1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ môn học chủ nghĩa xã hội khoa học

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Tính tất yếu của thời kỳ quá độ; Bình đẳng giữa các dân tộc; Tôn giáo và sự tồn tại của Phật giáo
Tác giả Võ Phạm Hồng Gấm
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thùy Duyên
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Ngữ văn Anh
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 373,13 KB

Nội dung

Chứng minh sứ mệnh lịch sử ấy bằngcác hoạt động cụ thể trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.1.1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Trang 5 Đối với giai

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NGỮ VĂN ANH

Trang 2

MỤC LỤC

A NỘI DUNG THỰC HIỆN ……… … 1

CÂU HỎI 1

BÀI LÀM

I Sứ mệnh lịch sử của GCCN 1

1.1 Sứ mệnh lịch sử 1

1.2 Chứng minh sứ mệnh lịch sử 2

II Tính tất yếu và chứng minh vấn đề 4

2.1 Tính tất yếu trong thời kỳ quá độ 4

2.2 Chứng minh bằng Hội nhập văn hóa 4

III Bình đẳng giũa các dân tộc

3.1 Định nghĩa bình đẳng dân tộc 7

3.2 Chứng minh trên các lĩnh vực 8

3.3 Chống phân biệt chủng tộc 13

IV Tôn giáo và chứng minh sự tồn tại 4.1 Phật giáo và định nghĩa 16

4.2 Những giá trị tích cực của Phật giáo trong đời sống hiện nay 16

4.3 Lý do Phật giáo vẫn còn tồn tại 18

Tài liệu tham khảo

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn giảng viên phụtrách bộ môn - cô Nguyễn Thị Thùy Duyên đã hết sức hỗ trợ em và các bạn kháctrong suốt quá trình học - từ việc tiếp thu kiến thức lý thuyết đến thực hiện các

đề tài thuyết trình Đó là những kiến thức rất bổ ích để em có thể vận dụng vàobài tiểu luận hôm nay Và em cũng xin cảm ơn cô vì đã đồng hành cùng các lớpchúng em đi hết chương trình của bộ môn Chủ nghĩa khoa học xã hội

Em cũng muốn dành lời cảm ơn của mình đến tất cả các bạn về những phầntrình bày dễ hiểu, những sự cố gắng đáng trân trọng trong việc mang lại nhiềuthông tin, kiến thức nhất có thể trong các bài thuyết trình Nhờ vào đó, em có cơ

sở, dữ liệu để phát triển bài tiểu luận và hoàn thành nó trong sự mong đợi củabản thân Vì vậy, bài tiểu luận này còn có sự đóng góp, hỗ trợ đáng trân quý từtất cả các bạn trong lớp của mình

Do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như hạn chế về mặt kiến thức, bài tiểuluận dưới đây chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, lỗi nhặt Em rấtmong được lắng nghe nhận xét và ý kiến đóng góp của cô để hoàn thiện các bàitiểu luận về sau của mình

Một lần nữa, em xin cảm ơn và chân thành chúc cô sức khỏe, công tác tốt

Trang 4

A NỘI DUNG THỰC HIỆN

CÂU HỎI

1 Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, giai cấp côngnhân có sứ mệnh lịch sử gì? Chứng minh sứ mệnh lịch sử ấy bằng các hoạt động

cụ thể trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục

2 Chọn 1 trong 2 vấn đề sau để chứng minh tính tất yếu phải có thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

a Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa

b Sự đan xen giữa các yếu tố văn hóa mới với các giá trị văn hóa truyền thốngcủa dân tộc (Hội nhập văn hóa thế giới nhưng giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc)

3 Việt Nam đã và đang làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

4 Lựa chọn và phân tích một tôn giáo ở Việt Nam để chứng minh tại sao các tôngiáo vân tồn tại ở Việt Nam trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?

BÀI LÀM

Câu 1 Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử gì? Chứng minh sứ mệnh lịch sử ấy bằng các hoạt động cụ thể trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.

