1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

126 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 496,73 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Đóng góp mới của luận văn (18)
    • 1.5. Kết cấu nội dung của luận văn (19)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (19)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ (20)
      • 2.1.1. Một số lý luận về Hội Liên hiệp phụ nữ (20)
      • 2.1.2. Lý luận về phát triển kinh tế hộ gia đình (23)
      • 2.1.3. Vai trò của Hội LHPN đối với phát triển kinh tế hộ gia đình (27)
      • 2.1.4. Các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN 13 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình (28)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (36)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (45)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Phong (45)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (47)
      • 3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế (51)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (52)
      • 3.2.1. Cách tiếp cận có sự tham gia (52)
      • 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (53)
      • 3.2.3. Thu thập số liệu (55)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích (56)
      • 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài (56)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu (19)
    • 4.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ của các hội viên Hội liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong (58)
      • 4.1.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Hội LHPN huyện Yên Phong (58)
      • 4.1.2. Tình hình hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong (59)
      • 4.1.3. Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình của các hội viên 45 4.2. Đánh giá vai trò của Hội liên hệp phụ nữ huyện Yên Phong trong hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế (61)
      • 4.2.1. Thông tin chung của các xã điều tra (63)
      • 4.2.2. Đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Yên Phong trong hoạt động hỗ trợ hộ (66)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HỘI LHPN huyện Yên Phong trong hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế (102)
      • 4.3.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội (102)
      • 4.3.2. Trình độ nhận thức của chủ hộ gia đình (104)
      • 4.3.3. Sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị (104)
      • 4.3.4. Kinh phí hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ (105)
      • 4.3.5. Phân tích ma trận SWOT (106)
      • 4.4.1. Định hướng hoạt động Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 89 4.4.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế hộ gia đình (107)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (19)
    • 5.1. Kết luận (113)
    • 5.2. Kiến nghị (114)
      • 5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước (114)
      • 5.2.2. Đối với các cấp chính quyền huyện Yên Phong (115)
      • 5.2.3. Đối với Trung ương Hội LHPN Việt Nam (115)
      • 5.2.4. Đối với Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh (115)
  • Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................................99 (117)
  • Phụ lục .................................................................................................................................................101 (119)
    • Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động tuyên truyền (71)
    • Hộp 4.2. Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động dạy nghề của Hội LHPN 76 Hộp 4.3. Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động của Hội LHPN đối với phát triển kinh tế hộ (93)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận về vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ

2.1.1 Một số lý luận về Hội Liên hiệp phụ nữ

2.1.1.1 Khái niệm về Hội và Hội Liên hiệp phụ nữ a Khái niệm về Hội

Khái niệm “Hội” (association) trong tiếng Anh cũng có nội hàm rất rộng Theo Đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc (LHQ) về những người bảo vệ nhân quyền thì: Khái niệm “Hội” nhắc đến bất kỳ nhóm cá nhân hoặc bất kỳ thực thể pháp lý nào liên kết với nhau để cùng nhau hành động, bày tỏ, thúc đẩy, theo đuổi hoặc bảo vệ một lĩnh vực quan tâm chung (a field of common interests) Trong báo cáo của mình, Báo cáo viên về tự do hội họp và lập hội của Liên Hợp quốc Maina Kiai đã nhắc lại và sử dụng định nghĩa này (Khánh Tùng, 2014) Nhận thức về hội ở Việt Nam hiện nay còn là đề tài gây ra nhiều tranh luận, chưa thực sự thống nhất Trong một thời gian dài, cùng với khái niệm xã hội dân sự, hội được coi là vấn đề khá nhạy cảm, nên chưa được nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ Điều này dẫn đến những cách nhìn phiến diện, thiếu tích cực về vị trí, vai trò của hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Chính vì vậy, dưới góc độ học thuật, việc nghiên cứu về hội, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ xã hội và hội nhập quốc tế, nhất là triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 là điều cần thiết

