1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc độ tuổi mẫu giáo bé

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc độ tuổi Mẫu giáo Bé
Tác giả Nguyễn Thị Hồng
Trường học Trường Mầm non Đại Minh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Báo cáo Sáng kiến
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 119,5 KB

Nội dung

Trong suốt quá trình chơi trẻ được trao đổi, chia sẻ ý tưởng của mình vớibạn được tự do lựa chọn nhiều các hoạt động từ nhiều góc chơi khác nhau đượcphát huy khả năng cá nhân của mình, l

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI PHỤC VỤ CHO TRẺ HOẠT

ĐỘNG Ở CÁC GÓC ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO BÉ

Mô tả bản chất của sáng kiến

Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh tri thức, của khoahọc kỹ thuật hiện đại tiên tiến Giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng đốivới sự phát triển của nền tri thức ấy Nó đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việchình thành và phát triển nhân cách của trẻ mầm non Mục tiêu mà giáo dục mầmnon vươn tới đó là giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ,nhận thức và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩmchất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơidậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập vàvui chơi cho trẻ

Có thể nói hoạt động vui chơi là một trong những loại hình hoạt động của trẻ

ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo mà chính hoạt động ởcác góc là nơi thể hiện rõ nhất quá trình chơi của trẻ, ở đây trẻ được chọn vaichơi, được hòa mình vào thế giới của riêng trẻ…

Trang 2

Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện chotrẻ Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập màquan trọng nhất là trẻ được vui chơi Chơi tạo cho trẻ kỹ năng tư duy và kỹ năng

xã hội như kỹ năng giải quyết vấn đề, kiên nhẫn, giao tiếp, hợp tác với ngườikhác Trong suốt quá trình chơi trẻ được trao đổi, chia sẻ ý tưởng của mình vớibạn được tự do lựa chọn nhiều các hoạt động từ nhiều góc chơi khác nhau đượcphát huy khả năng cá nhân của mình, làm cho thế giới xung quanh của các trẻđẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quýbáu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé Được hòamình vào thế giới “chơi mà học, học mà chơi” mà đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổimầm non thì thông qua chơi để học, thông qua học cũng có chơi, bởi qua đó trẻ

sẽ rõ hơn về thế giới xung quanh Biết cách giao tiếp, biết cách hợp tác với bạntrong các trò chơi thông qua hoạt động góc Qua các trò chơi này trẻ sẽ học cáchlàm người và ngày càng hoàn thiện hơn

Đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc đóng vai trò quan trọng trongviệc phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ Trẻ thường bị cuốn hút trước những đồdùng đồ chơi ngộ nghĩnh sinh động với nhiều màu sắc đa dạng, phong phú Để tổchức tốt và có hiệu quả cho trẻ giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lýcủa trẻ độ tuổi Mẫu giáo Bé Từ đó có phương pháp để tổ chức cho trẻ chơi ở cácgóc phù hợp và đạt kết quả cao nhất, hiệu quả nhất

Trang 3

Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nói chung và hoạtđộng góc nói riêng Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động góc thực sự

có hiệu quả và lôi cuốn trẻ hấp dẫn trẻ là một điều cần phải suy nghĩ đối với giáoviên đặc biệt là giáo viên mầm non Vì trẻ ở lứa tuổi 3-4 tuổi dễ dàng tham giavào trò chơi nhưng cũng nhanh nhàm chán và nhanh bỏ cuộc Mọi người đềucông nhận rằng đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được ở các gócchơi của trẻ Tuy nhiên với cuộc sống hiện nay thì những loại đồ chơi có sẵn rấtnhiều nhưng để thỏa mãn các hoạt động vui chơi của trẻ thì giáo viên mầm nonluôn phải suy nghĩ và tìm tòi rất nhiều các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồchơi cho trẻ phong phú và đa dạng ở các góc chơi Vì đồ chơi càng phong phúbao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá

mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu

Từ những thực tế mà các cháu lớp tôi chơi ở các góc hàng ngày và qua quátrình tìm tòi, áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới tôi đã nghiên cứu đềtài: “Kinh nghiệm thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ởcác góc độ tuổi Mẫu giáo Bé tại trường mầm non Đại Minh”

