Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".Thương mại dịch vụ quốc tế có ý nghĩa lợi ích đối với các nước tham gia vì các quốc gia tham gia
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Giáo viên hướng dẫn: Võ Văn Công
GVHD: Võ Văn Công SVTH:
Trang 2MỤC LỤC
PHẦẦN M ĐẦẦUỞ 3
Lý do ch n đềề tọ 3
M c đích nghiền c uụứ 3
CHNG 1: T NG QUAN VỀẦ QUAN H KINH TỀẾ QUỐẾC TỀẾƯƠỔỆ 4
1.M t sốố khái ni m, đốối tộệượng và phương pháp nghiền c u c a mốn h cứủọ 4
1.1.M t sốố khái ni mộệ 4
1.2.Ch th c a Quan h kinh tềố quốốc tềốủ ể ủệ 4
2.Nh ng chiềốn lữược phát tri n kinh tềố c a các nểủước trền thềố gi i.ớ 4
2.1.Chiềốn lược đóng c a nềền kinh tềốử 4
2.2 Chiềốn lược m c a nềền kinh tềốở ử 5
3.Bốối c nh quốốc tềố c a các quan h kinh tềố quốốc tềốảủệ 6
CHNG 2: THƯƠNG M I QUỐẾC TỀẾƯƠẠ 6
1.Khái ni m vềề thệương m i quốốc tềốạ 6
4.6.Quan h kinh tềố quốốc tềốệ 10
4.7.Đ c đi m c a kinh tềố thềố gi i ngày nayặểủớ 11
CHNG 3: CHÍNH SÁCH THƯƠNG M I QUỐẾC TỀẾƯƠẠ 11
1.Khái ni m, nhi m v và các b ph n trong chính sách thệệụộ ậương m i quốốc tềốạ 11
Trang 33.Các nguyền tắốc áp d ng trong chính sách thụương m i quốốc tềốạ 13
3.1.Nguyền tắốc tốối hu quốốc (Most Favored Naton – MFN)ệ 13
3.2.Nguyền tắốc đốối x quốốc giaử 13
2.Thương m i d ch v trong khuốn kh GATSạ ịụổ 22
3.Vai trò c a thủng m i d ch v quốốc tềố trong h thốống các mốối quan h kinh tềố quốốc tềốươạ ịụệệ 23
3.1.Thương m i d ch v thúc đ y thạ ịụẩương m i hàng hoá phát tri nạể 23
3.2.Thng m i d ch v góp phâền chuy n d ch c câốu đâều t trền toàn thềố gi iươạ ịụểịơướ 23
3.3.Thng m i d ch v t o ra sốố lươạ ịụ ạượng vi c làm đáng k cho nềền kinh tềố toàn câềuệể 24
4.Xu hướng phát tri n c a thểủương m i d ch v quốốc tềốạ ịụ 24
4.1.T ng giá tr thổị ương m i d ch v quốốc tềố có xu hạ ịụướng ngày càng tắng 24
4.2.C câốu thơương m i d ch v thay đ iạ ịụổ 25
Trang 41.Khái ni m và nguyền nhân hình thành và phát tri n c a đâều t quốốc tềốệể ủư 27
1.1.Khái ni mệ 27
1.2.Nguyền nhân hình thành và phát tri n c a đâều t quốốc tềốể ủư 27
2.Các hình th c đâều t quốốc tềốứư 28
2.1.Cắn c vào quyềền điềều hành qu n lý đốối tứảượng đâều tư 28
2.2.Cắn c vào ch s h u nguốền vốốn đâều tứủ ợ ữư 30
3.Các xu hng c a đâều t quốốc tềốướủư 30
4.Vai trò c a đâều t quốốc tềốủư 32
4.1.Tác đ ng c a đâều t quốốc tềố đốối v i nộủướ ước ch đâều tủư 32
4.1.1.Tác đ ng tch c cộự 32
4.2.Tác đ ng c a đâều t quốốc tềố đốối v i nộủướ ước nh n đâều tậư 33
5.Th c tr ng đâều t nựạưở ước ngoài t i Vi t Nam (2010-2020)ạệ 34
5.1.Vềề lĩnh v c đâều tựư: 35
5.2.Vềề đốối tác đâều t :ư 36
NGUỐẦN TÀI LI UỆ 37
PHẦẦN KỀẾT THÚC 38
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Để tham gia có hiệu quả vào sự phản công và hợp tác kinh tế quốc tế đòi hỏi những người làm công tác xuất nhập khẩu không những phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có được những kiến thức cơ bản nhất, cũng như những cơ sở khoa học của hội nhập, các rào cản trong thương mại quốc tế Trong đó chính sách thương mại quốc tế, thương mai dịch vụ quốc tế và đầu tư quốc tế là 3 vấn đề thiết yếu.