1.1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,nước ta quyết định bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa

xã hội; Đảng ta đã sớm nhận thức được vị trí, vai trò của công nghiệp hóa, hiệnđại hóa; mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Đó là quá trình cải biến toàn diện về phương thức sản xuất, kiến trúc thượngtầng, cả quan hệ xã hội và cơ cấu xã hội; là quá trình xã hội hóa dưới hình thứcthị trường, và tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia

Trang 5

Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, nội dung sứ mệnh lịch sử có thể kháiquát như sau: Giai cấp công nhân nước ta là giai cấp lãnh đạo Cách mạng thôngqua Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp và dân tộc; giai cấpđại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; tiên phong trong sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ,văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giaicấp nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

1.2 Chứng minh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.2.1 Về kinh tế

+ Giai cấp công nhân Việt Nam sẽ là nguồn nhân lực lao động chủ yếutham gia vào công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xãhội chủ nghĩa, lấy khoa học - công nghệ làm động lực, quyết định tăng năng suất

và chất lượng lao động Đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội, thực hiện hài hòa lợi ích cá nhân - tập thể và xã hội

+ Phải phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệpđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

+ Thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm chonước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, định hướng xã hộichủ nghĩa trong một, hai thập kỉ tới, với tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI (2050),

đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà giai cấp công nhân là nòng cốt.+ Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên lĩnh vực kinh tếgắn liền với việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân, của công nghiệp, thựchiện khối liên minh công - nông - trí thức để tạo ra những động lực phát triểnnông nghiệp - nông thôn và nông dân theo hướng phát triển bền vững, chủ độnghội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ tài nguyên và môitrường sinh thái

1.2.2 Về chính trị

Trang 6

+ Cùng với nhiệm vụ giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thìnhiệm vụ “Giữ vững bản chất giai cấp của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫucủa cán bộ, Đảng viên” và “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn,đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa” trong nội bộ.

+ Đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong giai cấp công nhân phải nâng cao tráchnhiệm tiên phong, góp phần củng cố và phát triển cơ sở chính trị - xã hội củaĐảng; đồng thời giai cấp công nhân (thông qua hệ thống tổ chức công đoàn);chủ động, tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thực sựtrong sạch, vững mạnh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa để bảo vệnhân dân

1.2.3 Về văn hóa

+ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc mang nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáodục đạo đức Cách mạng, rèn luyện lối sống, tác phong công nghiệp, văn minh,hiện đại, xây dựng nền giá trị văn hóa và con người Việt Nam, hoàn thiện nhâncách

+ Tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ sựtrong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nền tảng

tư tưởng của Đảng, chống lại những quan điểm sai lệch, xuyên tạc của các thếlực thù địch, kiên định với lý tưởng, mục tiêu và con đường Cách mạng độc lậpdân tộc, xã hội chủ nghĩa

1.2.4 Về giáo dục

Nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp,thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vàosản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, xứng đáng vớivai trò lãnh đạo Cách mạng trong thời kỳ mới

+ Xây dựng một tổ chức công đoàn có hệ thống từ Trung ương tới cơ sở,đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng

Trang 7

cao ý thức của các tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nâng cao giác ngộgiai cấp, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho côngnhân, viên chức, lao động,…

Câu 2: Em chọn vấn đề 2 để chứng minh tính tất yếu phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đó là: Sự đan xen giữa các yếu tố văn hóa mới với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (Hội nhập văn hóa thế giới nhưng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc).

2.1 Tính tất yếu phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căncứ:

+ Một là, quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác nhấtđịnh phải trải qua một thời kỳ: thời kỳ quá độ Đó là thời kỳ có sự đan xen giữacác yếu tố mới và cũ trong một cuộc đấu tranh, là cuộc đấu tranh “ai thắng ai”giữa cái cũ và cái mới mà theo tính tất yếu phát triển lịch sử thì cái mới thườngchiến thắng cái cũ, cái lạc hậu

+ Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có sự kế thừa nhất định

từ những nhân tố do xã hội cũ đưa ra Tuy nhiên, cần phải có thời kỳ quá độ đểcải tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa

+ Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự nảy sinh tronglòng chủ nghĩa tư bản, mà là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hộichủ nghĩa

+ Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ,khó khăn và nhiều phức tạp Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấpcông nhân và nhân dân lao động không thể lập tức đảm đương được công việc

ấy, nó cần phải có thời gian nhất định

2.2 Chứng minh tính tất yếu thông qua vấn đề: Sự đan xen giữa các yếu tố văn hóa mới với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (Hội nhập văn hóa thế giới nhưng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc).

Trang 8

2.2.1 Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,…

Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội,vừa thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, đối với vấn đề giữ gìn, bảo

vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, có tính truyềnthống của mỗi dân tộc, quốc gia trong bối cảnh và đặc điểm mới của thế giớihiện đại

Vì vậy, không đơn thuần chỉ là vấn đề bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa củatừng dân tộc trước tác động của toàn cầu hóa, mà còn có những vấn đề lớn hơn,sâu hơn: phát huy bản sắc dân tộc trong chính quá trình giao lưu, hợp tác vănhóa, phát triển và tự làm phong phú, hiện đại hơn trong quá trình chủ động giaotiếp và tiếp nhận, "cho và nhận" về mặt văn hóa

2.2.2 Xét về mặt lịch sử và đặc trưng văn hóa, văn hóa Việt Nam không hề

xa lạ với sự giao lưu, tiếp nhận, tác động lẫn nhau của văn hóa các nước và văn hóa khu vực.