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Hội trong nghiên cứu này, Hội được hiểu theo cách thông thường Hội là một tổ chức liên kết tự nguyện của công dân, với sự tham gia chính thức của ít nhất ba cá nhân hoặc tổ chức hoạt động thường xuyên, tổ chức có cùng ngành nghề, sở thích và có chung mục đích Hoạt động thường xuyên, không vụ lợi Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có tên và biểu tượng riêng (Trương Hồng Quang, 2014) b Khái niệm về Hội LHPN Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (thông qua tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI) đã khẳng định: Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên hội các nước Đông Nam Á Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Hội đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, 2012).

Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức thành công 11 kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012-2017) được tổ chức tại Cung Văn hoá Lao động Việt Xô, Hà Nội từ ngày 11-14/3/2012

Về khái niệm “Tổ chức chính trị - xã hội” qua nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước ta hiện nay cho thấy các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa là tập hợp những người có chung mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh (Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, 2005) Cho đến nay có 5 tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam Các tổ chức chính trị - xã hội này là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân

Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ (năm 1991) chính là: sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đây là sự đúc kết, là sự khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Cũng trong Cương lĩnh năm 1991, vị trí vai trò của các đoàn thể nhân dân một lần nữa được khẳng định: “Các đoàn thể nhân dân tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã xác định, vừa vận động đoàn viên, hội viên giúp nhau chăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực; vừa giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên; vừa tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội” Vị trí, vai trò đó của các tổ chức chính trị - xã hội đã thể hiện rõ trong thực tiễn cách mạng nước ta, đồng thời qua đó các tổ chức đó đã có sự trưởng thành không ngừng.

Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung năm 2011) xác định rõ: “Các đoàn thể nhân dân tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội”(văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI) Đây là cơ sở để các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò của mình, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH trên đất nước ta, cũng như nền dân chủ XHCN nói riêng

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam a Chức năng của Hội LHPN Việt Nam Điều lệ Hội LHPN Việt Nam do Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ

XI năm 2012 thông qua, đã xác định chức năng của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là: “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới”(Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2012).

Hội LHPN với chức năng của Hội là đại diện cho tầng lớp phụ nữ, tổ chức Hội LHPN Việt Nam thay mặt cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam để thực hiện một hoặc một số hoạt động theo quy định của pháp luật, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Hội LHPN Việt Nam với mục đích hoạt động không vì lợi nhuận đó là một tổ chức chính trị và xã hội, là đại diện cho tầng lớp phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Hội chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên Với mục tiêu hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình Như vậy, là đơn vị trực tiếp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - văn hóa cho phụ nữ Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn cho phụ nữ Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, định hướng, dạy nghề, chuyển giao khoa học công nghệ giúp phụ nữ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường Từ đó, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị xã hội, khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có (về nhân lực, vốn, cơ sở hạ tầng…). b Nhiệm vụ của Hội LHPN

Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; Đoàn kết hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình (Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, 2012)

2.1.2 Lý luận về phát triển kinh tế hộ gia đình

Trong từ điển ngôn ngữ Mỹ: “Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung (Oxford press,1987)”. Theo Điều 3, điểm 29 Luật Đất đai quy định “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất” (Luật đất đai, 2013)

Còn trong Bộ Luật dân sự, khái niệm Hộ gia đình không được định nghĩa một cách chính thức, mà chỉ khẳng định Hộ gia đình có thể là chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” (Luật Dân sự, 2005)

Theo Luật hôn nhân và gia đình "Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định.

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát: Hộ là một tập hợp người chủ yếu có quan hệ huyết thống và hôn nhân cùng sinh sống và lao động sản xuất, bên cạnh đó cũng còn một số ít thành viên khác tự nguyện và được gia đình cho sống cùng.

