Nhưng đến thế kỉ XV, những hiểu biết của người châu Âu được bổ sung bằng thuyết quả đất hình cầu, nhờ vậy mà họ biết rằng muốn sang Ấn độ thì có thể đi bằng hai cách: vòng qua châu Phi h
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH BÀI THI HẾT HỌC PHẦN
Giáo viên hướng dẫn : TS Lý Tường Vân Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huy Hoàng Mã sinh viên : QHQT48A1-0924 Lớp : QHQT48A1
Hà Nội – 2021
Trang 21.2 Nền móng của các cuộc phát kiến địa lý 3
2.1 Người Châu Âu đầu tiên đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng 5
2.1.2 Cuộc hành trình của Bartolomeu Dias 5 2.2 Cuộc hành trình đầu tiên mở ra con đường mới trên biển 6
2.4.2 Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất 12
3.1 Ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý 14 3.2 Tác động của của cuộc phát kiến địa lý đối với sự vận động của ‘tính thế giới’ 15
3.2.2 Tác động trong Kinh tế Quốc tế và Quan hệ Quốc tế 15
1
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Văn minh là khái niệm chỉ sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, một trạng thái văn hoá phát triển cao Civilization là văn minh trong tiếng Anh, có nghĩa là hoạt động khai hóa để thoát khỏi trạng thái nguyên sơ.
Khi nói về lịch sử của nền văn minh thế giới, chúng ta đang nói về lịch sử ghi lại sự vận hành và phát triển của xã hội loài người trong suốt chiều dài phát triển Trong thời cổ đại, từ cuối thiên niên kỷ IV tới đầu thiên niên kỷ III TCN, ở phía đông, bao gồm châu Á và Đông Bắc châu Phi, có bốn trung tâm văn minh lớn Những trung tâm của nền văn minh này là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc Ngay sau đó, nền văn minh của Hy Lạp cổ đại xuất hiện ở phương Tây và vào thế kỉ VI TCN, nhà nước La Mã kế thừa và phát triển nền văn minh Hy Lạp, trở thành trung tâm văn minh thứ hai ở phương Tây Ngoài những trung tâm văn minh lớn, còn có nhiều nền văn minh nhỏ gắn liền với từng thời kỳ lịch sử, như văn minh lúa nước sông Hồng, văn minh Đại Việt,
Các nền văn minh đã tồn tại trong suốt lịch sử từ những ngày đầu tiên, nhưng chúng không hoàn toàn cách biệt với nhau Thông qua các hoạt động như chiến tranh, thương mại và truyền đạo, các nền văn minh này đã tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau Cần phải kể đến sự đóng góp quan trọng của việc phát hiện địa lý châu Âu thời Trung cổ nhằm thực hiện các hoạt động giao thoa, mở rộng và tiếp xúc trên khắp năm châu bốn bể Thông qua phát kiến địa lý, mọi người đang hiểu hơn về thế giới và bắt đầu thêm các quốc gia mới vào bản đồ thế giới Và kể từ đó, con người bắt đầu chinh phục thế giới ở những quốc gia xa xôi.
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ 1.1 Bối cảnh
Văn hóa Tây Âu thế kỷ V - X bởi dựa trên nền kinh tế tự cung tự cấp, giao lưu rất hạn chế nên văn hóa phát triển không đáng kể Phải đến thế kỷ XV, nền kinh tế hàng hoá ở Tây Âu mới phát triển đáng kể và nhu cầu thị trường tăng lên Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước có nguồn vàng bạc từ phương Đông.
Đồng thời, tầng lớp giàu có cũng tăng lên ở Tây Âu Kể từ đó, nhu cầu về các sản phẩm đặc sản và xa xỉ từ phương Đông, đặc biệt là tiêu, lụa, trầm hương và quế, tăng vọt Đồng thời, con đường Tơ lụa, vốn được người phương Tây biết đến từ lâu, đã bị độc quyền bởi Đế quốc Hồi giáo - Thổ Nhĩ Kỳ Giải pháp tốt nhất lúc đó là tìm một con đường mới bằng đường biển Vào thời điểm đó, người châu Âu cũng đã hiểu đúng về hình dạng của Trái Đất, và lý thuyết Trái đất hình cầu trở nên phổ biến rộng rãi Họ tạo ra các bản đồ, biểu đồ của bến cảng và chế tạo những chiếc thuyền buồm có thành cao và đáy nhọn để có thể vượt biển, mỗi thuyền đều có la bàn và phương vị Tất cả những điều kiện này đã nâng cao quyết tâm của những người thuỷ thủ Và kể từ đó, những cuộc phát kiến địa lý lần lượt ra đời.
