Chương 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
2.3. Phản ánh các mối quan hệ xã hội của cư dân
2.3.1. Lời ca về tình yêu đôi lứa chân thành, đằm thắm
Từ xưa đến nay, tình yêu đôi lứa luôn là đề tài bất tận đối với thơ ca.
Trong các khúc hát dân ca của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, chúng ta bắt gặp những làm điệu lượn then, lượn quan làng, lượn cọi, lượn slương... Trong đó, lượn slương có nội dung hết sức phong phú. Một trong số những nội dung nổi bật là phản ánh quan hệ tình yêu của đôi lứa Tày với nhiều sắc thái tình cảm khác nhau.
Như đã nói ở Chương 1, một cuộc lượn slương thường có kết cấu hoàn chỉnh 3 phần: lượn mời hát, lượn đi đường; lượn sử; lượn chúc mừng. Trong phần lượn đi đường, nội dung tình yêu nam nữ được biểu hiện đa dạng và tình tứ nhất. Toàn bộ lượn đi đường là quá trình tìm hiểu nhau, từ làm quen đến chia sẻ buồn vui, có lúc dỗi hờn, trách móc để rồi đến với nhau đằm thắm mặn mà hơn. Nội dung của phần lượn này chứa đựng đầy ắp nỗi nhớ thương kín đáo, e ấp, sâu sắc đến mạnh bạo bất ngờ. Khi xa nhau họ mang theo hình ảnh của nhau qua tiếng lượn và khắc khoải mong gặp lại để hàn huyên, nối tiếp tình bạn càng thêm mặn mà hơn.
Chập căn chắc nả chổn sluôn va Mì phúc hình dong đảy chập rà
Mình phúc hình dong chắng đảy chập Dưởng bặng tiên bưởng ngộ, tiên sa.
Dịch:
“Gặp nhau quen mặt tự vương hoa Phúc nhà thật lớn mới gặp ta Phận may đôi ta mới được gặp Dáng như tiên nữ mới vừa sa.”
[11, tr. 415]
Người Tày chân chất, mộc mạc, giản dị nên lời ăn tiếng nói của họ cũng thật thà, chân thành. Cũng như đôi nam thanh nữ tú trong cuộc lượn ở trên, họ bộc lộ tình cảm, chia sẻ tâm tư rất tự nhiên, rất gần gũi. Từ chỗ gặp nhau, rồi họ quen nhau. Với họ, trai tài gái sắc được gặp nhau là cái duyên, là sự may mắn, là phúc phận: “phận may đôi ta mới được gặp”.
Bên cạnh đó, nhiều bài lượn cũng là lời tâm tình tha thiết, thao thức nhớ thương người yêu suốt năm canh của chàng trai:
Lằm lặp thôi mừa dựa tổng slí Tường ốc văn bàng sị toọc slư Slí ốc văn bằng tẻ mì bạn
Cỏi thương thâng bạn slắc sloong chự.
Dịch:
- Thấm thoát đã đến giờ trống tư Trường lớp nơi anh học văn thơ Bốn bên bạn văn người có cả Riêng anh đơn chiếc một chữ chờ
[11, tr. 418]
- Canh tàn tổng canh dục tùng tùng Fương đông nhật xuất fạ tẻ rủng Bách điểu ngạn than mềm kẻo roọng Cỏi thương thâng sị slắc sloong không Dịch:
“Canh tàn tiếng trống giục thì thùng Phương đông trời sáng ánh dương hồng Trăm chim rừng xanh thi nhau gọi Thương anh đòi đoạn hãy để lòng”
[11, tr 418]
Chàng trai thao thức suốt năm canh, thương nhớ đến người mình yêu thương. Chỉ mong sao “phương đông trời sáng” để được gặp gỡ, giãi bày tâm tư với cô gái.