1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp theo tt số BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về sửa đổi,

51/2020/TT-bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN

Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, trước hết tôi xây dựng kếhoạch giáo dục phù hợp theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12

Trang 4

năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung củaChương trình GDMN Dựa vào tình hình thực tế của lớp, đặc điểm phát triển củatrẻ, kế hoạch năm học của nhà trường Sau khi lập kế hoạch năm học chúng tôitiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục lớp, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kếhoạch hoạt động học Qua việc thực hiện kế hoạch hàng ngày, chúng tôi nhậnthấy các cháu thích tìm tòi, khám phá,… qua các đồ dùng đồ chơi tại lớp như:Lắp ghép nhà, xây nhà, đan lát, cắm hoa, bán hàng, chơi bác sĩ… Trong quátrình chơi trẻ thường hay đặt ra những câu hỏi với cô giáo: Cô ơi! Vì sao? Làmthế nào? Tại sao thế hả cô?….

Việc lập kế hoạch giúp chúng tôi định hướng được các công việc cần làm, cácbài tập, trò chơi được đưa vào dưới hình thức nào để cho trẻ thông qua hoạt độngchơi, tìm hiểu khám phá hay rèn luyện thêm kỹ năng cho trẻ

Qua quá trình tổ chức các hoạt động góc, trên các đồ dùng, đồ chơi ở lớp,chúng tôi nhận thấy để phát huy hết khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ, giáo viên

tổ chức các hoạt động học, chơi với những đồ dùng đồ chơi mới lạ, gần gũi, sinhđộng, hấp dẫn thì sẽ lôi cuốn trẻ vào hoạt động vui chơi, giáo dục đạt hiệu quảcao hơn

Khi thực hiện các hoạt động chơi ở các góc, bản thân chúng tôi là người luônhướng dẫn cặn kẽ cho các cháu ở từng góc chơi Chúng tôi luôn đổi mới các hìnhthức, phương pháp hướng dẫn để giúp trẻ thay đổi trạng thái, qua đó trẻ cànghưng phấn, thích thú hơn khi tham gia vào các hoạt động góc

Trang 5

Giải pháp 2: Chọn nguyên vật liệu và ý tưởng thực hiện làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm, dễ làm, áp dụng hiệu quả vào hoạt động góc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi bán sẵn đáp ứng với nhu cầu củatrẻ và của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động góc nhằm phát huytính tích cực sáng tạo của trẻ Tuy nhiên để tiết kiệm được kinh phí, tạo điều kiệncho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu mới đẹp, bắt mắt, đảm bảo tính sáng tạo, antoàn, linh hoạt, hấp dẫn với trẻ trong hoạt động đạt hiệu quả chúng tôi kết hợpvới cha mẹ học sinh tìm tòi những nguyên vật liệu như: thùng giấy catton, ốnghút, lõi giấy, ly giấy, chai nhựa, nỉ, form, keo 502, keo nhựa, giấy hoa, bi, sơn,

đế nhựa, dây dù, nắp chai, bóng nhỏ, ly nhựa, chai sữa bằng nhựa, xốp simili,giấy decal, mo cau, thanh gỗ, que đè lưỡi, âm dương, kẹp nhựa… để làm đồdùng đồ chơi lôi cuốn, hấp dẫn trẻ

Để việc làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải được đề ra thựchiện đạt hiệu quả, đi vào thực tiễn, tôi đã suy nghĩ sáng tạo trò chơi trong cáchoạt động và nghĩ ra ý tưởng, cách làm, nguyên vật liệu của đồ dùng đồ chơi, saocho phù hợp, hiệu quả nhất

- Độ an toàn: Tươi tắn, sạch sẽ, không độc hại, không có gai nhọn, không quácứng hoặc quá mềm, không quá nhỏ, không héo úa

