Phản ánh quan niệm về thế giới và nhân sinh

Một phần của tài liệu Lượn slương của người tày dưới góc nhìn văn hóa (Trang 40 - 45)

Chương 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

2.2. Phản ánh quan niệm về thế giới và nhân sinh

Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Lá trầu, quả cau luôn là thứ không thể thiếu trong cá cuộc gặp gỡ của các cuộc gặp gỡ của các cụ ông, cụ bà, của lớp thanh niên trai gái. Lá trầu têm với vôi trắng, kết hợp với miếng cau khô bổ vỏ tạo thành một màu nước đỏ tươi biểu tượng cho sự nồng thắm, sâu đậm trong tình cảm giữa con người với con người của cư dân xứ Lạng. Những bài lượn mời trầu cau thể hiện phong tục văn hóa lâu đời của ngưởi Tày nơi đây.

Dựng làng bản ở ven suối hay ven các thung lũng và chân núi thấp, địa bàn sinh sống của đồng bào Tày là xứ sở của những loài hoa đẹp. Người Tày chủ yếu sống bằng nghề nông, quanh năm gắn bó với đồi núi. Chính vì thế, trong cuộc sống của họ luôn gặp rất nhiều loại hoa của nủi rừng, như: bjóoc rầm, bjóoc rào, bjoóc khảo quang”, bjoóc mận, bjoóc đào, bjoóc lồm...Những hoa này rất gần gũi, quen thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người Tày. Do đó, người dân đã gửi gắm tâm tư, tình cảm, nỗi niềm của mình vào những loài hoa đó, coi hoa là người bạn tâm giao để tâm tình.

“Phong cảnh đầy hoa bốn vụ tràn Trăm thứ hoa lạ nở trên ngàn Trăm thứ hoa tươi nở vui cảnh Bạn sao còn tiếc lời hỏi han”

[11, tr. 419]

“Hoa bưởi dưới nước bóng hoa đào Liếc xem vừa ý được bông nào Lựa xem người nào ta vừa ý Xem ai vừa ý hãy nói vào”

[11, tr. 421]

Hoa đào, hoa bưởi là loài hoa tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng phía Đông Bắc. Mùa xuân đến, cá loài hoa khoe sắc, đua nở. Điều này gợi sức sống tràn đầy, gợi niềm vui của con người. Đồng thời, trăm hoa đua nở còn gợi vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Đông Bắc – nơi sinh sống chủ yếu của người Tày.

Tải ết hom riều đuông bjoóc lốm Mủi mền hom tỏa khắp sơn lâm Tụt dú nưa bân mong lồng hải

Báo ngược long vương ước khửn chồm.

Dịch:

- “Thứ nhất thơm ngát đó hoa lồm Mùi nó thơm tỏa khắp núi rừng Bụt ở trên trời muốn xuống hái

Thuồng luồng long vương muốn lên thăm”

[11, tr 461]

Hoa lồm là cây nhỏ dùng làm tăm, hoa rất thơm, thường dùng để cúng.

Loài hoa này gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân các tỉnh miền núi phí Bắc nước ta, được người dân coi là loài hoa quý.

- Tải nhỉ hom tỏa bjoóc khảo khinh Mủi mền hom tỏa khóp chang đình Quân tử quá tàng mong khảu hải Nhằng lo hí đuổi chúa Hiền Linh.

- Tải xốc hom bjoóc chủ tềnh phja Lồm pặt tềnh phja cáng uổn mà - Tải chết hom tỏa đuông bjoóc mìn Đuông đeng đuông khao chỏi mà slim.

Dịch:

- “Thứ hai thơm nức hoa màng tang Hương nó thơm ngát khắp đình làng Quân tử qua đường muốn hái lấy Sợ chúa Huyền Linh giữ kỹ càng”.

- “Sáu là hoa sấu núi cao Gió thổi lưng đèo gió rì rào”.

- “Thứ bảy thơm ngát hoa mộc miên Bông trắng bông đỏ đẹp đường tiên”.

[11, tr. 462]

Người dân nơi đây nhận thức được vẻ đẹp, hương thơm, công dụng của cây hoa màng tang (còn gọi là cây tiêu rừng, sơn tiêu). Sự quý giá của loài hoa này khiến cho người quân tử chẳng dám hái, vì lo sợ chúa Huyền Linh - chúa giữ hoa trong các truyền thuyết dân gian Tày không cho phép. Cây hoa sấu, hoa mộc miên cũng đều là những loài hoa gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nông nghiệp sống ở làng, ở bản. Hoa mộc miên trong điệu slương của người Tày còn gắn liền với sự tích về cây hoa mộc miên, gợi nhắc về phẩm chất tốt đẹp của người dân vùng cao, mang ý nghĩa tượng trưng cho lời thề hẹn ước, tình yêu sắt son, một lòng thủy chung của người con gái dành cho người mình yêu.

