1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hát sấng cọ của người sán chay ở định hoá, thái nguyên dưới góc nhìn văn hoá

109 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hát sấng cọ của người Sán Chay ở Định Hóa, Thái Nguyên dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả Trần Thị Quỳnh Vương
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thu
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Các câu lạc bộ được thành lập nhằm bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hoá địa phương như Then Tày, câu lạc bộ nhảy Tắc Xình, đặc biệt là câu lạc bộ Hát Sấng cọ của dân tộc Sán Chay được t

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ QUỲNH VƯƠNG

HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ,

THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ QUỲNH VƯƠNG

HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ,

THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Ngành: Văn học Việt Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt mức độ tương đồng 7% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023

Học viên

Trần Thị Quỳnh Vương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thu - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn

Trong quá trình làm luận văn, tôi còn nhận được sự chỉ bảo, góp ý, tạo điều kiện của các thầy cô Khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo, Bộ phận Sau đại học, cán bộ phòng Khoa học công nghệ và HTQT, thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó

Tôi xin chân thành cảm ơn bác Trương Văn Lập – Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Sấng cọ tại huyện Định Hóa đã giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu

Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn

bè, đồng nghiệp - những người luôn dành cho tôi lời động viên, khích lệ, chia sẻ

và hỗ trợ tôi để tôi hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, ngày 21 tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Thị Quỳnh Vương

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Bố cục luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN 10

1.1 Khái niệm văn hoá và văn học 10

1.1.1 Khái niệm văn hoá 10

1.1.2 Khái niệm văn học 11

1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học 13

1.1.4 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá 16

1.2 Khái quát chung về huyện Định Hoá và dân tộc Sán Chay ở Định Hoá 17

1.2.1 Định Hoá – mảnh đất văn hoá 17

1.2.2 Dân tộc Sán Chay ở Định Hoá 20

1.3 Khái quát chung của hát Sấng cọ của người Sán Chay ở Định Hoá, Thái Nguyên 25

Tiểu kết chương 1 28

Chương 2: DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG NỘI DUNG HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN 29

Trang 6

2.1 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên 29

2.2 Phong tục, tập quán 33

2.2.1 Phong tục hôn nhân của người Sán Chay 33

2.2.2 Tục ma chay của người Sán Chay 40

2.3 Văn hoá ứng xử 44

2.3.1 Văn hoá ứng xử trong xóm làng 44

2.3.2 Văn hoá ứng xử trong gia đình 46

2.3.3 Văn hoá ứng xử trong tình yêu đôi lứa 50

Tiểu kết chương 2 55

Chương 3: DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN 56

3.1 Hệ thống biểu tượng 56

3.1.1 Biểu tượng trời và đất 57

3.1.2 Biểu tượng con thuyền 60

3.1.3 Biểu tượng con gà 64

3.2 Ngôn ngữ 66

3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính tượng hình 66

3.2.2 Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm 73

3.2.3 Lối diễn đạt đối xứng 78

3.3 Kết cấu đối đáp và thể thơ thất ngôn 80

3.3.1 Kết cấu đối đáp tâm tình 80

3.3.2 Thể thơ thất ngôn 83

Tiểu kết chương 3 86

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là mảnh đất vô cùng đặc biệt khi trải dài trên mảnh đất hình chữ

S là 54 dân tộc cùng chung sống hoà thuận Mỗi dân tộc là một mảnh ghép tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc lại mang một vẻ đẹp riêng với những làn điệu dân ca du dương, trầm bổng, đằng sau những lời ca là cả một nền văn hoá, một câu chuyện của cộng đồng dân tộc Dân ca là những câu hát giúp con người có thể bộc lộ toàn bộ đời sống tinh thần, những cảm xúc mà chưa thể nói bằng lời nói trực tiếp, họ tìm tới những câu hát để mở ra thế giới nội tâm phong phú, nhạy cảm của mình Không chỉ ca dao, dân ca của người Kinh mà ở bất kì dân tộc nào cũng đều có nhu cầu khai mở thế giới nội tâm phong phú ấy

Dân tộc Sán Chay là một dân tộc có số lượng dân cứ tương đối lớn, họ cũng sống thành các bản, các mường, cũng cùng nhau làm việc, chung sống

Điều đó tạo điều kiện nảy sinh các hoạt động văn hoá dân gian, và Sấng cọ là

một làn điệu dân ca được coi là linh hồn của người Sán Chay cùng với điệu nhảy

Tắc Xình Sấng cọ hay còn gọi là Hát ví Lưu Tam đã có từ lâu đời, cũng giống

như điệu Then của dân tộc Tày, điệu Páo Dung của dân tộc Dao, Sấng cọ là một phương tiện giúp người Sán Chay bày tỏ mọi tâm tư, tình cảm Đó có thể là tình cảm đối với tổ tiên, đối với bản mường, làng xóm, đối với cha mẹ hay tình cảm của những đôi trai gái đương tuổi yêu đương với trái tim ấm nồng,…Họ mượn những câu hát có nhịp điệu để vừa hát cho nhau nghe, vừa để hiểu lòng nhau

Huyện Định Hóa là một huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Phú Lương và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; phía tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang; phía nam giáp huyện Đại Từ; phía bắc giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Huyện Định Hóa bao gồm thị trấn Chợ Chu và 22 xã Địa hình ở khu vực huyện Định Hoá tương đối phức tạp, xen lẫn giữa đồi thấp và núi cao, có nhiều khu vực núi đá vôi giáp

Trang 8

nước biển với độ dốc cao, hiểm trở, bởi vậy ở những khu vực có núi đá vôi sẽ ít dân cư sinh sống Huyện Định Hoá là một trong những huyện có số lượng người Sán Chay sinh sống đông đảo ở Thái Nguyên Trong những năm gần đây, ban lãnh đạo huyện uỷ không ngừng thực hiện các đề án nhằm bảo tồn, phát triển văn

hoá địa phương, đặc biệt căn cứ vào Chương trình hành động số 22-CTr/HU ngày 26/8/2014 của Huyện ủy Định Hóa về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, lãnh đạo và nhân dân không ngừng nghiên cứu, khơi dậy lại những giá

trị truyền thống Các câu lạc bộ được thành lập nhằm bảo tồn, phát huy và quảng

bá văn hoá địa phương như Then Tày, câu lạc bộ nhảy Tắc Xình, đặc biệt là câu lạc bộ Hát Sấng cọ của dân tộc Sán Chay được thành lập ở các xã như Phú Đình, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh,…

Hiện nay, Sấng cọ đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể tại Phú

Lương và cũng đã có một vài nghiên cứu hướng góc khám phá về điệu hát còn nhiều điều thú vị này Tuy nhiên, sự giao thoa, gắn bó giữa văn hoá cộng đồng

dân tộc Sán Chay và loại hình dân ca này vẫn còn được bỏ ngỏ hay chưa được

đề cập đến một cách chi tiết, cụ thể Hơn nữa, gắn với Sấng cọ là một không gian

diễn xướng vô cùng sinh động nhưng cũng chưa được khai thác Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khám phá nội dung, nghệ thuật của điệu hát này Chính bởi vậy, tôi mạnh dạn đưa con mắt đầy hứng khởi của mình để tìm đến những mối quan hệ giữa một làn điệu dân ca và văn hoá của một cộng đồng người –

người Sán Chay với tên đề tài: “Hát Sấng cọ của người Sán Chay ở Định Hoá, Thái Nguyên dưới góc nhìn văn hoá”