1.2 Nền móng của các cuộc phát kiến địa lý
Cho đến trước thế kỉ XV, người châu Âu chỉ biết đến 03 châu lục: châu Âu, châu Á và châu Phi nối liền nhau, được bao quanh bởi các đại dương Nhưng đến thế kỉ XV, những hiểu biết của người châu Âu được bổ sung bằng thuyết quả đất hình cầu, nhờ vậy mà họ biết rằng muốn sang Ấn độ thì có thể đi bằng hai cách: vòng qua châu Phi hoặc vượt đại dương đi về phía Tây Ði đầu trong việc tiến hành những cuộc thám hiểm vĩ đại vào thế kỉ XV là hai quốc gia Bồ đào nha và Tây Ban Nha.
3
Trang 5Trong khoảng các năm từ 1385 tới năm 1435, nước Bồ Đào Nha thuộc quyền cai trị của Vua John I Hoàng tử Henry D'Aviz (1394 - 1460) lúc ấy do đứng thứ ba trong thứ tự kế vị nên đã từ bỏ chính trị mà quay sang lĩnh vực Khoa học và Thám hiểm Ông đã đặt cơ sở khảo cứu trên mỏm cực Nam của xứ Bồ Đào Nha và mỏm đất này như thể một lăng kính nhìn ra ngoài đại dương bát ngát.
Chân dung hoàng tử Henry D'Aviz (1394 - 1460)
Henry cho thành lập trường Hàng hải tại Sagres, miền Nam Portugal Ông tập hợp những nhà hàng hải và những chuyên gia hàng đầu Những người này đã giúp ông chuẩn bị những cuộc thám hiểm bằng cách thành lập các toán chuyên về hàng hải, thiên văn và họa đồ địa lý Hoàng tử còn cho dựng lên một đài thiên văn để giúp các nhà thủy thủ lái tàu bằng cách xác định vị trí qua các vì sao Kể từ năm 1420 trở đi, mỗi năm Henry đều cho đoàn thám hiểm đi tìm hiểu đại dương, xuất phát từ Sagres đi về hướng Nam.
Con tàu của hoàng tử trở về từ phía Đông, chở đầy lụa và gia vị, và mang theo vàng, ngà voi và nô lệ da đen từ châu Phi Tuy nhiên, mặc dù chúng rất có giá trị, nhưng những món đồ trên không được hoàng tử thích thú bằng báo cáo về những vùng đất chưa được biết đến và những vùng biển chưa được khám phá Hoàng tử Henry cũng thưởng cho những thông tin về bờ biển phía Tây của châu Phi hoặc Đại Tây Dương Ông ấy là người khởi xướng mọi chuyến đi đến Bồ Đào Nha.
Trang 6CHƯƠNG II: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ LỚN 2.1 Người Châu Âu đầu tiên đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng 2.1.1 Tiểu sử của Bartolomeu Dias
Bartolomeu Dias (1450 1500) là một nhà quý tộc Bồ Đào Nha, là một nhà hàng hải điển hình trong Kỷ nguyên Khám phá Ông phục vụ trong pháo đài São Jorge da1
Mina, nhờ có công lớn trong việc chống bão bảo vệ pháo đài, Diaz được triều đình biết đến.
Chân dung nhà hàng hải Bartolomeu Dias (1450 - 1500)
Ông là một thành viên trong đoàn hàng hải Bồ Đào Nha, đã nhiều lần có mặt trong đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển châu Phi Năm 1486, Diaz được yêu cầu chỉ đạo một cuộc thám hiểm của hai tàu buồm Calavera băng qua Vịnh Guinea và đi về phía Nam.