Bên cạnh đó, các bài lượn còn là lời tỏ tình, mong muốn kết duyên chân thành, đằm thắm của nam thanh nữ tú. Họ mượn hình ảnh thiên nhiên
“ong, bướm dập dìu đi tìm hoa”, tìm nhị để bày tỏ khát khao về một tình yêu say đắm, về hạnh phúc lứa đôi:
Khảo hương hon tỏa ngất sơn hà Mèng bửa thi căn bên pây xa Mèng bửa bên xoen pây xa bjoóc Khảo đạn slương điếp kỉ lai va
Dịch:
Dạ hương thơm ngát tỏa sơn hà Ong bướm dập dìu đi tìm hoa Ong bướm thi nhau đi tìm nhị Bạn đời còn tiếc nỗi gì mà
[11, tr. 419]
Mùa xuân là mùa của các lễ hội. Cũng như các dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam, đồng bào dân tộc Tày cũng có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra vào mùa xuân, như hội Lồng Tồng diễn ra vào ngày 12, 13 tháng Giêng hằng năm ở xã Quỳnh Sơn (nay là xã Bắc Quỳnh), huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; lễ hội Lồng Tồng ở xã Quang Minh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ning; lễ hội đền Kỳ Cùng Tả Phủ diễn ra vào ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm ở thành phố Lạng Sơn...Những dịp lễ hội lớn của quê hương, người dân nói chung, các đôi trai gái nói riêng lại nô nức đi hội. Lễ hội vừa là dịp để người dân được gặp nhau, chúc nhau một năm mới vạn sự như ý vừa là dịp để thanh niên người Tày hẹn hò, bày tỏ niềm thương nỗi nhớ sau những ngày xa cách.
Chắc tàng ẻn nhạn khửn thâng thăm Tiếng cạ duyên cần mà háng xuân Tiếng cạ duyên cần mà lỉn hội Sị tử xo chào kết cố nhân Dịch:
“Biết đường én nhạn mới tới thăm Nghe nói rằng người trẩy chợ xuân Nghe tiếng rằng người đi trẩy hội Sỹ tử xin chào kết cố nhân”
[11, bài 22, tr 418]
Chàng trai và cô gái đã mượn hình ảnh “én nhạn” – biểu tượng của tình yêu, của hạnh phúc lứa đôi để nói về câu chuyện tình yêu của chính mình.
“Cố nhân” trong các câu thơ nôm Tày thường được hiểu là “bạn đời, bạn tình, người yêu”. Qua lời tâm tình, chúng ta cũng cảm nhận được tình cảm chân thành, tình yêu sâu đậm của họ dành cho nhau.
Bên cạnh những bài ca tình yêu ngọt ngào, say đắm cũng có những bài lượn mà lời ca chứa đựng lời trách móc nhẹ nhàng của chàng trai khi biết cô gái đã phụ tình:
Pjẳn khau mà cốc khuổi Tơ hồng tham lai mổi fụ rà Pjẳn khau tẻ oóc mà
Tơ hồng tham lai va fụ thiểu Dịch:
Vượt rừng rồi ra suối Bạn tình có lắm mối phụ ta Vượt núi ta đi ra
Bạn tình tham lắm hoa phụ nghĩa.
[11, tr. 451]
Sự xa cách, nhớ thương trong tình yêu đã tạo động lực lớn để chàng trai đến tận nhà cô gái để được gặp nàng, để thỏa nỗi chờ mong:
Khửn rườn xa chủa ná hăn chủa Ngoài hăn slửa lụa sự pạt pha Khửn rườn xa cần ná hăn cần Tán ngòi hăn mjằm ngần rọi thảo Dịch:
Lên nhà chẳng thấy chủ ở đâu Chỉ thấy quần áo vắt phên đầu
Lên nhà tìm người chẳng thấy người Chỉ thấy vòng bạc xếp thành xâu.
[11, tr. 452]
Đáp lại những lời lượn của chàng trai, cô gái cũng thể hiện tâm tình của mình một cách chân thành:
Oóc tu phjải oóc khói tu hòa Lừa khửn lừn lồng lừa tỏn va Lừa khửn lừa lồng lừa tỏn nguyệt Lừa hâư oóc tỏn bạn sloong rà Dịch:
Ra cửa vừa khỏi cổng nhà
Thuyền lên thuyền xuống để đón hoa Thuyền xuống thuyền lên chờ trăng sáng Thuyền nào ra đón bạn đôi ta.