2 Lịch sử vấn đề

Hát Sấng cọ của dân tộc Sán Chay đã được quan tâm sưu tầm, nghiên cứu

trên một số khía cạnh, phương diện

Trang 9

Trước hết, đối với công tác sưu tầm hát Sấng cọ và dân ca Sán Chay, chúng

tôi thu thập được một số tư liệu có giá trị do chính người dân tộc Sán Chay ở Định Hoá sưu tầm, ghi chép và dịch nghĩa

Đầu tiên, có thể kể đến cuốn Xịnh ca Cao Lan, Đêm hát thứ nhất, Song ngữ: Việt – Cao Lan, NXB Văn hoá dân tộc của tác giả Lâm Quý Cuốn sách này

được các nghệ nhân người Sán Chay sưu tầm và lưu hành trong toàn huyện Trong sách có các bài hát của đêm hát thứ nhất – có nghĩa tất cả các phần được

hát trong một đêm từ khuya cho tới rạng sáng với các phần bao gồm: Hát mở đầu; Hát vào bản; Du hương ca; Bơi thuyền vượt biển; Hát chúc tụng; Thỉnh mời thần ca hát; Hát về gà gáy; Hát chúc phụng chủ nhà Tài liệu này được

người dân Định Hoá sử dụng phổ biến và thường hát trong các buổi đối đáp giao duyên, các cuộc giao lưu nghệ thuật

Ngoài ra, số lượng các tài liệu hát Sấng cọ còn được sưu tầm với số lượng không nhỏ, có cả những bản được chép tay vội và dịch từ chữ Hán sang chữ Việt

Có thể kể đến cuốn Trường ca Cao Lan, tập 1, Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh

Phúc Cuốn này nhìn chung tương đối giống các phần trong cuốn Xịnh ca Cao Lan của Lâm Quý tuy nhiên số lượng câu hát nhiều hơn Tiếp theo là hai cuốn

Hát ví tập 1 và Hát ví tập 2, nhưng ở hai cuốn này đều chưa được dịch nghĩa từ

phiên âm Sán Chay sang tiếng Việt Thường cuốn này chỉ dành cho nghệ nhân

hát Sấng cọ của người dân tộc Sán Chay mới có thể hát và hiểu Bên cạnh đó có cuốn Hát ví dân tộc Sán Chay, Cao Lan, tập 12 do ông Phương Văn Sáng – một

trong những thành viên Câu lạc bộ hát Sấng cọ xóm Nạ Tẩm, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên dịch từ chữ Hán sang phiên âm tiếng Sán Chay, tuy

nhiên cũng chưa có dịch nghĩa sang tiếng Việt Đồng thời có cuốn “Cọ chắu diu” là cuốn được ghi chép bằng tay và lưu hành trong cộng đồng người dân tộc

Sán Chay Cuốn này chủ yếu nói về nghi lễ hôn nhân của người Sán Chay và cũng chưa được dịch nghĩa Tất cả những tư liệu này được những người nghệ nhân tại Định Hoá giao lưu, sưu tầm, học hỏi và có tính chất là tư liệu chung của

Trang 10

Trong giới nghiên cứu, Sấng cọ cũng là một nét đặc sắc mà nhiều nhà báo,

nhà nghiên cứu cũng tìm tòi và khai mở nét riêng ấy Nhiều bài báo, nghiên cứu

đã được xuất bản Một số công trình biên soạn như: Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam – Khổng Diễn, Trần Bình, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Ở cuốn này,

chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên, dân cư, dân số và các đặc điểm đời sống kinh tế, tổ chức xã hội và đặc trưng văn hoá của dân tộc Sán Chay

ở Việt Nam Ngoài ra, trong cuốn Dân ca Cao Lan – Phương Bằng, Nhà xuất

bản Văn hoá dân tộc đã cung cấp các thông tin về Sình ca với các bài hát giao duyên của trai gái, các bài hát ca ngợi sản xuất,…gửi gắm tâm tư, tình cảm và

những nguyện vọng của người Cao Lan, Sán Chay Văn hoá dân gian người Sán Chí ở Thái Nguyên của Trần Văn Ái – Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc đã xác định

được những hệ giá trị tiêu biểu của dân tộc Sán Chay, đồng thời còn chỉ ra được những hạn chế trong văn hoá cần được định hướng lại trong thời đại mới

Một số bài báo khoa học như Về nguồn gốc và quá trình di cư của người Cao Lan, San Chí – Thông báo dân tộc học số (1); Các bài báo, tạp chí được công bố với nhiều góc nhìn khác nhau như Vũ trụ luận của người Sán Chỉ qua Sình Ca của Phạm Thị Phương Thái là một bài nghiên cứu về Sình ca trong mối

quan hệ giữa con người và thiên nhiên Phạm Thị Phương Thái chỉ ra rằng mỗi bài hát Sình ca là một cái nhìn về thế giới tự nhiên, là phương tiện ghi lại sự vận động, phát triển của tộc người trong quá trình chinh phục và ngưỡng vọng tự

nhiên: “…Sình ca của người Sán Chỉ được hình thành do sự quy tụ mọi hình thức lao động, sinh hoạt vui chơi, nhảy múa tạo hình dân gian để trở thành cuốn bách khoa thư về đời sống của tộc người này trong thời kỳ phong kiến Thiết nghĩ, thanh sắc riêng của người Sán Chỉ một phần được quy định bởi những khúc hát Sình ca” Đồng thời, bài nghiên cứu này còn chỉ ra những “ẩn ức dân tộc ảnh xạ qua niềm tin tôn giáo” chính là thể hiện quan niệm của người Sán Chay về kiếp

nhân sinh Bài nghiên cứu đã có cái nhìn mới khá cụ thể về Sình ca dưới góc nhìn văn hoá, tuy nhiên chỉ ở mức độ sơ khởi mà chưa đi sâu vào vấn đề văn hoá,

Trang 11

tôn giáo của dân tộc Sán Chay, đặc biệt là chưa chỉ rõ nét văn hoá xuất hiện trong Sình ca, bởi vậy đây vẫn còn là một mảnh đất cần được khai phá Ngoài ra, còn

có thể kể đến bài “Sình ca - lời dẫn đường hạnh phúc lứa đôi”, bài viết khẳng định: “Có thể nói hát Sình ca là một nét đẹp văn hoá thể hiện sự hài hoà giữa tính nghi lễ và tính sinh hoạt trong đám cưới của người Sán Chí Sau những lần đối đáp giao duyên bên sườn núi, trong những lễ hội hay ngày cưới trong thôn bản, từ những câu Sình ca đằm thắm, những mối tình được nhen nhóm hình thành

và đơm hoa kết trái” Hay bài viết “Hát Sấng cọ của người Sán Chay ở Phú

Lương, Thái Nguyên với vấn đề dạy học chương trình Giáo dục địa phương lớp

6”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên tập trung làm rõ định hướng dạy hát Sấng cọ vào chương trình Giáo dục địa phương; "Có một không gian siêu nhiên trong Sình ca” đã chỉ ra được thế giới gồm 3 cõi trời, cõi trần và cõi âm và thế giới tâm linh trong các câu hát Sấng cọ; “Giải mã biểu tượng chim – cá – hoa trong lối hát “Xắng cọ”, Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên của người

