Ngôn ngữ, giọng điệu

Một phần của tài liệu Lượn slương của người tày dưới góc nhìn văn hóa (Trang 96 - 104)

Chương 3 CÁC ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP LỜI THƠ NGHỆ THUẬT LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

3.4. Ngôn ngữ, giọng điệu

Ngôn ngữ trong lượn slương vừa mang tính biểu tượng vừa thể hiện cho nghề nghiệp của người dân lao động.

Địa bàn cư trú của dân tộc Tày chủ yếu là đòi núi, người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến môi trường diễn xướng cũng như các hình ảnh ở làn điệu lượn slương. Các hình ảnh của thiên nhiên trong lượn slương ngoài việc biểu thị nghĩa gốc còn có ý nghĩa biểu tượng cho tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ của người dân.

Hình ảnh núi cao, rừng sâu ngoài ý niệm chỉ địa hình hiểm trở còn có ý nghĩa biểu tượng cho những trở ngại, khó khăn, gian lao mà con người gặp phải trong cuộc đời. Khi con người vượt qua được những điều gian lao đó thì núi lại biểu tượng cho sự thành công, niềm vui.

- Thượng đáo cao sơn bất kiến thiên Kỉ slì đang đắc thái bình an

Slam slíp pi cần thời vận chuyển Lập mạ hội đồ phán tạng nguyên.

Dịch:

Lên tận núi cao chẳng thấy trời Mấy ai hồ dễ đến tới nơi

Ba mươi năm mong trời vận đến Mở hội ăn mừng tuyển trạng nguyên.

[11, tr. 417]

- Soong rà khửn loọt chổn vườn va Mèng roọng sơn lâm kẻo khảu xa Công khỏ sloong rà mà thâng nẩy Ngọc vàng au hẩư nậu đơn va.

Dịch:

Đôi ta tới lọt chốn vườn hoa Rừng xanh ong bướm thiết tha Khó nhọc đôi ta tới đây được

Ngọc Hoàng mới tặng hoa mẫu đơn.

[11, tr. 431]

Cây trúc, cây mai là hai loại cây phổ biến ở vùng miền núi. Ngoài ý nghĩa biểu vật thì trúc mai còn là biểu tượng cho người con gái ở tuổi đang yêu. Hình ảnh này trong các văn bản dân ca Tày được gọi là “chùa tai”, tức là người con gái ở tuổi đang yêu, còn trẻ.

- Tự vằn kết bạn với chùa tai Tím cốc tơ hồng pây ná sai Tím cốc tơ hồng pây hâử đảy Tơ hồng lời thuổn ỷ ngòi đai.

Dịch thơ:

Từ ngày kết bạn với trúc mai Tìm dây tơ hồng để buộc ai Tìm dây tơ hồng cho bằng được Tơ hồng lụi hết phí công hoài.

[11, tr.438]

- Tự vằn kết bạn với chùa tai Kết pền đạo nghịa nặm tha vai Tơ hồng nguyệt lạo xe tẻ định Hồ Tây nặm bốc tả sle dài.

Dịch:

Từ ngày kết bạn với trúc mai

Mới thành tình nghãi nước mắt rơi Nguyệt lão tơ hồng xe cho định Hồ Tây chớ cạn bỏ cát phơi

[11, tr.438]

Cũng giống như ca dao người Kinh, hình ảnh cây đa trong lượn slương cũng mang ý nghĩa biểu trưng cho nơi hẹn hò của các chàng trai, cô gái người Tày:

- Củ tin thâng cốc lùng hua bản Nâư cẳm mì ẻn nhạn mà nòn Củ tin thâng cốc lùng hua mường Nâư cẳm mì uyên ương khảu tổ.

Dịch:

Chân bước tới cây đa đầu bản Đêm đêm có én nhạn trọ qua Cất chân tới cây đa đầu mường Đêm đêm có uyên ương đến trọ.

[11, tr.423]

Ngoài ngôn ngữ mang tính biểu tượng thì ngôn ngữ lượn slương còn gắn liền với nghề nghiệp. Ngôn ngữ của lượn slương người Tày gắn với cuộc sống lao động của họ, rất gần gũi, thân quen, dung dị, chất phác:

- Bươn slí co chả khửn kheo xinh Lằm lặp mùa công thêm hát đình Lằm lặp mùa công thêm hát hội Nhờ ơn hát hội đảy du xuân.