- Sẵn có ở gia đình, địa phương và phù hợp với từng mùa trong năm

Trang 6

Ví dụ: Để tập cho trẻ xâu vòng, mùa hè có thể chọn hoa phượng, hoa bằnglăng, hoa dại, cọng rau muống… mùa thu có thể chọn hạt bưởi, cuống rạ…

- Theo mức độ thành thạo của trẻ

Ví dụ: Khi xâu chuỗi hạt nên bắt đầu bằng những vật liệu cứng, có lỗ to đếnvật liệu mềm, có lỗ nhỏ hơn, xâu bằng các loại dây cứng, rồi đến các loại dâymềm hơn Lúc đầu cho trẻ xâu những vật liệu cùng loại ( hoa, hoa…), sau đó cóthể xâu xen kẽ các vật liệu ( hoa – lá, hoa – hạt, lá – hạt,…)

- Đảm bảo tính giáo dục:

+ Có hình dáng, màu săc, âm thanh … hấp dẫn trẻ

+ Phản ánh về các sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi trẻ

+ Là phương tiện giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, nhận thức,ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội

+ Nội dung và kích thước phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh

+ Nguyên vật liệu dễ lau rửa

+ Các nguyên vật liệu thiên nhiên cần được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi chotrẻ sử dụng (rửa sạch, phơi khô và loại bỏ những nguyên vật liệu không cònnguyên hình, rách, nát)

+ Các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên phải tươi, không độc hại,không có gai nhọn, không sử dụng những loại cây có nhựa độc (như lá cây hoaanh đào, lá vạn liên thanh…)

Trang 7

+ Các bộ phận, chi tiết nhỏ của đồ dùng, đồ chơi cần được gắn chắc chắn,không có cạnh nhọn sắc.

- Phải đẹp: Hình dáng, kích thước, màu sắc, bố cục của sản phẩm thể hiện sựhài hòa, cân đối

- Kích thước: vừa tay trẻ, không quá to và cũng không quá nhỏ Khi cho trẻ sửdụng các nguyên vật liệu nhỏ như hột hạt thì giáo viên phải bao quát tốt

- Kỹ thuật: Các thao tác để tạo sản phẩm cần đơn giản, phù hợp với trình độ,

sự phát triển của từng lứa tuổi

- Màu sắc:

+ Cần lựa chọn những nguyên vật liệu có màu sắc tươi, đẹp

+ Có thể sơn màu cho các nguyên vật liệu trước khi cho trẻ sử dụn

+ Hình dáng:

+ Cần lựa chọn những nguyên vật liệu có hình dáng đặc trưng

+ Có thể cắt, tạo dáng lá cây trước khi sử dụng

- Phải đảm bảo tính thực tiễn

Phản ánh được xã hội mà trẻ đang sống

- Các loại đồ dùng đồ chơi đã hướng dẫn trẻ thực hiện

* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc xây dựng

Bộ hàng rào:

Nguyên vật liệu: Que đè lưỡi, gạch xốp nhỏ, nỉ màu xanh lá cây, keo nhựa

Trang 8

Cách làm: Sắp xếp các que đè lưỡi thành hình hàng rào Dùng keo nhựa dáncác que đè lưỡi lại với nhau Cắt nỉ màu xanh làm cỏ và dán vào hàng rào Dùngkeo dán gạch xốp nhỏ vào làm cho hàng rào đứng được.

Ứng dụng: Đồ chơi hàng rào, là một đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển nhậnthức và tìm hiểu, khám phá trong khi trẻ chơi xây dựng nhà, công viên, sở thú,trang trại…Cô sử dụng những bộ đồ chơi hàng rào cho trẻ chơi theo nhóm ở gócxây dựng Trẻ lựa chọn đồ chơi cho mình chơi Cô hướng dẫn trẻ thao tác với đồchơi: Hỏi trẻ đồ chơi này này làm bằng chất liệu gì? Con phải làm gì với đồ chơinày? Cho trẻ thao tác các kỹ năng của đôi bàn tay với bộ đồ chơi hàng rào (Côgiúp trẻ trong khi chơi nếu trẻ cần nếu cần thiết)

* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc phân vai

Bánh quy các loại:

Nguyên vật liệu: Giấy báo, máy xay sinh tố, màu nước, kim tuyến

Cách làm: Làm ướt báo sau đó cho vào máy xay nhuyễn Dùng báo đã đượcxay nhuyễn và nặn thành những chiếc bánh xinh xắn Sau khi nặn bánh xongđem ra phơi nắng Khi bánh đã khô dùng màu nước quét lên bánh và rắc kimtuyến rồiphơi tiếp cho khô Sau khi phơi bánh khô đóng bánh vào hộp

Ứng dụng: Các hộp bánh dùng cho trẻ chơi ở góc phân vai – bán hàng Mỗitrẻ có thể đến cửa hàng để mua bánh về cho gia đình Cô hướng dẫn trẻ thao táckhi đến cửa hàng mua bánh: Hỏi trẻ đồ chơi này làm bằng chất liệu gì? Con phảilàm gì với đồ chơi này? (Cô giúp trẻ nếu cần thiết)

Trang 9

* Sản phẩm: Bộ đồ chơi góc học tập

Làm bảng chun học toán: Đế làm được bảng chun này có thể tận dụng từ rấtnhiều nguyên liệu như gỗ, la phông nhựa, ván ép vụn … làm cột cài dây chunbằng những vật dụng an toàn, thuận tiện từ que tăm cắt lấy phần giữa, bỏ 2 đầunhọn để đảm bảo an toàn, cắt que tính bằng nhựa thành nhiều đoạn, khoan lỗ vừavới que tăm, que tính, đính vào bảng thay vì dùng đinh đóng sẽ không đảm bảo

an toàn khi trẻ sử dụng

Nhiệm vụ của trẻ trong bộ đồ chơi này là tìm những sợi dây chun móc vàobản để thành hình theo yêu cầu của cô và bỏ dây chun còn thừa vào hộp, tươngứng mỗi hộp dây chun với 1 bản chun

Bộ thước đo móc xích: Giáo viên xin phụ huynh ghim kẹp hồ sơ bằng nhựanhiều màu để làm thước đo, với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau (Tròn,vuông, chữ nhật, dẹt, dài….) Bộ đồ dùng này làm đơn giản, vật liệu dễ tìm, để

bộ đồ dùng thêm phong phú có thể vận động phụ huynh cùng tìm kiếm, cùngđóng góp vật liệu cho cô giáo

Bộ đồ dùng nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng phục vụ chung

là Bộ thước đo móc xích làm cho trẻ hứng thú hơn, không tranh dành với bạn, aithích màu nào, thích kiểu dáng nào thì chọn màu ấy, kiểu dáng ấy, đảm bảo đủ

và dư cho mỗi cháu một bộ khi tham gia thực hiện hoạt động luyện tập hay tròchơi

Bộ toán và xâu khuy nhỏ:

Trang 10

Hiện nay cúc áo, các loại hột hạt đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc vô cùng,

do điều kiện kinh tế phát triển, thị hiếu người tiêu dùng muốn thay đổi, muốnlàm mới mình nên các đồ dùng bỏ đi nhưng vẫn còn rất mới, chúng ta có thể tậndụng với nhiều hình thức khác nhau để tạo ra sản phẩm, đồ dùng theo ý củamình, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục trẻ tại lớp

Với bộ đồ dùng này, nguyên vật liệu thật phong phú, tôi có thể gợi ý cho trẻbiết tận dụng cúc áo cũ, các loại hột hạt trang trí váy, áo cưới cũ, bỏ đi của ba

mẹ, người thân hoặc xin ở cửa hàng cho thuê đồ cưới, giấy xốp nhiều màu xanh,

đỏ, vàng, tím, trắng, đen,… xin từ các cửa hàng trang trí nội thất cắt theo hìnhđồng xu hoặc những nắp chai trà xanh, nước uống giải khác nhiều màu… khoét

lỗ chính giữa, xâu dây chỉ nhựa hoặc dây cước để trẻ xâu, ghép thành những hìnhtheo yêu cầu cô giáo, với bộ đồ dùng này tôi có thể dạy trẻ đếm, phân biệt màu,luyện kỷ năng xâu, khéo tay, làm vật trang trí hoa tai cho búp bê…

Nhiệm vụ của trẻ là thu thập giúp cô một số nắp chai nhựa nhiều màu, cúc áo

bỏ nhiều màu

* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc sách truyện

Các nhân vật rối

Nguyên vật liệu: Nỉ, que đè lưỡi, keo nhựa

Cách làm: Cắt nỉ thành khuôn mặt nhân vật rối Trang trí mắt, mũi, miệng lênkhuôn mặt nhân vật rối Dùng keo dán mặt nhân vật rối lên que đè lưỡi

Trang 11

Ứng dụng: Các nhân vật rối que là một bộ đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triểnnhận thức khả năng sáng tạo và nhất là ngôn ngữ trong khi trẻ chơi Mỗi trẻ cómột nhân vật rối được chơi trong hoạt động góc ở góc sách truyện Trong hoạtđộng này cô có thể chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ thao tác với đồ chơi: Hỏi trẻ

đồ chơi này này làm bằng chất liệu gì? Con phải làm gì với đồ chơi này? Nhânvật rối này có trong câu truyện nào? Cho trẻ thao tác các kỹ năng của đôi bàn tayvới các nhân vật rối mà trẻ thích (Cô giúp trẻ nếu cần thiết)

Ứng dụng: Tấm bảng bằng giấy A0 là một bộ đồ dùng đồ chơi giúp trẻ pháttriển nhận thức khả năng sáng tạo và sự khéo léo của đôi bàn tay trong khi trẻchơi Mỗi trẻ có một tấm bảng chơi trong hoạt động góc ở góc nghệ thuật Trong

HĐ này cô có thể chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ thao tác với đồ chơi: Hỏi trẻ đồchơi này này làm bằng chất liệu gì? Con phải làm gì với đồ chơi này? Con xếp

vỏ nghêu như thế nào cho giống đường hình vẽ? Cho trẻ thao tác các kỹ năngcủa đôi bàn tay với các vỏ nghêu để xếp vào tấm bảng (GV giúp trẻ nếu cầnthiết)

Trang 12

Giải pháp 3: Lựa chọn, bố trí, sắp xếp và tạo môi trường hoạt động hấp dẫn ở các góc chơi phù hợp với trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non.

Ở trường mầm non, khi tham gia vào hoạt động vui chơi tại lớp thì trẻ sẽ vềcác góc chơi, sẽ lựa chọn những nội dung chơi mà mình thích Chính vì vậy,trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của bé Các góc chơi phải có nhiều

đồ dùng đẹp mắt để thêm lôi cuốn trẻ và phải được bố trí gọn gàng tạo nên mộtmôi trường lớp học với những màu sắc sinh động… Cho nên vào đầu năm họckhi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé và tham gia hội thi trang trí lớpđầu năm, thì tôi đã quan sát và bố trí các góc chơi sao cho phù hợp với nhận thứccũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé

Các góc chơi được bố trí động tĩnh riêng biệt, để không làm ảnh hưởng đếncác hoạt động vui chơi của trẻ và tạo được hiệu quả cao hơn trong sự hợp tácgiữa các trẻ với nhau

Môi trường xung quanh lớp cũng như đồ dùng đồ chơi giúp trẻ mở rông hiểubiết về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động Góc chơi được trang tríhấp dẫn, đẹp mắt, đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú sẽ khơi gợi niềm đam mêhoạt động và giúp trẻ tiếp thu kiến thức nột cách nhẹ nhàng có hiệu quả, phát huytrí tưởng tưởng sáng tạo của trẻ Thường tùy thuộc vào mỗi chủ đề tôi dựa vàonhững kinh nghiệm trải nghiệm trên trẻ mà tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

và về các góc, qua đó tôi gợi ý để trẻ nêu lên ý tưởng sau đó tôi cùng trẻ trang trícác góc chơi cho phù hợp với mỗi chủ đề để giúp tăng sự hứng thú để khámphám thế giới xung quanh và sáng tạo khi hoạt động

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w