Sán Chay ở tỉnh Thái Nguyên là bài viết đã khai thác khá cụ thể về một số biểu tượng mang tính chất văn hoá trong các câu hát Sấng cọ như biểu tượng chim,

cá và biểu tượng hoa Nhìn chung, các bài báo đã chỉ ra được những nét đặc sắc

về văn hoá tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc khái quát mà chưa đi sâu vào phân tích, chưa thấy được vẻ đẹp văn hoá riêng biệt của người Sán Chay qua các câu hát sấng cọ

- Mốt số luận văn thạc sĩ, báo cáo khoa học như “Hát xắng cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn – Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật” -

Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái

Nguyên của Nguyễn Thị Thu Hiền; Tìm hiểu Hát Sình ca của dân tộc Cao Lan

ở Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; Khi tìm hiểu về người Sán Chay ở Định Hoá, có bài nghiên cứu Đời sống văn hoá của người Sán Chay ở Định Hoá – Hoàng Quốc Bảo về nếp sống, đời sống văn hoá, các phong tục, tập

Trang 12

nếp sống văn hoá mà chưa có sự liên hệ với lối hát Sấng cọ của người Sán Chay

ở Định Hoá Một nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Quyên về

“Hát ví Lưu Tam ở Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên” Ở luận văn nghiên

cứu này, tác giả đã làm rõ được các nét đặc trưng văn hoá của dân tộc Sán Chay

ở Phú Lương, Thái Nguyên từ ngôn ngữ, sinh hoạt cộng đồng và văn hoá truyền thống Tác giả khái quát được hát ví Lưu Tam, hay lối hát Xình Ca thông qua việc tìm hiểu các quan điểm được đưa ra trước đó, cuối cùng tác giả khái quát

được “Xình ca, Sịnh ca hay hát Lưu Tam có nghĩa là xướng ca Một bên hát xướng lên, một bên hát đối đáp lại Đây là một loại dân ca trữ tình, nét sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo, phong phú, hấp dẫn của dân tộc Sán Chay Mỗi bài

ca là một bài thơ được ghi bằng chữ Hán viết theo thể thất ngôn (7 chữ thành một câu, 4 câu thành một bài) và được lưu truyền trong đồng bào từ nhiều đời nay” Tác giả cũng đã chỉ ra được các dạng thức của hát ví Lưu Tam, đó là các dạng thức chia theo thời gian như hát ban ngày, hát ban đêm Chia theo nội dung

có các bài hát ca nghi lễ - phong tục như bài ca nông lễ, trong lễ chắn cửa, hát

ví chúc mừng, các bài ca tang lễ, ví mừng xuân,…Ngoài ra còn có các bài ca lao động, bài ca giao duyên, bài ca sinh hoạt,…Nội dung của điệu hát ví của dân tộc Sán Chay được làm rõ trong bài nghiên cứu với các chủ đề như tình yêu thiên nhiên, ca ngợi lao động và tình yêu lao động, tình yêu lứa đôi,…và các đặc điểm nghệ thuật được nêu ra vô cùng cụ thể như thể thơ và kết cấu với thể thơ thất

ngôn tứ tuyệt (4 câu bảy chữ), kết cấu đối đáp, trùng điệp; cách gieo vần và nhịp; một số biện pháp tu từ được thể hiện trong các bài ca như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,…Qua tìm hiểu, đây là một nghiên cứu tương đối cụ thể và đi vào từng giá

trị nội dung, hình thức của Hát ví Lưu Tam kết hợp với các phương án bảo tồn

và phát huy loại hình Đây cũng chính là nghiên cứu có thể tạo tiền đề cho những

người nghiên cứu sau đi sâu hơn nữa vào làn điệu Hát ví Lưu Tam của dân tộc

Sán Chay, từ nghiên cứu này mở ra những hướng nghiên cứu mới, đặc biệt là mối quan hệ giữa hát ví Lưu Tam và văn hoá cộng đồng của dân tộc Sán Chay

Trang 13

Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành âm nhạc: Tìm hiểu hội hát Sấng cọ của dân tộc Sán Chay ở Bình Liêu, Quảng Ninh chỉ ra được những hình thức diễn xướng

và phương hướng bảo tồn làn điệu này ở Bình Liêu, Quảng Ninh Tuy nhiên chưa

thực sự đi sâu khai thác vào các nội dung, mối quan hệ giữa diễn xướng Sấng cọ

và đời sống người dân Sán Chay ở Bình Liêu

Thông qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về dân tộc Sán Chay và cụ thể

là Sấng cọ của dân tộc này nói chung, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề cần

bàn đến như sau:

- Thứ nhất, các nghiên cứu đã cho thấy nguồn gốc, lịch sử của dân tộc Sán Chay và các nếp sống, nếp nghĩ của cộng đồng dân tộc này

- Thứ hai, nhiều nghiên cứu đã khai thác được thế giới nghệ thuật, trong

đó có hát Sấng cọ - linh hồn của người Sán Chay bao gồm các giá trị nội dung,

nghệ thuật

- Thứ ba, các nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy

giá trị truyền thống của dân tộc Sán Chay nói chung, hát Sấng cọ nói riêng

Trên tinh thần kế thừa những thành tựu nghiên cứu đi trước, đây cũng là

cơ sở, tiền đề giúp chúng tôi có một hướng đi thú vị liên quan đến góc nhìn văn

hoá gắn liền với các giá trị văn học dân gian, cụ thể là Sấng cọ của dân tộc Sán Chay ở Định Hoá Chính bởi vậy, tôi mong muốn đề tài “Hát Sấng cọ của người Sán Chay ở Định Hoá, Thái Nguyên dưới góc nhìn văn hoá” sẽ là chiếc chìa

khoá giúp chúng tôi có thể khai mở nhiều khía cạnh văn hoá của cộng đồng người Sán Chay, đồng thời thấy được sự tác động trở lại của văn hoá trong việc bảo tồn

và phát huy giá trị văn học dân gian Chúng tôi hy vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần tạo nên một hệ dữ liệu về bản sắc dân tộc người Sán Chay ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống các bài hát Sấng cọ của người Sán Chay được lưu truyền, diễn

Trang 14

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi vấn đề: Luận văn tập trung nghiên cứu khái quát về diện mạo, đặc điểm và giá trị của hát Sấng cọ của người Sán Chay ở Định Hóa, Thái

Nguyên trong mối quan hệ với đời sống văn hóa

3.2.2 Phạm vi tư liệu: Tập hợp các bài hát Sấng cọ được lưu truyền trong

đời sống người Sán Chay ở Định Hóa do bác Trương Văn Lập – chủ nhiệm câu

lạc bộ hát Sấng cọ, xã Sơn Phú, Định Hóa và một số nghệ nhân cung cấp Ngoài

ra, chúng tôi cũng sử dụng tư liệu trong cuốn: “Xình ca Cao Lan” do nhà thơ

Lâm Quí sưu tầm và dịch để đối chiếu, so sánh

4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn thực hiện nhằm nghiên cứu diện mạo hát Sấng cọ, nội dung và nghệ thuật của hát Sấng cọ từ góc nhìn văn hoá để thấy được mối quan hệ giữa

loại hình dân ca này và văn hoá cộng đồng dân tộc Sán Chay, để hiểu rõ hơn biểu

tượng xuất hiện trong hát Sấng cọ ẩn chứa ý nghĩa văn hoá dân tộc, đồng thời

hiểu về không gian diễn xướng gắn với văn hoá cộng đồng người Sán Chay ở Định Hoá Từ đó, góp phần lan tỏa sự trân trọng với nét đẹp giá trị văn hoá của cộng đồng người dân tộc Sán Chay, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy vốn văn hóa, văn học truyền thống đậm bản sắc dân tộc

