Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chungĐánh giá mức độ và ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới gia đình và xã hội để giải quyếtcác vấn đề về bạo lực gia đình, từ đó đề xuất các giải
lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH Giảng viên phụ trách: TS Lê Anh Vũ Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Diệu Mssv: 2056090106 Lớp học phần: 2220XHH02001 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 MỤC LỤC I TÊN ĐỀ TÀI .2 1 Đối tượng nghiên cứu 2 2 Phạm vi nghiên cứu 2 3 Khách thể nghiên cứu 2 4 Mục tiêu nghiên cứu .2 II TÓM TẮT ĐỀ TÀI .3 III GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 4 1 Trình bày về bối cảnh nghiên cứu .4 2 Câu hỏi nghiên cứu trọng tâm .5 3 Nội dung chính mà trong đó nghiên cứu được triển khai 6 IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1 Phương pháp tìm kiếm tài liệu 6 2 Phương pháp phân tích tài liệu 7 V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .8 VI KẾT LUẬN 12 VII TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 1 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 ĐỀ BÀI: Tổng quan về 1 chủ đề nghiên cứu gia đình, số lượng tài liệu tối thiểu là 15 tài liệu là các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành BÀI LÀM I TÊN ĐỀ TÀI "BẠO LỰC GIA ĐÌNH: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỢP TẠI TP HỒ CHÍ MINH” 1 Đối tượng nghiên cứu Mức độ và ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới gia đình và xã hội 2 Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: TP Hồ Chí Minh +Về thời gian: 15/07/2023 – 15/01/2024 3 Khách thể nghiên cứu Các gia đình và xã hội bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình 4 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung Đánh giá mức độ và ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới gia đình và xã hội để giải quyết các vấn đề về bạo lực gia đình, từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ và phòng ngừa Mục tiêu nghiên cứu cụ thể + Đánh giá mức độ bạo lực gia đình: Xác định và đánh giá mức độ bạo lực gia đình trong cộng đồng nghiên cứu, bao gồm các hình thức bạo lực về tinh thần, thể xác và tình dục, kinh tế + Xác định nguyên nhân bạo lực gia đình: Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình, bao gồm các yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 + Đánh giá ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến gia đình: Đánh giá những tác động của bạo lực gia đình đến các thành viên trong gia đình, bao gồm hiệu ứng tâm lý, sức khỏe và quan hệ gia đình + Đánh giá ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến xã hội: Đánh giá những tác động của bạo lực gia đình đến xã hội, bao gồm hiệu ứng kinh tế, tình trạng an ninh và sự phát triển của xã hội II TÓM TẮT ĐỀ TÀI Bạo lực gia đình luôn là chủ đề đáng được quan tâm trong đời sống gia đình và xã hội, để góp phần hạn chế tình trạng bạo lực gia đình xảy ra thì nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành nghiên cứu đề tài này Tuy nhiên thì chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung đánh giá mức độ và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến cả hai khía cạnh gia đình và cộng đồng xã hội Các công trình nghiên cứu trước đó có thể tập trung vào một khía cạnh nhất định của bạo lực gia đình Cho nên, việc triển khai đề tài "Bạo lực gia đình: Đánh giá mức độ và ảnh hưởng tới gia đình và xã hội" là cần thiết để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng mà bạo lực gia đình tác động tới hai khía cạnh gia đình và xã hội, bài nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình, từ đó sẽ xây dựng nên một xã hội với môi trường an lành, bình đẳng và hòa bình hơn Và để thực hiện nghiên cứu này, thì đề tài cũng được áp dụng hai phương pháp nghiên cứu là tìm kiếm tài liệu và phân tích tài liệu về chủ đề bạo lực gia đình Sau đó, kết quả nghiên cứu được đưa ra đã phản ánh rõ thực thực trạng bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó tới gia đình và xã hội Và việc ,à chúng ta cần làm là phải tăng cường nhận thức xã hội về vấn đề bạo lực gia đình và đưa ra các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa hiệu quả Các chính sách công cộng, chương trình giáo dục và sự hỗ trợ từ cộng đồng có thể đóng vai trò quan trọng để giảm bạo lực gia đình và bảo vệ gia đình và xã hội khỏi các tác động tiêu cực của nó 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 III GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1 