Dịch:

Tháng tư cây mạ mọc xanh xanh Dồn dập mùa công thêm hát đình Dồn dập mùa công thêm hát hội

Ơn nhờ hát hội được chơi xuân.

[11, tr.458]

Từ ngữ trong lượn slương dung dị, gần gũi với đời sống hàng ngày của người Tày là do những bài lượn xuất phát từ thực tế đời sống của người dân, từ địa hình cư trú đến nghề nghiệp. Nghề nghiệp chủ đạo của người Tày là làm nông, gắn liền với ruộng, vườn, với khóm mạ xanh. Đầu năm, người Tày cấy lúa vụ xuân cũng là lúc các lễ hội mùa xuân diễn ra. Vì vậy, hát hội, chơi xuân và làm lao động gắn kết, hài hòa trong cuộc sống của người Tày miền núi Đông Bắc.

- Bươn cấu co khấu pửa slúc lương Mèng bửa mền bên mừa tứ phương Mèng bửa mền bên mừa tứ bức Tan va khẩu dảo tả sle fàng.

Dịch:

- Tháng chín đồng lúa lúc ửng vàng Bươm bướm bay lượn về bốn phương Bươm bướm bay lượn về bốn phía Ngắt thành cụm lúa rạ bỏ hoang.

[11, tr.458]

Quá trình lao động của người dân được quan sát, đúc kết và trở thành kinh nghiệm sống. Cứ như vậy, hàng năm, sau vụ lúa xuân rồi đến vụ mùa, thu hoạch lúa vào mùa thu - tháng chín. Những cánh đồng lúa vàng ửng, rơm được bó thành từng bó, xếp lại, ong bướm bay lượn rộn ràng trên cánh đồng lúa chín gợi hình ảnh người nông dân được mùa thóc lúa, no ấm, vui vẻ.

- Vằn này mà tổng sị chồm tổng Chầm mừa nam bắc khắp tay đông Khẩu nặm sinh thành đa bách cốc Thứ nhất mì kin đin bản cần.

Dịch:

Hôm nay qua đồng anh ngắm đồng Ngắm xem phong cảnh khắp tây đông Lúa má xanh tươi bội thu lớn

Sang giàu bậc nhất làng xa gần.

[11, tr.422]

Từ khi gieo mạ đến cấy lúa, chăm sóc cho ruộng đồng đến lúc thu hoạch, ngôn ngữ của cư dân nông nghiệp thể hiện được quá trình lao động của người dân gắn với nghề trồng trọt quen thuộc. Khi đồng lúa tươi tốt, người dân có vụ mùa bội thu thì cũng là lúc họ đón nhận niềm vui sau bao ngày làm lụng vất vả, khó nhọc. Ngôn ngữ trong các bài lượn slương không chỉ phản ánh được nghề nghiệp của đồng bào Tày mà còn thể hiện được cảm xúc của họ trong nghề nghiệp đó.

Về giọng điệu:

Lượn slương là một trong những làn điệu dân ca danh tiếng, lâu đời của người Tày, phổ biến nhất ở vùng Lạng Sơn, có lẽ vì thế mà lượn slương còn được gọi là lượn Lạng. Nghĩa của từ slương dịch ra là thương yêu. Chủ thể chính của lượn slương là nam nữ thanh niên. Nội dung cuộc lượn chủ yếu là thanh niên nam nữ giao lưu tình cảm, quyến luyến tìm hiểu nhau, rồi dẫn đến tình yêu đôi lứa. Ngay từ tên gọi đã nói lên nội dung và giọng điệu của bộ phận dân ca này. Lượn slương mang giọng điệu ngọt ngào, thủ thỉ lời tâm tình của người đang yêu:

Tặt cằm thương đuổi bạn duyên yên Bó tiên nặm dặng rụ nặm luây Mền tặng rụ luây cả pỉ chắc Tình nhằng đảy tặng sị cỏi liều.

Dịch:

Gửi lời thương tới bạn đang yêu Giếng tiên nước lặng hay chảy đều Nước lặng hay chảy bảo anh với Nước nếu còn lặng anh sẽ liều.