Lãnh thổ Việt Nam có một đặc điểm lợi thế là nằm trên vùng đất có sự giaothoa lẫn nhau của nhiều nền văn hóa Ngay từ buổi đầu dựng nước, Việt Nam đã

có sự giao thoa giữa văn hóa Đông Nam Á với văn hóa Đông Á và sau này làgiữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ Đến thời cận đại, xuất hiện và pháttriển sự giao lưu, tác động lẫn nhau giữa văn hóa châu Á với văn hóa châu Âu

Nó đã tạo nên những giá trị độc đáo của dân tộc nhờ vào việc vừa tự nuôi dưỡng

và phát huy những giá trị của chính mình - văn hóa bản địa, vừa biết tiếp nhận,chọn lọc những giá trị tốt đẹp của nhiều nền văn hóa khác

Ví dụ:Sự thổ lộ chân thành và đánh giá sâu sắc của Người về những giá trị

mà Người chọn lọc và tiếp nhận cho mình trong các học thuyết của Khổng Tử,Giêsu, Các Mác và Tôn Dật Tiên là một minh chứng không chỉ về kinh nghiệm

Trang 9

ứng xử văn hóa của bản thân Người, mà trở thành một quan niệm tiếp nhận,chọn lọc, sàng lọc của văn hóa dân tộc ta đối với văn hóa thế giới.

2.2.3 Những đặc điểm, kinh nghiệm lịch sử trong tiến trình đó của văn hóa Việt Nam được thể hiện đặc biệt rõ rệt trong hoạt động thực tiễn nhằm mở rộng

và phát triển hợp tác quốc tế về văn hóa những năm đổi mới.

Thành tựu nổi bật của hợp tác quốc tế về văn hóa trong những năm qua là

đã triển khai toàn diện các lĩnh vực hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối

ngoại, mở rộng quan hệ ở nhiều địa bàn, từng bước phát triển sang tất cả cácchâu lục

Ví dụ:Những năm gần đây, chúng ta cũng đã triển khai nhiều hoạt độngvăn hóa, nghệ thuật của các nước tại Việt Nam, trong đó có một số hoạt độnglớn, có tính quốc tế như Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương, Tuần phimchâu Âu, Festival Huế, Tuần lễ văn hóa Nga ở Việt Nam, Triển lãm văn hóa -nghệ thuật ASEAN, các trại điêu khắc quốc tế, Đây là một bưóc phát triển mới,

mở ra triển vọng lớn để Việt Nam trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc của

sự giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và quốc tế

2.2.4 Do sức sống nội tại và bản lĩnh của văn hóa Việt Nam - đã từng trải nghiệm qua một quá trình lịch sử lâu dài biết sàng lọc và tiếp thu các giá trị văn hóa từ bên ngoài, và do đường lối chỉ đạo phù hợp với quy luật, nên từ những năm đổi mới, nền văn hóa đương đại Việt Nam đã trở nên phong phú, đa dạng

và hiện đại hơn.

Thời gian qua, ở nước ta đã diễn ra không ít sự đảo lộn về các giá trị vănhóa, trong đó các giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống như trọng tình nghĩa, ưutiên về mặt đạo đức, vị tha, trung thực,…bị lấn lướt, xâm hại, sự lên ngôi củanhững giá trị ngoại lai ảnh hưởng đời sống tinh thần, trong lối sống và thị hiếu,đạo đức, đặc biệt những biến động phức tạp của các lĩnh vực tâm linh, tôn

giáo, Toàn cầu hóa được ví như một cơn lốc mạnh Mặc dù đã có sự chuẩn bị,song chúng ta chưa lường hết được tác động phức tạp của quá trình đó

Trang 10

Vì vậy, cần nhận thức sâu sắc thách thức và quy luật của quá trình toàn cầuhóa, cần phải khẳng định rằng, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa, trước những thách thức vàtác động phức tạp của mặt trái toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa Chúng ta sẵnsàng mở cửa, hội nhập, hòa mình vào xu thế chung của thế giới hiện đại, nhưngvẫn đứng vững trên những nguyên tắc quan trọng, làm cơ sở cho việc tranh thủthời cơ, vượt qua trở ngại, thách thức và tự lực, chủ động xây dựng văn hóa dântộc bằng sức mạnh, bản lĩnh, cốt cách của chính dân tộc ta.