Mục đích nghiên cứu
Thương mại quốc tế tức để việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người (xem thêm Con đường Tơ lụa và Con đường Hổ phách), tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Thương mại dịch vụ quốc tế có ý nghĩa lợi ích đối với các nước tham gia vì các quốc gia tham gia được phân phối và phát triển thị trường rộng bán hàng và sản xuất với số lượng lớn hơn, phát triển nhiều mặt hàng phong phú hơn chất lượng hơn với sự so sánh sản phẩm của người tiêu dùng với sự cạnh tranh tăng cao trên thị trương quốc tế, thúc đấy các nước tham gia nỗ lực phát triển hàng hóa và công nghệ nhằm tăng tỷ lệ canh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm để tồn tại trên thị trường quốc tế, nó có tác động trực tiếp tới nhà sản xuất ở các nước tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, từ đó các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh những tiềm năng của thị trường và tiềm năng của đất nước mà doanh nghiệp đang kinh doanh và ác doanh nghiệp tham gia được giao lưu trao đổi nhân công, khoa học kỹ thuật thông qua hợp tác lao động và chuyển giao công nghệ làm tăng quá trình phát triển công nghệ và trình độ lao động của nhân công
Đầu tư quốc tế là cung cấp cho các nhà đầu tư một hệ thống công cụ đầu tư rộng lớn hơn để lựa chọn cho danh mục đầu tư Chiến lược này có thể tăng mức độ đa dạng hóa cho các khoản đầu tư và bổ sung thêm những nguồn lợi nhuận mới; và trong một số trường hợp, giúp giảm thiểu một số rủi ro hệ thống liên quan đến các quốc gia và nền kinh tế Đầu tư quốc tế thường tăng thêm các công cụ đủ điều kiện cho một danh mục đầu tư, ngoài việc đầu tư trong nước Một nhà đầu tư có thể tìm đến các lựa chọn đầu tư quốc tế giống với các lựa chọn trong nước họ Thị trường đầu tư toàn cầu cung cấp các biến thể của cổ phiếu, trái phiếu và quĩ tương hỗ Các nhà đầu tư cũng có thể đầu tư vào quyền chọn và hợp đồng tương lai của các loại tài sản và tiền tệ.
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1.Một số khái niệm
Nền kinh tế thế giới: là tổng thể các nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ trên Trái Đất, chúng phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế, thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế.
Quan hệ kinh tế đối ngoại: là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của một nền kinh tế với bên ngoài.
Quan hệ kinh tế quốc tế: là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới.
1.2.Chủ thể của Quan hệ kinh tế quốc tế
Là các bên tham gia vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế rất đa dạng và thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.
Loại chủ thể thứ nhất: Các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các nền kinh tế Loại chủ thể thứ hai: Các tổ chức quốc tế, các liên kết kinh tế quốc tế.
Loại chủ thể thứ ba: Các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia, các hãng, các doanh nghiệp…
1.1.1 Các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế
Thương mại quốc tế: là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.
Đầu tư quốc tế: là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra sự di chuyển các phương tiện đầu tư giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế để tiến hành kinh doanh và các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội
Di chuyển quốc tế về hàng hoá sức lao động: là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra sự trao đổi, mua bán giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế về một loại hàng hoá đặc biệt – hàng hoá sức lao động.
Quan hệ quốc tế về khoa học công nghệ: là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra việc trao đổi giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế những tiến bộ, những thành tựu của khoa học công nghệ.
Quan hệ quốc tế về tiền tệ: là hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra sự di chuyển tiền tệ và các chứng từ có giá trị giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.
2.Những chiến lược phát triển kinh tế của các nước trên thế giới 2.1.Chiến lược đóng cửa nền kinh tế
Mỗi một quốc gia trong một thời kỳ, tùy tuộc vào hoàn cảnh lịch sử và điều kiện khả năng khác nhau Vì vậy, các chiến lược phát triển kinh tế mà các nước đề ra cũng phải thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế của họ, phù hợp với điều kiện kinh tế riêng của nước đó, đồng thời không tách khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế thế giới Về cơ bản người ta thấy có hai loại hình chiến lược kinh tế: “Chiến lược đóng cửa nền kinh tế; Chiến lược mở cửa nề kinh tế”.
Trang 72.1.1 Nội dung chiến lược
Chiến lược đóng cửa nền kinh tế (chiến lược kinh tế kiểu cũ): Các quốc gia hạn chế việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài, phát triển kinh tế bằng nội lực là chính, thực hiện tự cung tự cấp bằng nguồn lực trong nước.
2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm
Thực hiện chiến lược đóng cửa nền kinh tế giúp các nước xây dựng nền kinh tế ít bị ảnh hưởng bởi những biến động xấu từ bên ngoài.
Tiềm năng của đất nước được khai thác và phát huy tối đa để xây dựng và phát triển đa dạng các ngành sản xuất
Sự độc lập về kinh tế ở chừng mực nào đã đó cho phép các nước này có quyền tự quyết về chính trị - mục tiêu mà họ muốn đạt được khi thực hiện chiến lược đóng cửa này.
