1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao sự hứng thú tham gia tích cực sáng tạo trong chơi hoạt động ở các góc cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non hoằng thịnh

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HỨNG THÚ, THAM GIA TÍCH CỰC SÁNG TẠO TRONG CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HỨNG THÚ, THAM GIA TÍCH CỰC SÁNG TẠO TRONG CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

HOẰNG THỊNH, HUYỆN HOẰNG HÓA

SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đềtrước khi áp dụng sáng kiến kinh

2.3 Các giải pháp đã sử dụngđể giải quyết vấn đề 4

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường vật chất và môi

2.3.2 Giải pháp 2: Phát huy tính tích cực, sáng tạo của

2.3.3.Giải pháp 3: Rèn luyện kỹ năng chơi ở các góc cho

3.2.4 Giải pháp 4: Nêu gương, khen thưởng kịp thời 14

2.3.5 Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh 14

2.4 Hiệu quả của sáng kiếnkinh nghiệm đối với hoạt

động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà

trường

15

2.4.4.Đối với phụ huynh và nhà trường 16

Trang 3

1 Mở đầu

1.1.Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”.Chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển cơ thể và tâm sinh lýcủa trẻ Thông qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực: Ngôn ngữ,nhận thức, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm xã hội Đồng thời làm cho trẻ thíchkhám phá và kích thích tính tò mò, ham hiểu biết về xã hội của bản thân Nóicách khác, hoạt động vui chơi có tác động chi phối các hoạt động khác, thúc đẩycác quá trình chơi của trẻ phát triển một cách nhanh chóng và hoàn thiện.Vì vậy

có thể nói, vui chơi là hoạt động chủ đạo không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứatuổi, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi Bởi vì vui chơi là tái hiện cuộc sống đờithường, trẻ nhập vai giống như người lớn Khi cho trẻ nhập vai vào chú thợ xây,

cô bán hàng, vai cô giáo, vai bố, mẹ hay bác sĩ khám bệnh trẻ Được thực hiệnnhững công việc mà trẻ từng biết, không chỉ giúp trẻ trưởng thành hơn mà còntạo cho trẻ những phản xạ tự nhiên trong khi chơi

Mặt khác, trẻ đến trường không chỉ cần được chăm sóc giáo dục Thôngqua các hoạt động vui chơi hàng ngày giúp trẻ hòa nhập vai chơi với bạn bè, làmcho thế giới xung quanh của trẻ đẹp hơn và rộng lớn hơn nhưng lại rất gần gũivới trẻ Từ đó, giúp trẻ làm giàu vốn hiểu biết và tăng vốn từ cho trẻ, làm cho trẻ

có khả năng tự tin và hoạt ngôn trong giao tiếp đồng thời giúp trẻ hình thànhnhững kỹ năng cơ bản để biết cách tự lập sớm hơn

Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi hình thành cho trẻ trí tưởng tượng, sángtạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức Đồng thời giúp trẻphát triển kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với những ngườixung quanh Trong khi chơi trẻ tìm hiểu sự vật để thỏa mãn nhu cầu nhận thứccủa trẻ Học bằng chơi, chơi mà học giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàndiện Hoạt động vui chơi còn giúp trẻ phát triển tình cảm với bạn, với tập thể, trẻđược giao lưu với nhau theo nhóm Từ đó, trẻ sẽ có kỹ năng chơi, đồng thời thểhiện được tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của trẻ

Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩavaitrò quan trọng củahoạt động ở các góc đối với sự phát triển của trẻ Với tráitim người mẹ thứ hai của trẻ, tôi cảm thấy đây là vấn đề rất cần thiết trong quátrình giáo dục và phát triển của trẻ Trong năm học 2023 - 2024 đã thôi thúc tôi

lựa chọn thực hiện đề tài: “Một số giảipháp nâng cao sự hứng thú, tham gia tích cực, sáng tạo trong chơi, hoạt động ở các góc của trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hoằng Thịnh, Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa ” để nghiên

cứu nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi vàchất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ

Trang 4

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức chơi, hoạt động ở các góc chotrẻ mầm non Đáp ứng được yêu cầu giáo dục mầm non mới với mục đích chung

là phát triển một cách toàn diện cho trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức chơi hoạt động ở các góc chocho trẻ Mầm non

Hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 4 - 5 tuổi trường Mầm non HoằngThịnh

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Khái niệm về hoạt động góc

Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi ởtrong nhóm lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng thú

và nhu cầu riêng, trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phánhững điều mới lạ nhằm củng cố và phát triển các kỹ năng trong các lĩnh vựcgiáo dục, trong các chủ đề, trẻ nhà trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc,hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và cácchức năng tâm - sinh lý

