1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kì môn lịch sử việt nam hoàng thành huế

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàng Thành Huế
Tác giả Bùi Hải Đăng, Ngô Gia Huy, Liêng Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Phạm Phương Bình, Nguyễn Hoàng Thanh Trúc
Người hướng dẫn Ts. Đỗ Thanh Hà
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Khoa Du Lịch
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Báo cáo cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,23 MB

Cấu trúc

  • I. SƠ LƯỢC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NGUYỄN (4)
    • 1. Giới thiệu về nhà Nguyễn (4)
      • 1.1. Nhà Nguyễn được thành lập (4)
      • 1.2. Hoàn cảnh ra đời (0)
    • 2. Các đời vua triều Nguyễn (5)
      • 2.1. Gia Long (1802-1820) (5)
      • 2.2. Minh Mạng (1820 – 1840) (7)
      • 2.3. Thiệu Trị (1841 – 1847) (9)
      • 2.4. Tự Đức (1847 – 1883) (10)
      • 2.5. Dục Đức (3 ngày, 1883) (11)
      • 2.6. Hiệp Hòa (4 tháng, 1883) (12)
      • 2.7. Kiến Phúc (1883 – 1884) (12)
      • 2.8. Hàm Nghi (1884 – 1885) (13)
      • 2.9. Đồng Khánh (1885 – 1888) (14)
      • 2.10. Thành Thái (1889 – 1907) (14)
      • 2.11. Duy Tân (1907 – 1916) (15)
      • 2.12. Khải Định (1916 – 1925) (16)
      • 2.13. Bảo Đại (1926 – 1945) (16)
    • 3. Cố đô Huế (17)
  • II. ĐẠI NỘI HUẾ (18)
    • 1. Tổng quan (18)
    • 2. Lịch sử (19)
    • 3. Kiến trúc (19)
      • 3.1. Cổng Ngọ Môn (21)
      • 3.2. Cửu Đỉnh (22)
      • 3.3. Tử Cấm Thành (24)
  • III. PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẠI NỘI HUẾ (25)
    • 2. Những địa điểm lưu trú thích hợp khi du lịch Đại Nội Huế (26)
    • 3. Tiềm năng phát triển du lịch (27)
    • 4. Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững ở khu di sản Hoàng Thành Huế (28)
  • IV. TÀI LỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Giới thiệu về nhà Nguyễn: là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, được thành lập và thống trị bởi dòng họ Nguyễn hùng mạnh.. Trong triều đình nhà Nguyễn thời vua Gia Long có nhiề

SƠ LƯỢC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NGUYỄN

Giới thiệu về nhà Nguyễn

được thành lập và thống trị bởi dòng họ Nguyễn hùng mạnh Triều đại nhà Nguyễn nổi lên vào thế kỷ 16 đến giữa thế kỉ 20 Trải qua 143 năm tồn tại, triều Nguyễn là triều đại ghi dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của Pháp vào giữa thế kỷ 19

1.1 Nhà Nguyễn được thành lập: Nhà Nguyễn (1802 - 1945) được thành lập năm 1802 sau khi vua Gia Long lên ngôi

1.2 Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh: Nhà Nguyễn ra đời trong bối cảnh hậu thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh diễn ra từ 1593 – 1778 Năm 1777, Nguyễn Ánh là hậu duệ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã chạy thoát trước sự truy sát của quân Tây Sơn Ông sống ở Xiêm La và nuôi chí lớn trong 25 năm để trả thù quân Tây Sơn.

Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn trở nên suy yếu, Nguyễn Ánh lật đổ triều đại Tây Sơn và lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế)

Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế của Việt Nam, tồn tại trong 143 năm (1802 - 1945) và trải qua 13 đời vua Nhà Nguyễn được thành lập khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) lên ngôi năm 1802, kết thúc bằng sự thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại năm 1945.