Bên cạnh đó, trong kho tàng lượn slương của người Tày còn có những bài lượn thể hiện quan niệm của người dân xa xưa về 12 tháng trong năm. Đó là những bài lượn từ tháng Giêng đến tháng Chạp. Qua những câu lượn, người dân nơi đây bày tỏ sự hiểu biết, vốn sống và kinh nghiệm của mình về sự vận hành của của thời gian bốn mùa trong một năm. Cuộc sống của người dân miền núi gắn liền với nông nghiệp, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được người dân đúc kết lại qua quan sát thực tiễn, qua kinh nghiệm lâu đời nhưng phản ánh rất đúng quy luật của thiên nhiên:

Bươn chiên phung oóc bách thức va Kỉ lai mèng bửa hội bên mà

Bách điểu sơn lâm nhằng kết nghịa Lọ răng cần thẻ bấu điếp va.

Dịch:

-“Tháng giêng trăm hoa nở tràn trề Biết bao ong bướm vội bay về Trăm chim rừng xanh còn kết nghĩa Huống chi người thế chẳng yêu hoa”

[11, tr. 457]

Bươn nhỉ phung oóc nậu va hồi Mèng bửa bên mà xa kết đôi Mèng bửa bên mà xa kết bạn Kết bạn au sle ná hẩư lởi.

Dịch:

- “Tháng hai hoa nở đóa hoa hồi Ong bướm bay vờn tìm kết đôi Ong bướm bay vờn tìm kết bạn Kết bạn từ đây chớ cách rời”.

[11, tr. 457]

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba là thời điểm màu xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc, trăm hoa đua nở. Ong bướm cũng theo đó mà hút mật hăng say, chăm chỉ. Hàng trăm loài chim ở núi rừng cất tiếng ca. Thiên nhiên làm say đắm lòng người. Từ đó, con người cũng thấy yêu đời hơn, vui phơi phới cùng mùa xuân để đón chào một mùa xuân mới của cuộc đời. Người Tày sống chủ yếu là làm nông, cấy lúa. Vì vậy, trong các bài lượn slương về 12 tháng trong năm, các bài lượn chủ yếu nói về công việc cấy hái của nông dân. Sang tháng tư, người dân bắt dầu vụ mùa, lúc này mạ đã xanh: “bươn slí co chả khửn

kheo”/ “Tháng tư cây mạ mọc xanh xanh”. Đến tháng năm, người dân vào vụ cấy, cư dân người Tày trở nên bận rộn hơn. Lúa đến tháng bảy đã rất tươi tốt

“mọc ngang bờ”. Nhờ sự chăm sóc chu đáo, sự mong chờ thành quả lao động của người dân thì đến tháng chín trong năm lúa cũng đã đến lúc được gặt:

“bươn cẩu co khẩu pửa slúc lương/ “Tháng chín đồng lúa lúc ửng vàng”. Sau thu hoạch, các tỉnh miền núi đón mùa đông. Do địa hình cao, chủ yếu là đồi núi nên về đông ở đây thời tiết rất lạnh. Điều đó cũng được phản ánh rất rõ trong các bài lượn slương viết về tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai.

Slíp sloong bươn mền vận mà lăng Bách vật kim ngư pây ẩn vằng Bách vật kim ngư vợt nèm khuổi Pi thuổn bươn them xuân vận nhằng.

Dịch:

Mười hai tháng vẫn cứ xoay vần Kim ngư bách vật ẩn vực sông Kim ngư bách vật men theo suối Năm hết, tháng đến, lại còn xuân.

[11, tr. 459]

Như vậy, qua nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi nhận thấy, các bài lượn slương thể hiện rất cụ thể những quan niệm của người Tày về thế giới nhân sinh, về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, quan niệm của người Tày về các mùa, các tháng trong một năm. Những quan niệm này được người dân quan sát, trải nghiệm và đúc kết lại từ thực tiễn đời sống muôn màu muôn vẻ của họ. Qua những lời ca, lời lượn slương, chúng ta thấy được nét văn hóa của người Tày: họ yêu thiên nhiên, sống gần gũi và hòa mình vào thiên nhiên.

Vì thiên nhiên, rừng núi, sông suối là nguồn sống, là nơi duy trì sự sống của họ theo cả nghĩa đen và nghĩa hàm ẩn, từ đó cuộc sống của họ trở nên tươi đẹp hơn. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được văn hóa nông nghiệp lúa nước

của người Tày qua cách họ gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa qua một vụ mùa bội thu.

Một phần của tài liệu Lượn slương của người tày dưới góc nhìn văn hóa (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)