2.1.2 Cuộc hành trình của Bartolomeu Dias
Năm 1486, Vua John II của Bồ Đào Nha (1477 - 1495, con trai của Afonso V) quyết định cử Diaz đi thám hiểm để khám phá tuyến đường đến Ấn Độ theo hướng
1“Kỷ nguyên khám phá” là cách gọi phổ thông về những khám phá địa lý của châu Âu vào khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII trong lịch sử châu Âu Trong thời kỳ này, người châu Âu bắt đầu đi khám phá thế giới và mở mang chân trời địa lý của họ.
5
Trang 7Châu Phi (trước đó, Diaz đã theo dõi đoàn thuyền của Diogo de Azambuja, rút kinh nghiệm từ việc khám phá Vịnh Guinea) Đoàn thám hiểm rời Lisbon vào tháng 8 năm 1487 với tám nô lệ châu Phi Vào tháng 12 năm 1587, Diaz đến Vịnh Santa Maria da Conceicao (nay là Vịnh Walvis, Namibia).
Bị một cơn bão lớn quét qua, đoàn thuyền của Dias vẫn cố gắng tiến lên theo hướng Đông Bắc Tận dụng gió từ Nam cực thổi mạnh ở Nam Đại Tây Dương, đoàn thuyền đi về phía đông bắc và định đến phía đông Mũi Hảo Vọng để mua gia vị Được các thương nhân Venice và Genoa đồng ý dẫn đường qua Ấn Độ, bất ngờ các thủy thủ trong đoàn đã nổi loạn và buộc Dias phải cho thuyền quay về Trên đường trở về dọc bờ biển, ông phát hiện ra Cape Agulhas, điểm cực nam của lục địa, và Mũi Hảo Vọng Ông trở lại Lisbon vào tháng 122
năm 1488 nhưng thành công của việc tìm đường đến Ấn Độ không được đền đáp.
2.2 Cuộc hành trình đầu tiên mở ra con đường mới trên biển 2.2.1 Tiểu sử củaVasco de Gama
Vasco de Gama (1460 – 1524) là nhà thám hiểm và nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, đồng thời là người đầu tiên đi trực tiếp từ châu Âu đến Ấn Độ bằng đường biển.
Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc Người ta biết rất ít về cuộc đời của ông khi còn trẻ Năm 1497, Gama được bổ nhiệm làm chỉ huy cho một đoàn thám hiểm được hỗ trợ bởi chính phủ Bồ Đào Nha với mục tiêu tìm con đường biển đến phương Đông.
2Có sử sách ghi lại rằng Dias đặt tên cho vùng đất mới là mũi Bão và vị vua Bồ Đào Nha John II đã đổi tên thành mũi Hảo Vọng vì ông cho rằng đây là một điềm lành khi có thể đi từ châu Âu đến Ấn Độ bằng đường biển Có nguồn lại nói rằng cái tên mũi Hảo Vọng là do chính Dias đặt.
Trang 8Chân dung của nhà hàng hải Vasco de Gama (1460 – 1524)
2.2.2 Chuyến du hành tới Ấn Độ
Hải trình chuyến du hành đầu tiên của Vasco de Gama (1497 - 1499)
Ngày 8 tháng 7 năm 1497 hạm đội 4 tàu của Vasco de Gama rời cảng Lisbon 4 tàu bao gồm:
1 Chiếc São Gabriel: do đích thân Vasco de Gama làm thuyền trưởng, một chiếc carrack nặng 178 tấn, dài 27 mét , rộng 8,5 mét, buồm rộng 372 mét vuông, 150 thủy thủ.
2 Chiếc São Rafael: do Paulo de Gama anh trai của Vasco de Gama làm thuyền trưởng; kích thước tương tự chiếc São Gabriel.
3 Chiếc Caravelle Berrio: nhỏ hơn một chút so với hai chiếc đầu, do Nicolau Coelho làm thuyền trưởng.
4 Một chiếc tàu dự trữ không rõ tên: do Goncalo Nunes làm thuyền trưởng, sau đó mất tích gần vịnh São Brás, dọc bờ biển phía Đông châu Phi.
Hạm đội được dẫn đầu bởi Bartolomeu Dias, người đã đi thuyền đến Mũi Hảo vọng ở cực Nam của châu Phi Sau bốn tháng trên biển, đoàn thuỷ thủ cũng đến Mũi Hảo Vọng Bị sóng to gió lớn đánh ba ngày ba đêm, hạm đội cuối cùng cũng vượt qua Mũi Hảo Vọng và đến Ấn Độ Dương.