[11, tr.467]

Một cuộc Lượn Slương thường có kết cấu hoàn chỉnh gồm ba phần:

phần 1, lượn nai (lượn mời hát) lượn đi đường; phần 2, lượn sử; phần 3, lượn chúc mừng. Trong đó, sâu lắng và hàm súc hơn cả là lượn pây tàng (lượn đi đường). Đây là nội dung trọng tâm của Lượn Slương. Toàn bộ lượn đi đường là quá trình tìm hiểu nhau, từ làm quen đến chia xẻ buồn vui cùng bạn đời, có lúc dỗi hờn, trách móc để rồi đến với nhau đằm thắm mặn mà hơn.

Nội dung của phần lượn này chứa đựng nỗi nhớ thương kín đáo, e ấp, sâu sắc đến bất ngờ, phản ánh tâm nguyện của các chàng trai, cô gái yêu nhau. Khi xa nhau họ mang theo hình ảnh của nhau qua tiếng lượn và khoắc khoải mong sao có ngày gặp lại để hàn huyên, nối tiếp tình bạn càng thêm mặn mà hơn.

Vụ xuân va nở khắp sơn lăng

Mọi chổn phung khao mọi chổn nhằng Bạn hợi mà rà cụng pây lỉn

Một mèng nhằng lỉn lọ răng cần.

Dịch:

- “Xuân về hoa nở khắp sơn lâm Chốn chốn hoa nở, chốn chốn xuân Em hỡi cùng anh đi trảy hội

Ong bướm còn chơi nữa là người”.

[11, tr.433]

Nhờ đó, lượn slương đã chinh phục được đông đảo công chúng bởi giọng điệu ngọt ngào, tâm tình riêng của làn điệu này. Khi cất lên thành giai

điệu thì lời ca bay bổng diệu kỳ, cuốn hút người nghe, kẻ hát. Giai điệu lượn slương êm ái, dung dị, ngọt ngào cảnh sắc núi rừng quê hương và lòng người da diết yêu thương, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Thể lượn slương sơ khai có lẽ do các văn nhân sáng tác, phổ biến. Về sau các thanh niên nam nữ dù ít học nhưng họ khéo chọn lời, ứng tác nhanh.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ những đặc điểm nghệ thuật lượn slương của người Tày. Những đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện qua hệ thống các biểu tượng; qua không gian, thời gian nghệ thuật; qua thể thơ; ngôn ngữ và giọng điệu. Có nhiều hình ảnh biểu tượng được cư dân sử dụng trong các bài hát lượn slương gắn với yếu tố văn hóa của đồng bào Tày. Bjóoc (hoa) vừa diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên vừa là cái cớ để con người bày tỏ mong ước được gặp gỡ, tâm tình. Biểu tượng mjầu (trầu) không chỉ đóng vai trò nghi thức trong các nghi lễ truyền thống như đám cưới, đám hỏi, các ngày lễ cổ truyền, biểu tượng cho sự giao tiếp, gắn kết cộng đồng mà còn trở thành hình ảnh đặc trưng cho văn hóa người Tày xứ Lạng. Biểu tượng

“mèng”/“ngoảng” (con ve) thể hiện nỗi nhớ thương của những đôi trai gái khi yêu nhau. Biểu tượng chim én trong quan niệm của người Tày tượng trưng cho khát vọng tình yêu hạnh phúc và sự thịnh vượng. Hai hình ảnh ong – bướm được đặt trong mối quan hệ giao hòa, quấn quýt cùng cỏ cây, hoa lá nhằm diễn đạt hạnh phúc lứa đôi. Bên cạnh các hình ảnh mang tính biểu tượng thì lượn slương cũng rất đặc sắc về không gian và thời gian nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật trong lượn slương thường là không gian thiên nhiên, không gia sinh hoạt gắn liền với đồng ruộng, nương rẫy, bên bếp lửa nhà sàn.

Thời gian nghệ thuật trong lượn slương là thời gian hiện tại, thời gian diễn ra cuộc diễn xướng. Người Tày lựa chọn thể thất ngôn tứ tuyệt để sáng tác lượn slương vì thể thơ này rất phù hợp để diễn tả nỗi niềm, tâm tình của con người.

Ngôn ngữ lượn slương mang tính biểu tượng, thể hiện nghề nghiệp cư dân gắn với sản xuất nông nghiệp. Giọng điệu của lượn slương vừa êm ái, dung dị, ngọt ngào vừa bay bổng.

Một phần của tài liệu Lượn slương của người tày dưới góc nhìn văn hóa (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)