người đều cần có sự giao tiếp và hợp tác, đặc biệt trong thế giới ngày nay, sự giao tiếp và hợp tác giữ vai trò đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như mỗi quốc gia Hơn nữa, nhân loại đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như thiên tai, dịch bệnh (đặc biệt là đại dịch Covid-19), tội phạm, khủng bố, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, Giao tiếp và hợp tác để giải quyết các vấn đề chung đang trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết

Trang 5

Trong dạy học ở các nhà trường, việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp cho học sinh là rất cần thiết Thực tế trong những năm vừa qua, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh vẫn còn rất mới mẻ với GV Các phương pháp dạy học GV đang sử dụng chưa thúc đẩy phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác Do đó, năng giao tiếp và lực hợp tác của học sinh còn nhiều hạn chế

Mặt khác, bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) là một

bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc giáo dục phổ cập và tăng cường GDQP&AN là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của toàn

xã hội, phải được chỉ đạo , tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến từng địa phương, các hình thức phù hợp với từng đối tượng Đăc biệt chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lịch sử truyền thống của Đảng và dân tộc, ý thức sống và làm việc theo pháp luật, trong đó xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa là nhiệm vụ của mọi công dân

(Chỉ thị 12/CT/TW của Bộ chính trị-BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/2007) GDQP&AN là một môn học bao gồm nhiều kiến thức về khoa học

xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên lẫn khoa học kĩ thuật quân sự; là một môn học không chỉ trang bị những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng, tư duy về GDQP&AN và kiến thức quân sự cần thiết mà còn rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách sống con người Chủ Nghĩa Xã Hội Tuy nhiên, đây là một môn học

có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 60% chương trình, đồng thời lại không phải là môn thi tốt nghiệp lớp 12 và xét đại học nên đa số học sinh thường xem nhẹ môn học này, các em thường không học bài cũ, không chuẩn bị trước bài mới, dẫn đến kết quả học tập chưa cao; học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của môn học

Trải qua gần 12 năm công tác và giảng dạy môn học này, bản thân tôi thường xuyên cố gắng tìm cách đổi mới hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để giờ học bớt khô khan và cứng nhắc và nâng cao chất lượng, kết quả học tập cho học sinh như: ứng dụng Công nghệ thông tin đưa phim ảnh vào giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, đưa bài hát liên quan đến nội dung bài học,

tổ chức trò chơi; đồng thời sử dụng dạy học theo dự án, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, kỹ thuật động não, lược đồ tư duy, Trong các hình thức và phương pháp kể trên, qua một thời gian dài áp dụng tôi nhận thấy sử dụng trò

Trang 6

chơi vào dạy học lí thuyết không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn mang lại hiệu quả cao trong học tập, giúp các em có thể ghi nhớ kiến thức ngay trên lớp còn giúp các em phát huy được sức mạnh tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng làm việc của cá nhân đồng thời giảm bớt thời gian để học bài cũ ở nhà Đặc trưng của trò chơi dạy học đa số là các hoạt động tập thể, cho nên trò chơi dạy học có ưu thế lớn trong việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh

Chính vì các lí do trên, tôi đã lựa chọn áp dụng thực tiễn và xin báo cáo

giải pháp có tên: “Thiết kế và sử dụng trò chơi trong giảng dạy nội dung bài lí

thuyết môn Giáo dục quốc phòng và an ninh để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang”

Trang 7

Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, có nhận thức tích cực, luôn muốn tìm tòi học hỏi để làm sao giờ dạy để đạt hiệu quả cao hơn Trong thời gian vừa qua tôi đã áp dụng nhiều phương pháp mới vào giảng dạy

để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh Cụ thể như: Đưa trò chơi vào giảng dạy, thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử, ispring vào bài giảng; sống động, kết hợp nhuần nhuyễn và sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học vào giảng day, kết hợp phương pháp truyền thống với ứng dụng Công nghệ thông tin, hướng dẫn cho học sinh chơi “Trò chơi” trong giờ học lí thuyết một cách tích cực mang đã lại kết quả khả quan