Các đời vua triều Nguyễn

Vua Gia Long là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1802 đến năm 1820 Tên thật là Nguyễn Phúc Ánh

(Nguyễn Ánh), là con trai thứ ba của hoàng tử

Nguyễn Phúc Luân với bà Nguyễn Thị Hoàn, và là cháu nội của Chúa Nguyễn Phúc Khoát Ông sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm

Ngọ (ngày 8 tháng 2 năm 1762), mất ngày 19 tháng 12 năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm

1820) Ông lấy niên hiệu là Gia Long, nhưng

“Long” ở đây không phải là rồng, mà chính là “Long thịnh” tức là sự phồn thịnh phát triển Gia long tức là tốt đẹp hưng thịnh Sau khi dời kinh đô về Phú Xuân (Huế), ông có ra lệnh đổi tên Kinh thành Thăng Long cũ thành Thăng Long Đây là một thay đổi về nghĩa từ các thời trước tức “Thăng Long” là rồng lên nhưng dưới thời vua Gia Long, đây có thể xem là sự hưng thịnh.

Trong triều đình nhà Nguyễn thời vua Gia Long có nhiều quan lại là người phương Tây Vì trong khoảng thời gian lẫn trốn và lật đổ vương triều Tây Sơn Nguyễn Ánh đã nhờ truy viện và nhận được sự giúp đỡ của người phương Tây Vì nợ ân tình của họ nên ông đã cho người phương Tây một số chức vụ trong hệ thống quan lại triều đình Thế nhưng, vì sợ quyền thần lấn át hoàng đế, từ thời Gia Long nhà Nguyễn đã đặt ra lệ "Tứ bất": không đặt Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương Vua trực tiếp nắm và điều hành 6 bộ và các viện chuyên trách như Đô sát, Hàn lâm, Thị thư Đối với nhà Tây Sơn, họ Nguyễn đã thực thi chính sách trả thù khốc liệt Gia Long đã cho quật mộ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và hành hình vua Quang Toàn cùng các tướng lĩnh như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu bằng những hình thức hết sức man rợ Các vua sau vẫn tiếp tục thi hành chính sách đó

Năm 1804, sau khi lên ngôi sắp đặt chính trị ổn định, vua Gia Long sai Lê Quang Định cùng các sứ thần sang nước Thanh cầu phong và đề nghị công nhận quốc hiệu Nam Việt với ý nghĩa “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng lớn, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm Nay đã vỗ yên được toàn cõi Việt, nên cho khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt” Nhưng vua nước Thanh cho rằng chữ Nam Việt dễ bị nhầm lẫn bao gồm cả Đông Tây Việt nên không muốn cho Vua Gia Long hai ba lần phục thư biện giải, lại nói nếu không cho thì không thụ phong Vua nhà Thanh ngại mất lòng, mới cho dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước Ngay sau khi được nhà Thanh công nhận quốc hiệu, ngày Đinh Sửu, tháng 2 năm Giáp Tý (1804) vua Gia Long cho làm lễ kính cáo Thái miếu

Trong suốt 25 năm bôn ba chinh chiến, vua Gia Long đã khôi phục lại cơ nghiệp dòng tộc của mình, vua là người có công thống nhất mảnh đất hình chữ S từ ải Nam Quan đến đất mũi Cà Mau và xác định chủ quyền với đảo Hoàng Sa-Trường Sa

Năm 1805, vua Gia Long đã cho xây dựng hệ thống kinh thành Huế và nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nằm trong cụm Quần thể di tích cố đô Huế Nhà vua còn cho kiến lập hệ thống Lục Bộ và tập trung chấn chỉnh về quân sự, ngoại giao Chú trọng đến việc học hành thi cử để tuyển chọn nhân tài

Trong thời kỳ này, vua Gia Long đã chia đất nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản

Vua Gia Long đã lựa chọn Minh Mạng lên ngôi hoàng đế thay hoàng tử Cảnh bởi vì Lí do Người đầu tiên được chọn lên ngôi hoàng đế là hoàng tử cảnh vì ông là con trưởng và cũng có nhiều tài lẻ, nhưng vì đã từng làm việc với nhiều người tây nên ông biết cách làm việc của họ và vua Gia Long cũng ghét Phương Tây Chính vì thế, ông chọn vua Minh Mạng vì ông biết Minh Mạng có tài, và lớn hơn hoàng tử Cảnh, vua càng trưởng thành thì đất nước càng vững mạnh và hoàng tử Đảm cực ghét người phương tây Còn ông Nguyễn Phúc Cảnh từ nhỏ đã được theo Bá Đa Lộc sang pháp gặp vua Louis XVI, ông có nhiều mối liên hệ với người tây nhất là về đạo Bá Đa Lộc là giáo sĩ người Pháp , trong lúc Nguyễn Ánh trốn quân Tây Sơn, Ông đã nhờ Bá Đa Lộc cầu viện Pháp

