1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ môn học triết học mác lênin phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quy Luật Về Sự Phù Hợp Của Quan Hệ Sản Xuất Với Trình Độ Phát Triển Của Lực Lượng Sản Xuất
Tác giả Lim Mỹ Quân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thùy Duyên
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 213,44 KB

Nội dung

 Chủ thể thu nhận thông tin khách thể  Mô hình hóa đối tượng trong tư duy => hình ảnh về đối tượng  Hiện thực hóa đối tượng trong thực tiễn  Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến+ Mối li

Trang 1

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

HỌ VÀ TÊN: LIM MỸ QUÂN MSSV: 2256191048

LỚP: N2_NHẬT BẢN HỌC_CLC GVHD: TS NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_2023

NỘI DUNG THỰC HIỆN

CÂU HỎI:

1 Cơ sở lý luận nào để rút ra nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện? Phân tích các cơ sở đó Chọn 1 trong 2 nguyên tắc, vận dụng phân tích một hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay

2 Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Tại sao nói: “nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của xã hội”? Nêu những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

3 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội tác động như thế nào đến con người Việt Nam hiện nay Chứng minh bằng thực tiễn

BÀI LÀM:

1 Cơ sở lý luận nào để rút ra nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện? Phân tích các cơ sở đó Chọn 1 trong 2 nguyên tắc, vận dụng phân tích một hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay

 Cơ sở lý luận để rút ra nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện chính là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Vậy trước hết vật chất và ý thức đó là gì?

Trang 3

 Vật chất là gì? Thế giới là một khoảng không gian rộng lớn và vô cùng, vô tận Trong đó có vật chất tồn tại, vật chất tồn tại từ những hạt nguyên tử nhỏ bé mà cấu thành, theo Lênin cho rằng vật chất chính là một phạm trù triết học với nghĩa rộng nhất, chỉ hiện thực khách quan,

là tất cả những gì tồn tại, bao gồm những cái con người đã biết hoặc là chưa biết, có khả năng biết, chưa biết Những tồn tại ấy khi tác động vào mỗi cảm giác của con người thì được cảm giác sao chép, chụp lại,

phản ánh Tất cả những dạng tồn tại của thế giới vật chất độc lập với

cảm giác của người, tồn tại khách quan Theo giáo trình triết học Mác-Lênin thì V.I Mác-Lênin ông cũng đã nhấn mạnh rằng, phạm trù triết học

này dùng để chỉ cái ““đặc tính” duy nhất của vật chất – mà chú nghĩa

duy vật triết học là gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta” Nói chung lại thì tính trừu tượng của phạm trù vật

chất ấy chính là bắt nguồn từ cơ sở hiện thực ấy Vật chất phát triển theo thì ý thức của chúng ta theo đấy cũng sẽ bắt theo mà phát triển

 Ý thức là gì? Ý thức có nguồn gốc từ trong chính tự nhiên, từ những gì quan sát được trong xã hội và hoàn cảnh xung quanh Từ đó mà rút ra

suy nghĩ trong não bộ từ thế giới vật chất xung quanh, có sự sao chép hình ảnh, có sự sai khác và cũng có sự phản ánh tâm lý qua các hình thức khác nhau Mỗi loài có nhận thức và ý thức khác nhau,

con người cũng có sự nhận thức và ý thức khác hẳn so với những động vật bậc thấp khác Và ý thức cũng chính là một hình thức phản ánh cao nhất của sinh vật đối với thế giới quan xung quanh họ, ý thức khiến cho sinh vật khác hẳn với mọi thứ xung quanh Là một sự hoàn thiện

Trang 4

trong trí óc của nhân loại và các hoạt động thực tiễn xã hội chính là tiền đề cho đặc tính phản ánh – ý thức của người dần phát triển theo

 Ý thức có nguồn gốc trong đời sống lao động, qua ngôn ngữ và cũng được bắt nguồn từ nhiều hình thức khác nhau trong đời sống tinh thần

 Vậy mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức là gì?

 Vật chất quyết định ý thức

 Vật chất là nguồn gốc cho sự ra đời và tồn tại của ý thức Điều kiện của vật chất như thế nào thì ý thức như thế đấy.

 Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức sẽ bắt theo, hình thành và phát triển theo đến đó, vật chất biến đổi thì ý thức cũng biến đổi theo

 Vật chất quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức Vậy có thể nói ngắn gọn hơn là vật chất quyết định ý thức, cả hai đều tương tác lẫn nhau

 Ý thức tác động lại ngược vật chất?

 Chủ thể thu nhận thông tin khách thể

 Mô hình hóa đối tượng trong tư duy => hình ảnh về đối tượng

 Hiện thực hóa đối tượng trong thực tiễn

 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

+ Mối liên hệ phổ biến:

 Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự

chuyển hóa lẫn nhau giữa các sinh vật hay giữa các mặt, giữa các yếu

tố của sinh vật, hiện tượng trong thế giới

 Bao gồm ba khái niệm

Trang 5

 Tính quy định lẫn nhau: trong tự nhiên, xã hội và cả tư

duy, hai vật này quy định lẫn nhau (A như thế nào thì B như thế đấy và cũng ngược lại)

 Tương tác lẫn nhau: diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp (A

tác động đến B và ngược lại)

 Chuyển hóa lẫn nhau: (A làm biến đổi B và ngược lại)

 Mối liên hệ của chúng ta cũng có một ví dụ điển hình và rõ rệt trong cuộc sống, đó chính là mối quan hệ giữa cung và cầu trong thị trường kinh tế (hàng hóa, dịch vụ) luôn luôn diễn ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tương tác lẫn nhau; chuyển hóa lẫn nhau và từ đó tạo nên quá trình vận động và phát triển không ngừng giữa cung và cầu Nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng của khách hàng luôn tác động lẫn nhau, quy định Đó chính là mối liên hệ sâu sắc và ta có thể dễ dàng nhìn thấy được trong cuộc sống thường ngày của chúng ta

+ Mối liên hệ tính chất: cũng tương tự như mối liên hệ phổ biến cũng bao

gồm ba khái niệm

 Khách quan: là mối liên hệ không tuân theo ý muốn của chủ quan

thuộc cá nhân nào, nhóm nào mà tự nó tồn tại

 Phổ biến: Ở đâu cũng có mối liên hệ, mối liên hệ tồn tại trong tự

nhiên, xã hội và có ở cả trong tư duy của chúng ta

 Đa dạng, phong phú: là mối liên hệ giữa trực tiếp/gián tiếp, sâu

sắc/hời hợt, bên trong/bên ngoài, nhiều vẻ nhiều loại có mối liên hệ lẫn nhau

Chọn 1 nguyên tắc và vận dụng, phân tích 1 hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay:

Trang 6

 Về nguyên tắc toàn diện: khi nghiên cứu đối tượng thì chúng ta phải hiểu biết về chính đối tượng, cần phải hiểu rõ và nắm bắt mọi mối liên hệ của đối tượng đó Và cũng cần phải tránh việc ngụy biện và phiến diện của vấn đề, chỉ nhìn một mặt của vấn đề mà nhận xét Ngoài ra, muốn toàn diện phải cần

có thời gian, không gian, quan điểm lịch sử cụ thể

 Vậy vấn đề chúng ta sắp bàn sẽ là quyền bình đẳng giới, nhưng trước hết ta cũng cần phải hiểu về vấn đề cũng như là đối tượng chúng ta sắp bàn luận

 Vậy bình đẳng giới là gì? Theo như wikipedia và một số trang web

(hnmu.edu-website trường đại học thủ đô Hà Nội) thì bình đẳng giới

có nghĩa quyền lợi giữa đàn ông và phụ nữ đều có quyền lợi như nhau

kể cả việc đi học, làm việc, lãnh đạo nhà nước, có quyền lợi ngang nhau trong mọi lĩnh vực trong kinh tế- xã hội, chính trị, giáo dục, y tế, hôn nhân, gia đình và các chính sách phúc lợi tương tự Cả hai giới đều có sự tôn trọng và quyền bình đẳng ngang nhau trong vị thế xã hội Nam giới có thể lãnh đạo thì nữ giới cũng có quyền tương tự như nam giới, họ cũng có khả năng đứng ra lãnh đạo và cũng có thể đưa ra những quyết định sáng suốt Đây là một chiến lược được Liên Hiệp quốc theo đuổi và xây dựng, thực hiện và giám sát triệt để các chính sách để có thể đạt được một mục đích cuối cùng là nữ giới cũng có thể hưởng được những chính sách và quyền lợi như là nam giới Mong muốn nữ giới và nam giới cũng đều có sự bình đẳng như nhau Những

khái niệm trên được dựa trên Tuyên bố Liên Hợp Quốc về Nhân quyền

 Mối liên hệ giữa hai đối tượng nam và nữ? Từ những thời xa xưa,

cụ thể là thời kì phong kiện và cận trung đại đến nay vẫn còn những thực trạng nam nữ bị phân biệt nhau Từ xưa, nữ giới luôn được xem