Ví dụ: Trường hợp của Việt Nam khi Khu vực Châu á có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đó thì Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng đến nền kinh tế, trong khi đó cuộc khủng hoảng đó ảnh hưởng rất lớn đến các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia v.v… Đã có một loạt những lý giải tại sao Việt Nam lại không bị ảnh hưởng nhiều, những lý giải đó thiên về tính tích cực như: Có hướng chủ động, Dự báo trước v.v ; nhưng về khía cạnh kinh tế thì bản chất của vấn đề là do nền kinh tế của Việt Nam khi đó còn rất đóng, chưa hội nhập sâu với các nền kinh tế khác trong khu vực – Hội nhập sâu được thể hiện ở điểm quan hệ với các nhà đầu tư trong khu vực, vay vốn của các ngân hàng ở Thái Lan, Indonesia, quan hệ đầu tư thương mại, công nghệ v.v những đan xen về kinh tế với các nước trong khu vực của Việt Nam còn thấp ở thời điểm đó, do vậy khi những Ngân hàng ở Thái Lan, Indonesia v.v bị phá sản thì Việt Nam không có nhiều những khoản vay ở đó Nếu như bây giờ mà xảy ra cuộc khủng hoảng trong khu vực như vậy thì Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất to lớn vì mức độ hội nhập của Việt Nam hiện giờ đã rất cao so với thời điểm đó.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định nhưng chậm Nền kinh tế bị tụt hậu so với bên ngoài.
Các nguồn lực trong nước được khai thác tối đa nhưng không hiệu quả.
Thị trường nội địa nghèo nàn, chật hẹp, giá cả đắt đỏ, hàng hoá kém đa dạng, và người tiêu dùng không có điều kiện để thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.
kinh tế” bị phá sản ở nhiều nước, gây hậu rất nặng nề cho nền kinh tế, nợ nước ngoài chồng chất, nền kinh tế kém hiệu quả Vì vậy nhiều nước đã thay đổi chiến lược kinh tế của mình, từ “đónng cửa” sang “mở cửa” kinh tế.
2.2 Chiến lược mở cửa nền kinh tế 2.2.1 Nội dung chiến lược
Chiến lược mở cửa nền kinh tế (chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu): Mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài, trọng tâm là ngoại thương mà ưu
Trang 8tiên hàng đầu là xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI và sử dụng vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng trong nước.
2.2.2 Ưu điểm và nhược điểm Ưu điểm
Tốc độ phát triển kinh tế cao và nhanh do có thể kết hợp sử dụng có hiệu quả các yếu tố bên trong và bên ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế.
Thị trường rộng mở, hàng hoá đa dạng, phong phú có chất lượng và người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất
Tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, kích thích được sản xuất phát triển.
Thực tiễn đã chứng minh rằng chiến lược mở cửa nền kinh tế là rất đúng đắn Hiện nay hàng hoá ở Việt Nam rất phong phú, nhiều hơn hẳn 5 năm trước đây, giá cả cạnh tranh Người tiêu dùng có thể lựa chọn rất nhiều mặt hàng mà mình cần với mọi mức giá mà họ có thể Đấy chính là kết quả của chiến lược mở cửa, nhưng cái gì cũng có tính hai mặt, đó là do có sự dồi dào hàng hoá như vậy nên có rất nhiều loại hàng giả.
Nhược điểm
Nền kinh tế phụ thuộc và chịu tác động gián tiếp hoặc trực tiếp của những biến động xấu mà nền kinh tế thế giới có thể đưa lại (Ví dụ: Gía dầu mỏ trên thế giới mà leo thang thì lập tức Việt Nam cũng có xu hướng tăng giá.)
Tốc độ phát triển kinh tế cao, nhanh nhưng không ổn định (Gọi là phát triển kinh tế nóng, tuy cao nhưng nếu có khủng hoảng thì lập tức đứng chững lại ngay).
Nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng mất cân đối (Là việc quá thiên về khía cạnh sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, nếu như thị trường không ổn định, không xuất khẩu được nữa thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị chao đảo).
3.Bối cảnh quốc tế của các quan hệ kinh tế quốc tế
Trật tự thế giới cũ mất đi làm giảm nguy cơ chiến tranh hủy diệt ở quy mô toàn thế giới nhưng những xung đột quốc tế vẫn còn gia tăng và ảnh hưởng lớn tiến trình phát triển kinh tế của kinh tế thế giới Cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển, với nội dung rộng lớn ngày càng tác động trực tiếp tới mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội ở tất cả các nước, nền kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
Toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới Trong những thập kỷ gần đây, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã nổi lên, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năng động nhất thế giới Loài người đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi cần phải có sự hợp tác giữa các nước để cùng nhau giải quyết: vấn đề môi trường, các căn bệnh thế kỷ, sự bùng nổ dân số, thất nghiệp gia tăng, nghèo đói,
CHƯƠNG 2: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1 Khái niệm về thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế
Trang 91.2 Sự khác nhau giữa hàng hóa và dịch vụ đ ược cung câốp b i nh ng ngở ữ ườ i khác Hàng hoá đượ ảc s n xuâốt, sau đó được
mua bán và cuốối cùng là tều dùng
D ch v đị ụ ượ ảc s n xuâốt và tều dùng đốềng
2 Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (16/6/1723-17/7/1790) là người Scotland, tốt nghiệp đại học Glasgow ở tuổi 17; là cha đẻ của Kinh tế học Tư tưởng của ông là cơ sở nền móng lý thuyết ngày nay.