2.1.2.2 Kinh tế hộ gia đình

Từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về

“Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp”, nông thôn chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình) Từ đó, các hộ gia đình tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra Như vậy, có thể hiểu Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định (Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Hiền, 2013)

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Yên Phong

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng châu thổ sông hồng.

Phía Bắc lấy sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội, huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh, phía Tây lấy sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn thuộc thành Phố Hà Nội.

Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: UBND huyện Yên Phong (2016)

Trung tâm huyện lỵ Yên Phong cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 15 km về phía Đông; cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Nam; quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với khu công nghiệp và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông, cùng với đường 295, đường 286 mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa xã hội với các vùng trong tỉnh, trong nước và quốc tế Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, cho nên địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng Địa hình của huyện được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sông: Sông Cầu bao phía Bắc huyện, sông Cà Lồ bao phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê, tương đối bằng phẳng, có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Độ cao trung bình trong toàn huyện so với mặt nước biển là 4,5m Cánh đồng cao nhất thuộc xã Yên Phụ so với mặt nước biển cao 7m Cánh đồng thấp nhất thuộc thôn Đại Chu, xã Long Châu cao 2,5m so với mặt nước biển

Trên địa bàn huyện có địa hình hình bậc thang, cao thấp xen kẽ đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân Nhưng nhìn chung địa bàn của Huyện thuận lợi cho việc kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày

3.1.1.2 Khí hậu và thời tiết Địa bàn huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa; mùa đông lạnh, khô, độ ẩm thấp; mùa hè nắng nóng, độ ẩm cao Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt

Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 6-21 0 C, lượng mưa bình quân mỗi tháng tầm 20-56mm. Bình quân một năm có 2 đợt rét nhiệt độ dưới 13° kéo dài 3 ngày.

Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm với lượng mưa trung bình thường từ 100-312mm Các tháng mưa có lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong năm Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,7 0 -29,1 0C Độ ẩm không khí trung bình năm 83% Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

Nhìn chung Yên Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú

Theo số liệu từ Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Yên Phong thì tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Phong là 11.783,41 ha, đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của sông Thái Bình, sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát Toàn huyện có 3 nhóm đất chủ yếu là: Đất phù sa, đất bạc màu, đất đồi núi đỏ vàng

Yên Phong là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có đất sét làm gạch được phân bố tập trung ở các xã Dũng Liệt, Tam Đa, Yên Trung, Long Châu.

* Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt

Yên Phong có hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh Phía Bắc huyện là Sông Cầu, phía đông là sông Cà Lồ và phía Nam là sông Ngũ Huyện Khê, phía tây là sông Cà Lồ.

Sông Cầu là sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã Tam Đa, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Giang Hàng năm nước lũ xuất hiện từ khoảng tháng 6 tới tháng 9, sông có bề mặt rộng, nước chảy xiết

Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ hai chảy qua huyện từ xã Văn Môn tới xã Đông Phong, là ranh giới giữa huyện Từ Sơn, Tiên Du và Yên Phong Sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Cà Lồ chảy qua huyện từ xã Hoà Tiến tới xã Tam Giang dài 7km, đồng thời là ranh giới giữa huyện Yên Phong với huyện Sóc Sơn và Đông Anh - thành phố Hà Nội.

Ngoài các sông chính có lượng mưa dồi dào nêu trên, huyện có hàng chục ha ao hồ được phân bố đều ở các làng xã Đây cũng chính là nơi chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và là nơi thả cá đem lại nguồn lợi kinh tế cao

Nguồn nước ngầm trên thực tế toàn huyện có độ sâu trung bình từ 4-6m, chất lượng nước tốt, có thể đem vào sử dụng và tưới tiêu Nhìn chung lượng nước ngầm dồi dào đảm bảo đủ cung cấp nước tưới cho nông nghiêp và các hoạt động kinh tế xã hội khác. 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Tình hình sử dụng đất huyện Yên Phong qua 3 năm 2014 -

2016 được khái quát tại bảng 3.1.