7
Trang 9Tháng 04 năm 1498, đội thuyền đến Malindi thuộc Kenya Dưới sự dẫn đường của một thuyền viên giàu kinh nghiệm người Ả Rập, họ an toàn vượt qua Ấn Độ Dương Vào ngày 20 tháng 05, họ đến Calicut nằm ở bờ biển phía Tây của Ấn Độ.
Gama và các thủy thủ vừa đặt chân lên bờ đã bị mê hoặc bởi sự giàu có và thịnh vượng của nơi đây Cả đoàn vui mừng khôn xiết khi một người Ả Rập nói tiếng Tây Ban Nha lưu loát đã nói với họ rằng ở đây là thiên đường của đá quý, gia vị và lụa Họ mang hàng hóa, vàng và bạc để đổi lấy sản vật địa phương, đồ trang sức và gia vị Và bởi giá cả rẻ, cả đoàn gặt được thành công rực rỡ.
Vasco de Gama cùng đoàn thuỷ thủ đặt chân tới Ấn Độ
Vasco de Gama đã dựng một cột đá ở Calicut để đại diện cho sức mạnh của Bồ Đào Nha Điều này cũng tương tự với các trụ khác được xây dựng trong chuyến đi Trên thực tế, những cột đá này cho thấy bộ mặt thật của những kẻ thực dân - bộ mặt của kẻ trộm Bởi thương nhân Ả Rập vốn lũng đoạn ở đây suốt thời gian dài, họ đã ép những người Bồ Đào Nha phải rời Calicut vào cuối tháng 8, để tránh cạnh tranh thị trường.
Trên đường trở về Bồ Đào Nha, đoàn gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm do không có người dẫn đường Một căn bệnh chết người đã lây lan, khiến nhiều người chết và ốm nặng Ngoài ra, các thủy thủ đã lạc mất nhau do hậu quả của cơn bão Vào
Trang 10tháng 9 năm 1499, Gama và thủy thủ đoàn của ông quay trở lại cảng Lisbon với một nửa số thuỷ thủ so với lúc khởi hành.
Lộ trình di chuyển của Vasco de Gama
Chuyến đi đầu tiên đến Ấn Độ của Vasco thành công khiến cho cả đất nước Bồ Đào Nha bước sang một bước ngoặt mới Nó dấy lên làn sóng đi tìm kiếm vàng bạc của giai cấp tư sản mới nổi, từ đó bắt đầu thời đại cướp bóc, xâm chiếm của chủ nghĩa thực dân.
Sau chuyến du hành năm 1497, Vasco de Gama tiếp tục thực hiện hai chuyến đi sang Bồ Đào Nha vào năm 1502 để xây dựng bà quyền của Bồ Đào Nha và năm 1524 khi ông trở thành Tổng đốc tại Ấn Độ.
2.3 Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ 2.3.1 Tiểu sử của Christopher Columbus
Christopher Columbus (1451-1506) sinh tại Genova (Ý) vào khoảng giữa tháng 8 và tháng 10 năm 1451 Cha của ông là một thợ dệt vải và tiểu thương Khi còn ở tuổi thiếu niên, Christopher đã lênh đênh trên biển dài ngày và dần coi Bồ Đào Nha là nơi
9
Trang 11định cư Cũng chính tại đây ông bắt đầu vận động sự tài trợ từ hoàng gia cho một chuyến thám hiểm theo hướng tây (qua Đại Tây Dương) để đến phương Đông.
Chân dung Christopher Columbus (1451-1506)
Khi những lời thỉnh cầu của ông lần lượt bị các hoàng gia Bồ Đào Nha, Pháp và Anh khước từ, Columbus tới Tây Ban Nha và nỗ lực vận động triều đình bảo trợ cho kế hoạch của mình Cuối cùng, Vua Ferdinand và Hoàng hậu Isabella cũng đồng ý tài trợ cho chuyến thám hiểm hàng hải Vào ngày 3 tháng 8 năm 1492, Columbus và đoàn thủy thủ gồm ba con tàu – Santa Maria, Pinta và Nina – xuôi chèo băng qua Đại Tây Dương.