Câu 3: Việt Nam đã và đang làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

3.1 Định nghĩa vấn đề bình đẳng dân tộc

- Bình đẳng dân tộc: quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bịphân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số…đều có quyền vànghĩa vụ như nhau

- Đây là quyền của các dân tộc đã hợp thành quốc gia (quyền của quốc gia)không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển, chế độ chính trị, kinh tế có địa vịquốc tế bình đẳng với các quốc gia khác, được tôn trọng độc lập, lãnh thổ toànvẹn, chủ quyền Trong một quốc gia đa dân tộc, bình đẳng dân tộc vừa là quyền,vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các dân tộc, đảmbảo cho sự đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững của cả quốc gia

- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Có dân tộc có số dân hàng chụctriệu người, song cũng có dân tộc chỉ có vài ngàn, thậm chí chỉ vài trăm người.Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau:

+ Trong các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất vớigần 74 triệu người (năm 2009), chiếm 86% dân số cả nước

+ Một số dân tộc ít người có số dân khá đông như Tày (1,63 triệu người), Thái(hơn 1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người), Khơ-me (1,26 triệu người -năm 2009)

Trang 11

3.2 Những điều Việt Nam đã và đang làm để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc 3.2.1 Về kinh tế

- Thực hiện Hiến pháp về xóa đói giảm nghèo, trong giai đoạn 2016 - 2020,nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức nổi bật Tổng nguồn lực được bố trí,huy động để thực hiện Chương trình khoảng 120 nghìn tỉ đồng; trong đó, nguồnvốn Trung ương (35%), vốn huy động xã hội hóa hỗ trợ an sinh xã hội và giảmnghèo của các địa phương (41%), vốn ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạtđộng an sinh xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (24%)

Biểu đồ thể hiện hộ nghòe cả nước giảm mạnh qua các năm

- Cả nước hiện có hơn 13 nghìn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạnghóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộhưởng lợi; 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộcthiểu số được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộithiết yếu, liên kết vùng được ưu tiên đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi chonhiều địa phương phát triển kinh tế - xã hội vươn lên thoát nghèo, ra khỏi tìnhtrạng đặc biệt khó khăn Đến nay, cả nước có 32 huyện, 125 xã đặc biệt khókhăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đã thoát khỏi tình trạng này; 125 xã và1.298 thôn hoàn thành Chương trình 135; 24.000 công trình kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội được đầu tư

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 4 cấp đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và

an sinh xã hội được trên 2.570 tỉ đồng, trong đó Quỹ “Vì người nghèo” trên 619

Trang 12

tỉ đồng, an sinh xã hội trên 1.951 tỉ đồng; thực hiện hỗ trợ xây dựng và sửa chữađược 13.250 nhà Đại đoàn kết.

- Ngày 28/7/2021, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số

24/2021/QH15, phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều,bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo,

hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theochuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng đời sống

3.2.2 Về chính trị

- Việc người dân tộc thiểu số tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trịđại diện cho nhân dân đạt thành tựu đáng kể, tăng cả về số lượng, chất lượngqua từng nhiệm kỳ Số lượng đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số đã tăngtheo các khóa: Khoá I (1946) chiếm 10,2%, khóa XIII chiếm 15,6% Khóa XIV

có 86 đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số thuộc 32 dân tộc khác nhau,chiếm tỷ lệ 17,3%

- Theo Nghị quyết số 1135/NQ-UBTVQH13/ 2016 của Ủy ban Thường vụQuốc hội khóa XIII, dự kiến khi lập danh sách chính thức những người ứng cử

là người DTTS ít nhất 165 người, bằng 18% tổng số người trong danh sách ứng

cử và phấn đấu dự kiến trúng cử ít nhất là 90 đại biểu, bằng 18% tổng số đạibiểu Quốc hội khóa XIV Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH 14 ngày

11/01/2021, tiếp tục quy định số lượng, cơ cấu, thành phần Đại biểu Quốc hộikhóa XV, trong đó đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18%tổng số người trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội

- Căn cứ Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17-11-2020 của Quốc hộikhóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng Dân tộc đãxây dựng kế hoạch số 1444/KH-HĐDT14 ngày 25-2-2021 về việc tổ chức Hộinghị tập huấn “Kỹ năng vận động tranh cử cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội vàđại biểu HĐND cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số”

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN