1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lượn slương của người tày dưới góc nhìn văn hóa

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả Hoàng Anh Đào
Người hướng dẫn TS. Hà Xuân Hương
Trường học Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Là một bộ phận dân ca đặc sắc của người Tày, lượn slương đã thu hút sự quan tâm của các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian.. Với tính chất một công trình công bố các văn bản dân ca

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HOÀNG ANH ĐÀO

LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Xuân Hương

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Lượn slương của người Tày dưới góc nhìn

văn hóa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Hà Xuân Hương Các nội dung, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG ANH ĐÀO

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn TS Hà Xuân Hương – người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành bản luận văn này Tôi xin cảm ơn chân thành các thầy cô giáo Khoa Ngôn ngữ và văn hóa - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm

ơn đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khóa học Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2023

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG ANH ĐÀO

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Cấu trúc của luận văn 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY 11

1.1 Cơ sở lí luận 11

1.1.1 Ca dao, dân ca 11

1.1.2 Lí thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá 19

1.2 Khái quát về người Tày ở Việt Nam 23

1.2.1 Phạm vi địa lí, điều kiện tự nhiên và nơi cư trú 23

1.2.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội và văn hóa 24

1.2.5 Diện mạo kho tàng dân ca của người Tày 26

Chương 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 29

2.1 Phản ánh đặc điểm cư trú 29

2.2 Phản ánh quan niệm về thế giới và nhân sinh 35

2.3 Phản ánh các mối quan hệ xã hội của cư dân 40

2.3.1 Lời ca về tình yêu đôi lứa chân thành, đằm thắm 40

2.3.2 Ca ngợi truyền thống hiếu học 47

2.4 Phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội của cư dân 51

2.4.1 Mừng đám cưới 51

2.4.2 Mừng Lẩu Then 55

2.4.3 Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) 60

Trang 5

2.4.4 Mừng Mường 62

Chương 3 CÁC ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP LỜI THƠ NGHỆ THUẬT LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ 67

3.1 Biểu tượng 67

3.1.1 Biểu tượng bjóoc (hoa) 67

3.1.2 Biểu tượng mjầu (trầu) 71

3.1.3 Biểu tượng “mèng”/“ngoảng” (con ve) 75

3.1.4 Biểu tượng chim Én 78

3.1.5 Biểu tượng ong, bướm 80

3.2 Không gian, thời gian nghệ thuật 83

3.2.1 Không gian nghệ thuật trong lượn slương 83

3.2.2 Thời gian nghệ thuật trong lượn slương 86

3.3 Thể thơ 89

3.4 Ngôn ngữ, giọng điệu 91

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Xu hướng nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa là xu hướng nghiên cứu tỏ ra khá hiệu quả trong việc khám phá bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc được thể hiện thông qua những trường hợp cụ thể của văn học Bản sắc văn hoá được coi như tấm thẻ căn cước làm nên diện mạo riêng của từng quốc gia, dân tộc Với tư cách là một bộ phận của văn hoá dân gian, văn học dân gian có ưu thế đặc biệt trong việc phản ánh bản sắc văn hoá dân tộc

1.2 Việt Nam vốn được biết đến là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng cư trú, trong đó người Kinh chiếm số lượng nhiều nhất và xếp sau đó là người Tày Cũng giống như người Kinh, người Tày hiện nay còn lưu giữ lại được khá nhiều nét văn hóa cổ truyền, có thể coi đó là mạch nguồn nuôi dưỡng đời sống tinh thần của mỗi người con dân tộc Tày Những nét văn hóa cổ truyền của người Tày có thể kể đến như lễ hội Lồng tồng, lễ

hội Nàng Hai, lượn then và tính tẩu, bộ trang phục màu chàm, các đồ ăn thức

uống đặc trưng của núi rừng Đông Bắc, các làn điệu dân ca chủ yếu mang âm

điệu trầm thấp và ngọt ngào Dân ca của người Tày nổi bật có hát ví, phuối

rọi, phuối pác, lượn cọi, lượn slương, lượn then, phong slư Trong đó, không

thể không nhắc đến lượn slương – điệu hát thương yêu của người Tày, chủ

yếu phổ biến ở tỉnh Lạng Sơn

1.3 Người Tày cư trú chủ yếu ở khu vực Đông Bắc của nước ta Ở đây, người Tày sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác như Kinh, Nùng, Dao, H’Mông, Cao Lan, Sán Chí… Trong đó, người Tày được coi là chủ thể văn hóa của vùng Đông Bắc Văn hóa của người Tày có sự giao lưu, ảnh hưởng qua lại với văn hóa các dân tộc khác trên cùng địa bàn sinh sống song người

Tày vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc cho riêng mình Lượn slương là

bộ phận dân ca thể hiện rõ đặc điểm đó

Trang 7

1.4 Là một bộ phận dân ca đặc sắc của người Tày, lượn slương đã thu

hút sự quan tâm của các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Từng có một số công trình mang tính chất công bố tư liệu dân ca và một số công trình nghiên cứu về lượn slương của người Tày Tuy thế, vẫn vắng bóng sự nghiên cứu chuyên sâu về lượn slương từ góc độ văn hóa

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Lượn

slương của người Tày dưới góc nhìn văn hoá làm đề tài cho luận văn Thạc

dân tộc Ở đây, chúng tôi xem xét lượn slương - một bộ phận của dân ca Tày

dưới góc nhìn văn hoá Điểm theo thời gian và theo vấn đề, chúng tôi nhận thấy tình hình tư liệu về lượn slương có những điểm nổi bật như sau:

2.1 Tình hình sưu tầm lượn slương của người Tày

Trong kho tàng dân ca các dân tộc thiểu số, dân ca dân tộc Tày được sưu tầm nhiều và sớm hơn cả

Những năm 90 của thế kỉ XX, giới trí thức dân tộc Tày đã rất nỗ lực trong việc giới thiệu di sản dân ca trữ tình sinh hoạt của dân tộc Sự ra đời của

các cuốn sách Phong slư năm 1991, Lượn slương năm 1992, Lượn cọi năm

1994 của tác giả Lục Văn Pảo (còn gọi là Phương Bằng) là kết quả của sự nỗ

lực ấy Trong đó, đáng chú ý là lượn slương có số lượng được công bố hết sức

dồi dào (2924 câu) Sách Lượn slương sắp xếp các bài dân ca theo trình tự

của diễn xướng trong thực tế, khiến qua đó người đọc hình dung được đáng

Trang 8

kể về cuộc hát Các bài hát lượn slương có số lượng được công bố hết sức dồi

dào (2924 câu) và được giới thiệu dưới hình thức song ngữ Tày - Việt

Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình công bố tư liệu dân ca trữ tình sinh hoạt

ngày càng sôi động, trong đó có việc giới thiệu lượn slương Có thể kể đến: Thơ

ca dân gian Tày Nùng xứ Lạng của Nguyễn Duy Bắc năm 2012, Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương do Hoàng Văn Páo chủ biên năm 2012

Như thế, lượn slương của người Tày đã được quan tâm sưu tầm với số

lượng khá phong phú

2.2 Tình hình nghiên cứu lượn slương của người Tày

Lượn slương của người Tày được nghiên cứu từ khá sớm Qua tìm

hiểu, chúng tôi thấy có thể phân loại tài liệu nghiên cứu về lượn slương thành hai dạng Dạng thứ nhất là các công trình công bố tư liệu lượn slương, trong

đó nội dung nghiên cứu thường nằm ở các bài giới thiệu ở đầu sách Dạng

công trình thứ hai là các công trình nghiên cứu về lượn slương của người Tày

ở một địa phương cụ thể Ở các công trình thuộc hai dạng tài liệu này, các vấn

đề của lượn slương của người Tày ít nhiều được nghiên cứu ở các phương

diện khác nhau Chúng tôi lược thuật hai dạng công trình đó như sau:

Dạng thứ nhất là nhóm các bài giới thiệu ở các sách công bố tư liệu lượn slương Trong các bộ sưu tập tài liệu dân ca, trước khi công bố với độc

giả kết quả sưu tầm, biên dịch của mình về lượn slương, các soạn giả thường

có một bài giới thiệu mang tính chỉ dẫn về đặc điểm của các bài hát được công bố Nội dung chính của hệ thống bài giới thiệu này là cái nhìn tổng thể

về các bài hát đó như sự phân loại và sơ bộ đặc điểm nội dung, nghệ thuật lời

ca, phương thức diễn xướng của từng nhóm bài hát

Trước hết, về việc xếp lượn slương vào bộ phận nào của dân ca Tày,

các nhà nghiên cứu trong các bài giới thiệu đầu bộ sách sưu tập dân ca có xu

hướng coi lượn slương là dân ca giao duyên - một hình thức của dân ca trữ

Trang 9

tình sinh hoạt Tày Đây là cách hiểu lượn theo nghĩa hẹp Đại diện cho quan

điểm này là Phương Bằng (hay chính là Lục Văn Pảo) và Lã Văn Lô với công

trình Lượn slương xuất bản năm 1992, Hoàng Văn Páo và nhóm tác giả với công trình Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương xuất bản năm 2012, Nguyễn Duy Bắc với công trình Thơ ca dân gian Tày - Nùng xứ Lạng xuất bản năm 2012, Hoàng Quyết, Hoàng Triều Ân với công trình Thành ngữ -

Tục ngữ - Ca dao dân tộc Tày xuất bản năm 2014

Bên cạnh đó, năm 2012, trong công trình Thơ ca dân gian Tày - Nùng

xứ Lạng, tác giả Nguyễn Duy Bắc đã giới thiệu về thơ ca dân gian của người

Tày, Nùng ở Lạng Sơn theo hướng phân định rõ ràng Tày - Nùng, trong đó có phân loại dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày Theo đó, người Tày có

lượn và phong slư Lượn có lượn slương và lượn cọi Ở mỗi loại lượn này lại

có những thành phần nhỏ hơn Khi trình bày về lượn và phong slư, tác giả đã

chỉ rõ đặc điểm nội dung phản ánh, hình thức

Các đặc điểm của lượn slương của người Tày được nhắc đến trongcCông

trình Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương Đây là công trình được tạo

thành bởi sự hợp sức của nhiều tác giả Về lượn ở Lạng Sơn, các tác giả đã có giới thiệu khá chi tiết về quy trình và nội dung lượn, các giá trị văn hóa và vấn

đề bảo tồn, phát huy hát lượn Tày ở Lạng Sơn Về lượn slương, tác giả Phương Bằng đã khái quát vài nét về lượn slương ở các khía cạnh: hình thức, sự phân bố,

đặc trưng hát xướng, đối tượng tham gia, trình tự cuộc hát, nội dung Với tính chất một công trình công bố các văn bản dân ca Tày là chủ yếu, phần giới thuyết

về lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương của các tác giả mang tính chất tả hơn là

khảo song lại cung cấp những chỉ dẫn quý báu với chúng tôi khi tìm hiểu về

Lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn hoá

Như thế, sự nghiên cứu ở các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc

giới thiệu khái quát về lượn slương theo mục đích sưu tầm, biên soạn và phổ

Trang 10

biến văn hóa, văn nghệ dân gian Lượn slương được giới thiệu ở các phương

diện: tên gọi, sự phong phú của các nhóm bài hát và đi vào giới thiệu khái quát về các đặc điểm của một nhóm bài hát nào đấy Bởi thế, những sự nghiên cứu ở các công trình này chỉ gói gọn trong vài trang mở đầu, dẫn luận, còn phần sau là kết quả sưu tầm, biên dịch dân ca nhằm chứng minh cho những

nhận định chung nhất của phần dẫn luận Sự nghiên cứu chuyên sâu về lượn

slương là chưa có ở những công trình này

Dạng thứ hai là nhóm các nghiên cứu sâu hơn về một vấn đề cụ thể của lượn slương trong các chuyên khảo, luận văn Trong đó, công trình đầu tiên

phải kể đến là Sli, lượn dân ca trữ tình Tày Nùng của Vi Hồng xuất bản năm

1979 Ở đây, tác giả coi lượn là toàn bộ các hình thức dân ca của người Tày, phân biệt lượn với sli của người Nùng Đây là cách hiểu theo nghĩa rộng, với cách dịch lượn nghĩa là hát Theo đó, dân ca Tày sẽ có lượn cọi, lượn slương,

lượn then, lượn nàng ới, lượn phong slư, lượn quan lang… Tuy nhiên, ông

chỉ tập trung nghiên cứu lượn giao duyên với nhiều khía cạnh như: đề tài, nội dung phản ánh, ý nghĩa của lượn, mối quan hệ giữa lượn với thơ Tày hiện đại Hoàn cảnh diễn xướng của lượn ngày hội, lượn trong nhà có được tác giả

nhắc đến song chưa được phân tích kĩ càng Vi Hồng cũng giới thiệu qua về

lượn quan lang nhưng để ở mục phụ lục tư liệu Sự khảo sát như vậy chưa

củng cố được sự vững chắc cho quan điểm coi lượn là toàn bộ dân ca Tày của

Vi Hồng Tuy thế, đây vẫn là công trình nghiên cứu công phu, dày dặn nhất

về lượn slương của người Tày Những nhận định của nhà nghiên cứu Vi Hồng

đem tới cho chúng tôi những gợi ý hữu ích cho việc thâm nhập vào thế giới

nghệ thuật của lượn slương

Luận văn thạc sĩ với đề tài Hát lượn slương của người Tày (Qua khảo

sát ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) của Lê Thị Phương Thảo

(năm 2011) đã chỉ ra được những đặc điểm nội dung, thi pháp của mảng dân ca này, nhưng lại hạn chế ở chỗ chưa chỉ ra được cái hay và tính đặc thù dân tộc

Trang 11

của âm nhạc và diễn xướng; đồng thời sự khảo sát mới được thực hiện từ góc nhìn của thi pháp học chứ chưa khai thác dưới góc nhìn văn hóa; và, mới chỉ nghiên cứu ở một phạm vi địa phương cụ thể là xã Yên Cư (Chợ Mới – Bắc Kạn), do đó chưa khái quát hết được các đặc điểm lượn slương của người Tày

Như vậy, dù đã nghiên cứu sâu hơn nhưng do tính chất cụ thể, nhỏ lẻ của đối tượng nghiên cứu, các công trình kể trên vẫn chưa thể khai thác được

lượn slương trong tính chỉnh thể, tính hệ thống của nó, và chưa đặt nó dưới

góc nhìn văn hóa, do đó, chưa làm rõ được đầy đủ các đặc điểm của mảng dân

ca này Tuy thế, đây lại là những chỉ dẫn quý báu đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Qua điểm lại tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có một

công trình nào đi sâu tìm hiểu lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn

hóa một cách có hệ thống Do tính chất là những công trình công bố tư liệu dân ca nên hầu hết sự nghiên cứu ở các bài viết ở đầu sách mới dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát, chung chung trong một vài trang Các luận văn tuy có sự nghiên cứu công phu hơn song cũng mới dừng sự tìm hiểu ở một

khía cạnh cụ thể của lượn slương, nghiêng về nghiên cứu thi pháp… Công

trình nghiên cứu chuyên sâu nhất là của tác giả Vi Hồng lại chủ yếu tập trung

vào lượn giao duyên và chưa làm rõ được sự đặc sắc về phương diện diễn

xướng, cũng chưa chỉ rõ địa bàn nghiên cứu

2.3 Tình hình nghiên cứu về lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn hoá

Qua điểm lại nguồn tài liệu, chúng tôi nhận thấy, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nào nghiên cứu về những dấu vết của văn hoá

trong lượn slương của người Tày Đây vẫn còn là một miền đất trống trong

nghiên cứu Trong khi, trên thực tế, vấn đề này lại có ý nghĩa cần thiết đối với

việc làm rõ những nét đặc sắc của lượn slương trong mối quan hệ gắn bó với

văn hóa của dân tộc Tày

Trang 12

Kế thừa thành quả của các công trình sưu tầm và nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn hóa Các công trình công bố tư liệu dân ca của người Tày đã cung cấp tư liệu đáng tin cậy để chúng tôi lựa chọn cho sự nghiên cứu, khảo sát Các công trình nghiên cứu về lượn slương đã cung cấp cho chúng tôi những gợi ý, những ý tưởng khoa học quý báu, dù nhiều khi mới ở dạng phác thảo Đóng góp của chúng tôi chủ yếu là ở chỗ chúng tôi đã cố gắng phác hoạ diện mạo kho tàng lượn slương của người Tày và chỉ ra những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của lượn slương khi xem xét chúng dưới góc độ văn hóa, đồng thời làm sáng rõ những gợi ý trong những công trình đi trước và hệ thống hóa chúng, soi chiếu chúng dưới một góc nhìn mới là văn hóa để làm bật lên được cái đặc sắc của lượn slương Chúng tôi hi vọng qua đề tài này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với việc nghiên cứu bộ phận dân ca trữ tình sinh hoạt này của người Tày nhằm tương xứng với thực tế kho tàng phong phú và giá trị của lượn slương nói riêng, dân ca Tày nói chung

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định hướng đến mục đích là:

- Tìm hiểu các đặc điểm nội dung và thi pháp lời thơ nghệ thuật của

lượn slương, từ đó chỉ ra những dấu vết của văn hóa được thể hiện trong lượn slương của người Tày

- Khẳng định ý nghĩa cũng như giá trị của bộ phận lượn slương của

người Tày trong việc thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn hóa,

do đó, các đặc điểm nội dung, thi pháp lời thơ nghệ thuật của lượn slương khi

soi chiếu từ góc độ văn hóa chính là đối tượng nghiên cứu chủ đạo trong luận văn này

Trang 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở bộ phận

lượn slương của dân tộc Tày

Về nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn

là dựa trên cơ sở khảo sát kĩ càng các nguồn tư liệu liên quan đến lượn slương

của người Tày Đặc biệt, chúng tôi sử dụng các tư liệu dân ca dẫn từ các tài liệu đã được xuất bản và dưới hình thức song ngữ Tày - Kinh Các tài liệu được lựa chọn phải có sự ăn khớp nhau về số dòng thơ trong bản phiên âm và bản dịch sang tiếng Việt, đồng thời bản dịch phải sát nghĩa Trong đó, chúng tôi ưu tiên những công trình mà tác giả là những người con của dân tộc Tày hoặc từng có thời gian sinh sống cùng người bản tộc, có lợi thế trong việc am hiểu văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Họ dành rất nhiều công sức, tâm huyết, trung thực và trách nhiệm trong việc sưu tầm, biên soạn Vì thế, việc biên dịch của các tác giả đó khá sát với cách cảm, cách nghĩ và đặc trưng thi pháp

thể loại của lượn slương Những tiêu chí như vậy sẽ đem đến tính tin cậy cho

tài liệu được lựa chọn để khảo sát, nghiên cứu của luận văn Cụ thể, các tài liệu chúng tôi lựa chọn là:

Bảng 1: Tài liệu khảo sát

1 Trần Thị An (2007), Tổng tập văn học dân gian các

dân tộc thiểu số Việt Nam tập 17, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội

[2]

2 Nguyễn Duy Bắc (2012), Thơ ca dân gian Tày Nùng

xứ Lạng, Nxb Thanh niên, Hà Nội

[6]

3 Nhiều tác giả (2012), Lượn Tày: Lượn Tày Lạng

Sơn, lượn slương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

[11]

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp liên ngành

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các kiến thức của một số ngành khoa học khác như lịch sử, địa lí, văn hóa học… để lí giải nguyên nhân và ý

nghĩa của những đặc điểm của lượn slương của người Tày khi xem xét đối

tượng này từ góc nhìn văn hóa

5.2 Phương pháp điền dã

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tiến hành điền dã tại một

số vùng cư trú của đồng bào Tày, cụ thể là tại huyện Bình Gia – Lạng Sơn Tại đó, chúng tôi quan sát đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày, để hiểu hơn các đặc điểm tự nhiên, xã hội, văn hóa, hiểu hơn về nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy của họ, từ đó góp thêm cơ sở cho sự lí giải về các đặc điểm nội dung và thi pháp lời thơ nghệ thuật của lượn slương khi xem xét bộ phận dân ca này dưới góc nhìn văn hóa

5.3 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp này, chúng tôi thống kê thông tin về các tài liệu công bố lượn slương của người Tày theo năm phục vụ cho việc lược thuật tình hình sưu tầm, nghiên cứu, thống kê số lượng các bài lượn slương của người Tày để làm đối tượng khảo sát, thống kê các thông tin cụ thể của quá trình khảo sát nguồn tư liệu Các kết quả thống kê mang tính định lượng như thế sẽ là cơ

sở để chúng tôi đưa ra các suy luận, nhận định khoa học Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương pháp thống kê cũng giúp tăng thêm sức thuyết phục, độ chính xác và tin cậy cho những nhận định khoa học của chúng tôi

5.4 Phương pháp thi pháp học

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi dụng sử phương pháp thi

pháp học để nhận xét, đánh giá những đặc điểm về mặt nghệ thuật của lượn

Trang 15

slương người Tày, như thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu Qua đó, khẳng định giá trị về mặt nghệ thuật của lượn slương người Tày khi được nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa

6 Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn hoá, chúng

tôi hy vọng sẽ đem lại một nhận thức sâu sắc và hệ thống về các đặc điểm của

lượn slương của người Tày trong sự gắn bó với văn hoá dân tộc Đồng thời,

góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của một bộ phận quan trọng trong nền văn học dân tộc

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp thêm tư liệu, là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập văn học dân gian nói chung, văn học địa phương nói riêng

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội

dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận của đề tài và khái quát về người Tày

Chương 2 Các đặc điểm nội dung lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn hóa

Chương 3 Các đặc điểm thi pháp lời thơ nghệ thuật lượn slương của người Tày dưới góc nhìn văn hóa

Trang 16

Về khái niệm ca dao, dân ca, hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác

nhau; trong đó, có một số quan niệm phổ biến sau:

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, "ca dao là thơ ca dân gian được truyền

miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc Ca dao là thể loại văn vần, thường làm theo thể thơ lục bát" [20; tr 132]

Tác giả Nguyễn Xuân Kính cho rằng: "Ca dao là những sáng tác văn

chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững trong phong cách Và ca dao đã thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian" [15; tr 56]

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn

Khắc Phi) viết: "Ca dao còn gọi phong dao Thuật ngữ ca dao được dùng với

nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ

Trang 17

những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca" [12; tr.31]

Các tác giả Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn trong

cuốn Văn học dân gian Việt Nam thì cho rằng: "Ca dao vốn là một thuật ngữ

Hán - Việt Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân

ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca" [13; tr.436]

Phần lời nói đầu của cuốn sách Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số

Việt Nam, tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: dân ca là “những bài hát

ngâm hay kể bằng văn vần, hoặc độc lập, hoặc kèm theo nhạc, điệu múa, trò chơi, hoặc tự một người thể hiện hay một tập thể cùng tham gia Đó là những bài ngắn dăm bảy câu đến hàng trăm, hàng ngàn câu hát cắt ra từng khúc từng đoạn” [27, tr 28]

Trong cuốn Tục ngữ và dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan biên soạn, in

lần đầu năm 1956, đến 1978 in lại và đổi tên là Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt

Nam), tác giả Vũ Ngọc Phan có nêu: ca dao dùng để chỉ bộ phận chủ yếu và

quan trọng nhất của thơ dân gian, là loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng, được hình thành và phát triển trên cơ sở phần lời trong các loại dân

ca ngắn và tương đối ngắn; dân ca là toàn bộ các hình thức ca hát trữ tình dân

gian, “bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu),

phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát” [19; tr 78]

Sách giáo khoa Ngữ văn 7, (Nguyễn Khắc Phi, chủ biên) còn phân biệt rõ

hai thể loại này: "Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những

câu hát dân gian trong diễn xướng Ca dao là lời thơ của dân ca Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian - thể ca dao" [21; tr.35]

Từ những cách hiểu trên, có thể khái quát lại: Ca dao, dân ca là khái niệm dùng để chỉ những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm

Trang 18

của con người Ca dao là phần lời của dân ca, là những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc - là những câu hát dân gian trong diễn xướng

1.1.1.2 Phân loại

Cũng giống như dân ca các dân tộc thiểu số khác trên đất nước Việt Nam, dân ca Tày thể hiện rất rõ nét những đặc trưng riêng biệt của văn hóa dân tộc Dân ca dân tộc Tày góp phần vào bức tranh nhiều màu sắc của văn học dân gian Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về dân ca Tày, trước hết hãy tìm hiểu khái quát về cách phân loại dân ca của các dân tộc thiểu số Chúng tôi đã khảo sát các công trình nghiên cứu của các tác giả về phân loại dân ca các dân tộc thiểu số và thu thập được những thông tin như sau:

Năm 1975, tác giả Lê Chí Quế phân loại dân ca trong bài Việc phân

loại dân ca các dân tộc ở miền Bắc nước ta [23, tr 54-77] đây là bài viết đầu

tiên đề cập đến việc phân loại dân ca các dân tộc thiểu số Tác giả Lê Chí Quế

đã lập bảng phân chia dân ca các dân tộc Dao, H’Mông, Mường, Nùng, Tày,

Thái thành ba loại: Dân ca lao động, Dân ca nghi lễ - phong tục và Dân ca

sinh hoạt Trong mỗi loại, căn cứ vào hình thức diễn xướng của chúng trong

đời sống, tác giả có sự phân chia nhỏ hơn

Tác giả Phan Đăng Nhật đã căn cứ vào “phạm vi hoạt động đời sống” trong mối quan hệ với sinh hoạt dân ca để chia dân ca các thiểu số thành bốn

bộ phận: Dân ca nghi lễ và phong tục, Dân ca giao duyên, Hát ru, Hát vui

chơi với trẻ con [16, tr 108]

Tác giả Võ Quang Nhơn thì lại chia dân ca dân tộc thiểu số thành ba bộ

phận: Dân ca lao động, Dân ca nghi lễ - phong tục (gồn có năm tiểu loại nhỏ

hơn: các bài ca nông lễ, các bài ca hôn lễ, các bài ca tang lễ, các bài hát chúc

Trang 19

mừng, các bài ca tục lệ), Dân ca sinh hoạt (gồm hát ru, hát vui chơi, giao

duyên) [18, tr 212]

Trong cuốn sách Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt

Nam tập 17, Trần Thị An cũng khẳng định rằng: dân ca dân tộc thiểu số là

một bộ phận quan trọng, phong phú, đa dạng của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam Các tác giả trong cuốn sách phân chia dân ca thiểu số

thành các bộ phận: Dân ca lao động, Dân ca nghi lễ, Dân ca trữ tình sinh

hoạt Trong đó, dân ca lao động là các lời hát nhằm bày tỏ tình cảm của

người hát trong môi trường lao động và các bài hát nông lịch; Dân ca nghi lễ

là các lời hát của con người khi họ thực hiện các nghi lễ như đám cưới, đám

tang, dám cầu mùa, chúc tụng ; dân ca trữ tình sinh hoạt là các bài hát diễn

tả các hoạt động của cuộc sống hàng ngày như ru con, vui chơi hoặc bày tỏ tình cảm đối với quê hương đất nước [2; tr 20]

Theo nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, ông dựa trên mức độ gắn bó của dân ca với các lĩnh vực sinh hoạt chính của đời sống nhân dân là sinh hoạt lao động, sinh hoạt nghi lễ, sinh hoạt gia đình và xã hội [9; tr 324 - 356] để phân

ra làm ba tiểu loại: dân ca lao động, dân ca nghi lễ, dân ca sinh hoạt Sự phân

chia này là chung cho dân ca của người Việt và cả dân ca của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Như vậy, có thể khẳng định dân ca Tày cũng là một bộ phận không thể tách rời dân ca các dân tộc thiểu số, do đó, chúng tôi đồng tình với cách phân

loại của các tác giả trong cuốn Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu

số Việt Nam tập 17 và cách phân loại của Chu Xuân Diên, coi đây là cơ sở để

nghiên cứu về lượn slương của người Tày Tức là, dân ca Tày gồm ba tiểu loại: Dân ca lao động, dân ca nghi lễ, dân ca sinh hoạt

Trong ba tiểu loại: Dân ca lao động, dân ca nghi lễ, dân ca sinh hoạt thì các nhà nghiên cứu gọi dân ca sinh hoạt bằng nhiều tên gọi khác nhau:

Trang 20

Chu Xuân Diên gọi là dân ca trữ tình; Lê Chí Quế gọi là dân ca trữ tình sinh hoạt và Trần Thị An gọi là dân ca sinh hoạt Các tên gọi tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng về căn bản, chúng đều là những bài dân ca nói về lao động, tình yêu đôi lứa, đời sống gia đình và xã hội, có nội dung “thể hiện quan hệ giao lưu tình cảm giữa các thành viên trong cộng đồng (cộng đồng gia đình và cộng đồng xã hội) Chúng tôi đồng tình với cách gọi của tác giả Lê Chí Quế,

tức gọi tiểu loại ấy là dân ca trữ tình sinh hoạt và coi đây là cơ sở để nghiên cứu về lượn slương - một bộ phận của dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày

1.1.1.3 Lượn slương - Một bộ phận của dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày

Trong cuốn Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam,

tập 17, nhà nghiên cứu Trần Thị An đã sắp xếp tư liệu dân ca trữ tình sinh hoạt

của đồng bào các dân tộc thiểu số theo ba chủ đề là dân ca nghi lễ, dân ca lao

động và dân ca sinh hoạt, tương ứng với cấp độ tiểu loại Riêng đối với tiểu

loại dân ca sinh hoạt, tác giả chia nhỏ thành ba tiểu chủ đề sau: Một là, Tình yêu quê hương đất nước; Hai là, Quan hệ gia đình - xã hội (bao gồm hai nhóm

là quan hệ gia đình và họ hàng, quan hệ xã hội Trong nhóm bài ca về quan hệ gia đình và họ hàng có ba nhóm là: tình cảm gia đình và họ hàng, hát ru, khuyên răn); Ba là, Tình yêu lứa đôi (bao gồm sáu nhóm bài hát là: chào mời;

tỏ lòng; nỗi nhớ; thở than, trách móc; ao ước, thề thốt; li biệt) [2; tr 130 - 131]

Cũng về sự phân loại dân ca của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhà

nghiên cứu Lê Chí Quế chia dân ca các dân tộc thiểu số thành ba tiểu loại: dân

ca lao động, dân ca nghi lễ phong tục, dân ca trữ tình sinh hoạt Riêng dân ca trữ tình sinh hoạt, tác giả phân thành hai nhóm là hát đối đáp và hát đơn

Chúng tôi nhận thấy, sự phân loại dân ca dân tộc thiểu số của cả hai tác giả Lê Chí Quế và Trần Thị An đều có cơ sở và đúng đắn Tiếp thu các quan điểm của hai tác giả, đặc biệt là quan điểm của Lê Chí Quế, chúng tôi sắp xếp

Trang 21

lượn slương của người Tày vào nhóm dân ca trữ tình sinh hoạt Bởi vì nó phản ánh được hình thức diễn xướng của thể loại dân ca trữ tình sinh hoạt là đối đáp và hát đơn Từ đó, chúng tôi sắp xếp dân ca trữ tình sinh hoạt Tày

thành các nhóm Cụ thể như sau: hát đối đáp bao gồm: lượn cọi (hát gọi bạn yêu), lượn slương (hát thương yêu), lượn nàng ới (hát gọi người con gái),

lượn then (hát then), lượn iếu (hát iếu), hát ví, rọi, cắm nôm (lời nôm); hát

đơn bao gồm phong slư (thư tình con trai gửi cho con gái và ngược lại)

Lượn là một loại hình dân ca độc đáo của dân tộc Tày, là danh từ chỉ chung nhiều làn điệu hát của người Tày Trong lượn có lượn slương - đó

là một phần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày Đối với người Tày, lượn slương là vốn dân ca quý báu đậm đà bản sắc văn hóa, sợi dây kết nối các chàng trai, cô gái, là chỉ tơ hồng se duyên lứa đôi

Qua nghiên cứu, khảo sát các tài liệu, chúng tôi thu thập được những lí giải về cách hiểu khái niệm lượn slương của các nhà nghiên cứu như sau:

Nhạc sĩ Đỗ Minh, nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Việt Bắc giải thích: gọi “Lượn Slương ” vì nó là “tiếng hát của tình thương” Nhà nghiên

cứu văn học dân gian Việt Bắc Vi Hồng viết: “ Slương nghĩa là thương chứ không phải là yêu đương” Nhà dân tộc học Lã Văn Lô nhận định: Slương là

hát để “bày tỏ tâm tình của mình đối với người yêu ” Nhà dân tộc học

Nguyễn Nam Tiến phân tích: “ gọi là Slương vì trong rất nhiều bài lượn, đặc biệt là những câu đầu thường hay có từ Slương”, ví dụ :

“Mèng bửa bên xoen pây xa bjoóc Khỏa đạn slương điếp kỉ lai va”

(Ong bướm thi nhau đi tìm nhị Bạn đời còn tiếc nỗi gì mà)

“Thặt cằm Slương đuổi bạn tương chi”

(Có lời với bạn tương chi)

Trang 22

Từ những tư liệu trên, kết hợp với việc khảo sát ý kiến của những người cao tuổi ở Lạng Sơn, Cao Bằng tham gia hát lượn, chúng tôi nhận thấy: Lượn slương là lối hát giao duyên giữa nam và nữ, có trình tự, thủ tục bài bản Đúng như tên gọi, lượn slương (nghĩa là lượn thương) nổi bật mục đích bộc bạch niềm thương nhớ, là hình thức hát giao duyên đặc trưng, phổ biến của bà con dân tộc Tày, nhất là những năm 60 của thế kỷ XX

Chủ thể chính của cuộc lượn slương là nam, nữ thanh niên, qua điệu lượn, họ bày tỏ tình cảm, cũng là một cách để họ tìm hiểu nhau, rồi dẫn đến tình yêu đôi lứa bằng lượn slương Vào những dịp tết đến xuân về, lễ hội Lồng Tồng và cả khi nông nhàn, các cuộc lượn slương được diễn ra trong các bản làng (thường là về ban đêm), có lúc tới hai, ba ngày liền