Tổ chức hoạt động góc nhằm tăng cường tính độc lập cho trẻ, đồng thờihoạt động góc được thiêt kế các hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơiđóng vai có chủ đề ở trẻ mẫu giáo và thiết kế hoạt động đồ vật (tuổi nhà trẻ).Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻhoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt độngphong phú, đa dạng hơn Để các góc hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tựkhám phá và phát triển, giúp giáo viên gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi theo khả năngcủa từng trẻ

2.1.2 Nguyên tắc xây dựng các góc hoạt động

- Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu các lĩnh vực phát triển và chủ điểmtrong chương trình giáo dục Mầm non

- Nội dung cụ thể của các góc phù hợp với chủ đề, đảm bảo sự phát triểncác lĩnh vực giáo dục trẻ Mầm non (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ,tình cảm xã hội)

- Thiết kế số góc chơi: Số góc chơi trong lớp được xây dựng tùy vào số trẻ,vào nội dung hoạt động, vào môi trường lớp học có thể 3 góc, 4 góc hoặc 5 góc,nếu có điều kiện cho phép có thể xây dựng 7 góc trong lớp, mỗi góc chơi nên bốtrí từ 4 - 6 trẻ

- Số lượng và nội dung các góc được thay đổi và phát triển theo từng chủ

đề, từng nội dung các lĩnh vực phát triển

- Chọn tên đặt cho góc chơi phù hợp với nội dung các lĩnh vực giáo dụcphát triển, các chủ đề

Trang 5

Với kinh nghiệm và sự nhiệt tình tích cực trau dồi kiến thức, học hỏi qua sách

vở, đồng nghiệp, qua các lớp bồi dưỡng đào tạo, tôi đã hiểu rõ tầm quan trọngcủa việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong chơi, hoạt động ở các góc.Chính vì vậy tôi luôn ấp ủ trong lòng mong muốn tổ chức những giờ hoạt độnggóc sáng tạo, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi của trẻ để trẻ được phát huy tính tíchcực chủ động khi tham gia hoạt giờ hoạt động góc Nhưng trên thực tế khi tổchức cho trẻ hoạt động góc rào cản lớn nhất trong quá trình hoạt động của trẻ làthể hiện được các kỹ năng, sự sáng tạo và quá trình khi giao tiếp với bạn cùngchơi

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng giải pháp

Trường Mầm non tôi đang làm là một trường nằm giữa trung trung tâm xãHoằng Thịnh rất khang trang Trường có đội ngũ giáo viên trẻ đều có trình độnghiệp vụ sư phạm, tâm huyết với nghề Trường gồm có 14 nhóm lớp với tổng

số 468 học sinh ở các độ tuổi khác nhau Lớp tôi có tổng là 32 cháu: 15 cháunam, 17 cháu nữ

a Thuận lợi:

- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục, tạo điều kiệncho chúng tôi được học tập những chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng chămsóc giáo dục trẻ, thể hiện được mục tiêu của ngành

- Trường Mầm non Hoằng Thịnh năm học 2023 - 2024 được công nhận làtrường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt kiểm định chất lượng mức độ3 Vìvậy trường lớpđược đầu tư xây dựng khang trang và đầy đủ các trang thiết bịphục vụ cho các hoạt động Không gian lớp học rộng, thoáng để tạo các góc mở.Khuôn viên nhà trường thoáng mát, sáng, xanh, sach, đẹp và an toàn Sân trường

có nhiều cây cảnh, cây xanh góp phần rất lớn trong việc làm giàu các biểu tượngcũng như là giàu cảm xúc tạo hình cho trẻ

- Mặt khác Ban giám hiệu nhà trường luôn năng động sáng tạo trong việctham mưu với lãnh đạo địa phương, kêu gọi các mạnh thường quân và các bậcphụ huynh mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động vui chơicủa trẻ

- Trẻ đi học đầy đủ, đúng độ tuổi, trẻ sạch sẽ, nhanh nhẹn hoạt bát, tự tinkhi tham gia học tập sinh hoạt tại trường lớp.Trẻ tích cực tham gia hoạt động ởcác góc trong lớp

- Đa số phụ huynh của lớp là phụ huynh trẻ tuổi, mỗi gia đình chỉ sinh đẻ1- 2 con nên có nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc đến trẻ, luôn đồng hànhcùng cô trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường lớp

- Bản thân là một giáo viên đã có nhiều năm thực hiện công tác chăm sócgiảng dạy, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, luôn cố gắng tìm hiểu học tập,luôn quan tâm lắng nghe trẻ để nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dụctrẻ để đem lại kết quả tốt nhất cho trẻ

b Khó khăn:

- Trẻ 4- 5 tuổi lớp tôi chủ nhiệm, đa số các con chưa tham gia đồng đều

các hoạt động trong ngày, nhiều trẻ đang còn rụt rè, lúng túng, nhút nhát…

- Bản thân tôi trong những năm qua đang còn chú trọng về giáo dục kiếnthức nhiều hơn mà chưa chưa chú trọng đến cảm xúc cũng như sở thích của trẻ

Trang 6

- Trẻ 4 - 5 tuổi chưa có nhiều vốn sống nên cũng còn hạn chế nhiều trongcác trò chơi

- Một số trẻ khi ở nhà được bố mẹ nuông chiều và chưa quan tâm đến việcrèn kỹ năng sống cho trẻ, để trẻ chơi tự do là chủ yếu nên khi đến trường các kỹnăng của trẻ còn hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng chơi trong hoạt động vui chơi

- Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát ít giao lưu với các bạn trong giờ chơi

c Kết quả khảo sát thực trạng trước khi áp dụng giải pháp

Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã tiến hành khảo sát trẻ ở lớp như sau:

Khảo sát ban đầutheo các nội dung về sự tích cực, hứng thú và sáng tạocủatrẻlớp4 - 5 tuổi C tổng số trẻ 32và đạt được kết quả như sau:

Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng (Tháng 9/2023)

TT Nội dung khảo sát

Tổng số trẻ

Số cháu

Tỷ lệ (%)

Số cháu

Tỷ lệ (%)

1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt độngvui chơi

32

17 53 15 47

2 Trẻ có kỹ năng tham gia vào cáchoạt động vui chơi 15 47 17 53

3 Trẻ sáng tạo và tạo ra được sảnphẩm 16 50 16 50

4 Trẻ giao tiếp với bạn cùng chơi 16 50 16 50Qua kết quả khảo sát đầu năm,với những kết quả trên bản thân tôi luôn trăntrở, suy nghĩ và tìm ra một số nội dung cho trẻ hoạt động khám phá khoa học gắnkết với chủ đề, khi tổ chức hoạt động giáo viên cần phải thực hiện đầy đủ các bước,

có sự định hướng và thu hút trẻ vào hoạt động ở trường Mầm non nhằm góp phầnnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với nhu cầu hiện nay Đồngthời góp phần vào việc thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện - Học sinh tích cực”, xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm mà

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Có thể hiểu hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các gócchơi ở trong nhóm lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theohứng thú và nhu cầu riêng, trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm,khám phá những điều mới lạ nhằm củng cố và phát triển những kỹ năng trongcác lĩnh vực được giáo dục, trong các chủ đề Còn đối với trẻ nhà trẻ được tíchcực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, khích thích

sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm sinh lý

Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu,tham khảo tài liệu để tìm ra những nội dung sáng tạo,linh hoạt trong cách tổchức, hướng dẫn trẻ hoạt động góc cho trẻ Trước tiên tôi phải nghiên cứuchương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡngchuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về khái niệm, vai trò và ý nghĩa của hoạt

Trang 7

động góc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.Từ đó, trên cơ sở những địnhhướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của tài liệu,tôi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện được yêu cầu có

sự hứng thú, sáng tạo trong quá trình chơi, hoạt động ở các góc của trẻ

Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều kiện tại địa phương nơi tôi công tác,đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động góc tôi đã đưa vào kế hoạch năm học vàđược tôi triển khai thông qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục hằng ngàycho trẻ

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã hội cho trẻ

Có thể nói, gây hứng thú, tạo tâm thế cho trẻ bắt đầu vào chơi có ý nghĩa

vô cùng to lớn, kích thích sự tò mò của trẻ, thúc đẩy sự chú ý của trẻ Tôi sẽ xâydựng môi trường vật chất và môi trường xã hội cho trẻ

a Thứ nhất tôi xây dưng môi trườngvật chất cho trẻ

Tôi xây dựng môi trường vật chất bằng cách sắp xếp, bố trí góc chơi đẹpmắt, có điểm nhấn thu hút trẻ Sáng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, mát mắt,

đa dạng về chủng loại Vì vậy trong quá trình dạy học và tranh thủ vào đầu nămhọc, tôi và các chị em trong khối đã nỗ lực tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phùhợp với các chủ đề, chủ điểm Các đồ dùng đồ chơi được chúng tôi tạo nên từcác loại giấy màu, các loại bông, xốp, giấy nhún Dưới đây là những hình ảnh

mà tôi và đồng nghiệp đã tạo nên những đồ dùng đồ chơi mang tính sáng tạo

Hình ảnh: Cô giáo sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động

Trẻ mầm non 4-5 tuổi đối với hoạt động góc có rất nhiều góc chơi giúptrẻsáng tạo, thể hiện khả năng của mình Tôi sẽ tạo môi trường vật chất cho trẻbằng những góc chơi sau

