Các dấu hiệu thường dùng làm cơ sở để phân chia loại hình thư viện là: chức năng, nhiệm vụ của thư viện, nội dung vốn tài liệu, đối tượng phục vụ, phương thức phục vụ, dấu hiệu lãnh thổ,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
ĐẠI CƯƠNG
Sinh viên:
Mã s ố sinh viên:
Nguy ễn Hồng Nhung
17030879 QH2017-LTH
Trang 2MỤC LỤC
I CƠ SỞ PHÂN ĐỊNH LOẠI HÌNH THƯ VIỆN 1
1 Vai trò của việc phân định loại hình thư viện 1
2 Các dấu hiệu phân định các loại hình thư viện 1
2.1 Các quan điểm phân chia thư viện của một số tổ chức: 3
2.2 Cách phân chia các loại hình thư viện trên thế giới tại một số nước: 4
II CÁC LOẠI HÌNH THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI 5
1 Nguyên nhân xuất hiện các loại thư viện hiện đại: 5
2 Những mục tiêu cơ bản của thư viện hiện đại: 5
3 Các loại hình thư viện hiện đại: 6
3.1 Thư viện điện tử (Electronic library): 6
3.2 Thư viện đa phương tiện (multimedia) 8
3 3, Thư viện số (digital library): 10
3 4, Thư viện ảo (virtual library): 12
III TÁC ĐỘNG CỦA SỰ XUẤT HIỆN THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI VỀ CHẤT CỦA LAO ĐỘNG THƯ VIỆN 14
IV THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CÁC HỆ THỐNG VÀ MẠNG LƯỚI THÔNG TIN – THƯ VIỆN TỰ ĐỘNG HÓA Ở VIỆT NAM 14
Trang 3I CƠ SỞ PHÂN ĐỊNH LOẠI HÌNH THƢ VIỆN
1 Vai trò của việc phân định loại hình thư viện
Loại hình thư viện là tập hợp các thư viện vào một nhóm theo những dấu hiệu chung nào đó
Phân định loại hình thư viện là một phương pháp nhận thức khoa học dựa trên cơ sở phân chia một tổ hợp thư viện ra các nhóm theo những đặc điểm nhất định căn cứ vào các tiêu chí, các dấu hiệu qui định, phát hiện ra những đặc trưng cơ bản, những điểm giống và khác nhau của các thư viện được nghiên cứu
Việc xác định được thư viện thuộc loại hình nào cho phép phân biệt các nhiệm vụ, chức năng, mối quan hệ, mức độ tổ chức của các thư viện tùy thuộc vào đặc điểm này hay đặc điểm khác của từng loại hình Là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả công tác thư viện và quản lý hiệu quả sự nghiệp thư viện
Trên cơ sở phân định loại hình thư viện, xuất phát từ các đặc điểm chung của các thư viện và các đặc tính riêng của từng loại hình có thể hình thành mục tiêu hoạt động cụ thể rõ rệt, xác định cơ cấu kho tài liệu, bổ sung đúng diện, thỏa mãn như cầu của người đọc, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc và xác lập mối quan hệ với các thư viện khác Ngoài ra còn giúp cho công tác thống kê thư viện, đánh giá hiện trạng của các thư viện, tổ chức và quản lý thư viện trong phạm vi toàn quốc, từng nghành, từng địa phương một cách hiệu quả
2 Các dấu hiệu phân định các loại hình thư viện
Căn cứ vào những điểm giống hay khác nhau của thư viện để phân chúng thành từng loại hay từng nhóm Các dấu hiệu thường dùng làm cơ sở để phân chia
loại hình thư viện là: chức năng, nhiệm vụ của thư viện, nội dung vốn tài liệu, đối
tượng phục vụ, phương thức phục vụ, dấu hiệu lãnh thổ, cách quản lý, người sở hữu, loại hình tài liệu,…
• Căn cứ vào dấu hiệu chức năng, nhiệm vụ của thư viện:
- Thư viện phổ thông (thỏa mãn nhu cầu đọc phổ thông, giải trí)
- Thư viện khoa học (thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu khoa học, sản xuất và giảng dạy, đào tạo)
Trang 4- Thư viện quốc gia (loại thư viện đặc biệt)
- Thư viện tang trữ
• Căn cứ vào nội dung vốn tài liệu:
- Thư viện công cộng (nội dung vốn tài liệu mang tính tổng hợp)
- Thư viện chuyên nghành (tài liệu chuyên nghành)
- Thư viện chuyên dạng (các tài liệu chuyên biệt như sáng chế phát minh, tiêu chuẩn, )
• Căn cứ vào đối tượng phục vụ:
- Thư viện cho người lớn
- Thư viện thiếu nhi
- Thư viện cho người tàn tật
- Thư viện cho người mù
• Căn cứ vào phương thức phục vụ:
- Thư viện cố định (đọc, mượn tại chỗ)
- Thư viện lưu động
- Thư viện tra cứu
• Căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ:
- Thư viện quốc gia
- Thư viện tỉnh, thành phố, huyện, xã
• Căn cứ vào dấu hiệu quản lý nghành có các thư viện chuyên nghành: thư viện y học, thư viện nông nghiệp,…
• Căn cứ dấu hiệu sở hữu:
- Thư viện nhà nước
- Thư viện của tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,…)
- Thư viện dân lập
- Thư viện tư nhân
• Kết hợp các dấu hiệu khác nhau để phân chia thư viện:
Ví dụ khi chia các loại thư viện truyền thống và hiện đại thì phải căn cứ vào dấu hiệu vật mang tin chứa đựng trong các thư viện và dấu hiệu phương thức phục
vụ của thư viện Hoặc nếu kết hợp dấu hiệu đối tượng phục vụ với dấu hiệu nội dung vốn tài liệu ta có thư viện công cồng, thư viện khoa học, thư viện chuyên biệt
Trang 52.1 Các quan điểm phân chia thư viện của một số tổ chức:
• Theo Liên hiệp hội thư viện quốc tế IFLA (International Federation of Library
1 Các thư viện nghiên cứu tổng quát:
- Thư viện quốc gia
- Thư viện quốc hội
- Thư viện đại học và thư viện các viện nghiên cứu
2 Các thư viện chuyên nghành:
- Thư viện hành chính
- Thư viện khoa học xã hội
- Thư viện địa lý, bản đồ
- Thư viện khoa học kỹ thuật
- Thư viện sinh học và y học
- Thư viện nghệ thuật
3 Các thư viện phục vụ quảng đại, quần chúng:
- Thư viện công cộng
- Thư viện phục vụ người tàn tật
- Thư viện phục vụ các dân tộc thiểu số
- Thư viện cho người mù
- Thư viện thiếu nhi
- Thư viện trường học phổ thông
- Thư viện lưu động
• Theo quan điểm của UNESCO: 6 loại hình
1 Thư viện quốc gia
2 Thư viện các trường đại học
3 Thư viện trường học (các loại khác)
4 Thư viện tổng hợp công cộng lớn và rất lớn
5 Thư viện chuyên nghành: của các viện nghiên cứu, tổ chức xã hội, nghành, công đoàn
6 Thư viện công cộng cho mọi người
Trang 62.2 Cách phân chia các loại hình thư viện trên thế giới tại một số nước:
• Ở Mỹ: 4 nhóm
- Thư viện nghiên cứu
- Thư viện trường học
- Thư viện công cộng
- Thư viện đặc biệt (bao gồm cả các thư viện chuyên nghành như thư viện của lực lượng vũ trang, thư viện Chính phủ, thư viện luật, y tế, tôn giáo, thư viện chuyên biệt, )
• Ở Anh:
- Thư viện công cộng
- Thư viện quốc gia
- Thư viện nghiên cứu (trường đại học, trường phổ thông)
- Thư viện công nghiệp
- Thư viện thương mại
• Ở Nga: Phần lớn các nhà thư viện phân thành 2 loại: Thư viện phổ thông và Thư
viện khoa học Ngoài ra có nhà thư viện học phân thành: thư viện tổng hợp, thư viện chuyên nghành Có người lại cho rằng có 4 loại thư viện: thư viện phổ thông, thư viện khoa học, thư viện sản xuất, thư viện trường học
• Ở Việt Nam:
Theo quyết định số 178/ CP của Hội đồng chính phủ ngày 16/9/1970 “Về công tác thư viện”, thư viện được chia thành 2 loại hình:
- Thư viện khoa học: thư viện quốc gia, các thư viện khoa học đa nghành, thư viện của các nghành, thư viện các trường đại học, các viện nghiên cứu
- Thư viện phổ thông: thư viện các quận huyện, thị xã, xã, phường, thư viện công đoàn, thư viện thiếu nhi,…
Theo pháp lệnh thư viện (có hiệu lực thi hành từ 01/04/2001) ở nước ta có 2 loại hình thư viện:
- Thư viện công cộng: thư viện quốc gia, thư viện do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập
Trang 7- Thư viện chuyên nghành, đa nghành: thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học; thư viện của nhà trường và cơ sở giáo dục, thư viện của cơ quan nhà nước, thư viện của đơn vị vũ trang nhân dân, thư viện của tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp
II CÁC LOẠI HÌNH THƢ VIỆN HIỆN ĐẠI
1 Nguyên nhân xuất hiện các loại thƣ viện hiện đại:
- Sự phát triển của khoa học và công nghệ đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học và công nghệ viễn thông đã tác động mạnh mẽ vào công tác thư viện, xuất hiện yêu cầu ứng dụng công nghệ này vào các thư viện
- Chức năng thông tin của thư viện được nhấn mạnh và đề cao, thư viện là nơi cung cấp tri thức và thông tin hiệu quả
- “Sự bùng nổ thông tin”, “khủng hoảng thông tin” diễn ra trên thế giới thể hiện ở sự gia tang tài liệu theo hàm số mũ, sự đa dạng hóa tài liệu, tốc độ lỗi thời nhanh chóng của tài liệu, sự tập trung và tản mạn thông tin, v.vvv đòi hỏi các thư viện phải thay đổi phương thức hoạt động
- Nhu cầu, yêu cầu của bạn đọc thay đổi Xuất hiện các nhu cầu mới, đa dạng, phong phú đòi hỏi các thư viện phải thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy
đủ, chính xác, phải xử lý sâu các tài liệu về cả nội dung và hình thức Nhu cầu tìm tin nhanh phát triển mạnh
- Kỹ thuật lưu giữ và chuyển đổi dạng tài liệu phát triển: sử dụng chất dẻo (đĩa), chất liệu từ tính (bang từ, đĩa mềm, đĩa cứng), chất liệu hóa học (phim, vi phim, vi phiếu), các loại máy móc trang thiết bị hiện đại
- Sự xuất hiện sách điện tử trên mạng, sự phát triển của công nghiệp sách điện tử
2 Những mục tiêu cơ bản của thƣ viện hiện đại:
1 Tạo mọi điều kiện cho người sử dụng thư viện được tiếp xúc ngang bằng, tự
do sử dụng và khai thác thuận lợi mọi tài liệu, mọi thông tin có tại thư viện và các thư viện khác trong nước và trên toàn cầu:
- Tổ chức hệ thống phục vụ mở, tự chọn tài liệu trên giá máy tính
Trang 8- Tổ chức hệ thống tìm tin tự động hóa để tìm trên CD-ROM, trên mạng, trong các CSDL, giúp người đọc nắm được và tìm kiếm nhanh chóng tài liệu, thông tin học cần
- Tổ chức hệ thống cung ứng tài liệu thật hiệu quả, tổ chức các dịch vụ cung cấp tài liệu, dịch vụ phổ biến thông tin, trao đổi thông tin, tư vấn,…
- Tạo điều kiện kỹ thuật, pháp lý, xã hội để mọi công dân có thể tiếp cận tới các nguồn thông tin điện tử, khai thác mạng thông tin của các nghành, mạng quốc gia, mạng toàn cầu Internet
2 Cung cấp thông tin cho người sử dụng thư viện dù thông tin đó nằm ở bất cứ nơi nào trên thế giới Bao gồm cả thông tin toàn văn
3 Các loại hình thƣ viện hiện đại:
3.1 Thư viện điện tử (Electronic library):
a, Định nghĩa thư viện điện tử và sự hình thành thư viện điện tử:
Thư viện điện tử là thư viện có vốn tài liệu dưới dạng điện tử (các CSDL, đĩa quang CD-ROM, các nguồn online), là nơi sử dụng máy tính và công nghệ thông tin vào hầu hết các hoạt động thông tin thư viện, cung cấp các dịch vụ điện tử và các xuất bản phẩm điện tử đối với người dùng tin
Bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ viễn thông những năm 70 thế kỷ
XX và sự hình thành một loạt cơ sở dữ liệu CD-ROM từ năm 1985 đã làm tang đáng kể các nguồn CD-ROM của các thư viện điện từ Thư viện điện tử hình thành và phát triển nhanh chóng từ những năm 90 với tốc độ phát triển cực nhanh của các nguồn tài liệu điện tử và việc thiết lập mạng Internet ở nhiều nước Thư viện điện tử ngày càng chứng tỏ lợi ích to lớn của nó đối với người dùng tin và cán bộ thư viện
b, Các nguồn tài liệu điện từ:
- Báo, tạp chí điện tử;
- Văn bản điện tử (sách, tài liệu, chính văn dưới dạng điện tử);
- Tài liệu tra cứu, tham khảo điện tử (bách khoa toàn thư, từ điển, sách hướng dẫn…);
- Các CSDL, CD-ROM;
Trang 9- Tài liệu online’
- Nguồn Internet;
- Các nguồn thư mục điện tử, mục lục các CSDL, các CSDL theo chủ đề và tra cứu thông tin;
- Các nguồn hướng dẫn tra cứu, truy cập tài liệu điện tử;
- Thông tin trên các trang Web Server;
- Các tài liệu điện tử khác: mutilmedia, OPAC, CSDL thương mại,…
c, Ưu điểm và nhược điểm của thư viện điện tử:
• Ưu điểm:
- Sự thuận tiện trong sử dụng tài liệu
- Tiết kiệm diện tích kho, giá
- Độ bền của băng từ, đĩa lade nâng cao khả năng lưu giữ tài liệu
- Có khả năng thông tin nhanh chóng qua mạng các tài liệu khoa học kỹ thuật quý, thúc đẩy trao đổi thông tin nhanh hơn qua truy cập trên mạng
- Có tiềm năng kinh tế to lớn cho các thư viện và người dùng tin
• Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc chuyển đổi các xuất phẩm truyền thống sang dạng số
- Chi phí cho thiết bị và công nghệ tốn kém
- Cần đầu tư liên tục cho công nghệ mới
- Vấn đề bản quyền
- Đòi hỏi các chuyên viên phải có trình độ và chuyên môn nhất định để sử dụng các thiết bị công nghệ
Trang 10Thư viện điện tử quốc gia Việt Nam
3.2 Thư viện đa phương tiện (multimedia)
- Định nghĩa:
Thư viện đa phương tiện là thư viện lưu trữ và khai thác, sử dụng tất cả các vật mang tin truyền thống và hiện đại: sách, báo, băng từ, video, đĩa compact, CD-ROM, vi phim, phần mềm máy tính,…
- Việc tổ chức và quản lý thư viện nhìn chung giống thư viện truyền thống,
sử dụng máy tính và các thiết bị phương tiện kĩ thuật như: máy chiếu, loa,…phục vụ nhu cầu của người sử dụng
- Việc tra cứu tìm tin, phục vụ bạn đọc tiến hành theo phương pháp thủ công cùng các kĩ thuật hiện đại: người dùng sử dụng máy tính hoặc phần mềm riêng để tra cứu theo tên, từ khóa,…
- Hệ thống mục lục truyền thống và mục lục điện tử song song tồn tại
- Có thể thành lập trung tâm thông tin hoặc bộ phận thông tin làm nhiệm vụ thu thập các thông tin về các lĩnh vực khác nhau và phân bố trên web server của mình
Trang 11Thư viện Đại học Tôn Đức Thắng (TPHCM) bao gồm nhiều đầu sách cả bản in và bản điện tử, có quầy thông tin máy tra cứu sách tiện lợi, không gian học tập thoải
mái
Thư viện văn hóa thiếu nhi đa phương tiện với trang thiết bị hiện đại như máy tính, tai nghe cùng với không gian nhiều màu sắc và nhiều đầu sách phù hợp với thiếu
nhi
Trang 123.3, Thư viện số (digital library):
a, Định nghĩa:
Thư viện số là thư viện chứa đựng các thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng điện tử số trên cách phương tiện khác nhau: bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ, Tại thư viện số không có bất kì cuốn sách nào nhưng đầy đủ các dạng tài liệu số hóa bao gồm dữ liệu dạng text, tranh ảnh, âm thanh, phim,…
• Định nghĩa thư viện số của Liên hiệp thư viện số Hoa Kỳ (American Digital Library Federation – DLF):
“Thư viện số là các cơ quan/ tổ chức có các nguồn lực, kể cả các nguồn nhân lực chuyên hóa, để lựa chọn, cấu trúc, cung cấp việc truy cập đến, diễn giải, phổ biến, bảo quản sự toàn vẹn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài của sưu tập các công trình số hóa mà chúng ở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một hoặc một số cộng đồng nhất định”
b, Các đặc tính của thư viện số:
- Là các cơ quan/tổ chức thực sự chứ không phải là “ảo” trên mạng
- Tập hợp, lưu giữ các sưu tập tài liệu số bao gồm cả các tư liệu tồn tại bên ngoài biên giới vật lý và hành chính của thư viện
- Tài liệu số dễ bị thay đổi, bị thay thế, bị mất Công tác bảo quản tài liệu số tiến hành trong điều kiện môi trường điện tử phân tán và sự thay đổi nhanh chóng của CNTT nên rất phức tạp và khó khan
- Cung cấp các dịch vụ truy cập đến tài liệu số không phụ thuộc vào loại hình
và khổ mẫu của chúng
- Các hoạt động của thư viện số phụ thuộc hoàn toàn vào máy tính và hệ thống mạng Phục vụ bạn đọc đến khai thác thư viện thông qua mạng máy tính
- Đòi hỏi cán bộ thư viện kỹ năng cao về tin học và hệ thống
c, Ưu điểm và nhược điểm của thư viện số:
• Ưu điểm:
- Tiếp cận thông tin dễ dàng, nhanh chóng với giá rẻ, có thể sao in nhiều bản theo nhu cầu sử dụng