Lượn thường được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng, lượn chỉ toàn

bộ kho tàng dân ca người Tày, bao gồm cả then (lượn then), hát đám cưới (lượn quan làng), phuốc pác (lượn phuốc pác) và phong slư (lượn phong slư) Theo nghĩa hẹp, lượn chỉ là những điệu hát giao duyên của người Tày mà thôi Cả hai cách hiểu đều có lý, song có lẽ phổ biến hơn cả là cách gọi tên

lượn theo nghĩa hẹp, tức là bộ phận hát giao duyên đối đáp của người Tày

Mỗi vùng có từng loại lượn khác nhau như lượn then ở Trùng Khánh,

Hạ Lang, Trà Lĩnh, Quảng Uyên; lượn nàng ới ở Hà Quảng, Thông Nông; lượn cọi ở Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng; lượn ngạn ở vùng biên giới Trà Lĩnh và vùng giáp ranh với Hòa An… Về thể thơ được sử dụng: hầu hết các thể lượn đều đặt theo thể thơ thất ngôn trường thiên; chỉ riêng lượn slương đặt lời theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Một cuộc lượn slương thường có kết cấu hoàn chỉnh 3 phần: lượn mời hát, lượn đi đường; lượn sử; lượn chúc mừng Ngôn ngữ của lượn slương rất tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu lắng, bằng lối so sánh ví von kết hợp với tả thực, lượn slương đã chinh phục được đông đảo công chúng Khi cất lên thành giai điệu thì lời ca bay bổng diệu kỳ, cuốn hút

Trang 23

người nghe, kẻ hát Giai điệu lượn slương êm ái, dung dị, ngọt ngào cảnh sắc núi rừng quê hương và lòng người, da diết yêu thương, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Khai cuộc là những câu hát lượn của phía chủ nhà nói lên điều may mắn, hân hạnh, vui mừng cho bản làng trước sự có mặt của khách quý đến thăm, thậm chí còn tự than trách chưa đón tiếp bạn chu đáo Tiếp theo là mời khách hát lượn đối đáp một cách da diết, chân tình với ý tứ rằng, người từ phương xa đến, đi đường dài chắc là mệt mỏi lắm, nhưng có mấy khi chúng mình gặp nhau, mong người lên tiếng Vào đoạn hát mời, thông thường có tới

ba, bốn người thay nhau hát, nhưng khi vào cuộc chính thức thì chỉ có một đôi trai, gái nhập tâm các bài kết hợp ứng khẩu, không có thầy dắt dẫn như lượn cọi Người lượn sáng tạo phù hợp hoàn cảnh cụ thể, không dập theo khuôn mẫu nhất định nào đó, bởi thế mà sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người nghe

Sâu lắng, hàm súc hơn cả là lượn pây tàng (nghĩa là lượn đi đường) đây

là phần trọng tâm của lượn slương được người hát và người nghe quan tâm nhất Lượn đi đường còn có nhiều bài, chương như: gà gáy, đi thuyền hái hoa, hái nhị xuân, đêm vọng năm canh, kết duyên khác bản Toàn bộ lượn đi đường là quá trình tìm hiểu nhau, từ làm quen đến chia sẻ buồn vui, có lúc dỗi hờn, trách móc để rồi đến với nhau đằm thắm mặn mà hơn Nội dung của phần lượn này chứa đựng đầy ắp nỗi nhớ thương kín đáo, e ấp, sâu sắc đến mạnh bạo bất ngờ Khi xa nhau họ mang theo hình ảnh của nhau qua tiếng lượn và khắc khoải mong gặp lại để hàn huyên, nối tiếp tình bạn càng thêm mặn mà hơn

Phần lượn sử kể về những câu chuyện truyền thuyết, dã sử, truyện dân gian, cổ tích, lịch sử của Việt Nam Thời gian dành cho lượn sử khá dài, có thể gần hết một đêm Cuộc lượn đến phần này chứng tỏ tình duyên đôi lứa đã đạt đến mức độ hứa hẹn chắc chắn Người hát biểu lộ tình yêu của mình, họ

Trang 24

nhập tâm đồng cảm với các nhân vật trong truyện như chính họ nên càng hát càng say sưa, tình cảm vì thế càng sâu nặng hơn Phần cuối cùng là các bài lượn đáp nghĩa cảm tạ với gia chủ và bà con làng bản đã tạo điều kiện cho đôi lứa được hát lượn giao duyên; ca ngợi phong cảnh sơn thủy hữu tình của bản

làng, phong tục tập quán quê hương

Trong 3 phần: lượn đi đường, lượn sử và lượn chúc mừng thì lượn chúc mừng không phải là hát giao duyên, chỉ là lời cảm tạ của người lượn đối với gia chủ nên nó có tính chất gắn kết khá lỏng lẻo với cuộc lượn Phần lượn sử với một thời gian khá lớn dành cho việc lượn về các truyện cổ dân gian của người Tày thể hiện chiều sâu của cuộc lượn slương khi tình cảm của người hát đã hết sức sâu nặng

Phần lượn đi đường là phần chứa đựng nhiều tình huống bất ngờ nhất

Về mặt hình thức, đó là phút ban đầu thăm dò, tìm hiểu, làm quen, dỗi hờn, trách móc Về mặt nội dung, tình cảm được diễn tả ở đây từ nỗi nhớ thương kín đáo, e ấp đến sâu sắc, mạnh bạo Phần này rất được người nghe yêu thích và đây chính là phần trọng tâm của một cuộc lượn slương Không có một cuộc lượn slương nào thiếu phần này dù cho hai phần kia có thể không lượn đến

1.1.2 Lí thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá

1.2.2.1 Khái niệm “văn hóa”

Có nhiều định nghĩa khác nhau về “văn hóa”, tùy theo mục đích nghiên cứu mà có những cách hiểu khách nhau; chúng tôi khảo sát và thu thập được những khái niệm như sau:

Năm 1970, F.Mayor - tổng Giám đốc UNESCO nêu định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất, cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và văn hóa” [8; tr 14]

Trang 25

Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh khi được tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là ánh sáng khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin, Người đã nêu: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá ” [25; tr 4]

Hữu Ngọc lại quan niệm: “Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí hiệu) chi phối tư duy, cách ứng xử (người với thiên nhiên, người với người) và các mối quan hệ trong cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng” [17; tr 6] Trong khái niệm này, Hữu Ngọc nhấn mạnh mối quan hệ ứng xử giữa con người với cộng đồng, mỗi cộng đồng có một đặc thù văn hóa riêng, cần phải được tôn trọng như nhau

Đến năm 2002, UNESCO đưa ra nhận định: “Văn hóa nên được coi là một tập hợp của những đặc trưng về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, và nó bao gồm, ngoài văn học

và nghệ thuật, cả lối sống, cách sống cùng nhau, hệ thống giá trị, truyền thống

và niềm tin” [10, tr 9]

Từ một số khái niệm kể trên, có thể nhận thấy, văn hoá là một phạm trù rất rộng Tùy theo từng hoàn cảnh, nội dung cụ thể, sẽ có một cách hiểu khác nhau về văn hóa Những quan niệm về văn hóa như trên đều rất quan trọng, là

cơ sở đáng tin cậy cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

1.2.2.2 Lý thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa

Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, ở Việt Nam và thế giới, việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là cách tiếp cận khá phổ biến Trên thế giới, Mikhail Bakhtin là một trong những người khởi xướng xu hướng tiếp cận văn học bằng phương pháp văn hóa học Theo Mikhail Bakhtin, “khoa

Trang 26

nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa Không thể hiểu nó ngoài bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó

nó tồn tại Không được tách rời nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được, như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội - kinh tế, vượt qua đầu văn hóa Những nhân tố xã hội - kinh tế tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, mới tác động tới văn học” [8; tr 234]

Trong công trình Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nguyễn Văn

Dân cho rằng: “Trong trường hợp của phương pháp văn hóa học áp dụng cho nghiên cứu văn học, có lẽ nói một cách biện chứng hơn thì phải là: Trong khi tiếp cận văn học từ nhiều hướng, ta có thể đặt hiện tượng văn học vào môi trường văn hóa để lý giải và đánh giá giá trị lịch sử của hiện tượng văn học

đó Và điều quan trọng là phải xác định được chính xác các mối liên hệ giữa hiện tượng văn học đó với các tư tưởng và motif văn hóa cụ thể” [6; tr 252]