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thuyết những vấn đề lý luận và thực tiễn: khái niệm văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá và văn học

- Khảo sát, thống kê, phân tích các phương diện nội dung và nghệ thuật của Sấng cọ, yếu tố văn hoá trong hát Sấng cọ, phân tích hệ thống biểu tượng mang tính văn hoá trong Sấng cọ

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã văn học: chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã

văn học để thu thập các bài hát Sấng cọ được diễn xướng tại Định Hoá, Thái Nguyên bằng việc trực tiếp tham gia các buổi diễn xướng

Trang 15

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích các biểu tượng, các đặc trưng văn với loại hình dân

ca khác để thấy được nét riêng, độc đáo mà Sấng cọ phản ánh

- Phương pháp hệ thống: chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống để tập hợp các biểu tượng nhằm khái quát số lần xuất hiện của hình ảnh mang tính biểu tượng, khám phá mối quan hệ giữa biểu tượng và văn hoá của người Sán Chay

qua lời hát Sấng cọ

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử dụng liên ngành giữa văn học và lịch sử, văn học và địa lí giúp phân tích sâu sắc và cụ thể sự gắn bó khăng khít giữa

hát Sấng cọ và lịch sử, văn hoá địa phương Định Hoá, của tộc người Sán Chay

6 Đóng góp của luận văn

- Làm rõ mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, với Sấng cọ của dân tộc

Sán Chay ở Định Hoá

- Khẳng định đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, sâu sắc, giàu tình cảm, đầy tính nhân văn của cộng đồng người Sán Chay

- Luận văn nghiên cứu sẽ là tư liệu hữu ích giúp người đọc có cái nhìn tổng

quát về văn hoá người Sán Chay nói chung, Sấng cọ nói riêng Đồng thời, luận

văn là mong ước nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống đang dần bị mai một của người dân tộc Sán Chay

7 Bố cục luận văn

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan

Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong nội dung hát Sấng cọ của người Sán

Chay ở Định Hóa

Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong hình thức nghệ thuật hát Sấng cọ của

người Sán Chay ở Định Hóa, Thái Nguyên

Trang 16

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm văn hoá và văn học

1.1.1 Khái niệm văn hoá

Văn hoá là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những cách nhìn khác nhau Theo thống kê tính đến năm 1952 của nhà văn hoá người Mỹ A.L.Kroeber

và K.Klaxon, có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá xuất hiện trong các sách báo phương Tây Số lượng này ngày càng tăng lên theo thời gian

Ở phương Tây, ta có thể kể đến khái niệm văn hoá trong cuốn “Văn hoá nguyên thuỷ”’ (1871) của E.Tylor, ông xác định văn hoá là “một toàn thể phức tạp bao gồm trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lí, pháp luật, phong tục và tất thảy những năng lực khác mà con người hoạt động với tư cách là thành viên của

xã hội”

Ở Việt Nam, khái niệm văn hoá cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

và đưa ra các quan điểm riêng của mình, tiêu biểu là hai cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam” do Trần Quốc Vượng chủ biên và “Cơ sở văn hoá Việt Nam” do Trần

Ngọc Thêm chủ biên Trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của Trần Quốc

Vượng cũng đưa ra khái niệm văn hoá “là sản phẩm do con người sáng tạo ra,

có từ thuở bình minh của xã hội loài người, lấy văn hoá để cảm hoá con người”

[22, tr.17]

Đến năm 1943, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rất rõ khái niệm về văn hoá

trong cuốn Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.3, tr 458 và Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB Văn Học, Hà Nội, 1984, tr 34: “Theo nghĩa rộng, văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của

nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi

hỏi của sự sinh tồn Theo nghĩa hẹp, văn hoá là một trong những phương diện

vô cùng quan trọng trong việc kiến thiết nhà nước: “Trong công cuộc kiến thiết

Trang 17

nhà nước, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá là trình độ của con người trong việc xây dựng và phát triển đất nước, xã hội

Unesco cũng từng đưa ra khái niệm về văn hoá khá rõ ràng và cụ thể, tổng

hợp được nhiều định nghĩa và tựu chung lại “văn hoá là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội Văn hoá không thuần tuý bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà cũng bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng.”

Khi làm luận văn này, chúng tôi sử dụng và dựa trên các khái niệm về văn hoá sẵn có, từ đó tổng hợp lại được khái niệm văn hoá tập trung lại 2 khía cạnh: vật chất và tinh thần, đặc biệt văn hoá luôn gắn liền với con người, đó là sản phẩm do con người sáng tạo ra, nhưng nó đồng thời tác động lại con người để hoàn thiện cá nhân và tạo nên giá trị cho xã hội

Trong văn hoá, thuật ngữ văn hoá dân gian cũng là một vấn đề được chú

ý Được dịch từ cụm “Folklore” chính là “nhân loại” và “trí khôn”, tất cả các sản phẩm của văn hoá dân gian thuộc về một cộng đồng người, một dân tộc, nó phản ánh trí khôn của con người qua các sản phẩm vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình sinh sống và sinh hoạt mang tính tập thể, trở thành các giá trị truyền thống của mỗi dân tộc Văn hoá dân gian là tập hợp tất cả các giá trị về tập quá, quy tắc, phong tục, các sản phẩm truyền miệng như truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ, các tác phẩm âm nhạc truyền thống, đặc biệt là các bài hát dân ca Văn hoá dân gian được hình thành trong cộng đồng người, được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này qua đời khác

1.1.2 Khái niệm văn học

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, “văn học”’ được định nghĩa là “một loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” […] Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người Bản chất xã

Trang 18

hội lịch sử của văn học với tư cách là hình thái ý thức xã hội đặc thù được xác định bằng các khái niệm như “tính hiện thực”, “tính nhân loại”, “tính giai cấp”,

“tính tư tưởng”, ‘tính khuynh hướng”,…Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm Văn học nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của

nó, trên phương diện thẩm mỹ.” [10, tr.401,402]

Văn học là một sản phẩm nghệ thuật ngôn từ, phản ánh thực tế đời sống có

sự sáng tạo, chiêm nghiệm, từ đó thể hiện toàn bộ sự phong phú của xã hội, đời sống con người, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người Văn học môi dẫn tộc thường bao gồm 2 bộ phận: văn học dân gian và văn học viết hay còn gọi là văn học thành văn