*Ở góc phân vai:

Tôi tạo môi trường vật chất bằng cách bổ sung thật nhiều đồ chơi mới đăcbiệt là nó đa dạng về chủng loại như: Thêm các loại rổ rá của làng nghề mây tređan để cho trẻ dùng thay cái làn đi chợ, các loại nguyên vật liệu, phế liệu bỏ đinhư (Chai sữa, dầu ăn, nước mắm ) để tạo hình những chiếc cốc, những bộ bànghế mây tre đan, con dao, cái thớt Để trẻ trưng bày trên gian bán hàng thêm

Trang 8

phong phú gắn bó với địa phương.Dưới đây là những hình ảnh tôi đã sắp xếp, bốtrí góc phân vai hài hòa, hợp lý, đa dạng về chủng loại.

Các hình ảnh: Sắp xếp bố trí góc chơi hài hòa, hợp lý và khoa

học, đa dạng về chủng loại

*Ở góc nghệ thuật:

+ Khi cho trẻ hoạt động tạo hình, tôi đã tạo thêm cho trẻ sự mới lạ tronggóc tạo hình với sự mới lạ cho trẻ.Cho trẻ trải nghiệm với các loại giấy màu đểtrẻ tạo ra được các sản phẩm là những đồ dùng gắn bó với cuộc sống hằng ngàycủa trẻ, để trẻ tích cực, sáng tạo trong khi tạo ra sản phẩm của mình và dưới đây

là sản phẩm được trẻ sáng tạo ra trong quá trình hoạt động tại góc tạo hình

Trang 9

Hình ảnh: Bé sáng tạo ra sản phẩm “Những chiếc túi xách”

Ngoài ra ở góc tạo hình tôi còn tạo nên sự mới lạ đến với trẻ bằng nhữngloại hạt khô, loại quả khô, các khối gỗ Để trẻ giúp trẻ khám phá, thúc đẩy quátrình tư duy, tỏa sức sáng tạo cho trẻ Trẻ có thể sử dụng các loại nguyên vật liệunày với những sự sáng tạo khác nhau (Sử dụng hạt đậu để làm đôi mắt cho chúthỏ bông, hoặc dùng những chiếc lụa ngô để làm áo, váy cho búp bê ) Vớinhững loại sản phẩm này vừa gần gũi đối với cuộc sống hằng ngày của trẻ Vừa

để trẻ thay thế những loại sản phẩm khác vừa mang tính chất an toàn, vừa tiếtkiệm và lại gắn bó với nghề truyền thống của địa phương

Hình ảnh: Những đồ dùng, đồ chơi phù hợpvới nghề

truyền thốngcủa địaphương

+ Khi cho trẻ hoạt động âm nhạc tôi tạo môi trường vật chất cho trẻ bằngcách cho trẻ tiếp cận với âm nhạc đa văn hóa của các vùng miền Tôi có thể tạocho trẻ hoạt động với các dụng cụ âm nhạc truyền thống: Piano, đàn bầu, sáo,xắc xô, phách tre Và cho trẻ thể hiện những điệu múa theo giai điệu âm nhạc

Để trẻ có sự hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động Đặc biệt với góc nghệ thuật

ồn ào nên tôi sắp xếp gần với góc phân vai và góc xây dựng, tránh xa góc yêntĩnh để trẻ hoạt động và dưới đây là những hình ảnh tôi cho trẻ tiếp cận với âmnhạc đa văn hóa kết hợp các dụng cụ âm nhạc, những điệu múa của các tổ hợpmúa âm nhạc (Tổ hợp nhún mềm, cuộn đèn, mõ, đánh cồng, Tày, Thái )

Trang 10

Hình ảnh: Cô và trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc đa văn hóa tại góc nghệ thuật

Hình ảnh: Cô và trẻ hoạt động múa tại góc nghệ thuật

*Ở góc học tập:

Ngoài việc cho trẻ hoạt động học làm quen với chữ cái, sách, truyện Tôitạo sự hứng thú, mới lạ đến với trẻ bằng một môi trường mới Đó cũng chính làtâm huyết của tôi và chị em trong trường Vì vậy, tôi đã tham gia cùng với chị

em nhà trường tạo một phòng thư viện nhỏ dành cho các bé có đầy đủ ánh sáng,trang trí nhiều sách, truyện, báo, tạp chí Đầy đủ màu sắc và đặc biệt góc thưviện cần được yên tĩnh nên chúng tôi sắp xếp thành một phòng riêng biệt cho đỡ

ồn ào để trẻ hoạt động Dưới đây là hình ảnh phòng và góc thư viện cho trẻ hoạtđộng

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w