Theo Trần Nho Thìn, "Phương pháp tiếp cận tác phẩm từ quan điểm văn hóa học ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm về con người, cũng như sự chi phối các phương diện khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội sống động hiện thực… Phương pháp này tuy có tính chất tổng hợp, trung gian giữa các phương pháp đọc văn bản khác nhau nhưng vẫn có đặc trưng riêng biệt

Nó thiên về nhiệm vụ giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian" [6; tr.10]

Cũng theo Trần Nho Thìn thì, “Văn hóa là một hệ thống các phạm trù giá trị hình thành trong các mối quan hệ xác định của con người, những giá trị này hoặc là nội sinh hoặc là ngoại sinh Chúng hình thành bằng hai con

Trang 27

đường, trước hết là được con người đúc kết thông qua hoạt động thực tiễn của chính mình, thứ hai là hình thành trong quá trình giao lưu giữa các nền văn hóa” [6; tr 13]

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, 1993 khẳng định: “Văn học nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của nền văn hoá dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về chân - thiện - mĩ” Như vậy, có thể thấy, văn học phản ánh, biểu hiện văn hoá, là một bộ phận quan trọng của văn hoá; giữa văn hoá và văn học có mối quan hệ gắn bó mật thiết

Đó vừa là cơ sở lí luận vừa là cơ sở thực tiễn về mối quan hệ giữa văn hoá và văn học

Về nội dung phản ánh của văn học, văn học phản ánh tiến trình văn hoá của nhân loại nói chung, trong đó con người và đời sống xã hội là đối tượng trung tâm Đúng như tác giả Huỳnh Như Phương đã khẳng định: “Văn học là tấm gương của văn hoá” và “Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn” [22, tr 20] Ngoài ra, Nguyễn Duy Bắc cũng cho rằng: “Văn học phản ánh văn hoá, chính là phản

ánh, biểu hiện con người mà thực chất là sự phản ánh văn hoá người, năng

lực người kết tinh trong các hiện tượng đời sống” [1, tr 158]

Những nội dung thể hiện sự nhận thức của con người về thế giới tự nhiên, về xã hội, đến quá trình tổ chức đời sống đều là các vấn đề thuộc về

văn hoá Do đó, văn học đã trực tiếp phản ánh văn hóa

Trong nghiên cứu khoa học hiện nay, cách tiếp cận liên ngành là xu hướng nghiên cứu đang được áp dụng Nghiên cứu liên ngành đòi hỏi kiến thức ở nhiều lĩnh vực với cứ liệu của các chuyên ngành khác nhau Văn học là một bộ phận quan trọng của văn hoá Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá là cách tiếp cận liên ngành giữa văn học và văn hoá học Cụ thể, người

Trang 28

nghiên cứu tìm hiểu văn học từ hiểu biết về văn hoá, về lí thuyết và phương pháp của văn hoá học với sự vận dụng sáng tạo những kiến thức đa ngành

Khi nói về chức năng của văn học trong sự vận động, phát triển của văn hóa, nhà văn Vũ Bằng đã khẳng định: “Một trong những vấn đề văn hoá phổ cập nhất, đồng thời cũng có tác dụng thâm nhập, tiêm nhiệm nhất, là văn học” [4, 5] Do vậy, văn học có vai trò to lớn trong việc sáng tạo và phát triển văn hoá Nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc nhìn văn hoá là cách tiếp cận văn học cần thiết và có nhiều ý nghĩa Nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc nhìn văn hoá là một xu hướng nghiên cứu đang phát triển Nó không chỉ là xu hướng đáp ứng nhu cầu về mặt phương pháp, kiến thức,… của nhiều người nghiên cứu hiện nay, mà còn là xu hướng đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá qua văn học của công chúng Nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc nhìn văn hoá đã góp phần khẳng định bản sắc văn hoá và sức sống mãnh liệt của văn hoá Việt Nam trong đời sống người Việt nói chung, trong văn học Việt Nam nói riêng Đây cũng là xu hướng nghiên cứu tác động đến sự phát triển của cả văn hoá lẫn văn học

1.2 Khái quát về người Tày ở Việt Nam

1.2.1 Phạm vi địa lí, điều kiện tự nhiên và nơi cư trú

Người Tày chủ yếu sốn ở vùng thung lũng các tỉnh Đông Bắc của Việt Nam, như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía Bắc và Đông bởi đường biên giới Việt – Trung Đây là vùng núi và trung du với nhiều dãy núi đá vôi và đồi đất Núi đá vôi ở vùng này có độ cao trung bình từ 100 mét đến 1600 mét so với mực nước biển Vùng Đông Bắc

có nhiều con sông chảy qua, như sông Kỳ Cùng, sông Hồng, sông Cầu, sông Thương, sông Lô, sông Lục Nam Nhờ địa hình có nhiều dãy núi ca, uốn lượn theo hình cánh cung, đón gió hướng Bắc nên khí hậu ở vùng này mát mẻ

Trang 29

về mùa hè, rét buốt về mùa Đông Ví dụ ở đỉnh núi Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn có lúc mùa đông nhiêt độ xuống đến 0 độ C, có băng giá và thỉnh thoảng

có tuyết rơi

Đồng bào dân tộc Tày cư trú chủ yếu ở vùng Đông Bắc của nước ta Đây là vùng bao gồm cả miền núi và trung du, có sự tiếp giáp giữa miền núi

và miền xuôi Do địa hình của các tỉnh miền núi phía Đông Bắc có nhiều núi

đá vôi, nhiều đồi nên người Tày thường cư trú ở những khu vực đồi núi cao, trong thung lũng, ở nơi gần sông suối Đa số người Tày là dân bản địa, người Tày sinh sống tập trung theo một nhóm người đông đúc với tên gọi nơi cư trú

là làng, xóm, bản, thôn, rộng hơn là xã Đây cũng là một đặc điểm thể hiện rõ nét văn hóa cộng đồng, sự đoàn kết của người Tày

1.2.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội và văn hóa

Theo số liệu điều tra dân số năm 2019 của Tổng cục Dân số, dân tộc Tày

có 1.845.492 người Người Tày là dân tộc có số dân đứng thứ hai ở Việt Nam, sau dân tộc Kinh

Vùng Đông Bắc – nơi sinh sống chủ yếu của người Tày là vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế Là khu vực đắc địa cho sự liên kết vùng, liên kết quốc tế Về lĩnh vực du lịch, từ vị trí địa lý của tỉnh Lạng Sơn trở đi, khu vực này là điểm đầu du lịch Bắc – Nam; là địa điểm trong tuyến du lịch xuyên Á; là điểm đầu của tuyến du lịch hướng ra biển Đông Điều này là

sự thuận lợi cho phát triển kinh tế từ du lịch

Lãnh thổ của vùng Đông Bắc có phía Đông và phía Bắc giáp cộng hòa nhân dân Trung Hoa, với nhiều cử khẩu quốc tế như: Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Tà Lùng (Cao Bằng) rất thuận tiện cho giao thương, buôn bán với các nước Đó là điều kiện tốt để phát triển kinh

tế, xã hội cho địa bàn sinh sống của người Tày

Trang 30

Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Tày có nhiều hình thức tín ngưỡng dân

gian khác nhau như trong phạm vi gia đình có thờ tổ tiên, thờ Bà mụ, Phật Bà Quan Âm, Táo quân, ngoài bản thì thờ thổ thần, một số bản có thờ thành hoàng, một số nơi còn xây chùa để thờ Phật Các nghi lễ vòng đời cũng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày

Nhà ở: Nhà ở truyền thống của người Tày bao gồm ba dạng cơ bản:

nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và nhà phòng thủ Trong đó, nhà sàn là dạng nhà truyền thống phổ biến nhất với cấu trúc chung là loại nhà sàn năm gian, ba gian hoặc một gian, hai chái, mái chéo hình lưỡi rìu, thấp so với mặt sàn Chung quanh sàn nhà bưng kín bằng tre, phên nứa hoặc ván gỗ, ít cửa sổ Bộ

vì kèo 3, 5, 7 cột kê hoặc những biến thể 2, 4, 6 cột Mái được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, nứa hoặc ngói

Trang phục: Chủ yếu được làm bằng vải chàm đen, ít trang trí hoa văn

Y phục của nam giới bao gồm áo cánh bốn thân, xẻ ngực, buộc khuy nút vải,

cổ tròn, ống tay áo nhỏ và dài, có hai túi ở hai bên vạt áo Quần may theo kiểu chân què, cạp lá tọa

Bộ trang phục nữ thường có hai chiếc áo, một chiếc áo cánh ngắn và một chiếc áo dài; quần, thắt lưng; khăn vấn tóc và khăn vuông đội trên đầu