Vua Minh Mạng trị vì trong gần 21 năm từ năm 1820 đến 1841 Lịch sử vua Minh Mạng được biết đến là một nhà cải cách hành chính nổi tiếng, người có công lớn trong việc thống nhất đất nước, phân định ranh giới hành chính các địa phương một cách khoa học, hợp lý ổn định gần như từ đó đến nay.

Minh Mạng có tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, sinh ngày 23 tháng 4 nǎm Tân Hợi (25/5/1791), là người con thứ 4 của vua Gia Long Sau khi Gia Long mất, Nguyễn Phúc Đảm đã chính thức kế thừa ngôi vua, lấy niên hiệu Minh Mệnh vào năm 1820

Sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã trừng phạt Lê Văn Duyệt, ông cho san bằng mộ của tả quan Lê Văn Duyệt và dựng trên đó một cột đá khắc dòng chữ Hán có nội dung: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” (chỗ hoạn quan lộng quyền là Lê Văn Duyệt chịu tội chết)” Theo PGS TS Nguyễn Phan Quang dưới góc độ là một nhà nghiên cứu lịch sử có nhận xét: “Minh Mạng đã xem Lê Văn Duyệt như là một trong hai cái gai chọc vào mắt mình (tức Duyệt và Thành) Nguồn gốc của sự mâu thuẫn đó là vua Minh Mạng nghĩ rằng Lê Văn Duyệt phản đối việc Minh Mạng nối ngôi Gia Long và muốn lập Hoàng Tử Cảnh”

Vua Minh Mạng được xem là là vị vua có nhiều thành tích nhất của triều đại nhà Nguyễn Đây được xem là thời kỳ hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam Dưới triều đại vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam có diện tích rộng lớn nhất trong số các triều đại phong kiến Ảnh hưởng của nước Việt Nam lan rộng sang các quốc gia láng giềng như Vạn Tượng và Chân Lạp

Dưới thời vua Minh Mạng, việc xác định chủ quyền biển đảo đất nước đã được kế thừa và phát huy hết sức hiệu quả mà không phải vị vua triều Nguyễn nào cũng làm được Vua Minh Mạng đã chủ trương thực hiện nhiều chính sách cụ thể nhằm khẳng định chủ quyền cương hải của Tổ quốc hết sức bài bản và quyết liệt

Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng đã ban hành hàng loạt cải cách nội bộ Minh Mạng cũng cử các quan đi đốc thúc việc khẩn hoang ở bờ biển phía Bắc và phía Nam

Là người tinh thâm nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến học hành, khoa cử, tuyển chọn nhân tài Nǎm 1821 cho dựng Quốc Tử Giám, đặt chức Tế Tửu và Tư Nghiệp, mở lại thi Hội và thi Đình, trước 6 nǎm một khoa thi, nay rút xuống

3 nǎm Năm 1822, ông cho mở lại các kỳ thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Thiên Chúa vì cho rằng đó là tà đạo phá hoại truyền thống dân tộc

Cố đô Huế

Tháng 4 năm Ất Sửu (1805), triều Nguyễn khởi công xây dựng Kinh thành Sau mấy chục năm xây dựng và tu bổ nhiều lần, một toà thành đồ sộ và rộng lớn, dài 2km đã mọc lên bên bờ sông Hương Ðến năm 1832, đời Minh Mạng, việc thi công mới hoàn tất và sau đó còn được tu bổ nhiều lần Địa điểm tọa lạc của Kinh thành Huế nguyên đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong từ năm 1687 đến 1775, rồi sau đó nhà Tây Sơn dùng làm kinh đô của cả nước từ 1788 đến 1801.