Kết quả nghiên cứu

Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ của các hội viên Hội liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong

4.1.1 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Hội LHPN huyện Yên Phong Hội LHPN huyện Yên Phong thuộc khối cơ quan đoàn thể của huyện, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh và của Huyện ủy Yên Phong Hội có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phương tới cán bộ hội viên, triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo Hội LHPN cơ sở thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội phụ nữ các cấp đề ra Dưới cơ sở Hội là các chi, tổ phụ nữ Hệ thống tổ chức Hội LHPN huyện Yên Phong được thể hiện qua sơ đồ 4.1.

BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN TỈNH BẮC NINH

BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN

HUYỆN YÊN PHONG HUYỆN ỦY

HỘI PHỤ NỮ TRỰC THUỘC

Hội viên Chi hội phụ nữ

Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức Hội LHPN huyện Yên Phong

Hiện nay, bộ máy tổ chức của cơ quan Thường trực Hội LHPN huyện gồm: 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 1 Ủy viên Ban Thường vụ và 1 cán bộ chuyên trách 5/5 cán bộ Hội có trình độ chuyên môn Đại học, 2 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp, 01 cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp và 02 cán bộ có trình độ sơ cấp 100% cán bộ Hội là đảng viên Theo ngành dọc, gồm Hội LHPN 14 xã, thị trấn và 2 cơ sở Hội trực thuộc (Hội phụ nữ Công an, Quân sự huyện), dưới cấp xã có 76 chi hội và 256 tổ hội (Hội LHPN huyện Yên Phong, 2016).

BCH Hội LHPN huyện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành cấp trên và cấp mình đề ra trong nhiệm kỳ hoạt động Nhiệm kỳ 2011 - 2016, Ban chấp hành Hội LHPN huyện có 27 ủy viên (cơ cấu bao gồm cơ quan thường trực Hội LHPN huyện, chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở và lãnh đạo một số ngành của huyện) BCH Hội LHPN cơ sở có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy Đảng cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị ở địa phương Đồng thời, chịu trách nhiệm việc triển khai các nhiệm vụ được giao tới chi, tổ hội thực hiện và báo cáo định kỳ lên cấp trên

4.1.2 Tình hình hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong

Theo Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, hội viên Hội phụ nữ là phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong được thể hiện bảng 4.1.

Tính đến nay, Hội LHPN huyện Yên Phong gồm có 14 cơ sở Hội, 76 chi hội, toàn huyện có 27.575 hội viên (đạt tỷ lệ thu hút 84% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội), hàng năm phụ nữ tham gia vào Hội tăng trung bình 1,3%/năm.

Về độ tuổi hội viên, chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 31 đến 59 tuổi, hàng năm đều chiếm tỷ lệ trên 50%; độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 30% và thấp nhất là độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ dưới 20%.

Về trình độ, hội viên có trình độ cấp 2 chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm Năm 2016, hội viên có trình độ cấp 2 là 39,56%; trình độ cấp 3 là 36,46%; trình độ cấp 1 là 23,97%.

Bảng 4.1 Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tổng số cơ sở Hội Cơ sở 14 14 14

- Theo xã, thị trấn Cơ sở 14 14 14

2 Tổng số chi hội Chi hội 74 74 76

3 Tổng số hội viên Người 26.871 27.221 27.575 a Phân theo độ tuổi

60 tuổi trở lên % 19,21 19,38 19,86 b Phân theo trình độ 26.871 27.221 27.575

Cấp 3 % 31,13 33,76 36,46 c Phân theo ngành nghề 26.871 27.221 27.575

Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Phong (2016)

Về ngành nghề, đa phần hội viên làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tới 80% qua các năm Năm 2016, hội viên làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 79,06%, hội viên làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ lệ 6,18%, hội viên làm công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 8,84%, thấp nhất là hội viên làm các công việc khác chiếm 5,92%.