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Tài nguyên của mỗi quốc gia được sử dụng hiệu quả hơn và sản phẩm được sản xuất
Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối so với Anh về sản xuất lúa mì Anh có lợi thế tuyệt đối so với Hoa Kỳ về sản xuất vải.
Trang 102.5 Hạn chế của lý thuyết:
Lý thuyết trên không giai thích được hiện tượng trao đổi thương mại vẫn diễn ra với những nước có lợi thế hơn hẳn các nước khác ở mọi sản phẩm, hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm.
3 Lợi thế so sánh của David Ricardo
David Ricardo (18/04/1772-11/09/1823) là một nhà kinh tế học người Anh, có ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển sánh ngang cùng Adam Smith và Thomas Malthus Ông còn là một thương gia, một chuyên gia tài chính và còn là nhà đầu cơ tài chính Các lý luận của ông đã ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng kinh tế của Karl Marx
Lợi thế so sánh hay ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay thương đối có hiệu quả hơn các nước khác) Ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu nhưng hàng hóa mà mình có thể sản xuất tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác)
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế
Các phân tích của David Ricardo chỉ chú ý đến cung sản xuất sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh ( lợi thế tương đối), không chú ý đến cầu tiêu dùng Chưa tính đến chi phí vận tải , bảo hiểm , thuế quan và các hàng rào bảo hộ mậu dịch.
Giá tương đối trong trao đổi theo lý thuyết lợi thế so sánh chỉ dựa vào đầu vào là lao động Thực tế giá tương đối được cấu thành bởi nhiều yếu tố: Vốn, lao động, công nghệ;
Chưa tính đến yếu tố chi phí sản xuất giảm dần theo quy mô và năng suất lao động tăng dần theo quy mô.
Chưa tính đến vòng đời sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng… 4 Mô hình Hecksher - Ohlin
Là sự khác biệt mang tính xã hội trong môi trường kinh tế – xã hội làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên hấp dẫn hơn đối với các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút các nguồn lực kinh tế quốc tế và thiết lập các quan hệ thị trường quốc tế thuận lợi, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế quốc gia.
Ví dụ: Các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công nghiệp không khói này rất thành công và hiệu quả Tuy nhiên, họ thành công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo, từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu Điều đó đã tạo cho họ có lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt trội.
Trang 114.2 Sự khác biệt về nguồn lực
Khác biệt về nguồn lực là nguồn gốc duy nhất của thương mại Giải thích lợi thế so sánh là do: Sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia; Hàng hóa khác nhau thì hàm lượng các yếu tố sản xuất cũng khác nhau Còn được gọi là Học thuyết về tỷ lệ các yếu tố sản xuất.
Trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước tiến đến chuyên môn hóa ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất.
4.3.1 Trao đổi quốc tế
Là sự trao đổi các yếu tố dư thừa lấy các yếu tố khan hiếm Các nước chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm cần nhiều yếu tố dư thừa để xuất khẩu và nhập khẩu những sản phẩm mà để sản xuất ra nó cần nhiều yếu tố khan hiếm.
4.3.2 Những yếu tố cơ bản trong sản xuất: Vốn, lao động, công nghệ, đất đai.
4.3.3 Định luật xu hướng cân bằng về thu nhập của các yếu tố sản xuất: Khi các nước tự do hóa thương mại, không có nước nào chuyên môn hóa hoàn toàn thì thu nhập của các yếu tố sản xuất giữa các nước có xu hướng cân bằng nhau.