Đa số học sinh chăm ngoan, sống ở môi trường tập thể nên có nhiều thời gian dành cho học tập; đồng thời ở môi trường sinh hoạt nội trú học sinh thường xuyên có cơ hội hợp tác với nhau trong mọi hoạt động

2.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Đối với giáo viên:

Giáo viên chưa thường xuyên gây được hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học mới, chưa gây được sự tập trung chú ý của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên

Trường chỉ có một GV dạy môn GDQP&AN nên không có đồng nghiệp cùng chuyên môn trong trường để thường xuyên trao đổi kiến thức chuyên môn,

Trang 8

kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy Nội dung môn học chưa có nội dung chuẩn kiến thức, chưa có sách giáo viên

Đối với học sinh:

Nhiều học sinh chưa chăm chỉ, say mê đối với môn học, nên thường xuyên có hiện tượng học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, trên lớp học thiếu tập trung không chú ý, không tích cực phát biểu xây dựng bài

Chương trình bổ sung thêm các bài học mới (từ năm 2018) học sinh chưa

có tài liệu và sách giáo khoa để nghiên cứu, nên chỉ có thể trả lời những câu hỏi

dễ, đơn giản Đối với những câu hỏi mang tính suy luận, giải thích, phân tích thì học sinh chưa có sự độc lập về tư duy, chỉ trả lời chung chung chưa sát với nội dung yêu cầu của câu hỏi Khi giáo viên đặt câu hỏi thì phần lớn các em học sinh khá giỏi xung phong phát biểu trả lời câu hỏi của giáo viên; học sinh trung bình, yếu kém ít và hầu như không xung phong phát biểu Thậm chí các em học sinh biết cũng không tự giác xung phong phát biểu Kết quả học tập chưa cao, cụ thể kết quả năm học 2020-2021 như sau:

Trang 9

Để nắm rõ hứng thú học tập của các em đối với môn GDQP&AN, tôi đã tiến hành điều tra thông qua các câu hỏi khảo sát nhận thức và câu hỏi kiểm tra thường xuyên Kết quả điều tra năm học 2020-2021 như sau:

lực người học trong giai đoạn hiện nay

Sử dụng Trò chơi dạy học vào giảng dạy các bài lí thuyết môn GDQP&AN mang lại hiệu quả giáo dục toàn diện hơn so với các phương pháp khác, nó kích thích được niềm đam mê, yêu thích và hứng thú học tập cho học sinh Trò chơi có tính hấp dẫn đặc biệt, có thể xóa bỏ những rào cản tâm lý, kích thích sự hứng thú nhận thức, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo của học sinh Với những câu hỏi khó, những tình huống chưa giải quyết, cá nhân các

em có thể đưa ra thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến Nâng cao chất lượng giờ dạy lý thuyết môn GDQP&AN thông qua trò chơi là phương pháp thể hiện rõ nhất sự đổi mới trong phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm Giúp cho học sinh mở rộng kiến thức, hứng thú học tập, đồng thời phát triển được tư duy khoa học, phát triển kĩ giao tiếp và hợp tác

Sau đây là một số trò chơi áp dụng trong giảng dạy lí thuyết:

Trang 10

2.1 Trò chơi: “Tôi yêu Tổ quốc tôi”

- Mục tiêu:

+ Học sinh ghi nhớ được những tài liệu lịch sử, rèn luyện lòng yêu nước,

tự hào dân tộc Phát huy tính tư duy, ghi nhớ, hình thành và rèn luyện các kỹ năng hợp tác

+ Có thái độ hợp tác tích cực, chủ động học tập và yêu thích môn học

Thông qua trò chơi, giúp các em phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ và nhiều phẩm chất đạo đức như: Sự tự tin, tinh thần trách nhiệm, tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái với bạn bè,…

- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Giáo viên: Chuẩn bị các phiếu trò chơi (ghi các chủ đề học tập) để các đội lựa chọn chủ đề yêu thích; chuẩn bị phiếu bắt thăm (nếu các đội chơi có lựa chọn trùng nhau); chuẩn bị nội dung, đáp án, biểu điểm để chấm bài các nhóm