Trình bày về bối cảnh nghiên cứu Từ trước đến nay, gia đình luôn được coi là tổ ấm, là nơi thỏa mãn nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên và bảo vệ họ trước những căng thẳng trong cuộc sống Chính vì vậy, hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay làm cho rất nhiều thành viên trong các gia đình rơi vào trạng thái bất ổn thật sự Đặc biệt là trong những năm gần đây, bạo lực gia đình ngày càng có xu hướng gia tăng, và tính chất ngày càng phức tạp Hậu quả của bạo lực gia đình gây ra là một nỗi đau đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khỏe, danh dự của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội Ngoài ra, bạo lực gia đình gây ra những ảnh hưởng kéo dài và lan rộng tới xã hội Nó gây ra sự suy thoái của môi trường gia đình, tăng nguy cơ xã hội hóa của các thành viên gia đình, gây ra chi phí lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và hệ thống xã hội Và đã có nhiều công trình nghiên cứu đi trước nghiên cứu cứu về bạo lực gia đình, như Bài nghiên cứu "Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam" của GS TS Nguyễn Hữu Minh tập trung vào việc nghiên cứu vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn là một vấn đề xã hội nghiêm trọng Sau 10 năm thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới, tình trạng bạo lực gia đình không có dấu hiệu giảm mà vẫn còn nhiều tính phức tạp, gây bức xúc trong xã hội Bài nghiên cứu “THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ GÓC NHÌN XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA” do Đặng Thị Hoa thực hiện, dựa trên kết quả đề tài nghiên cứu do Viện Nghiên cứu gia đình và giới (2018), cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới các hành vi bạo lực gia đình, trong đó có những trải nghiệm về bạo lực từ trong gia đình, việc sử dụng rượu bia, việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ dẫn tới những căng thẳng, mâu thuẫn và bạo lực Một nghiên cứu khác: “Một số vấn đề về mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn” do Trịnh Thái Quang thực hiện năm 2007 tập trung vào một số 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 vấn đề liên quan đến mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn Nghiên cứu đã trình bày một số điểm chính về tình hình mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn, nhận thấy rằng mâu thuẫn và bạo lực gia đình là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của phụ nữ trong môi trường nông thôn, phân tích được nguyên nhân gây ra mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực gia đình trong gia đình nông thôn Còn rất nhiều nghiên cứu liên quan đến BLGĐ và đặc biệt BLGĐ đối với người phụ nữ Tuy nhiên, những nghiên cứu này tập trung vào thực trạng BLGĐ của một vùng địa lý cụ thể và các hoạt động thực hiện chính sách pháp luật, sự định kiến về giới tính và sự ưu thích con trai ở Việt Nam để giải thích cho nguyên nhân dẫn đến BLGĐ mà chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung đánh giá mức độ và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến cả hai khía cạnh gia đình và cộng đồng xã hội Các công trình nghiên cứu trước đó có thể tập trung vào một khía cạnh nhất định của bạo lực gia đình Chính vì thế việc triển khai đề tài "Bạo lực gia đình: Đánh giá mức độ và ảnh hưởng tới gia đình và xã hội" là cần thiết để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng mà bạo lực gia đình tác động tới không chỉ riêng trong mỗi gia đình mà nó còn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống xã hội Do đó, việc chọn đề tài này cho bài nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình, từ đó xây dựng một xã hội với môi trường an lành, bình đẳng và hòa bình hơn 2 Câu hỏi nghiên cứu trọng tâm Mức độ bạo lực dưới những hình thức khác nhau được diễn ra như thế nào trong các gia đình ở TP Hồ Chí Minh? Những yếu tố nào dẫn đến hình thành nên việc bạo lực gia đình trong các gia đình ở TP Hồ Chí Minh? Bạo lực gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến gia đình có xảy ra tình trạng bạo lực? Bạo lực gia đình tác động như thế nào đến những hoạt động trong xã hội? 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 3 Nội dung chính mà trong đó nghiên cứu được triển khai Đề tài nghiên cứu "Bạo lực gia đình: Đánh giá mức độ và ảnh hưởng tới gia đình và xã hội" nhằm xem xét vấn đề quan trọng và phức tạp của bạo lực gia đình trong cộng đồng Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về mức độ bạo lực gia đình, các yếu tố gây ra bạo lực gia đình và tác động của nó đến gia đình và xã hội Nghiên cứu sẽ bao gồm việc thu thập dữ liệu về mức độ bạo lực gia đình từ các nguồn tin cậy như báo cáo chính phủ, tổ chức xã hội và các nghiên cứu trước đây Các hình thức bạo lực gia đình như lạm dụng trẻ em, bạo lực hôn nhân và hành vi ngược đãi người cao niên cũng sẽ được xem xét Nghiên cứu cũng sẽ tập trung đánh giá các yếu tố gây ra bạo lực gia đình như tình trạng kinh tế, cảm xúc và thói quen gia đình Điều này sẽ giúp xác định những yếu tố cần thiết để ngăn chặn và giảm bạo lực gia đình Một phần quan trọng trong nghiên cứu này là xác định tác động của bạo lực gia đình đến gia đình và xã hội Bạo lực gia đình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như tình trạng tâm lý không ổn định, tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện, và ảnh hưởng đến quan hệ gia đình và xã hội Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin quan trọng và cần thiết về tình trạng bạo lực gia đình, giúp xác định các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực gia đình trong cộng đồng IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp tìm kiếm tài liệu Phương pháp tìm kiếm tài liệu là quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau để nắm bắt kiến thức và thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể Đây là một quá trình quan trọng trong việc nghiên cứu, học tập và làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau Để thực hiện tìm kiếm tài liệu hiệu quả, có một số bước cơ bản cần tuân thủ: 1 Xác định mục tiêu tìm kiếm: Trước khi bắt đầu tìm kiếm, xác định rõ mục tiêu của mình Điều này bao gồm xác định chủ đề cần tìm kiếm, mục đích của tài liệu và loại tài liệu cần xem xét 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 2 Xác định nguồn tài liệu: Có nhiều nguồn tài liệu khác nhau như sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, trang web và cơ sở dữ liệu trực tuyến Xác định và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của mình 3 Sử dụng công cụ tìm kiếm: Công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google, Google Scholar để kiếm thông tin Nhập từ khóa liên quan đến chủ đề bạo lực gia đình để tìm kiếm thông tin liên quan 4 Xem xét kết quả tìm kiếm: Khi có kết quả tìm kiếm, xem xét từng kết quả để đánh giá tính chất và độ tin cậy của tài liệu Điều này bao gồm xem xét tiêu đề, tác giả, tóm tắt và nguồn tài liệu 5 Đọc và đánh giá tài liệu: Sau khi chọn được tài liệu phù hợp, đọc và hiểu nội dung của nó Đánh giá tính hợp lý, độ tin cậy và sự phù hợp của tài liệu với mục tiêu tìm kiếm ban đầu 6 Ghi chú và sử dụng thông tin: ghi chú lại thông tin quan trọng từ tài liệu và sử dụng nó cho bài nghiên cứu của riêng mình 2 Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu là quá trình nghiên cứu và xem xét cẩn thận nội dung của tài liệu để thu thập thông tin, rút ra những nhận định và phân tích kết quả Đây là một phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nhiều lĩnh vực như khoa học xã hội, giáo dục, kinh doanh và nghiên cứu thị trường Quá trình phân tích tài liệu có các bước sau: 1 Thu thập tài liệu: Bao gồm việc tìm kiếm, thu thập và sắp xếp các tài liệu liên quan đến chủ đề bạo lực gia đình Các nguồn tài liệu có thể là sách, bài báo, báo cáo, tài liệu điện tử, hồ sơ hoặc bất kỳ nguồn thông tin nào khác liên quan đến nghiên cứu 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 2 Đánh giá tài liệu: Sau khi thu thập các tài liệu, tiếp theo là đánh giá tính xác thực, đáng tin cậy và phù hợp của chúng Bao gồm xem xét nguồn gốc, tác giả, phạm vi và mục đích của tài liệu Các tài liệu được chọn sẽ được sử dụng cho phân tích tiếp theo 3 Xem xét nội dung: Đọc và hiểu nội dung của các tài liệu đã chọn Bao gồm việc tìm hiểu các khái niệm, dữ liệu và thông tin quan trọng trong tài liệu Các dữ liệu quan trọng có thể được ghi chú và tổ chức để sử dụng cho phân tích sau này 4 Phân tích tài liệu: Sau khi đã hiểu nội dung của các tài liệu, bước tiếp theo là phân tích thông tin thu được Các phương pháp phân tích có thể bao gồm phân tích nội dung, phân tích học thuyết, phân tích tương quan và phân tích so sánh Mục tiêu của phân tích là tìm ra mô hình, xu hướng, quy luật hoặc các mối quan hệ giữa các yếu tố trong tài liệu 5 Rút ra kết luận: Quá trình phân tích tài liệu kết thúc bằng việc rút ra những kết luận và tóm tắt những điểm quan trọng từ các tài liệu đã phân tích Kết luận này có thể được sử dụng để hỗ trợ hoặc phản bác các giả định ban đầu và có thể cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu và quyết định sau này V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hầu hết những bài nghiên cứu trước đây đều được các tác giả sử dụng lý thuyết vai trò giới để áp dụng cho bài nghiên cứu của mình, điển hình như là các bài nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Minh, nghiên cứu “VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH” của Phùng Thanh Hoa, nghiên cứu “THỰC TRANG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA HIỆN NAY” của Nguyễn Thị Thu Châu, nghiên cứu “BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ” của Phan Thuận, nghiên cứu “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH” của Nguyễn Hữu Minh, những nghiên cứu này tập trung vào vai trò của giới trong xã hội và cách mà nó tác động đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ Ngoài ra thì còn một số lý thuyết khác như lý thuyết nữ quyền được áp dụng trong bài nghiên cứu: “QUYỀN LỰC VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH Ở AN GIANG” của Phan Thuận, lý thuyết này cho rằng, đàn ông kiểm soát cuộc sống của phụ nữ thông qua các lĩnh vực: kiểm soát quyền 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 sản xuất và lao động của phụ nữ; kiểm soát quyền tái sản xuất của phụ nữ và kiểm soát toàn bộ tình dục của phụ nữ Chính sự kiểm soát đó đã tạo ra mối quan hệ không bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình Hệ quả của nó là bạo lực gia đình; Lý thuyết về học tập xã hội của Bandura: hành vi lệch chuẩn, hành vi gây hấn của thanh thiếu niên trong những gia đình bạo lực được hình thành từ chính quá trình quan sát và học hỏi những cách ứng xử của cha mẹ trong việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình áp dụng trong bài nghiên cứu “NHỮNG HÀNH VI K䔃ĀM THÍCH NGHI CỦA THANH THIẾU NIÊN TRONG GIA ĐÌNH CÓ BẠO LỰC” của Nguyễn Bá Đạt; Lý thuyết về chu kỳ bạo lực: những người đã từng chứng kiến bạo lực trong gia đình khi còn nhỏ thì họ dễ có hành vi bạo lực hơn Bên cạnh đó, trong bối cảnh văn hóa gia đình Việt Nam, người đàn ông thường có quyền quyết định hơn, bắt người phụ nữ trong gia đình phải phục tùng các quyết định của mình Bạo lực gia đình bắt nguồn từ quan điểm gia trưởng trong gia đình Quan điểm gia trưởng của người chồng là nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi bạo lực của chồng đối với vợ Mô hình gia trưởng với biểu tượng người đàn ông là trụ cột trong gia đình có quyền quyết định và có vị trí cao hơn nên họ cho mình quyền được “dạy vợ” khi không hài lòng được áp dụng trong bài nghiên cứu “THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ GÓC NHÌN XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA” của Đặng Thị Hoa Những lý thuyết trên cung cấp một khung lý thuyết để hiểu và nghiên cứu vấn đề bạo lực gia đình Tuy nhiên, việc hiểu rõ các yếu tố đa dạng và phức tạp liên quan đến bạo lực gia đình đòi hỏi sự kết hợp của nhiều lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khác nhau cho đề tài nghiên cứu Còn đối với phương pháp nghiên cứu, thì tất cả các tác giả đều áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cho đề tài của mình, đặc biệt là áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính Điển hình là các phương pháp khảo sát, thu thập dự liệu, phân tích tài liệu, phân tích số liệu thống kê,… Tuy nhiên có một số bài nghiên cứu như: “BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ” của Nguyễn Thị Hồng Thủy hay đề tài “THỰC TRANG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA HIỆN NAY” của Nguyễn Thị Thu Châu và đề tài: “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH” của Nguyễn Hữu 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Minh chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như phân tích hồ sơ, phân tích tài liệu, phân tích số liệu thống kê Tùy vào nội dung nghiên cứu của từng đề tài mà các tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau để áp dụng cho bài nghiên cứu của mình Sau khi phân tích những tài liệu nghiên cứu về bạo lực gia đình đã được nghiên cứu trước đây, ta có thể nhận thấy rằng: Mức độ bạo lực gia đình hiện nay vẫn còn nghiêm trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến cả cá nhân, gia đình và xã hội Theo Báo cáo về Bạo lực gia đình tại Việt Nam năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 58% phụ nữ Việt Nam từ 18-60 tuổi đã trải qua bạo lực gia đình ít nhất một lần trong đời Trong số đó,50% phụ nữ bị bạo lực gia đình do chồng hoặc bạn đời Và theo báo cáo về bạo lực gia đình tại Việt Nam do Chương trình phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố vào năm 2019, đã thống kê rằng khoảng 58% nam giới ở Việt Nam từng trải qua bạo lực gia đình ít nhất một lần trong đời Đây là một con số đáng lưu ý, vì bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến nam giới, nhưng điển hình và đáng quan tâm nhất vẫn là bạo lực của nam giới đối với phụ nữ Tỷ lệ phụ nữ bị chồng/bạn tình bạo lực thể xác và/hoặc tình dục thường được sử dụng để so sánh quốc tế và giám sát theo thời gian Ở Việt Nam có 8,9% phụ nữ từng bị bạo lực này trong 12 tháng trước cuộc khảo sát Tính chung, trong 12 tháng trước cuộc khảo sát, có 31,6% phụ nữ từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hay kinh tế, hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra Những tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị Nguyên nhân dẫn đến bạo lực bao gồm: Yếu tố gia đình: Một gia đình có môi trường không ổn định, thiếu sự thấu hiểu và quan tâm, xung đột liên tục, bất hòa trong quan hệ, hoặc lạm dụng chất kích thích có thể dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình Các vấn đề tâm lý và xã hội: Các vấn đề tâm lý như căng thẳng, áp lực, bệnh tâm thần, sự nghiệp thất bại hay sự mất mát gắn kết với sự cô đơn và tuyệt vọng có thể khiến một người trở nên bạo lực trong gia đình Ngoài ra, xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc đẩy một số người vào tình trạng bạo lực gia đình, ví dụ như sự chịu áp lực từ công việc, xung đột với gia đình người khác, hay sự ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông và văn hóa Kinh tế: Khả năng kinh tế yếu, thất nghiệp, thiếu tài nguyên và 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 căng thẳng về tài chính có thể gây xung đột và bạo lực trong gia đình Sự lo lắng về tài chính và cảm giác không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của gia đình có thể khiến một người trở nên căm phẫn và bạo lực Văn hóa và giới tính: Các giá trị và quan niệm xã hội về vai trò và quyền lực trong gia đình có thể tạo ra một môi trường cho phép bạo lực Trong một số văn hóa, quan điểm chấp nhận về sự kiểm soát, sợ hãi và bạo lực trong gia đình có thể dẫn đến tình trạng này Các định kiến và phân biệt đối xử dựa trên giới tính cũng có thể dẫn đến bạo lực gia đình Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng chất kích thích như rượu, ma túy, thuốc lá có thể là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình Các chất này có thể làm suy yếu quá trình đánh giá tình huống và kiểm soát cảm xúc, dẫn đến hành vi bạo lực Và những hành vi bạo lực trong gia đình đã gây ra những tác động đến gia đình như là : Gây tổn thương tâm lý: Bạo lực gia đình gây ra sự rối loạn tâm lý và căng thẳng trong gia đình Các nạn nhân, bao gồm cả trẻ em và người lớn, có thể trải qua các vấn đề như lo âu, trầm cảm, tự ti và suy giảm sự tự tin Phá vỡ quan hệ gia đình: Bạo lực gia đình có thể làm suy yếu các mối quan hệ gia đình Nó có thể gây ra sự cạnh tranh, mất lòng tin và xa lánh giữa các thành viên gia đình, dẫn đến sự phân cách và đổ vỡ gia đình Mất cân bằng quyền lực: Bạo lực gia đình thường phản ánh sự mất cân bằng quyền lực trong gia đình Khi một người có quyền kiểm soát và lạm dụng quyền lực, nó có thể dẫn đến sự kiểm soát và áp bức trong mối quan hệ gia đình Ngoài ra thì bạo lực còn gây ra những tác động đến xã hội như là: Tăng tội phạm: Bạo lực gia đình có thể tạo ra một môi trường không an toàn và không ổn định trong cộng đồng Điều này có thể dẫn đến tăng tội phạm, bao gồm cả các hành vi bạo lực trong gia đình và xã hội Tốn kém tài chính và kinh tế: Bạo lực gia đình có thể gây ra các hậu quả tài chính và kinh tế đối với gia đình và xã hội Nạn nhân thường phải trả tiền cho việc điều trị y tế, tài sản có thể bị phá hủy và công việc bị mất do sự cản trở của bạo lực gia đình Đe dọa sự phát triển: Bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em Nó có thể gây ra các vấn đề học tập, tình dục và tâm lý, và ảnh hưởng xấu đến tiềm năng và cơ hội phát triển của trẻ 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Với những kết quả này, chúng ta cần tăng cường nhận thức xã hội về vấn đề bạo lực gia đình và đưa ra các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa hiệu quả Các chính sách công cộng, chương trình giáo dục và sự hỗ trợ từ cộng đồng có thể đóng vai trò quan trọng để giảm bạo lực gia đình và bảo vệ gia đình và xã hội khỏi các tác động tiêu cực của nó VI KẾT LUẬN Bạo lực gia đình là một vấn đề của gia đình, cộng đồng và xã hội, trong đó trước hết là của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là ở người phụ nữ Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh gía được những ảnh hưởng mà bạo lực gia đình gây ra đối với gia đình và xã hội, từ đó, chúng ta sẽ xây dựng nên những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn cũng như loại bỏ tệ nạn này ra khỏi cộng đồng xã hội Nghiên cứu về bạo lực gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và giải quyết vấn đề này Đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với cả gia đình và xã hội, góp phần vào việc nâng cao nhận thức và tìm giải pháp hữu hiệu để giảm bạo lực gia đình Nghiên cứu này cũng còn hạn chế về mặt thời gian, do thời gian gấp rút để hoàn thiện đề tài nên chưa thể tiến hành khảo sát những gia đình, để thu thập được những số liệu mới nhất Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng và bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình và toàn xã hội nên việc xóa bỏ bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà còn phải có sự phối hợp của các tổ chức chính trị trong phòng, chống bạo lực gia đình Và chỉ khi những công tác phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai có hiệu quả trong đời sống xã hội thì đất hước ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững VII TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Hữu Minh (2009) Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM, 122-135 2 Võ Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Dũng Hà (2020) THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRẺ TẠI TỈNH THỪA THIÊN 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 HUẾ Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 129, Số 6A, 2020, 53-66 DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v129i6A.5493 3 Đặng Thị Hoa (2018) THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ GÓC NHÌN XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TẠP CHÍ KHOA HỌC HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM, Số 3 – 2018 4 Trịnh Thái Quang (2007) Một số vấn đề về mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn Viện Xã hội học, Số 3-2007, 76-88 5 Phùng Thanh Hoa (2020) VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH TNU Journal of Science and Technology, 225(07): 378 – 383 6 Nguyễn Thị Thu Châu (2021) THỰC TRANG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA HIỆN NAY TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, (23): 59 – 65 7 Nguyễn Thị Hồng Thủy (2015) BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, Số 9 – Tháng 11/2015, 72-76 8 Phan Thuận (2020) LÝ GIẢI BẠO LỰC GIỚI TỪ MỘT SỐ TIẾP CẬN VỀ QUYỀN LỰC GIỚI TẠP CHÍ KHOA HỌC HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM Quyển 10, Số 2 – 2020, 20-27 9 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2020) CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TÂN UYÊN, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU Thạc sĩ công tác xã hội, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 10 Phạm Nguyễn Lam Phương, Ngô Thị Hồng Uyên, Trần Đình Trung (2022) TỶ LỆ BẠO HÀNH GIA ĐÌNH VÀ CÁC LOẠI BẠO HÀNH KHI MANG THAI Ở PHỤ NỮ ĐÃ KẾT HÔN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: MỘT NGHIÊN CỨU MÔ TẢ CẮT NGANG vietnam medical journal n02 -JULY -2022, 54-57 11 Lê Thị Vân Anh (2013) HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI TRUNG TÂM PHỤ NỮ & PHÁT TRIỂN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY Cử nhân, Khoa Văn Hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 12 Nguyễn Thu Hiền (2013) HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA Cử nhân, Khoa Văn Hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 13 Nguyễn Bá Đạt (2012) NHỮNG HÀNH VI K䔃ĀM THÍCH NGHI CỦA THANH THIẾU NIÊN TRONG GIA ĐÌNH CÓ BẠO LỰC TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 4 (157), 4 – 2012, 68 -75 14 Nguyễn Hữu Minh (2013) NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 (72) – 2013, 33-46 15 Phan Thuận (2018) QUYỀN LỰC VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH Ở AN GIANG TẠP CHÍ KHOA HỌC HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM, Số 3 – 2018, 10-19 14 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)