S n xuâốt myễ ph m tắng ả ẩ nhu câều vềề vốốn tắng, th a vốốn đừ ược gi i quyềốt ả lãi suâốt tắng
S n xuâốt myễ ph m gi m ả ẩ ả nhu câều vềề vốốn gi m, gi m tnh tr ng thiềốu vốốn ả ả ạ lãi suâốt gi mả
Cân bắềng lãi xuâốt
S n xuâốt ố tố gi m ả ả câều lao đ ng gi m ộ ả lương gi mả
S n xuâốt ố tố tắng ả câều lao đ ng tắng ộ lương tắng
Cân bắềng lương
Th ng m i quốốc tềố làm tắng thu nh p th c tềố c a các yềốu tốố d th a và gi m thu nh pươ ạ ậ ự ủ ư ừ ả ậ th c tềố c a các yềốu tốố khan hiềốmự ủ
4.5.1 Lý thuyết marketing hiện đại
Trang 12Mô hình marketing toàn diện
Theo trang pace.edu.Việt Nam, “Huyền thoại marketing thế giới” và là “cha đẻ marketing hiện đại” đã nhận lời mời của Trường Doanh Nhân PACE (Việt Nam) để tới thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nhân Việt Nam với các doanh nhân việt nam tại hội thảo “Marketing mới cho thời đại mới” vào trung tuần tháng 8-2007 tại TP.HCM, một sự kiện được đánh giá là lớn nhất của giới kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2007 Và ông đã chọn Tuổi Trẻ Cuối Tuần làm tờ báo đầu tiên để trò chuyện nhân dịp này Và ông đã có một cuộc phỏng vấn về Marketing như sau:
PV: Thưa ông, ông có nghĩ vai trò của marketing đối với nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi và sự thay đổi đó là gì?
Porter: Có rất nhiều người nghĩ rằng vai trò của marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực truyền trông và quảng cáo Nhưng vai trò chính của marketing chính là phát hiện những xu hướng mới, những nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng, từ đó chuyển đổi thành những sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi nhuận Đây chính là một lối tư duy mới về vai trò của marketing.
Và những cơ hội như vậy tồn tại ở bất cứ nơi đâu trên thế giới Một chiến lược marketing “có tầm vóc” là một chiến lược vừa phù hợp với địa phương vừa mang tính toàn cầu Đó là lý do tại sao Akio Morita của Sony đã đặt ra một thuật ngữ mới là “global” marketing.
4.5.2 Lý thuyết chuyên môn hóa
Là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ giáo sư, của Đại học Princeton Chuyên ngành chính của ông là kinh tế học vĩ mô quốc tế Năm 2008, ông được Ngân hàng Thụy Điển trao giải Nobel kinh tế học.
4.5.2.2 Lý thuyết thương mại: Tính kinh tế là do quy mô 4.5.2.3 Địa lý kinh tế:
Tập trung sản xuất vào một số ít địa phương để tận dụng tiết kiệm do qui mô thì nên chọn những địa phương có sẵn một thị trường lớn – tức là những địa phương mà các nhà sản xuất khác cũng đã chọn để sản xuất hàng của họ
4.5.3 Lý thuyết khoảng cách công nghệ
Là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới, là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế quốc tế.
Trang 13Phân loại: căn cứ theo đối tượng di chuyển quốc tế có 4 loại quan hệ kinh tế quốc tế: Thương mại Quốc tế (hàng hóa và dịch vụ di chuyển; Đầu tư Quốc tế (vốn tư bản di chuyển; Tài chính Quốc tế (Tiền tệ và các phương tiện tiền tệ di chuyển; Nhân sự Quốc tế (lao động di chuyển
Phát triển kinh tế thị trường và thực hiện “mở cửa” nền kinh tế trở thành xu hướng chung của các nước Chính phủ của các nước ngày càng can thiệp sâu vào quá trình điều tiết kinh tế Toàn cầu hóa đang gia tăng mạnh mẽ mang tính toàn diện trên khắp các lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội: thương mại, đầu tư, dịch vụ, luân chuyển vốn, luân chuyển lao động; xâm nhập về văn hóa, thông tin… Các nước ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1 Khái niệm, nhiệm vụ và các bộ phận trong chính sách thương mại quốc tế 1.1 Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật dùng để thực hiện những mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một nước trong một thời kỳ nhất định gồm: những chính sách thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và liên quan đến sở hữu trí tuệ.
1.2 Đặc điểm
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng Chính sách kinh tế quốc gia bao gồm hai mảng:
Chính sách đối nội: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Chính sách đối ngoại: thương mại, đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ, di chuyển, xuất khẩu lao động.
Chính sách thương mại quốc tế có quan hệ mật thiết với mọi hoạt động của nền kinh tế và quan hệ chặt chẽ với chính sách ngoại giao.
1.3 Xây dựng chính sách thương mại
Việc xây dựng chính sách thương mại dựa trên: đặc điểm kinh tế xã hội, cam kết quốc tế mà quốc gia đó đã có và đang thực hiện, chính sách thương mại phải được điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Có hai phương pháp cơ bản để một quốc gia xây dựng chính sách thương mại: Phương pháp tự định: Quốc gia đơn phương căn cứ vào yêu cầu, mục đích của mình để đề ra các quy tắc, quy định trong nguyên tắc thương mại và buộc các đối tác phải thực hiện.
Trang 14Phương pháp thương lượng: Nhà nước thương lượng với các nước khác để thống nhất về các nguyên tắc, biện pháp áp dụng cho phù hợp với quan hệ kinh tế thương mại
1.4 Nhiệm vụ chính của chính sách thương mại
Bảo hộ hợp lý thị trường và nền sản xuất nội địa (phòng ngự) Đánh thuế nhập khẩu thật cao (như ô tô hiện nay) để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra bên ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế (tấn công).