4.1.3 Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình của các hội viên

Huyện Yên Phong bản chất từ xưa tới nay là một huyện thuần nông. Nhưng trong mấy năm gần đây, nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên nền kinh tế của huyện đã có những nét chuyển biến trong cơ cấu các ngành kinh tế Số lượng các hộ tham gia vào sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, số hộ tham gia vào các ngành nghề khác ngày càng tăng Lĩnh vực ngành nghề của các hội viên được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.2 Phân loại hộ theo ngành nghề của các hội viên từ năm 2014 - 2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Loại hộ Số Cơ Số Cơ Số Cơ lượng cấu lượng cấu lượng cấu 15/14 16/15

Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Phong (2016)

Theo số liệu ở bảng 4.2 ta thấy, số lượng hộ gia đình các hội viên sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm qua các năm Năm 2015 giảm 1,48% so với năm

2014, năm 2016 giảm 1,61% so với năm 2015 Tuy giảm nhưng tỷ lệ các hộ gia đình hội viên sản xuất nông nghiệp vẫn rất cao Năm 2014 có tới 79,16% số gia đình hội viên sản xuất nông nghiệp, năm 2015 và 2016 tỷ lệ phần trăm các hộ gia đình hội viên sản xuất nông nghiệp trong tổng số hội viên đã giảm xuống tuy nhiên vẫn ở mức cao, năm 2015 là 76,99% và năm 2016 là 74,78%

Số lượng các hộ gia đình làm việc trong các ngành khác đều tăng lên qua các năm Với các hộ gia đình làm việc trong ngành kinh doanh dịch vụ, năm

2015 tăng 15,1% so với năm 2014, năm 2016 tăng 19,32% so với năm

2015 Với các hộ gia đình là công nhân viên chức, năm 2015 tăng 10,5% so với năm 2014, năm 2016 tăng 9,37% so với năm 2015 Với các hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực khác, năm 2015 tăng 10% so với năm 2014, năm 2016 tăng 3,24% so với năm 2015.

Như vậy, ta thấy rằng đa phần các hộ gia đình các hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đều chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên thu nhập của các hộ không cao Theo tiêu chí giàu nghèo, thì đa phần các hộ gia đình trong hội được xếp vào hộ trung bình, có rất ít hộ được xếp vào hộ giàu và vẫn còn một số hộ thuộc diện nghèo Vì vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện, các cơ quan đoàn thể cần có những biện pháp phát huy cũng như nâng cao hơn trong phát triển kinh tế hộ theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.

Dưới đây là bảng phân loại hộ theo tiêu chí giàu nghèo năm

Bảng 4.3 Phân loại hộ theo tiêu chí giàu - nghèo từ năm 2014 - 2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Loại hộ Số Cơ Số Cơ Số Cơ lượng cấu lượng cấu lượng cấu 15/14 16/15

Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Phong (2016)

Nhìn chung, đời sống của các hộ gia đình hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện

Yên Phong từ năm 2014 đến năm 2016 được cải thiện đáng kể Các hộ khá

- giàu đều chiếm trên 20% tổng số hộ qua 3 năm Đó không chỉ là một con số mang ý nghĩa thống kê mà đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế của huyện Yên Phong, trong đó đa số các hộ khá - giàu là những hộ buôn bán, kinh doanh thương mại - dịch vụ, gia đình công chức Nhà nước.

Năm 2014, toàn Hội có 20.670 gia đình, trong đó hộ khá - giàu là 5.326 hộ, chiếm tỷ lệ 25,77% trong tổng số hộ Hộ trung bình là 14.851 hộ, chiếm tỷ lệ 70,54% trong tổng số hộ Hộ nghèo là 763 hộ, chiếm tỷ lệ 3,69% trong tổng số hộ.