[11, tr. 452]
Khi khảo sát 15 bài lượn slương trong mục “Chương yêu dấu”, chúng tôi nhận thấy, nhân vật trữ tình trong cuộc lượn là chàng trai và cô gái đã bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình một vừa mộc mạc, giản dị, gần gũi vừa chân thành, tha thiết. Đó là cả một chặng đường phát triển theo thời gian tuyến tính: từ khi
chàng trai làm quen với cô gái, vượt qua khó khăn, trở ngại để đến với tình yêu và mong muốn được kết duyên cùng nàng. Chàng trai mượn các hình ảnh thiên nhiên để gãi bày tấm lòng của mình. “Hai ta còn lạ hãy phát đường”,
“Hai ta phát đường rừng cho thẳng, Đường sông đường rừng cũng không ngại, mong sao chóng được ngắm bóng nhau” [11, tr.123]. Hình ảnh “bướm hoa”, “quế ngọc” trong các câu “Ai biết rừng già có bướm ong”, “Ai biết rừng xanh có quế ngọc” chính là hình ảnh của cô gái mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ. Vượt qua sự cách trở của “Giếng tiên nước lặng hay chảy đều/ Nếu nước còn lặng anh sẽ liều” hoặc “Trời bỗng tối sầm mây tức thì”, “Nước chảy xuôi ghềnh tỏa phong ba” nhưng với tình yêu cháy bỏng, chàng trai vẫn vượt qua để đến được với tình yêu:
Tặt cằm thương đuối bạn duyên văn Sloong rà như bửa hội thương căn Sloong rà thương căn như dú bến Chang khuổi thuổn dài chắng lìa căn.
Dịch:
Gửi lời thương cho bạn văn chương Hai ta như bướm lượn cùng thương Hai ta yêu nhau như bến nước Sông sâu hết cát mới chịu nhường
[11, tr. 467]
Chàng trai mong ước được kết duyên với cô gái “ăn chung đũa, nằm cùng chăn” bằng cách nói rất chân thành:
Tặt cằm thương đuối bạn duyên mây Này rầu tạm pjạc mừa tàng quây Này rầu tẻ pjạc mừa tàng quảng
Đảng kin tó thú, nòn tó fà chắng đảng hây.
Dịch:
Gửi lời thương tới bạn tình đầu Đường xa cách biệt còn thấy đâu Nay ta chia tay trên đường lớn
Đáng ăn chung đũa, nằm cùng chăn mới bõ sầu.
[11, tr. 469]
Điệp cấu trúc “Lẹo mỉnh kết” nghĩa là yêu thương hết lòng được nhắc lại 33 lần ở các câu đầu tiên trong các bài lượn của 33 bài Phần “Chương hết lòng yêu”.
“Lẹo mỉnh kết đuổi cấu binh bang”
(Hết lòng yêu lấy bạn thân thương)
“Lẹo mỉnh kết đuổi cấu tri âm”
(Hết lòng yêu lấy bạn tri âm)
“Lẹo mỉnh kết đuổi cấu táng tỉ”
(Hết lòng yêu lấy bạn nơi xa) [11, tr. 443]
Lẹo mỉnh kết đuổi cấu tàng xa Lập tưởng chứ căn đuổi duyên a Tư tưởng cừn vằn mà chổn nảy Chắc cấu nhằng thương rụ cạ dá.
Dịch:
Hết lòng yêu lấy bạn đường xa Ngay ngáy trong lòng mỗi mình ta Ngày đêm cứ nhớ thương em mãi Biết người còn thương hay bỏ qua.
[11, tr. 444]
Điều này cho thấy sự thủy chung, son sắt trong tình yêu của nhân vật trữ tình (chàng trai) của người Tày qua các câu lượn slương.
Có thể khẳng định, nội dung ca ngợi tình yêu đôi lứa là nội dung tiêu biểu, thể hiện sâu sắc nhất và rõ ràng nhất trong lượn slương người Tày. Bởi lẽ, đề tài về tình yêu là muôn thuở trong văn chương từ xa xưa. Tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của họ được thể hiện có lúc chân thành mộc mạc như cây rừng; có lúc uyển chuyển, thiết tha như nước sông lững lờ chảy; có lúc giận hờn, cô đơn, trách móc; có lúc say đắm, nồng nhiệt, đầy sức sống như vẻ đẹp của của các loài hoa núi rừng. Tình yêu của họ cũng bộc lộ được phẩm chất con người, bộc lộ văn hóa của người Tày: sống chân thành, giản dị, thật thà (nói thẳng, nói thật, không nói vòng vo, quanh co), sống trọng nghĩa tình.