1.5 Các phần trong chính sách thương mại quốc tế
Chính sách mặt hàng: Là quy định của nhà nước về việc khuyến khích hay không khuyến khích xuất nhập khẩu mặt hàng nào đó căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, vào khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của quốc gia đó.
Chính sách thị trường: Bao gồm định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm.
2 Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế 2.1 Chính sách bảo hộ mậu dịch
Là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế, trong đó nhà nước áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.
Những lĩnh vực thường được bảo hộ mậu dịch là: Những ngành công nghiệp còn non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh, Những ngành sản xuất có nguy cơ bị hàng hóa nước ngoài đe dọa sự tồn tại (bảo hộ khẩn cấp), Những ngành sản xuất tạo nhiều việc làm cho xã hội.
2.2 Chính sách mậu dịch tự do
Là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế trong đó nhà nước từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ những cản trở trong quan hệ buôn bán với bên ngoài, thực hiện tự động hóa thương mại.
2.3 Các công cụ chủ yếu của chính sách bảo hộ
Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu (vd: chiến tranh thương mại Mỹ-Trung) Hàng rào phi thuế quan (nhân danh bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm…vd: cá tra, cá ba sa Việt Nam…)
Quyền sở hữu trí tuệ về khoa học kĩ thuật, công nghệ; Hạn chế nguồn vốn FDI Các đạo luật chống bán phá giá; Tiền trợ cấp của chính phủ.
Trang 15Các chính sách tác động vào tỉ giá hối đoái (vd: Trung Quốc phá giá tiền nhân dân tệ).
3 Các nguyên tắc áp dụng trong chính sách thương mại quốc tế 3.1 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favored Nation – MFN)
Các bên tham gia ký kết cam kết dành cho nhau những thuận lợi và ưu đãi không kém hơn những thuận lợi và ưu đãi mà một bên đang và sẽ dành cho bất kì một nước thứ ba nào Được áp dụng trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoại lệ của MFN: Mậu dịch biên giới, Những ưu đãi trong những thỏa thuận thương mại khu vực (RTAs), Mua sắm chính phủ.
Cách áp dụng MFN: áp dụng MFN vô điều kiện và có điều kiện 3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia
Các bên tham gia cam kết dành cho hàng hóa, công dân hoặc công ty nước kia những ưu đãi trên thị trường nội địa giống như những ưu đãi dành cho hàng hóa, công dân hoặc công ty nước mình trên nguyên tắc không có sự phân biệt đối với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước.
Cách tiếp cận nguyên tắc của WTO: Khi sản phẩm của nước thành viên xuất khẩu sang một nước thành viên khác thì những đãi ngộ của nước nhập khẩu không kém hơn những đãi ngộ dành cho những sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước đó.
Phạm vi áp dụng: các loại thuế, phí nội địa; các quy định nội địa có ảnh hưởng đến việc kinh doanh hàng nhập khẩu (kinh doanh, mua sắm, vận chuyển, phân phối và sử dụng), phạm vi áp dụng của nguyên tắc này không chỉ trong thương mại hàng hóa mà còn đối với các lĩnh vực khác Lĩnh vực áp dụng tương tự nguyên tắc tối huệ hóa.
4 Các biện pháp áp dụng trong chính sách thương mại 4.1 Thuế quan
Là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó đi qua một lãnh thổ hải quan không nhất thiết phải là một nước mà chỉ là một vùng lãnh thổ.
Thuế quan có thể phân theo mục đích, đối tượng, phương pháp tính thuế Tác động của thuế quan nhập khẩu:
Những tác động tích cực: tác động đối với giá, sản xuất, người tiêu dùng, và hoạt động trao đổi quốc tế.
Trang 16Những tác động tiêu cực: nếu đánh thuế nhập khẩu quá cao, kích thích sản xuất nội địa không còn nữa, thu ngân sách sẽ giảm; mức thuế nhập khẩu cao đi đôi với nạn buôn lậu, trốn thuế…
4.2 Các biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan 4.2.1 Hạn ngạch
Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị hàng hóa cao nhất được phép nhập khẩu trong một thời gian nhất định
Áp dụng cho tất cả quốc gia mà không căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa.
Ví dụ: Nước A có nhu cầu là 2 triệu tấn gạo và năng lực sản xuất là 1 triệu tấn gạo, vậy A đề ra hạn ngạch nhập khẩu là 1 triệu tấn gạo Nhưng có một loạt nước xuất khẩu gạo sang nước A trong đó có B với năng lực xuất khẩu rất lớn chiếm hết lượng gạo vào nước A Điều này khiến các nước khác cảm thấy họ thiệt thòi và đòi hỏi một phần nhất định trong đó.
Căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa.
Ví dụ: Nước A đề ra hạn ngạch 1 triệu tấn gạo và phân bổ: nước B 700 nghìn tấn, nước C 200 nghìn tấn, nước D 100 nghìn tấn.