Áo cánh là loại áo ngắn, mỏng, may bằng vải trắng hoặc màu sáng, mặc bên trong áo dài Áo có bốn thân, xẻ ngực, cổ tròn, ống tay nhỏ, có hai túi nhỏ ở vạt áo Áo dài là loại áo năm thân, có năm cúc bằng nút vải hoặc bằng đồng cài bên nách phải; thắt lưng dài quấn quanh bụng rồi buộc phía sau, buông dài xuống ngang kheo chân; cổ áo tròn; ống tay dài và hẹp

Ẩm thực: Lương thực chính mà người Tày sử dụng để nấu ăn hằng

ngày là gạo tẻ Ngoài cơm tẻ ăn hằng ngày, người Tày còn sử dụng gạo tẻ và gạo nếp để nấu cháo, cơm lam, bún, cốm, rất nhiều món xôi và các loại bánh

Trang 31

1.2.5 Diện mạo kho tàng dân ca của người Tày

Do có chữ viết riêng và ngôn ngữ riêng nên Người Tày có nền văn hóa phát triển lâu đời Vì thế, họ đã xây dựng được một nền văn nghệ nói chung, nền văn học dân gian nói riêng khá đồ sộ Văn học dân gian người Tày gồm loại hình tự sự dân gian và trữ tình dân gian Ở loại hình tự sự dân gian, các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn đều là những thể loại có nhiều tác phẩm đặc sắc Bên cạnh đó, nổi bật hơn cả là các tác phẩm thuộc loại hình trữ tình dân gian

Loại hình trữ tình dân gian phản ánh được những đặc điểm gần gũi và sắc nét nhất đời sống vật chất và tinh thần của người Tày Đó là những lời ca, tiếng hát được cất vang từ những mái nhà sàn thấp thoáng nấp sau các chân đồi, chân núi, từ cách đồng ruộng lúa xanh ngát, từ nương chè, đồi hồi mến thương Nam nữ thanh niên người Tày đã hòa lời ca tiếng hát để gửi gắm tâm

tư tình cảm với người mình yêu thương và thể hiện tấm lòng với quê hương, làng bản, đất nước Loại hình trữ tình dân gian của người Tày có hai mảng, đó

là dân ca nghi lễ và dân ca sinh hoạt Then, mo, tào, pựt là các thể loại của dân ca nghi lễ Ngoài ra, trong quá trình lao động sản xuất, trong sinh hoạt giao tiếp, người Tày có rất nhiều thể loại dân ca trữ tình Người Tày có rất nhiều các làn điệu dân ca như lượn, then, quan lang, hát ví, hát ru, hát đồng dao Hát giao duyên của thanh niên nam nữ có lượn và cọi Lượn là làn điệu được sử dụng thường xuyên dưới hình thức hát giao duyên nam nữ, được hát trong nhà vào những dịp lễ hội, đám cưới, mừng nhà mới, khi có khách lạ dừng chân qua đêm ở bản Lượn gồm: Lượn mời trầu, mời nước, mừng vào nhà mới, mừng hoa, mừng bản, mừng thuyền…Cọi có cọi cây đa, cọi đối đáp, cọi ví… Trong đám cưới có hát quan làng Tất cả các thể loại của dân ca trữ tình đều tập trung phô diễn tình cảm, ca ngợi cuộc sống, lao động, ca ngợi tình yêu, đề cao tự do

Trang 32

Người Tày cũng có vốn dân vũ rất phong phú Các điệu múa tập thể phản ánh đời sống lao động như múa lấy nước, múa làm cỏ, múa trầu…

Như vậy, có thể khẳng định, kho tàng dân ca của người Tày là vô cùng phong phú và đa dạng, góp phần làm cho nền văn hóa của người Tày đậm đà bản sắc so với các dân tộc anh em trong dải đất hình chữ S của Việt Nam

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề mang tính lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến đề tài Các vấn đề được trình bày gồm: Lí thuyết về văn hóa, nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa; khái niệm, cách phân loại ca dao, dân ca nói chung và ca dao, dân ca dân tộc thiểu số nói riêng Việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận ở chương 1 chính là

cơ sở để nghiên cứu đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật của lượn

slương của người Tày dưới góc nhìn văn hóa ở các chương sau Có thể thấy

rằng, ca dao, dân ca là khái niệm dùng để chỉ những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người Nếu như ca dao là phần lời thơ dân gian cấu thành nên dân ca; thì dân ca chính là những sáng tác kết hợp phần lời ca dao và phần nhạc trong quá trình diễn xướng Ca dao, dân ca chia làm ba nhóm: Ca dao, dân ca nghi lễ; ca dao, dân ca lao động; ca dao, dân ca

trữ tình Theo đó, lượn slương là một bộ phận thuộc nhóm dân ca trữ tình sinh

hoạt của người Tày Hòa mình vào mạch nguồn văn hóa dân gian của dân tộc,

lượn slương của người Tày ẩn chứa những đặc sắc riêng, phản ánh đời sống

tinh thần của những người Tày gắn với nghề nông và núi rừng Được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp núi non hùng vĩ, với những đồi nương nhấp nhô

và cánh đồng lúa bậc thang chính là không gian văn hóa tuyệt vời cho hoạt động diễn xướng lượn slương Đó chính là giá trị văn hóa tiềm ẩn đằng sau

những làn điệu lượn slương của người Tày

Bên cạnh đó, chúng tôi khái quát chung về người Tày ở Việt Nam ở các phương diện như đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư và cư trú, đặc điểm văn hóa, diện mạo kho tàng dân ca nhằm chỉ ra đặc điểm vùng đất, bối cảnh lịch

sử, văn hóa cho sự hình thành, phát triển và tồn tại của kho tàng dân ca Từ bối cảnh đó, chúng tôi phác họa diện mạo của kho tàng dân ca của người Tày trên những nét lớn nhằm chuẩn bị cho sự phân tích đặc điểm nổi bật của lượn slương – một bộ phận đặc sắc của kho tàng này ở chương sau

Trang 34

Chương 2

CÁC ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY

DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 2.1 Phản ánh đặc điểm cư trú

Người Tày cư trú chủ yếu ở khu vực Đông Bắc nước ta, đông nhất ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên Họ cư trú thành những bản làng ở ven các chân núi, nơi có các thung lũng màu mỡ, có con suối chảy qua, thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp của họ Người Tày dựng nhà dựa lưng vào sườn núi hoặc được dựng trên những đồi thấp dọc khe suối, có khi nhà được dựng ở giữa cánh

đồng Đặc điểm cư trú này đã được phản ánh khá sinh động trong lượn

slương của người Tày

Chúng tôi đã khảo sát 333 bài lượn slương trong cuốn Lượn Tày của

Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (Nhiều tác giả), nhà xuất bản Văn hóa dân tộc và tổng hợp được những kết quả như sau:

Các cụm từ “qua đồng, qua ruộng, ruộng mường ta, ruộng to, ruộng

lớn, ruộng người” được nhắc đến trong hơn 10 bài lượn đi đường Qua khảo

sát thực tế ở những nơi có người Tày sinh sống như ở huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn, huyện Thạch An, huyện Quảng Uyên của tỉnh Cao Bằng, chúng tôi nhận thấy: những hình ảnh này được sử dụng là để nhấn mạnh đến những cánh đồng nằm sát các dãy đồi, dãy núi – nét đặc trưng của nơi cư trú người Tày Họ sinh sống, làm nhà ngay cạnh những chân núi, chân đồi để thuận tiện cho canh tác nông nghiệp và cũng là do yếu tố khách quan của địa hình

Nhiều bài lượn slương nói về niềm vui của người dân ra thăm đồng

ruộng, mừng khi lúa gạo được mùa:

Vằn này mà tổng sị chồm tổng

Chầm mừa nam bắc khắp tây đông

Khẩu nặm sinh thành đa bách cốc

Trang 35

Thứ nhất mì kin đin bản cần

Dịch:

“Hôm nay qua đồng anh ngắm đồng

Ngắm xem phong cảnh khắp Tây Đông

Lúa má xanh tươi bội thu lớn

Sang giàu bậc nhất làng xa gần”

[11, tr 422]

Hoặc những câu thơ:

Vằn nẩy mà nà sị chổm nà Chồm mừa nam bắc khắp tây va Khẩu nặm sinh thành đa bách cốc Thứ nhất mì kin châu huyện a

Dịch:

“Hôm nay qua ruộng anh mừng ruộng Mừng năm tới bắc ruộng mường ta Lúa gạo thu về đầy bồ vách

Có ăn bậc nhất châu huyện nhà”

[11, tr 422]