Văn học dân gian tương ứng với khái niệm folklore ngôn từ, là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng và không ngừng được sáng tạo theo phương thức tập thể và có sự chỉnh sửa và gọt giũa của nhân dân Văn học dân gian có những đặc trưng riêng điển hình như tính nguyên hợp, tính đa chức năng, tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản, tính truyền thống Những đặc trưng này tạo nên một chỉnh thể thống nhất của các tác phẩm văn học dân gian Trước hết

là tính nguyên hợp, các tác phẩm văn học dân gian là một chỉnh thể chưa bị chia cắt, phản ánh đầy đủ toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Trong mỗi tác phẩm dân gian đều chứa đựng nhiều những mặt nghĩa khác nhau về lịch

sử, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của con người Ví dụ trong thần thoại, các tác phẩm truyện thần thoại phản ánh và lí giải nguồn gốc của thế giới loài người, các hiện tượng tự nhiên như truyện “Thần Trụ Trời” đã lí giải nguồn gốc của trời đất mang ý niệm của con người Văn học dân gian mang tính nguyên hợp còn thể hiện ở chỗ các hình thức diễn xướng dân gian còn kết hợp với các phương tiện khác như âm nhạc, vũ điệu, động tác, Ví dụ trong hát Then của người Tày, họ vừa hát, vừa đệm đàn bằng đàn tính tẩu, vừa diễn Thứ hai là tính truyền miệng của văn học dân gian Tính truyền miệng của các sáng tác văn học

Trang 19

dân gian trở thành một yếu tố và nhu cầu không thể thay thế, đây chính là phương thức tồn tại của văn học dân gian Tính truyền miệng cũng chi phối hình thức diễn xướng của văn học dân gian như nói, ngâm, hát, kể, diễn,…những lời nói trong văn học dân gian được cách điệu với lời nói thường và trở thành một yếu

tố có tính nghệ thuật Nhờ tính truyền miệng mà văn học dân gian có thể đa dạng loại hình diễn xướng và tiếp cận đến nhiều đối tượng độc giả Tính tập thể cũng

là một yếu tố phân biệt văn học dân gian với văn học viết Tính tập thể thể hiện

từ việc sáng tác, hoạt động trình diễn và hoạt động thưởng thức văn học dân gian Mọi sự sáng tạo cá nhân trong văn học dân gian đều phải tuân theo những quy tắc nhất định của tâm lí sáng tác tập thể Từ tính tập thể - truyền miệng mà văn học dân gian có một đặc trưng đặc biệt đó là tính dị bản Tính dị bản là kết quả của việc sáng tác tập thể và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, từ đó có thể ở mỗi vùng, mỗi địa phương có thể thay đổi một số chi tiết, một số câu trong tác phẩm

Nhìn chung, văn học dân gian chính là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ

và gắn liền với đời sống sinh hoạt của nhân dân, truyền tải những thông điệp có

ý nghĩa, phản ánh cuộc sống con người

1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học

Văn hoá và văn học là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ và có sự

tương tác qua lại Nếu nói “văn hoá là sản phẩm của con người do con người sáng tạo ra” hay “văn hoá là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội”, rõ ràng văn học cũng là một trong những

yếu tố nằm trong văn hoá bởi văn học là một sản phẩm thuộc dạng tinh thần của

xã hội và do con người sáng tạo ra bằng ngôn ngữ

Văn hoá và văn học đều hướng tới một mục đích đó là làm cho con người

và xã hội ngày một trở nên tốt đẹp Đặc trưng cơ bản của văn hoá trong đó có tính nhân sinh, tính nhân văn, có nghĩa là văn hoá phải do con người sáng tạo ra,

là thành quả của sự lao động và phục vụ sự phát triển ngày một tốt hơn của con người Đặc biệt, trong cuốn “Văn hoá – văn học dưới góc nhìn liên không gian”

Trang 20

của Nguyễn Văn Dân”: “Văn hoá còn có khả năng làm biến đổi tính cách và phát triển trí tuệ con người, góp phần xây dựng phẩm giá và nhân cách cá nhân” [8, tr.71] hay cùng trong cuốn này, Nguyễn Văn Dân cũng đưa ra quan niệm của các nhà nghiên cứu văn hoá trên thế giới rằng tính nhân đạo (hay nhân văn) luôn là động lực

cơ bản của một nền văn hoá dân tộc tiến bộ [8,tr.82]

Văn học là sản phẩm sáng tạo của con người, ngoài tính thẩm mỹ, văn học cũng đều hướng tới giá trị cốt lõi là tạo nên một xã hội tốt đẹp Không phải ngẫu

nhiên Maxim Gorki nói rằng “văn học là nhân học” bởi đối tượng của văn học

là con người và con người mà văn học nhận thức đều mang một nội dung đạo

đức nhất định nhưng toàn vẹn hơn Belinski cũng từng nói “Tác phẩm nghệ thuật

sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” Hay Sê – khốp cũng khẳng định rằng: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” Vậy, văn học vốn dĩ hướng tới

cái đẹp, cái đẹp luôn đi liền với cái thật, đó là “chân – thiện – mỹ” Bởi vậy mà

từ xưa, các nhà văn Việt Nam đã dùng văn học để nói đạo, dùng văn học để khuyên răn người đời giữ trọn vẹn cái đức Văn học hiện đại tuy không giấu diếm, không che đậy sự thật mặc dù xấu xa, nhưng việc phơi bày đó cốt yếu là để con người nhận ra cái xấu hiện hữu mà bài trừ nó, mà tiêu huỷ nó để hướng tới cuộc sống tốt đẹp Vậy trên phương diện hướng tới cái tốt đẹp của con người và xã hội, rõ ràng văn học là một trong những yếu tố của văn hoá góp phần tạo dựng nên cái đẹp ở đời

Văn hoá và văn học còn có mối quan hệ biện chứng với nhau Văn hoá là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần đã có từ lâu đời, bởi vậy văn hoá chính là vốn tri thức, là nguồn tài liệu phong phú để các nhà văn, nhà thơ sáng tạo nên các tác phẩm văn học của mình Ngay trong văn học dân gian, ta có thể thấy được một vốn văn hoá đồ sộ được đi vào trong văn học Đó là văn hoá “uống

nước nhớ nguồn”: Tục ngữ (Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây

Trang 21

mà trồng), truyện (Con Rồng Cháu Tiên, Sự tích Bánh Chưng bánh Giày),…;

hay những nét văn hoá của người Việt được đan cài khéo léo như Sự tích trầu cau (tục ăn trầu của người Việt) Nhìn chung, toàn bộ hệ thống giá trị của con người, của xã hội của văn hoá chính là nguồn tư liệu hấp dẫn, phong phú để các nhà thơ, nhà văn sáng tạo nên tác phẩm văn học

Ngược lại, văn học chính là phương tiện phản ánh văn hoá, lưu giữ và định hướng lại văn hoá của mỗi tộc người hay toàn nhân loại Giá trị của văn hoá trong văn học thể hiện ở việc văn học đã phản ánh toàn bộ các giá trị của con người,

xã hội, phát hiện ra chân lí, khám phá ra những sự thật và định hướng nó quay về giá trị cốt lõi của cái chân, thiện và mỹ Không chỉ là giá trị nội dung, một tác phẩm văn học còn phản ánh văn hoá qua hình thức nghệ thuật, đó là ngôn ngữ,

là hình ảnh biểu tượng trong mỗi tác phẩm văn học Mỗi một quốc gia, một dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, một lối sáng tác với thi pháp riêng, bởi vậy nhà

nghiên cứu Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học, tập 1 từng khẳng định: “Nếu nghệ thuật là một loại văn hoá đặc biệt thì lấy ngôn ngữ với tư cách là biểu hiện đầu tiên, cơ bản, vĩ đại của văn hoá nhân loại làm chất liệu, văn học chính là gương mặt tiêu biểu cho văn hoá tinh thần của mỗi tộc người” Bởi vậy, khi đọc

một tác phẩm văn học, ta liền nhân nhận ra nền văn hoá của cả một quốc gia, một dân tộc