4.2.2 Cấp giấy phép nhập khẩu
Đây là một thủ tục hành chính quy định rằng việc kinh doanh nhập khẩu phải được nhà nước cho phép bằng cách cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép nhập khẩu.
4.2.3 Cấm nhập khẩu
Là Nhà nước cấm nhập khẩu những mặt hàng nhất định vào thị trường nội địa Cấm theo mặt hàng (ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy…)
Cấm theo thị trường (cấm nhập khẩu gia cầm từ những nước bị dịch cúm,…) 4.2.4 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER)
Là thỏa thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, theo đó nước xuất khẩu tự nguyện hạn chế xuất khẩu sản phẩm nào đó ở mức độ nhất định vào nước nhập khẩu nhằm ngăn ngừa những biện pháp hạn chế thương mại mà nước nhập khẩu có thể đặt ra
Tác động của VER giống như hạn ngạch, làm giảm lượng trao đổi mậu dịch quốc tế, làm giá cả tăng lên.
Đối với nước xuất khẩu: mặc dù số lượng giảm nhưng giá cả hàng hóa tăng lên, phần thu nhập này thuộc về nhà xuất khẩu.
Trang 17Đối với nước nhập khẩu: tuy hạn chế xuất khẩu tự nguyện là để bảo hộ sản xuất trong nước nhưng lại làm cho giá cả tăng lên nên biện pháp này gây tốn kém cho nước nhập khẩu.
4.2.5 Các biện pháp tài chính tiền tệ
Nhà nước sử dụng công cụ tài chính tiền tệ để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu của mình.
Ký quỹ hay đặt cọc: Nước nhập khẩu yêu cầu yêu cầu các chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền nhất định tại ngân hàng trước khi được cấp giấy phép nhập khẩu.
Quản lý ngoại hối: Nhà nước quy định sẽ quản lý và kiểm soát việc thu chi và sử dụng ngoại hối trong quan hệ buôn bán với nước ngoài.
Cơ chế nhiều tỷ giá: Nhà nước quy định các mức tỷ giá khác nhau khi bán ngoại tệ cho nhà xuất khẩu.
4.2.6 Quy định về xuất xứ của hàng hóa
Nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về xuất xứ của hàng hóa để được nhập khẩu hoặc để được hưởng những ưu đãi, hay phân biệt đối xử.
Cần phải biết về xuất xứ để: Xác định mức thuế suất khác nhau; Xác định việc đóng nhãn mác có hợp lý không; Hỗ trợ các cơ quan nhà nước thống kê về kinh doanh xuất nhập khẩu.
4.2.7 Thủ tục hải quan
Là những công việc mà người làm thủ tục hải quan và nhân viên hải quan phải thực hiện theo quy định đối với đối tượng cần làm thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh Đối tượng là chủ những lô hàng nhập khẩu, những người được chủ những lô hàng ủy quyền, các đại lý làm thủ tục hải quan.
4.2.8 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Là quy định của nước nhập khẩu về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu để được thông quan vào thị trường nội địa Rào cản cũng có thể trở thành hình thức bảo hộ Các nước có thể đưa ra những yêu cầu tiêu dùng chuẩn hết sức khắt khe đối với các mặt hàng
Ví dụ: máy móc thiết bị phải đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, các mặt hàng nông sản, thủy sản phải đáp ứng các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.2.9 Các biện pháp quản lý khác Một số biện pháp phổ biến:
Trang 18Quyền kinh doanh nhập khẩu, đầu mối nhập khẩu Chỉ một số doanh nghiệp mới được cấp quyền nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định trên một số thị trường và trong một thời gian nhất định Đầu mối nhập khẩu – có những mặt hàng nhất định chỉ được nhập khẩu qua một số doanh nghiệp mà nhà nước chỉ định (như ở Việt Nam có rượu, xăng dầu, dược phẩm, …)
Quy định về giá bán hàng nhập khẩu Nhà nước có thể quy định giá sàn hoặc giá trần cho hàng nhập khẩu.
Thủ tục hành chính Nhà nước có thể sử dụng thủ tục hành chính để quản lý, cản trở hạn chế hoạt động nhập khẩu (vd Việt Nam hiện nay cho phép nhập khẩu ô tô qua 4 cảng) Chính sách mua sắm công: Mua sắm của chính phủ và tỷ lệ nội địa hóa (hàng điện tử; đèn hình, bộ linh kiện điện tử).
Các biện pháp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu… 4.3 Bán phá giá
4.3.1 Khái niệm
Theo WTO, bán phá giá hàng hóa là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán ở một nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó (hoặc sản phẩm tương tự như sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở nội địa nước xuất khẩu.
4.3.2 Mục đích Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh Thu lợi nhuận độc quyền Giải quyết hàng tồn kho.
4.3.3 Điều kiện để áp dụng biện pháp bán phá giá
Nhà xuất khẩu phải có tiềm lực kinh tế mạnh để theo đuổi bán phá giá.
Doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh thì mới có thể chịu được bán hàng hóa với giá thấp.
Nhà xuất khẩu phải độc chiếm, khống chế thị trường trong nước, nếu không hàng ở nước nhập khẩu giá rẻ hơn sẽ nhập trở lại thị trường nước doanh nghiệp xuất khẩu.
Thị trường nước nhập khẩu không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá 4.3.4 Nguồn tài chính bù vào thiệt hại khi bán phá giá
Bán giá cao trong nước: Khi doanh nghiệp bán giá cao trong nước thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận và do vậy họ có thể bán giá thấp ở thị trường nước ngoài và nhờ giá
Trang 19thấp đó mà họ có thể đẩy mạnh sản xuất và có thể khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô.
Lợi nhuận cao sau khi đã chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu; Sau khi đã chiếm lĩnh được thị trường của nước nhập khẩu hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao (doanh nghiệp chỉ chịu lỗ ban đầu).
Từ các khoản tài trợ của chính phủ Chính phủ có thể có những tài trợ cho các doanh nghiệp bán phá giá hàng hoá (như EU, Mỹ đều nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam nhận được trợ cấp từ chính phủ).
4.3.5 Chống bán phá giá
Hàng nhập khẩu có bán phá giá (theo hiệp định chống bán phá giá thì 2%) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc có nguy cơ đe dọa thiệt hại.
Có thể là thiệt hại thực tế đã xảy ra hoặc có thể chỉ là nguy cơ đe doạ.
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên 4.3.5.2 Các biện pháp thực hiện chống bán phá giá
Biện pháp tạm thời (thuế tạm thời, đặt cọc, tạm đình chỉ định giá tính thuế) Cam kết về giá: Để tránh nguy cơ hàng hoá có thể bị áp thuế chống bán phá giá thì các doanh nghiệp nước xuất khẩu họ chủ động tự cam kết là sẽ tăng giá bán hàng hoá lên hoặc ngừng hành vi xuất khẩu phá giá hàng hoá.
Áp dụng thuế chống bán phá giá 4.3.6 Bán phá giá hối đoái:
Cơ chế bán phá giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái tăng người xuất khẩu bán hàng hóa ra nước ngoài thu ngoại tệ, chuyển về nước và đổi ra nội tệ sẽ thu được lượng nội tệ nhiều hơn trước do được hưởng chênh lệch giữa tỷ giá mới và tỷ giá cũ thu lợi nhuận cao hơn, giúp họ giảm giá bán tăng khối lượng xuất khẩu.
Điều kiện để bán phá giá hối đoái:
Mất giá đối ngoại của đồng bản tệ phải lớn hơn mất giá đối nội Nước nhập khẩu không đồng thời phá giá đồng tiền của họ Nước nhập khẩu không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Trang 204.4 Các hiệp định thương mại
Hiệp định thương mại là văn bản được ký kết giữa các chính phủ, trong đó bao gồm những nguyên tắc và qui định chung để điều chỉnh mối quan hệ thương mại và các vấn đề liên quan giữa các bên (Song phương hoặc đa phương).
Mục đích:
Đẩy mạnh hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước.
Hình thành hệ thống pháp lý cho thương mại quốc tế, từ đó hạn chế các tranh chấp Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Giảm các rào cản thương mại quốc tế 4.5 Hoạt động bảo hộ thương mại
Nhằm bảo vệ việc làm cho người lao động trong nước; An ninh chính trị quốc gia; Giúp cho các ngành công nghiệp mới hình thành có điều kiện để phát triển; Thương lượng có lợi hơn trong đàm phán giữa các quốc gia; Bảo vệ công bằng giữa các quốc gia.
4.6 Thuế nhập khẩu và các tác động 4.6.1 Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng biểu thị lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường, là khoản chênh lệch giữa giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả và giá mà họ thực trả theo giá thị trường (Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên giá thị trường)
4.6.2 Thặng dư sản xuất
Thặng dư sản xuất biểu thị lợi ích của nhà sản xuất trên thị trường, là khoản chênh lệch giữa giá bán của nhà sản xuất theo giá thị trường và giá tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn sàng bán (Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm dưới giá thị trường và trên đường cung)
4.6.3 Tác động của thuế quan
Thặng dư tiêu dùng giảm (Người tiêu dùng thiệt hại do giá tăng) Thặng dư sản xuất tăng (Nhà sản xuất được lợi).
Ngân sách tăng (Tiền thuế thu được).
Quốc gia 1 chịu tổn thất ròng (Gồm 2 phần: tác động sản xuất, tổn thất do dịch chuyển sản xuất nội địa theo hướng tốn chi phí hơn và tác động tiêu dùng, tổn thất từ việc giảm khả năng tiêu dùng).
Thặng dư tiêu dùng tăng (Người tiêu dùng được lợi do giá giảm) Thặng dư sản xuất giảm (Nhà sản xuất bị thiệt hại).