Trang 7

là người chỉ ở trong một góc bếp, không có quyền tự do ngôn luận, một công cụ sinh đẻ tiếp nối dòng dõi Nam giới thì phải luôn là người lãnh đạo, gánh mọi việc nặng nhọc, trọng trách cốt yếu trên vai, là nam giới thì phải luôn mạnh mẽ và tuyệt đối không được rơi nước mắt trước những tình cảnh khó khăn ngặt nghèo của cuộc đời – bởi vì họ cho rằng một người đàn ông rơi nước mắt thì đó chính là biểu tượng của người đàn ông yếu đuối và nhu nhược Cả hai giới đều có sự mệt nhọc và nỗi khó khăn khác nhau, nam giới phải gánh vác trọng trách quá to lớn, còn nữ giới thì không có quyền tự chủ bản thân Cho đến nay, vẫn còn một số gia đình gây bất bình đẳng giới trong việc giáo dục con trẻ, về sự phân biệt đối xử ( thương con trai hơn con gái hoặc thương con gái hơn con trai => gây ảnh hưởng đến tâm lý, sự yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái )

 Việc đấu tranh cho bình đẳng giới đã diễn ra từ rất lâu, cụ thể là từ thời phong kiến, đấu tranh quyền lợi cho nữ giới cũng có quyền học tập như bao người khác, quyền nói lên và tự làm chủ chính bản thân mình Không ai nói việc nặng đều có thể một mình do nam giới làm, cũng đã có nhiều người phụ nữ rất vĩ đại đã đem lại cho thế giới này nhiều màu sắc và những góp phần phát triển tư duy và thế giới quan xung quanh của chúng ta Ngay từ thế kỉ 19, C.Mác và Ph Ăngghen – những vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản trên toàn thế giới đã chỉ rõ: “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ Ngay cả ở trong nhà, người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần”; “người vợ trở thành người đầy tớ chính và không được

Trang 8

tham gia vào nền sản xuất xã hội” “Tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn

bà về mặt kinh tế” Hai ông khẳng định: “Một sự bình đẳng thực sự giữa phụ nữ và nam giới chỉ có thể trở thành hiện thực khi đã thủ tiêu được chế độ bóc lột của tư bản đối với cả hai giới và khi công việc nội trợ riêng trong gia đình đã trở thành một nền công nghiệp xã hội”

 Và V.I Lênin, người đã kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, đã chỉ ra những tình cảnh khốn khổ của nữ công nhân lao động trong các xưởng nhà máy, công xưởng: “Hàng triệu và hàng triệu phụ nữ trong những gia đình như vậy đang sống (hoặc nói đúng hơn đang bị đọa đầy) trong kiếp “gia nô”, ra sức lo ăn, lo mặc cho gia đình bằng từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng những cố gắng phi thường hàng ngày và bằng “sự tiết kiệm” tất cả mọi thứ, chỉ trừ có “tiết kiệm” lao động của bản thân”

 Bởi những khó khăn của người phụ nữ trong quá khứ, V.I Lênin đã chủ trương khẳng định rằng “phụ nữ được bình quyền với nam giới về mọi mặt” để thực hiện nguyên tắc toàn diện nhất Hiện tại, Việt Nam cũng đang chủ trương thực hiện quyền bình đẳng cho giữa cả phái nam và phái nữ, vai trò của người phụ nữ trong gia đình đã không còn

là vị trí thấp hèn khi trước mà bây giờ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị mà người phụ nữ đã có quyền được tham gia và đưa ra ý kiến của mình về quyền lợi và chính sách của nhà nước Nếu nhà nước muốn thăng tiến phát triển như các nước láng giềng, thì việc thực thi phải được triệt để và giám sát chặt chẽ nhất có thể Trong bản Hiến pháp năm 1959 quyền và nghĩa vụ của phụ nũ được xác định rõ ràng