Vậy, văn hoá và văn học có mối quan hệ khăng khít, văn học là một thành

tố trong văn hoá, đồng thời văn hoá và văn học có mối quan hệ biện chứng với nhau Văn hoá là nguồn tư liệu phong phú cho văn học, ngược lại văn học phản ánh và lưu giữ văn hoá

Cũng nằm trong vòng văn hoá – văn học đó, văn hoá dân gian cũng là một nguồn tư liệu phong phú cho các tác giả bình dân dựa vào đời sống văn hoá thường ngày để sáng tác các tác phẩm văn học dân gian truyền miệng Ngược lại, văn học dân gian chính là phương tiện bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hoá dân gian Ta có thể thấy trong những bài hát Then của người dân tộc Tày, Then xuất

Trang 22

phát từ văn hoá tín ngưỡng của người Tày để phục vụ đời sống tinh thần như Then cúng cụ, Then cấp sắc, Then thôi tang,…Tất cả những câu hát Then được sáng tác bởi những phong tục, tín ngưỡng văn hoá về tâm linh người Tày đã đi vào cuộc sống và trở thành nguồn phong phú trong sáng tác Khi dân tộc Tày thực hiện nghi lễ Then cũng chính là khi văn hoá dân tộc được sống dậy, dù ở thời gian nào, thời điểm nào chỉ cần Then vẫn còn thì văn hoá dân tộc Tày còn

Đó là mối quan hệ gắn kết không tách rời Nhìn chung trong dòng chảy văn học dân gian, các tác giả đều sáng tác dựa trên vốn văn hoá dân gian sẵn có, đặc biệt

là vốn văn hoá đã trở thành đặc trưng của một cộng đồng, của một dân tộc, nó đi vào trong văn học như một cách khẳng định sự trường tồn của văn hoá dân gian

1.1.4 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá

Chúng tôi đã đưa ra được những quan niệm cho thấy được mối quan hệ vô cùng chặt chẽ giữa văn hoá và văn học, chính bởi vậy trong quá trình nghiên cứu văn học, chúng ta hoàn toàn có thể đưa góc nhìn văn hoá vào trong quá trình khám phá văn học Khi tiếp cận một tác phẩm văn học, chúng ta còn coi tác phẩm văn học như một sản phẩm văn hoá

Trong toàn bộ văn học, tác phẩm văn học vừa là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, vừa là sản phẩm giúp người đọc tiếp nhận những giá trị văn hoá nằm trong một tác phẩm văn học Khi khám phá một tác phẩm văn học, ta cần đặt tác phẩm đó vào trong một bối cảnh văn hoá để khai mở giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm Cụ thể, khi ta tìm hiểu một tác phẩm thuộc văn học dân gian, ta cần hiểu bối cảnh văn hoá lúc bấy giờ khi con người còn tin vào thế giới thần linh, khi mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được quan tâm một cách đặc, khi tính cộng đồng được đặt lên hàng đầu nên mới xuất hiện những câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”,…Văn học khi

được đặt vào bối cảnh văn hoá sẽ được tiếp cận với các giá trị mang tính giáo dục, giá trị thẩm mỹ, đồng thời văn học ngược lại sẽ đảm nhận chức năng truyền

bá, biến đổi, tiêu huỷ hay đổi mới các giá trị văn hoá

Trang 23

Văn hoá cũng chi phối hình thức nghệ thuật, đặc biệt là ngôn ngữ Mỗi dân tộc đều có một hệ thống thể loại, thi pháp và biểu tượng đặc trưng Khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, ta đều có thể cảm nhận thấy dấu hiệu văn hoá thông qua những hình thức nghệ thuật này

Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá sẽ là một phương thức giúp người nghiên cứu, độc giả hiểu sâu sắc, rõ ràng và cụ thể về tác phẩm văn học Văn hoá sẽ là nền tảng, là cơ sở bước vào thế giới nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm văn học

1.2 Khái quát chung về huyện Định Hoá và dân tộc Sán Chay ở Định Hoá

1.2.1 Định Hoá – mảnh đất văn hoá

1.2.1.1 Vị trí địa lí

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ

độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45” đến 22o30” vĩ độ bắc; phía Tây

- Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Nam - Đông Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc

Địa hình huyện Định Hoá tương đối phức tạp và hiểm trở, xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi là các cánh đồng hẹp Huyện Định Hóa bao gồm thị trấn Chợ Chu và 22 xã với địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phân làm hai vùng:

Phần phía bắc huyện bao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu và Bảo Linh thuộc vùng núi cao với các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, khu vực này có độ dốc lớn và có núi đá vôi, nơi đây có nhiều rừng già, khe suối nhỏ, ruộn đất ít và dân cư thư thớt Ngày nay, trong quá trình khai hoang và cải tạo ruộng đất, dân cư đã có sự phát triển và nông nghiệp lúa được cũng được chú trọng hơn

Phía nam huyện bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội, Trung Lương, Tân Dương, Định Biên, Đồng Thịnh, Phượng Tiến, Thanh Định, Bình Yên, Điềm Mặc, Sơn Phú, Phú Đình, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Bình

Trang 24

Thành là khu vực vùng núi thấp, độ thoải lớn, đồng ruộng và đất đai phì nhiêu với mật độ dân cư cao hơn

Định Hoá có 520.75km2 ha đất tự nhiên có độ dốc không đồng đều nên ảnh ảnh hưởng đến mật độ dân cư giữa các xã trên địa bàn Thiên nhiên tại huyện Định Hoá cũng vô cùng phong phú Trước đây, số lượng rừng rậm nhiều nên hệ thống thực và động vật khá đa dạng với các loài như hươu, nai, hổ,…các loài gỗ quý có trầm hương, lim, sến…Đặc biệt, Định Hoá có số lượng tre, trúc, mai,…tương đối lớn, người dân thường dùng để làm nhà ở, đồ dùng sinh hoạt Cây cọ cũng là một loại cây đặc trưng ở huyện Định Hoá đem lại nhiều lợi ích

về kinh tế như nghề làm nón truyền thống, dùng lá cọ để lợp mái nhà Từ những năm giữa thế kỷ XX trở về trước, hệ thống động thực vật tại Định Hoá rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, trong quá trình khai hoang, xây dựng nhà cửa, rừng

đã bị thu hẹp nhanh chóng, nhiều lâm sản quý không còn đáng kể, nhiều động vật quý hiếm như hổ, báo, gấu,…hầu như không còn

Đặc điểm địa hình cũng ảnh hưởng tới khí hậu tại Định Hoá, nơi đây có khí hậu nhiệt đới chia làm hai mùa: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm với nhiệt độ cao nhất là vào tháng 8; mùa lạng từ tháng 11 năm trước đến tháng