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy, hình ảnh “con đường” được sử dụng nhiều trong các bài lượn slương Hình ảnh con đường được nhắc lại nhiều lần (4 lần) như thể hiện cho ý chí, nghị lực của người dân vùng cao khi phải chèo đèo, lội suối Đồng thời thể hiện sự biết ơn của người dân khi đường được mở rộng để có được cuộc sống sung túc hơn:

Tàng luông thăm thẳm dú tin đông Khẻo tọn tàng luông sle khửn lồng Khẻo tọn tàng luông sle pây ngải Chứ ơn tàng cải đảy chơi xuân

Trang 36

Dịch :

“Đường cái trải dài dưới chân non Khéo mở đường to để xuống lên Khéo mở đường to đi về dễ Nhờ ơn đường lớn dạo cảnh xuân”

Tàng luông thăm thẳm bạch vân trùng

Mà rà lượn lẹo khảm khau slung Cẩư chắc tán rà mà ngộ nhỉ Dưởng bặng đao fạ tốc lồng thâng

Dịch:

“Đường cái dằng dặc mây trắng bay

Ta hãy cố vượt qua đèo đây

Ai biết mình ta cùng với bạn Giống như sao trời rụng chốn này”

Con đường băng qua sông, vượt qua rừng cũng không ngăn cách được tình cảm thiết tha, chân thành của các đôi trai gái Những con đường đó

đã gắn với tình yêu đôi lứa của họ:

Tặt cằm thương đuổi bạn slim rầu Sloong rầu nhằng lạ cỏi phát tàng Tàng khuổi tàng khau oóc rèng phát

Lo tàng ná lọt hết rừ toan

Dịch:

“Gửi lời thương cho bạn lòng sầu

Trang 37

Hai ta phát đường rừng cho thẳng

Đường sông đường rừng cũng không ngại

Mong sao chóng lọt ngắm bóng nhau”

[11, tr.467]

Gắn liền với các bản làng ở những vùng quê vùng núi cao không thể không nhắc đến cây đa đầu làng, nhà sàn dựng bằng gỗ lỉ (cây thuộc họ tẩu, dùng để dựng nhà rất tốt) được lấy tận trong rừng sâu, nong kén với vô số những con tằm đang nhả tơ, lúa chất đầy nhà Tất cả những hình ảnh này đều phản ánh đặc điểm cư trú của người Tày ở các tỉnh miền núi, gắn liền với đặc điểm về phong tục tập quán, về địa lý và nghề làm nông của người dân nơi đây:

Củ tin thâng cốc lùng hua bản Nâư cẳm mì ẻn nhạn mà nòn

Củ tin thâng cốc lùng hua mường Nâư cẳm mì uyên ương khảu tổ

Dịch:

“Chân bước tới cây đa đầu bản Đêm đêm có én nhạn trọ qua Cất chân đến cây đa đầu mường Đêm đêm có uyên ương đến trọ”

[11, tr 422]

Mạy khoang cần pjúc tẩư cằn mương Nhất khỏi mà thâng chúc bản rườn Phủ quỷ giàu sang sle bản nảy Mọn là têm đổng, khẩu têm xương

Dịch:

“Trúc quí người trồng dậy bờ mương Tôi đây trộm đến chúc bản mường Phú quý giàu sang thì đây nhất

Trang 38

Tằm đầy nong kén, lúa đầy nhà.”

[11, tr 423]

Khu vực sinh sống của người Tày – vùng chân núi thấp ở Đông Bắc không chỉ có rừng núi xanh ngát mà còn có những dòng sông thơ mộng và rất nhiều những dòng suối chạy uốn lượn dưới chân núi, chân đồi Chẳng hạn, Lạng Sơn là tỉnh tập trung đông đúc đồng bào Tày sinh sống Nhắc đến Lạng Sơn là du khách thập phương nhớ ngay đến dòng sông Kỳ Cùng, bởi nó gắn liền với lễ hội đến Kỳ Cùng - Tả Phủ vào mùa xuân hằng năm ở thành phố Lạng Sơn 21 lần hình ảnh dòng sông, con thuyền trôi trên dòng sông đó được

nhắc đến trong các bài lượn slương lưu truyền, phổ biến ở đây Dòng sông là

địa điểm hữu tình, không chỉ có ý nghĩa phản ánh đặc điểm cư trú tập trung bên những dòng sông, con suối, tạo cho bản làng của người Tày sự hiền hòa

với tiếng nước chảy róc rách, mà còn gắn với các cuộc lượn của người dân,

đặc biệt là những đôi trai gái ở lứa tuổi kết duyên mỗi khi mùa xuân về, những lúc nông nhàn:

Chập căn liệu cảnh chốn vườn xuân Lừa sluông oóc rặp bến nậm ngần Mong dưm lừa sluông pây lỉn hội Lưa pây ná đảy khỏ chuyên cần

Dịch:

“Gặp nhau vãn cảnh chốn vườn xuân Bến gặp thuyền sluông đón vui chung Mượn được thuyền sluông đi trẩy hội Thuyền đi trắc trở khốn người không”

[11, tr 416]

Sloong rà pỉ noọng kết pền duyên

Mà rà pây lỉn chổn đào nguyên

Tứ bức mênh mông ngòi nhựng nặm

Trang 39

Nhẳm lừa lồng lỉn hồ bích thiên

Dịch:

“Hai ta cố kết cho thành duyên

Để cùng đi dạo chốn Đào nguyên Bốn bề mênh mông lai láng nước

Đi thuyền chơi dạo hồ nước xanh”

[11, tr 428]

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra tại trung tâm thành phố Lạng Sơn, ngay bên dòng Kỳ Cùng thơ mộng, là một trong những lễ hội nổi tiếng và đặc sắc nhất Lạng Sơn Đây là lễ hội của hai đền thờ: Đền Kỳ Cùng thờ Quan lớn Tuần Tranh (thời Vua Hùng Vương thứ 18) và đền Tả Phủ thờ vị phó tướng thời hậu Lê (thế kỷ XVII) là Tả Đô đốc Thân Công Tài:

Pé hồ lồm thỏng nặm mênh mông Lồm phiêu đức phật pjạc mùa đông Chan chứa mênh mông ngòi nhựng nặm Vợt cạ tẻo mừa bấu chắc không

Dịch:

“Bên hồ, gió xoáy nước mênh mông Gió xoáy đưa Phật rẽ sang sông Bát ngát mênh mông toàn những nước Dẫu muốn ra về chẳng biết chừng”

[11, tr 429]

Như vậy, trong lượn slương, đặc điểm cư trú của người Tày được hiện

lên khá chân thực và sinh động Đó là những làng bản Tày cư trú tập trung dưới chân những dãy núi thấp, nơi có thung lũng, có những dòng sông, con suối thơ mộng và hiền hòa, nơi có những cánh đồng xanh ngát, những con

Trang 40

đường làng quanh co nối những nếp nhà sàn với nhau Đây là cảnh quan thường thấy ở những bản Tày trong thực tế

2.2 Phản ánh quan niệm về thế giới và nhân sinh

Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” Lá trầu, quả cau luôn là thứ không thể thiếu trong cá cuộc gặp gỡ của các cuộc gặp gỡ của các cụ ông, cụ bà, của lớp thanh niên trai gái Lá trầu têm với vôi trắng, kết hợp với miếng cau khô bổ vỏ tạo thành một màu nước đỏ tươi biểu tượng cho sự nồng thắm, sâu đậm trong tình cảm giữa con người với con người của cư dân xứ Lạng Những bài lượn mời trầu cau thể hiện phong tục văn hóa lâu đời của ngưởi Tày nơi đây

Dựng làng bản ở ven suối hay ven các thung lũng và chân núi thấp, địa bàn sinh sống của đồng bào Tày là xứ sở của những loài hoa đẹp Người Tày chủ yếu sống bằng nghề nông, quanh năm gắn bó với đồi núi Chính vì thế,

trong cuộc sống của họ luôn gặp rất nhiều loại hoa của nủi rừng, như: bjóoc

rầm, bjóoc rào, bjoóc khảo quang”, bjoóc mận, bjoóc đào, bjoóc lồm Những

hoa này rất gần gũi, quen thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người Tày Do đó, người dân đã gửi gắm tâm tư, tình cảm, nỗi niềm của mình vào những loài hoa đó, coi hoa là người bạn tâm giao để tâm tình

“Phong cảnh đầy hoa bốn vụ tràn

Trăm thứ hoa lạ nở trên ngàn

Trăm thứ hoa tươi nở vui cảnh

Bạn sao còn tiếc lời hỏi han”

[11, tr 419]

“Hoa bưởi dưới nước bóng hoa đào

Liếc xem vừa ý được bông nào

Lựa xem người nào ta vừa ý

Xem ai vừa ý hãy nói vào”

[11, tr 421]

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w