Trang 9

Điều 24, Chương 3 của Hiến pháp năm 1959 quy định: Phụ nữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình

 Không chỉ phụ nữ, việc gánh vác trọng trách và cả công việc nội trợ cả hai giới đều phải chia đều và san sẻ nhau, không có một công việc nào

là chỉ giành riêng cho bất kì ai cả Đôi khi việc gánh trọng trách lại là nguồn cơn khiến cho người đàn ông trở nên áp lực trong cuộc sống, mọi quyền lợi về nhân quyền đều phải được san sẻ và công bằng nếu chúng ta muốn xã hội Việt Nam thêm bước phát triển thăng cao và toàn diện nhất thì chính là cách mà chúng ta nên thực thi Mỗi công dân nên tự quyết định trong tổ ấm, san sẻ công việc và không dùng bạo lực để giải quyết, nhà nước cũng đang thực thi để quyền lợi giữa hai bên đều được công bằng ngang nhau trong các lĩnh vực xã hội khác nhau, từ chính trị nhà nước cho đến kinh tế-xã hội hiện đại ngày nay chúng ta đều có thể thấy vị thế của người phụ nữ khác hẳn, góp phần cho xã hội phát triển

2 Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Tại sao nói: “nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của xã hội”? Nêu những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

 Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

Trang 10

 Lực lượng sản xuất: chính là sự kết hợp giữa người lao động và tư

liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu của con người và

xã hội Và cũng chính là thước đo sự phát triển của xã hội của loài người, trải qua những giai đoạn và cột mốc khác nhau thì lực lượng sản xuất cũng theo đó mà có tính chất khác phát triển theo tốc độ mà

xã hội đã phát triển Theo giáo trình triết học Mác-Lênin thì lực lượng sản xuất còn là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất, là toàn bộ năng lực thực tiễn được dùng trong một thời kỳ nhất định Như thế thì lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố (người lao động và tư liệu sản xuất) cùng mối quan hệ (phương thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt (sức sản xuất) để cải tiến tự nhiên, sáng tạo ra những vật chất để nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của con người Đây chính là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ bản nhất – năng lực hoạt động sản xuất ra vật chất để phục vụ nhu cầu chính của con người

 Quan hệ sản xuất: là tổng hợp mối quan hệ kinh tế - vật chất giữa

người với người trong quá trình sản xuất Đây chính là mối quan hệ sản xuất vật chất quan trọng nhất, bởi vì quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối liên hệ lẫn nhau Đây là quan hệ kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Mối quan hệ giữa con người và con người trong quan hệ sản xuất cũng thể hiện tính chất và bản chất của quan hệ lao động dưới một góc nhìn chung của bản chất kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội một cấch khách quan

 Quan hệ sản xuất gồm các kết cấu sau:

 Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất

Trang 11

 Quan hệ quản lý, phân công lao động

 Quan hệ phân phối sản phẩm lao động

 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

 Mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất Trong tạp chí Cộng sản cũng đã ghi

“Theo quy luật khách quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp với

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển” Theo đấy thì lực lượng sản xuất

chính là yếu tố quyết định cho quan hệ sản xuất còn quan hệ sản xuất tác động vào lực lượng sản xuất Khi lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo, bởi vì lực lượng sản xuất mới đã không còn phù hợp với quan hệ sản xuất kiểu cũ ấy (cần mở rộng mô hình kinh tế, cách thức và cũng như là mở rộng thêm về nguồn vốn kinh doanh, cách quản lí mới, thu nhập, xuất khẩu và cách nhập khẩu hàng hóa cũng cần phải thay đổi)

 Quan hệ sản xuất cũng có khả năng tác động ngược lại đối với lực lượng sản xuất Biểu hiện của việc tác động chính là cách thức sở hữu mới, cách thức quản lí phân công lao động trong một mô hình kinh doanh, cách thức phân phối làm ra các mặt hàng sẽ thúc đẩy (nếu cách thức phù hợp) hoặc kiềm hãm lực lượng sản xuất (nếu cách thức không phù hợp)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w