Được biết đến như là ‘người đã tìm ra Châu Mỹ’, nhưng trên thực tế Columbus đã cập bến Tân Thế giới năm 1492 khi đang cố gắng tìm con đường dẫn đến phương3
Đông băng qua Đại Tây Dương Cuộc thám hiểm không định trước này đã thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới.
2.3.2 Cuộc thám hiểm không định trước
Cuộc thám hiểm bắt đầu vào ngày 3 tháng 8 năm 1492 trên con tàu Santa Maria Ông lên đường sang phía Tây với ba chiếc thuyền lớn cùng 90 thủy thủ Trải
3Tân Thế giới (tiếng Anh: New World) là một trong những tên gọi được sử dụng cho phần lớn Tây Bán cầu của Trái Đất, đặc biệt là châu Mỹ (bao gồm cả các đảo lân cận nó) và châu Đại Dương.Thuật ngữ "Tân Thế giới" không nên nhầm lẫn với các thuật ngữ "Thế giới mới" hay "Thế giới hiện đại" (mặc dù "tân" cũng có nghĩa là "mới") vì các cụm từ sau nói chung được dùng để chỉ thế giới theo dòng thời gian lịch sử, chứ không phải là để chỉ các vùng đất.
Trang 12qua hơn 70 ngày lênh đênh trên biển, tinh thần của các thủy thủ dần suy sụp và xin trở về Columbus.
Cho tới 2h sáng ngày 12 tháng 10, đoàn thuỷ thủ đã đặt chân tới vùng đất mới Christopher Columbus và các thủy thủ là những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên quần đảo Caribe và hòn đảo họ đặt chân tới là đảo Walting Với niềm tin rằng mình đã tới Ấn Độ, họ gọi những người bản địa ở đây là người “Anh-điêng” (Indian) Các cuộc tiếp xúc ban đầu tỏ ra khá thân thiện, nhưng thổ dân ở Tân Thế giới sớm bị những người Châu Âu quy phục Sau đó, đoàn thuỷ thủ tiếp tục ra khơi và dừng lại tại các hòn đảo mà ông đặt tên là Santa Maria de la Conception, Fernandina và Isabella Ngày 06 tháng 12 năm 1492, đoàn tàu dừng lại tại bờ biển phía bắc của đảo Hispaniola.
Christopher Columbus và các thủy thủ đặt chân tới vùng đất mới Chuyến hành trình kết thúc vào ngày 16 tháng 01 năm 1493, hai con tàu Nina và Pita chất đầy phẩm vật quý vàng bạc, nữ trang, cùng nhiều thổ dân bị bắt cóc Đến ngày 15 tháng 03 năm 1493, cả hai con tàu cùng cập cảng Palos Christopher Columbus được Vua và Nữ Hoàng Tây Ban Nha đón tiếp tại triều đình Barcelona.
Columbus thực hiện hai cuộc thám hiểm nữa đến những miền đất mới, nhưng rồi bị đánh bại và mất mặt trên đường đi Mặc dù là một nhà thám hiểm hàng hải vĩ
11
Trang 13đại, Columbus không phải là một người quản trị giỏi, thậm chí còn bị buộc tội quản lý tồi Ông qua đời vào ngày 20 tháng 5 năm 1506 trong giàu sang nhưng đầy thất vọng.
2.4 Chuyến đi vòng quanh thế giới 2.4.1 Tiểu sử của Ferdinand Magellan
Ferdinand Magellan (1480 - 1521) là một nhà thám hiểm và nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ông sinh ra tại Sabrosa, miền bắc Bồ Đào Nha, nhưng sau đó đã từ bỏ quốc tịch Bồ Đào Nha để nhập quốc tịch Tây Ban Nha nhằm mục đích phục vụ cho Vua Carlos I của Tây Ban Nha trong việc khai phá các tuyến thương mại đường biển đến "Quần đảo Gia vị" (ngày nay là quần đảo Maluku ở Indonesia) và Ấn Độ bằng cách đi về hướng Tây qua Thái Bình Dương.
2.4.2 Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất
Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.
Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia.
Đến cuối tháng 3 năm 1520, đoàn thám hiểm thành lập một trạm nghỉ đông ở Cảng Saint Julian (ngày nay là Puerto San Julián) Đêm lễ Phục sinh, các thuyền trưởng người Tây Ban Nha trong hải đoàn đã nổi dậy chống lại chỉ huy người Bồ Đào