ĐẠI NỘI HUẾ

Tổng quan

Hoàng thành Huế hay Thuận Hóa hoàng thành hay còn được gọi là Đại Nội, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm thành là Đại Nội Đại Nội Huế (Hoàng thành Huế) nằm ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nơi đây chính là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn Địa chỉ: Đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Phía Nam giáp với đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn, phía Bắc giáp với đường Tăng Bạt Hổ, phía Tây giáp với đường Lê Duẩn và phía Đông là đường Xuân 68.

Lịch sử

Vào năm 1802, ngay sau khi thống nhất đất nước và lên ngôi, vua Gia Long - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, đã đích thân tiến hành khảo sát quyết định chọn Huế là nơi để xây dựng Kinh thành Huế vào năm 1803 Với mục đích làm nơi hội họp triều đình và sinh hoạt hoàng gia, vua Gia Long đã rất cân nhắc đến việc chọn địa điểm Vào năm 1805, khi kinh thành bắt đầu được xây dựng với mặt chính hướng về núi Ngự Bình nhưng phải mãi đến năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng thì việc thi công mới hoàn tất và sau đó còn được tu bổ nhiều lần.

Kiến trúc

Đại nội Huế là một kỳ quan được tạo nên bởi vô số kiến trúc, cảnh quan, hiện vật mà mỗi thứ trong số đó đều là tuyệt tác của các chúa và vua triều Nguyễn Trải qua gần 200 năm tồn tại, Đại Nội hiện còn khoảng 140 công trình xây dựng lớn nhỏ được bao quanh bởi bức tường thành hình vuông, với chu vi 10km, cao 6.6m, dài 21m gồm có Theo sách Huế, kinh thành và cung điện, Kinh thành Huế có tất cả 13 cửa, gồm 11 cửa đường bộ và 2 cửa đường thủy Hai cửa đường thủy là Đông thành Thủy quan và Tây thành Thủy quan nằm ở hai đầu sông Ngự Hà trong Đại Nội

11 cửa đường bộ gồm 10 cửa chính và một cửa phụ là Trấn Bình Môn dùng để thông thương với Trấn Bình Đài (Mang Cá Nhỏ)

10 cửa đường bộ, bên trên đều xây vọng lâu, chia thành 4 cửa ở mặt tiền (Thể Nhơn Môn, Quảng Đức Môn, Chánh Nam Môn, Đông Nam Môn), 2 cửa mặt tả (Chánh Đông Môn, Đông Bắc Môn), 2 cửa mặt hữu (Chánh Tây Môn, Tây Nam Môn), 2 cửa mặt hậu (Chánh Bắc Môn, Tây Bắc Môn)

Tư duy thiết kế kiến trúc Đại Nội Huế chịu sự chi phối rất lớn của khoa Phong Thủy và Kinh Dịch Tổng thể công trình là một loạt các kiến trúc đăng đối rất cân xứng về hình thể với Ngọ Môn và Điện Thái Hòa làm trung tâm Các công trình kế tiếp nhau được sắp xếp theo 1 trục đồng tâm phải – trái, vận dụng theo quy luật “vạn vật tương sinh –tương khắc” hài hòa âm dương trong 1 chỉnh thể kiến trúc quy mô lớn.

Kiến trúc Đại Nội Huế tạo tác theo tư duy thượng tôn quân quyền, sùng bái Thiên tử, trong đó, điện Thái Hòa và điện Càn Thành tạo nên 1 đồng trục trung tâm nơi nhà vua ngự trị

Trong quá trình chống Pháp, chống Mỹ, Đại Nội Huế đã bị tàn phá vô cùng khốc liệt, đặc biệt trong xuân Mậu Thân 1968, nơi đây đã bị B52 rải bom, tam cung lục viện trở thành đống đổ nát, phải mất hàng chục năm với kinh phí khổng lồ, Đại Nội Huế mới được khôi phục 1 phần như hiện nay