3 năm sau, tháng lạnh nhất là vào tháng 1 Định Hoá có hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam gây ra mưa lớn Mặc dù không phải nơi

có hệ thống sông lớn nhưng huyện Định Hoá có những con sông, con suối và khe dày đặc, thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt

Định Hoá nằm giữa trung tâm Việt bắc, núi non hiểm trở và là nơi hoạt động

bí mật cho cách mạng nên tới ngày nay, trên địa bàn huyện có tới 128 khu di tích lịch sử, trở thành địa điểm du lịch cho du khách trong và ngoài nước

Chính bởi địa hình nhiều đồi núi, sông suối nên dân cư ở khu vực Định Hoá sống chủ yếu tập trung thành các làng bản Những người dân ở các làng bản

có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với nhau tạo nên tính cộng đồng khăng khít Cũng chính địa hình sinh sống này là không gian nảy sinh các hoạt động sinh hoạt văn hoá đặc sắc như hát, múa, các điệu nhảy mang sắc màu rừng núi

Trang 25

1.2.1.2 Kinh tế

Người dân Định Hoá dựa vào thuận lợi về địa hình với diện tích đất ruộng lớn, nhiều con suối là nguồn nước dồi dào thuận tiện cho việc trồng lúa nước Định Hoá nổi danh với gạo bao thai Định Hoá – loại gạo trắng, dẻo, thơm đặc trưng của địa phương Bên cạnh trồng lúa, mỗi vụ mùa, người dân Định Hoá còn trồng thêm các loại hoa màu như ngô, khoai, sắn phục vụ cho gia đình và xuất khẩu

Là một huyện có diện tích đất trồng chè lớn khoảng 600 ha, mỗi năm huyện Định Hoá thu hoạch tới hàng tấn chè tươi Chè ở khu vực Định Hoá được trồng

và chăm bón tỉ mỉ, thu hoạch bằng tay để có được những búp chè tươi non nhất Đây chính là nguồn thu chính của địa phương, góp phần phát triển kinh tế của gia đình và kinh tế huyện Trên địa bàn huyện hình thành các hợp tác xã trồng chè với quy mô và sự đầu tư lớn, đạt tiêu chuẩn OCOP như hợp tác xã nông sản Phú Đạt với sản phẩm Trà Long Vân và Tâm Như trà nõn được chứng nhận OCOP 3 sao Ngày nay, mô hình sản xuất chè đạt tiêu chuẩn OCOP được người dân Định Hoá chú trọng giúp thị trường chè ngày càng được mở rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong huyện

Ngoài ra, với diện tích đất rừng tương đối lớn, Định Hoá còn tập trung trồng các loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, nhãn và trồng rừng, khai thác rừng

để thu nguồn lợi lớn cho gia đình Diện tích chăn thả lớn cũng là lợi thế cho huyện phát triển chăn nuôi nên đàn trâu bỏ của huyện phát triển

1.2.1.3 Đời sống văn hoá

Huyện Định Hoá được nhắc đến là một mảnh đất An toàn khu kháng chiến, nơi đây có truyền thống đoàn kết, cần cù và có truyền thống yêu nước, kiên cường đấu tranh bảo vệ quê hương Định Hoá với tinh thần quật cường đã chiến đấu chống giặc Minh đô hộ (năm 1407) và anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ Tại huyện Định Hoá có tổng cộng 128 khu di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với một thời kì lịch sử oai hùng Định Hoá còn được biết đến là vùng đất văn hoá mới nhiều loại hình văn hoá được lưu giữ và phát triển cho tới

Trang 26

ngày nay Ta có thể kể đến múa rối cạn của người Tày ở Thẩm Rộc, xã Bình Yên

và Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh, đây là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian và

đã được xếp hạng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2015 Với số lượng người dân tộc Tày chiếm hơn 40% dân số toàn huyện, nghi Lễ then của người Tày cũng là một nét văn hoá đặc sắc Then phản ảnh thế giới tâm linh của người Tày và là linh hồn của dân tộc này Ngoài ra, huyện Định Hoá còn diễn ra nhiều

lễ hội, tiêu biểu là Lễ hội Lồng tồng, tổ chức vào ngày 9 và ngày 10 tháng Giêng hàng năm cầu chúc cho mưa thuận gió hoà, đồng thời là dịp cho người dân Định Hoá được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí như các trò chơi dân gian, không gian văn hoá hát then, nhảy tắc xình,…Ngoài ra, vào ngày 14 và 15 tháng Giêng, người dân Định Hoá còn tham gia lễ hội Chùa Hang để cầu phước lành cho gia đình, thành tâm hướng đến thần Phật

Đối với dân tộc Sán Chay, hai loại hình văn hoá nổi bật nhất chính là nhảy

tắc xình và hát Sấng cọ Trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các cuộc thi

nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá của các dân tộc Nhiều câu lạc bộ được lập ra để đảm bảo nhu cầu giải trí, đồng thời lưu giữ giá trị văn hoá truyền thống

như câu lạc bộ nhảy tắc xình ở Tân Dương, Định Hoá và câu lạc bộ hát Sấng cọ

ở xã Phú Đình, Tân Dương, Sơn Phú Hai năm gần đây (2022 – 2023), huyện Định Hoá đặc biệt đầu tư vào phát triển đời sống văn hoá của người dân địa phương gắn với bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc Các câu lạc bộ được hoạt động thường xuyên hơn, chú trọng vào tính dân tộc kết hợp với tính chuyên nghiệp và nghệ thuật Nhờ vậy, những nét đẹp văn hoá của các dân tộc anh em sống lâu đời tại Định Hoá ngày một được nâng cao giá trị, khơi dậy trong thế hệ trẻ trên huyện nhà lòng tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn văn hoá cha ông

1.2.2 Dân tộc Sán Chay ở Định Hoá

1.2.2.1 Dân số và địa bàn cư trú

Người dân tộc Sán Chay ở Định Hoá chiếm một số lượng tương đối lớn, chủ yếu lập thành các bản, các xóm tập trung ở các xã như Tân Thịnh, Tân

Trang 27

Dương, Sơn Phú, Phú Đình,… Mỗi xóm thường tập trung một vài hộ gia đình đến vài chục hộ gia đình tùy vào thời gian sinh sống hay thời gian hình thành của làng, họ sống gắn bó đoàn kết với nhau Theo thống kê của UBND các xã, thị trấn, số lượng người dân tộc Sán Chay là hơn 9.000 người chiếm hơn 10% dân

số của Định Hoá (tính đến năm 2022) Ngày nay, số lượng người dân tộc Sán

Chay ngày càng tăng lên ở các xóm, các xã và phân bố đồng đều hơn trên địa bàn huyện Định Hoá, số lượng người Sán Chay tập trung sống thành từng xóm riêng và giữ gìn nét văn hoá của cộng đồng dân tộc người Sán Chay như xóm Nạ Tẩm, Đồng Kệu, Nà Mùi,…thuộc xã Phú Đình, các xóm Bản Hin, Bản Trang,…thuộc xã Sơn Phú Họ sống tập trung thành một cộng đồng và giúp đỡ nhau trong công việc, giao lưu với nhau về văn hoá của dân tộc mình từ đó giúp gìn giữ và quảng bá nét đẹp dân tộc Sán Chay

