Chương 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
2.3. Phản ánh các mối quan hệ xã hội của cư dân
2.3.2. Ca ngợi truyền thống hiếu học
Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, trong đó có đồng bào Tày. Trong xã hội xưa, khi cuộc sống còn khó khăn, và do quan niệm của xã hội cũ nên nam giới được ưu tiên trong việc học hành hơn là nữ giới. Vì vậy, trong các bài lượn đi học của cuốn Lượn Tày, hình ảnh người quân tử đi học được nhắc đến rất trang trọng:
Mẻ nhình nhằng khêm nay đảy nhặp Pỏ chài nhằng bút vẹ đảy căm
Dịch:
“Con gái dùng kim chỉ may vá Con trai dùng bút hay để vẽ”
[11, tr. 463]
Hoặc:
Quân tử mì tài cần giỏi văn Theo tàng kinh sử cực lai vằn
Dịch:
“Quân tử tài trí người giỏi văn Theo đường kinh sử đã nhiều năm”
[11, tr. 464]
Hình ảnh các học sinh học chữ Nho ngồi bệt quanh Thầy, ngồi trên chiếu hoặc giát cho thấy đồng bào Tày rất chăm chỉ, chịu khó:
Mửa nọi slon slư tó nả thầy Nẳng fục nẳng slát đảy slư đây Nẳng fục nẳng slát đảy slư thuổn Vằn lăng pjá khoản chạ ơn thầy.
Dịch:
“Thuở nhỏ học chữ trước mặt thầy Ngồi chiếu, ngồi giát học chữ hay Ngồi cót ngồi chiếu được cả chữ Ngày sau trả lễ, trả gì đây”.
[11, tr. 463]
Không những vậy, các học trò còn tự học và học hỏi thêm ở những người đi trước để trau dồi thêm kiến thức cho bản thân bằng cách “bút cầm trên tay không rời giấy”, nhờ người biết văn hiến giảng cho:
- Slon dá rà liệu chép
Chép hẩư pền tàng xéc tàng slư Chép xong rà liệu phong
Phân hẩư cần nhân ngôn thông sử.
- Chép kinh chép sử chép slư tha Chép au duyên noọng rọi duyên rà Mạc bút đâng mừ khôn lìa chủa Nưa là kinh sử tẩư slư tha.
Dịch:
- “Học bài xong liền chép
Chép cho được thành sách chữ nho Chép xong rồi phong kín
Nhờ người biết văn hiến giảng cho”.
- “Chép chữ nghĩa kinh sử văn hoa Chép lấy tình em nối tình ta
Bút cầm trên tay không rời giấy Trên chép kinh sử, dưới chữ hoa”.
[11, tr. 463]
Khắc phục khó khăn vươn lên, người học trò miệt mài, say mê học hành đến canh tư, canh năm để “dùi mài kinh sử” mà không quản ngại. Có đôi lúc, sự cô đơn, nhớ mong người yêu có thoảng qua trong tâm trí nhưng ý chí đã làm cho chàng trai hướng về phía trước để có một tương lai tươi sáng.
- Lằm lặp thôi mừa dựa tổng slí Tường ốc văn bàng sị toọc slư Slí ốc văn bằng tẻ mì bạn
Cỏi thương thâng bạn slắc sloong chự.
- Lằm lặp thôi mừa dưa tổng năm Tường ốc văn bằng sị toọc văn Tứ bức văn bằng tẻ mì bạn
Cỏi mừa thâng sị slắc sloong cằm.
[11, tr. 418]
Dịch:
- “Thấm thoát đã đến giờ trống tư Trường lớp nơi anh học văn thơ Bốn bên bạn văn người có cả
Riêng anh đơn chiếc một chữ chờ”.
- “Thấm thoát đã đến trống canh năm Từng giờ đèn sách anh học văn
Bốn bên đèn sách người có bạn Có gửi tới anh đôi lời chăng?”.
[11, tr. 418]
Và, sự chăm chỉ, ham học hỏi, tinh thần vượt khó vươn lên đã mang đến sự thành công, thành danh cho các nam nhi đồng bào Tày:
Quân tử mừa đía khôn chước lai Slon slư đảy chắc kế nhân tài
Chắng khửn cung văn ngòi thiên hạ Điếp cần quân tử vọng ngòi đai.
Dịch:
“Quân tử thuở trước mới thật khôn Học được kế giỏi để người đồn Được lên làm quan coi thiên hạ Lòng yêu quân tử chỉ ước không”
[11, tr. 464]
Qua các bài lượn đi học, có thể khẳng định: Truyền thống văn hóa lâu đời của cha ông ta về tinh thần hiếu học luôn được người Tày gìn giữ và phát huy. Truyền thống này là cơ sở để người dân nơi đây tiếp cận nhanh với cái mới, với tri thức, để tiến kịp với miền xuôi. Như vậy, chúng ta thấy: bên cạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thì người Tày đã không ngừng học tập, cố gắng tiếp cận với nhiều với yếu tố mới, hiện đại, đưa người dân ở vùng sâu, vùng xa đến với tri thức. Từ đó, người dân vừa có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình vừa góp phần làm cho nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam đa dạng và lớn mạnh.