Tên gọi Đại Nội là lối nói dân gian, hàm ý là vào trong Giới hàn lâm không ai gọi tên là đại nội, mà họ gọi bằng tên gọi khác là hoàng thành hay kinh thành huế, thế nhưng cái tên đại nội đa phần vẫn được người dân xứ huế dùng đến, khi gọi tên di sản nguy nga, đồ sộ, ở bờ Bắc sông Hương. Đại nội có ba bức tường, bức tường đầu tiên đi vào là kinh thành, tường tiếp theo là hoàng thành, bên trong là tử cấm thành, nó như là ba hình chữ nhật lồng ghép vào nhau, hình to, hình trung và hình nhỏ Đi vào trong thì trục giữa là trục quan trọng nhất của kinh thành huế, là kiến trúc quan trọng nhất bao gồm: Từ Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa, rồi đến Tử Cấm Thành

3.1 Cổng Ngọ Môn: Đây là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế Ngọ Môn gồm có

5 cửa: 3 cửa ở giữa, giữa nhất cao hơn và to hơn 1 gang dành cho vua đi, hai bên cửa quan văn và quan võ Hai cửa vòm muốn đi thì phải đi vòng vào, dùng cho voi ngựa lính tráng của vua, mang ý nghĩa voi ngựa lính tráng là thân phận thấp bé nên đi là phải luồn cúi Đến bây giờ, cửa này bị đóng lại, chỉ mở ra để tiếp đón các nguyên thủ quốc gia

Phía trên cổng Ngọ Môn đó chính là Ngũ Phụng Lầu, được dựng bằng gỗ kim, là nơi để tổ chức các lễ lớn hàng năm như lễ Truyền Lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh, Khu vực này chia làm 2 tầng có có tất cả 9 bộ mái, mái lợp màu vàng là ngói hoàng lưu ly nơi vua sẽ ngồi, còn màu xanh là thanh lưu ly của các quan văn, võ Các tiểu tiết tại Ngũ Phụng Lầu như bờ quyết, bờ nóc hay hồi mái đều được trang trí với nhiều họa tiết đặc sắc, tinh xảo

Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến bao mốc sự kiện lịch sử được ghi vào sổ sách của dân tộc của đất nước Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc nơi đây còn là nhân chứng sống cho bao nhiêu dấu mốc quan trọng của lịch sử dân tộc Điện Thái Hòa được xem là biểu tượng cho quyền lực của Hoàng triều nhà

Nguyễn thời bấy giờ Nơi đây là nơi tổ chức các buổi thiết triều quan trọng của triều đình như lễ đăng quang, các buổi đón tiếp sứ thần nước khác Điểm nhấn của Điện Thái Hòa có lẽ chính là ở lối kiến trúc “nhà kép”, nghĩa là nhà nối liền nhà, mái nối liền mái Điện được xây cao hơn sân chầu 1km Không gian bên trong điện có một tấm bảng lớn, khắc 3 chữ vàng “Thái Hòa Điện”, bên phần sườn của điện được làm 100% từ gỗ lim Hệ thống 80 cột trụ đỡ đều được trang trí rồng uốn lượn rất đẹp mắt Phía trong cùng của điện chính là nơi đặt ngai vàng của nhà vua, ở vị trí ba tầng bệ gỗ Mọi thứ ở đây đều được dát vàng rất sang trọng, bắt mắt Các tuồng gỗ ở nhà trước cũng được sơn son thếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo Riêng phần trần ở phía trên có rất nhiều lồng đèn lớn, trang trí thơ văn, hình ảnh cách điệu Riêng phần mái cũng được thiết kế giống như Cổng Ngọ Môn, toàn bộ được lợp ngói hoàng lưu ly

Cửu Đỉnh (9 đỉnh) được đặt tại sân Thế Miếu trong Hoàng Thành, được đúc từ năm 1835 đến đầu năm 1837 thì hoàn thành

Ngày 4/3/1837, triều đình tổ chức lễ khánh thành rất lớn dưới sự chủ trì trực tiếp của Vua Minh Mạng Cửu Đỉnh biểu thị ước mơ về sự trường tồn mãi mãi của triều đình nhà Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước Điều đó được thể hiện rất rõ trong việc đặt tên gọi cũng như tầm vóc và các họa tiết chạm nổi trên mỗi đỉnh.

Tên Đỉnh chính là tên Thụy của Vua sau khi mất được đưa vào thờ tại Thế Miếu: Cao Đỉnh (miếu hiệu của vua Gia Long) được đặt ở giữa rối tiếp hai bên trái, phải là Nhân Đỉnh (miếu hiệu của vua Minh Mạng), Chương Đỉnh (miếu hiệu của vua Thiệu Trị), Anh Đỉnh (miếu hiệu của vua Tự Đức), Nghị Đỉnh (miếu hiệu của vua Kiến Phúc), Thuần Đỉnh (miếu hiệu của vua Đồng Khánh), Tuyên Đỉnh (miếu hiệu của vua Khải Định; Dũ Đỉnh và Huyền Đỉnh chưa kịp tượng trưng cho vua nào thì Vương triều nhà Nguyễn đã chấm dứt

Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các Về mỹ thuật, mỗi đỉnh có 17 bức hình chạm nổi về trời biển, núi sông, chim, cá, hoa, quả và binh khí (những danh thắng, sản vật nổi tiếng của Việt Nam

Hiển Lâm Các là một công trình kiến trúc bằng gỗ cao 3 tầng, được dựng trên khối nền cao hình chữ nhật, nền lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vôi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí.Được xây dựng cùng một lần với Thế

Miếu (1821 - 1822 - dưới thời Vua Minh

Mạng), vị trí nằm ngay trước Thế Miếu Đây là công trình được xem như đài kỷ niệm để ghi nhớ công tích các vua triều Nguyễn thờ ở Thế Miếu và các đại thần có công thờ ở hai nhà Tả Tùng tự và Hữu Tùng tự

Là vòng thành cuối của

Hoàng Thành, nằm ngay sau điện

Thái Hòa Tử Cấm Thành là nơi dành riêng cho vua và gia đình của mình, được xây dựng vào năm 1804

Thành cao 3.72m xây bằng bảng gạch, dày 0.72m, chu vi khoảng

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẠI NỘI HUẾ

Những địa điểm lưu trú thích hợp khi du lịch Đại Nội Huế

(47 Kiệt 104 Kim Long, Kim Long,

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế) Lấy cảm hứng thiết kế từ không gian cung đình Huế, khu nghỉ dưỡng đưa du khách về một cung điện nằm giữa rừng xanh mát mẻ và yên tĩnh, tích hợp các dịch vụ nghỉ dưỡng hấp dẫn bao gồm: Nhà hàng Kim Long, Spa thư giãn, hồ bơi ngoài trời cùng các hoạt động trải nghiệm văn hoá Huế.

Thị Xuân, Thủy Biều, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế)

Tọa lạc tại vị trí đắc địa ngay bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng, Hue Riverside

Boutique Resort & Spa mang đến không gian nghỉ dưỡng hướng thiên nhiên tuyệt vời bên cạnh sông nước và hệ thảm thực vật trong xanh, trù phú.

Quán, Thủy Biều, Thành phố

Không gian bình yên như bước ra từ những câu chuyện cổ tích của resort gây ấn tượng với mọi du khách từ cái nhìn đầu tiên Thiết kế nhà ở mộc mạc, đậm nét truyền thống, tích hợp cùng dịch vụ tiện ích hiện đại đến từ nhà hàng, hồ bơi, spa thư giãn…

Resort : (Mỹ An, Phú Vang, Thừa

Thiên Huế Mỹ An, Phú Vang,

Thừa Thiên Huế) Khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn 4 sao này mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị với thiết kế nhà ở kiểu Nhật, nhà hàng Nhật và Việt, dịch vụ tắm khoáng Onsen, xông Ganban, Yomoni, tắm bùn khoáng độc đáo đến từ xứ sở hoa anh đào.

Tiềm năng phát triển du lịch

Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trên trục giao thông chính Bắc Nam, tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây, là cực phát triển kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước Thừa Thiên Huế đang bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa mang đậm đặc trưng của vùng văn hóa phương Đông Đây chính là nguồn lực và tiềm năng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững

Không chỉ là vùng đất mang đậm nét văn hóa đặc sắc của phương Đông, Thừa Thiên Huế còn là một vùng đất có nhiều nguồn lực và tiềm năng thu hút đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đô thị Huế đang từng bước khẳng định là Thành phố du lịch, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Phát huy lợi thế di sản văn hóa Huế - nguồn tài nguyên quý giá, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết phát triển với các tuyến du lịch của hành lang Đông - Tây và các điểm du lịch Phong Nha - Cố đô Huế - Hội An - Mỹ Sơn, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”

Du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, đây là tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao và tham quan du lịch Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD.