Ngày đăng: 23/11/2023, 09:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Yên Phong qua 3 năm 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Yên Phong qua 3 năm 2014 - 2016 (Trang 49)
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Yên Phong giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Yên Phong giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 52)
Sơ đồ 3.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 3.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia (Trang 53)
Bảng 4.1. Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.1. Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong (Trang 60)
Bảng 4.2. Phân loại hộ theo ngành nghề của các hội viên từ năm 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.2. Phân loại hộ theo ngành nghề của các hội viên từ năm 2014 - 2016 (Trang 61)
Bảng 4.4. Một số thông tin về xã điều tra - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.4. Một số thông tin về xã điều tra (Trang 64)
Bảng 4.5. Thông tin chung về các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.5. Thông tin chung về các hộ điều tra (Trang 65)
Bảng 4.6. Một số nội dung tuyên truyền của Hội LHPN huyện - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6. Một số nội dung tuyên truyền của Hội LHPN huyện (Trang 68)
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tuyên truyền của Hội - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tuyên truyền của Hội (Trang 69)
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá chung về hoạt động tuyên truyền - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá chung về hoạt động tuyên truyền (Trang 70)
Bảng 4.10. Số lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ qua 3 năm 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10. Số lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ qua 3 năm 2014 - 2016 (Trang 74)
Bảng 4.11. Kết quả tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ qua 3 năm (2014 - 2016) - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.11. Kết quả tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ qua 3 năm (2014 - 2016) (Trang 75)
Bảng 4.13. Các chương trình tín chấp vay vốn Ngân hàng CSXH - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.13. Các chương trình tín chấp vay vốn Ngân hàng CSXH (Trang 79)
Bảng 4.14. Kết quả hoạt động tín chấp vay vốn - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.14. Kết quả hoạt động tín chấp vay vốn (Trang 81)
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tín chấp - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tín chấp (Trang 82)
Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động huy động và cho các hội viên vay vốn - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động huy động và cho các hội viên vay vốn (Trang 86)
Bảng 4.20. Tình hình đăng ký học nghề của phụ nữ qua 3 năm (2014 - 2016) - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.20. Tình hình đăng ký học nghề của phụ nữ qua 3 năm (2014 - 2016) (Trang 89)
Bảng 4.21. Kết quả dạy nghề cho phụ nữ qua 3 năm ( 2014 - 2016) - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.21. Kết quả dạy nghề cho phụ nữ qua 3 năm ( 2014 - 2016) (Trang 91)
Bảng 4.22. Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động dạy nghề - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.22. Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động dạy nghề (Trang 92)
Bảng 4.23. Kết quả giới thiệu việc làm cho phụ nữ qua 3 năm (2014-2016) - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.23. Kết quả giới thiệu việc làm cho phụ nữ qua 3 năm (2014-2016) (Trang 95)
Bảng 4.24. Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động giới thiệu tạo việc làm cho hội viên của Hội LHPN huyên Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.24. Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động giới thiệu tạo việc làm cho hội viên của Hội LHPN huyên Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 97)
Bảng 4.25. Đánh giá chung của hộ gia đình về tác động của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.25. Đánh giá chung của hộ gia đình về tác động của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (Trang 98)
Bảng 4.26. Kết quả giúp thoát nghèo năm 2015 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.26. Kết quả giúp thoát nghèo năm 2015 - 2016 (Trang 100)
Bảng 4.27. Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp Độ Tuổi Trình độ - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.27. Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp Độ Tuổi Trình độ (Trang 103)
Bảng 4.28. Trình độ văn hóa của chủ hộ gia đình - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.28. Trình độ văn hóa của chủ hộ gia đình (Trang 104)
Bảng 4.29. Kinh phí phân bổ cho hoạt động Hội - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.29. Kinh phí phân bổ cho hoạt động Hội (Trang 105)
Bảng 4.30. SWOT về hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế Điểm mạnh ( S ) - (Luận văn thạc sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.30. SWOT về hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế Điểm mạnh ( S ) (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w