Chủ đề: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Nội dung 1: Lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

Nội dung 2: Lịch sử, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam

Nội dung 3: Lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ

+ Học sinh: Các nhóm phân công chuẩn bị các chủ đề giáo viên giao; học sinh nghiên cứu SGK và các nguồn tài liệu tham khảo để hoàn thành tất cả các nội dung trong chủ đề

Thời gian tổ chức trò chơi: 25 phút

Địa điểm chơi Trên lớp học

Người điều khiển trò chơi: Giáo viên

Giám khảo: Giáo viên

Phần thưởng: Cho điểm các đội chơi và cộng điểm kiểm tra thường xuyên cho đội chiến thắng

Đối tượng: Học sinh khối 10

Trang 11

- Các hoạt động của trò chơi như sau:

STT Hoạt động của người dẫn chương trình (GV) Hoạt động của các

đội chơi

1

Giới thiệu trò chơi: Trong học tập, có môn học

làm chúng ta rất yêu thích, ngược lại cũng có môn

học mà chúng ta không hề yêu thích Lý do gì mà

chúng ta lại không yêu thích môn học đó? Khi

chưa hiểu biết nhiều, chưa cảm nhận được vai trò

và sự thú vị của nó mang lại thì khó mà yêu thích

được Vì vậy, các em cần tìm hiểu thật nhiều về

môn đó giống như môn GDQP&AN cũng vậy các

em cần tìm hiểu và hiểu về lịch sử đánh giặc của

ông cha, lịch sử hào hùng của dân tộc Chúng ta

sẽ thực hiện điều này trong buổi học hôm nay,

qua trò chơi có tên “Tôi yêu Tổ quốc tôi”

Trật tự và chú ý lắng nghe

2

Giới thiệu hình thức chơi, thành lập đội chơi

- Hình thức chơi: chơi theo nhóm

- Thành lập đội chơi Cả lớp chia thành 3 đội (là

các tổ trong lớp)

- Thông báo hình thức khen thưởng: cộng điểm

thường xuyên cho đội chiến thắng

Di chuyển về vị trí chơi; phân công nhóm trưởng; thư ký,nhiệm vụ của từng thành viên

3

Giới thiệu nhiệm vụ chơi và luật chơi

- Nhiệm vụ chơi: Các đội chơi lựa chọn nội dung

yêu thích trong chủ đề chủ đề (nếu các đội có sự

trùng lặp nội dung chủ đề thì tổ chức cho các

nhóm trưởng lên gắp thăm) Các đội chơi thảo

luận chuẩn bị nội dung Sau đó cử một thành viên

trong nhóm lên bảng viết và thuyết trình về chủ

đề của đội mình

- Luật chơi:

+ Các đội chơi được thảo luận, chuẩn bị nội dung

học sinh chú ý nghe, ghi chép lại

để thực hiện

Trang 12

STT Hoạt động của người dẫn chương trình (GV) Hoạt động của các

đội chơi

về chủ đề trong thời gian 5 phút

+ Hết thời gian thảo luận, mỗi đội cử có 1 thành

viên lên bảng Thời gian để viết lên bảng là 5

phút; sau đó thành viên của các đội lần lượt được

chỉ định thuyết trình phần chủ đề của mình (có

thể chiếu video đã chuẩn bị) trong thời gian 5

phút

+ Phần viết trên bảng tối đa 20 điểm Trình bày

đúng, đủ, đảm bảo tính logic, khoa học Các ý

được lựa chọn phải liên quan đến chủ đề

+ Phần thuyết trình 10 điểm: Lời nói hấp dẫn, to,

Điều khiển trò chơi:

- Tổ chức cho các nhóm lựa chọn nội dung theo

trong chủ đề Nếu có sự trùng lặp chủ đề thì tổ

chức cho các nhóm trưởng lên gắp thăm

- Lệnh cho phép trò chơi được bắt đầu

- Hết thời gian chuẩn bị, gọi các đội lên bảng làm

- Hết thời gian làm bài, chỉ định học sinh các

nhóm thuyết trình về chủ để của nhóm theo thứ

tự: Nội dung 1, đến nội dung 2, sau đó đến nội

dung 3 để đảm bảo tính logic của bài học

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức hợp tác

trong nhóm Quan sát, theo dõi học sinh thảo

- Nhóm trưởng lên chọn chủ đề; điều hành cho nhóm thảo luận

và ghi chép nội dung; cử 1 thành viên lên bảng; duy trì ổn định trật tự trong đội

- Các thành viên tích cực đưa ra ý kiến đóng góp

Trang 13

STT Hoạt động của người dẫn chương trình (GV) Hoạt động của các

đội chơi

luận; ghi chép, đánh giá mức độ, khả năng hợp

tác của từng cá nhân trong nhóm khi tham gia trò

chơi Giám sát việc thực hiện luật chơi, nhắc nhở

những hành động chơi không đúng luật

- Thông báo khi hết thời gian chơi

5

Đánh giá kết quả, trao giải thưởng cho đội chiến

thắng

- Gọi các đội chơi nhận xét, bổ sung bài của

nhóm mình và bài của nhóm khác (ghi bảng phấn

khác màu - phần này không chấm điểm)

- Đánh giá và chấm điểm các nhóm

- Khen thưởng đội chiến thắng, động viên các

nhóm còn lại

Học sinh theo dõi để bổ sung thêm nội dung vào bài của nhóm mình; chép bài của nhóm khác đã sửa vào vở

6

Tổng hợp, hệ thống kiến thức thu được qua trò

chơi: Hướng dẫn học sinh cách tổng hợp kiến

thức vào phiếu học tập Giới thiệu hoạt động tiếp

theo của bài: giải đáp thắc mắc của học sinh về

các vấn đề còn chưa rõ, các vấn đề mở rộng và

các vấn đề liên quan đến thực tiễn…

Học sinh hoàn thành phiếu học tập, phiếu đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác

2.2 Trò chơi: “Ô chữ”

- Mục tiêu:

+ Học sinh hiểu biết một số tệ nạn Xã hội, tác hại và cách đề phòng; phát

triển tư duy lôgic, hình thành và rèn luyện các kỹ năng hợp tác; Có thái độ hợp

tác tích cực, hứng thú chủ động học tập và yêu thích môn học

+ Thông qua trò chơi, giúp học sinh hứng thú học tập, đồng thời phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác

- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Giáo viên:Chuẩn bị nội dung, đáp án, biểu điểm để chấm bài các nhóm

Trang 14

Chủ đề: Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

+ Học sinh: Các nhóm phân công chuẩn bị các chủ đề giáo viên giao; học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và các nguồn tài liệu tham khảo để hoàn thành tất cả các nội dung trong chủ đề

Thời gian tổ chức trò chơi: 45 phút

Địa điểm chơi Trên lớp học

Người điều khiển trò chơi: Giáo viên

Giám khảo: Giáo viên

Phần thưởng: Cho điểm các đội chơi và tặng đội chiến thắng 1kg bỏng ngô

Đối tượng: Học sinh lớp 11

- Các hoạt động của trò chơi gồm 3 phần như sau:

Thời gian

Phần 1: Khởi động:

1 - Để dẫn dắt vào bài theo phương pháp mới bao giờ

cũng có phần khởi động thì trong phần này giáo viên

cho học sinh quan hình ảnh học sinh đánh bài và đưa ra

câu hỏi: Em có đồng tình với hành vi này không? Vì

sao?

+ Cho học sinh xem 01 vi deo bài hát “Vậy có được

không ”

Giáo viên đặt câu hỏi: Qua video vừa rồi em nhìn thấy

có những hành động gì tồn tại trong xã hội? Từ đó giáo

viên đưa ra kết luận về các TNXH, đưa ra khái niệm về

Học sinh nghe, quan sát

5’

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w