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững ở khu di sản Hoàng Thành Huế

Việc khai thác di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch phần nào đã dẫn đến sự mất cân bằng trong bảo tồn và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch ở Hoàng Thành Huế Các nhà quản lý di sản có xu hướng muốn bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc và khôi phục các hoạt động văn hoá liên quan đến sinh hoạt giải trí và lễ nghi của Hoàng gia hơn là các không gian hành chính và hoạt động biểu trưng cho quyền lực và hoạt động của bộ máy nhà nước trung ương của vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam Nguyên nhân chính là các không gian và hoạt động đó gần với nhu cầu của đời sống đương đại (giải trí và tín ngưỡng), nên chúng dễ dàng thu hút sự chú ý của du khách Như vậy, các nhà quản lý di sản Huế có xu hướng lựa chọn bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch di sản theo hướng giải trí nhằm thu hút du khách Tuy nhiên, nhu cầu trải nghiệm của du khách chính là giá trị lịch sử của Hoàng Thành Huế với tư cách là biểu trưng “quyền uy của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất” và là “điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông Đây chính là “giá trị cốt lõi” mà sản phẩm du lịch ở khu di sản Thế giới – Hoàng Thành Huế – cần mang lại cho khách du lịch Vì vậy, cách tiếp cận định kiến của các nhà quản lý di sản ở di tích Huế nói chung và ở Hoàng Thành Huế nói riêng trong việc phát triển du lịch đã phần nào làm giảm sự hài lòng của du khách đối với điểm tham quan Hoàng Thành Huế

Qua kết quả phân tích ở trên, câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để thay đổi cách tiếp cận định kiến về phát triển du lịch di sản nhằm đạt được tính bền vững trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở Hoàng Thành Huế? Có một bài báo đề xuất rằng: các nhà quản lý di sản và ngành công nghiệp du lịch cần chú ý quảng bá “vai trò lịch sử của Huế với tư cách là nơi tồn tại một chính quyền trung ương đầy uy quyền của Việt Nam vào thế kỷ 19 – nơi tập trung quyền lực cao nhất của Hoàng đế triều Nguyễn Như vậy, Huế sẽ được biết đến với hình ảnh toàn diện về một trung tâm chính trị, văn hoá trong suốt thế kỷ 19 và 20 chứ không chỉ là nơi sinh sống của hoàng gia triều Nguyễn 1

Có rất nhiều cách để thực hiện điều này, nhưng sẽ quá lạc quan nếu muốn phục dựng các không gian hành chính (các công trình là nơi làm việc của bộ máy nhà nước triều Nguyễn) bởi chi phí phục dựng quá lớn và thiếu tư liệu chi tiết về kiến trúc của các công trình này Vì vậy, việc xây dựng các chương trình số hoá di sản, diễn giải các công trình kiến trúc tiêu biểu cho bộ máy trung ương của vương triều Nguyễn bằng cách ứng dụng hình thức công nghệ số – thực tế ảo hay sản xuất các video tái hiện quá trình xử lý, điều hành, quản lý nhà nước phong kiến cuối cùng ở Việt Nam của các hoàng đế trong các không gian cung đình ở Hoàng Thành Huế Làm được điều này thì giá trị

“chân xác” của di sản Huế sẽ được giới thiệu đến với thế giới và du khách sẽ có cái nhìn đầy đủ về vai trò của vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam Nói cách khác, phần khuyết của hình ảnh về triều Nguyễn sẽ được lấp đầy trong mắt du khách và các thế hệ kế thừa di sản Huế

1 *Phan Th ị Di ễm Hương* Trườ ng Du l ịch, Đạ i h ọ c Hu ế , 22 Lâm Ho ằ ng, Hu ế , Vi ệ t Nam, T ạ p chí Khoa h ọc Đạ i học Huế: Kinh tế và Phát triển.

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w