1.2.2.2 Đời sống văn hoá của người Sán Chay ở Định Hoá

Truyền thống uống nước nhớ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam được truyền từ đời này qua đời khác, người Sán Chay nằm trong dòng chảy Việt cũng luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình Người Sán Chay quan niệm ngoài thế giới thực còn có một thế giới dành cho tổ tiên, những thế hệ đi trước sẽ luôn dõi theo và phù hộ cho con cháu, bởi vậy tục thờ cúng tổ tiên được người Sán Chay rất coi trọng Trong nhà người Sán Chay có rất nhiều bàn thờ, ngoài thờ cúng tổ tiên còn thờ trời đất, Thổ Công, bà Mụ, Thần Nông, Thần Chăn nuôi…và đặc biệt là gian thờ Ngọc Hoàng hay Thần Hoàng, Phật Nam Hoa Khi xây nhà, dựng cửa, người Sán Chay luôn có một gian thờ lớn, tôn nghiêm, luôn luôn được quét dọn sạch sẽ thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên Cũng giống với tục của người Việt, gian thờ của người Sán Chay cũng được trang hoàng bởi đèn nến, lư hương, đồ thờ tự được coi là đồ vô cùng kính trọng, không được đem cầm bán mà phải luôn giữ gìn Ngoài ra, tách biệt với gian thờ chính là một gian thờ Phật – thờ Thần Hoàng Thường ở gian thờ Phật sẽ chỉ dâng hương hoa vào những dịp lễ lớn hoặc Tết Nguyên đán, các món dâng lên

Trang 28

cũng chỉ là bánh chay làm từ bột nếp, người nam trưởng trong nhà sẽ cắt hoa giấy gồm bốn vòng tượng trưng cho những thành quả làm được trong năm, sau

đó cắm vào bát gạo và dâng lên Thần Hoàng Ngoài ra, người Sán Chay còn có một gian thờ bà mụ - bà mụ được coi là người đỡ đầu, người chăm sóc cho những đứa trẻ nhỏ trong nhà khỏi ốm đau, bệnh tật Một gian thờ cho những người tổ tiên đã khuất từ ba đời trước – gian này vào mỗi dịp tết Nguyên đán cần có một thúng cám và thắp ba nén hương trên đó, đây là những vị tổ tiên trông coi các loài vật nuôi trong nhà Hằng năm, vào mỗi dịp lễ tết và ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, người dân Sán Chay đều dâng lên tổ tiên những mâm lễ đầy gồm xôi, thịt

gà, thịt lợn, rượu,…được sắp tươm tất Số lượng bát, chén đặt trên ban thờ tuỳ thuộc vào từng gia đình Từ tết Nguyên đán cho tới những tết nhỏ như mùng 3 tháng 3, mùng 5 tháng 5, 14 tháng 7, rằm tháng 8, tết tháng 10,…mỗi gia đình sẽ thịt gà, sắp lễ, rượu để dâng lên tổ tiên, đặc biệt vào tết tháng 7, người Sán Chay còn cắt áo bằng giấy đỏ để gửi tới các cụ đã khuất Khi dâng lễ lên tổ tiên, người Sán Chay quan niệm không được cáu gắt, thái độ phải tôn kính, ăn mặc chỉn chu, lịch sự Khi dâng lễ những ngày này không cần đến thầy cúng mà gia chủ chỉ cần thông báo tới các cụ và mời các cụ về hưởng lễ Phải chờ hết tuần hương thì mới được hạ lễ và gia đình mới bắt đầu ăn uống Đặc biệt, vào những dịp trọng đại như cưới xin, lên nhà mới, đầy tháng cho trẻ nhỏ, người Sán Chay không bao giờ quên thông báo với tổ tiên bằng mâm cao, cỗ đầy, đó có thể là một thủ lợn, là rượu, thịt ngon nhất dâng lên tổ tiên để tỏ lòng thành kính và mong tổ tiên phù

hộ, giúp đỡ, chúc phúc cho gia đình, con cháu

Cưới xin là một nghi thức vô cùng trang trọng đối với người Sán Chay, là một nét đẹp văn hoá riêng biệt của cộng đồng dân tộc này Lễ cưới của người Sán Chay phải trải qua các bước từ ăn hỏi rồi mới tới lễ đón dâu Sau khi đôi trai gái có thời gian tìm hiểu và quyết định tiến tới hôn nhân, nhà trai sẽ đem rượu,

gà, trầu cau sang để làm lễ ăn hỏi Lễ ăn hỏi gồm có 4 con gà (2 đôi) và rượu Trong lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ thách cưới lễ vật và tiền dẫn cưới, số tiền dẫn cưới sẽ tuỳ thuộc vào từng gia đình và do hai bên thoả thuận Đối với người Sán Chay ở

Trang 29

Định Hoá từ xa xưa, trước khi chính thức có lễ thành hôn, trước ngày cưới chính, nhà trai phải dẫn đại lễ sang nhà gái Đại lễ này là các lễ vật dẫn cưới gồm một con lợn to (khoảng 70 – 80kg), một nửa gạo tẻ, một nửa gạo nếp, số lượng rượu

do hai bên thoả thuận Vào ngày đón dâu, nhà trai tiếp tục chuẩn bị lễ đón dâu gồm một đôi gà (nếu không đem gà sẽ chuẩn bị 2 miếng thịt lợn đã luộc chín), 2 chai rượu, 2 mét vải, 1 đôi nón, 2 con dao, khăn đội đầu Đối với người Sán Chay

ở Định Hoá, lễ đón dâu bắt buộc phải theo đôi, theo cặp bởi người dân Sán Chay quan niệm đó là biểu tượng cho sự gắn kết, hoà hợp và thuỷ chung của cặp vợ chồng Vải để cho cô dâu may áo, may váy, con dao là dụng cụ lao động, là mong

ước cho đôi vợ chồng sẽ cùng nhau làm ăn, phát triển kinh tế, ấm no, hạnh phúc

Theo phong tục của người Sán Chay, khi muốn đón dâu, nhà trai sẽ bị chặn

ở đầu cầu thang và hát đối đáp với nhà gái mới được bước lên nhà Nhà gái sẽ hát những câu hát dò hỏi, như một thử thách dành cho nhà trai, nếu nhà trai đối đáp lại bằng những câu hát hay sẽ được nhà gái cho vào nhà tiếp tục tiến hành lễ

đón dâu Những câu hát này chính là những câu hát Sấng cọ - linh hồn, nét đẹp

văn hoá của người Sán Chay

Tục cưới xin của người dân tộc Sán Chay ở Định Hoá mang một nét đẹp văn hoá và thể hiện được mong ước vào sự thuỷ chung, son sắt của những cặp trai tài, gái sắc, đó cũng chính là tính nhân văn trong cộng đồng người Sán Chay

Văn hoá ẩm thực cũng là một nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền, mỗi

dân tộc Dân tộc Sán Chay là dân tộc sống ven các vùng suối, vách núi, gắn với

nông nghiệp lúa nước, bởi vậy bữa ăn chính của người Sán Chay vẫn là cơm được làm từ gạo tẻ Thời xưa, khi còn trồng lúa trên nương rẫy, việc trồng cấy, gặt hái còn nhiều khó khăn dẫn tới bị đói kém, mất mùa nên người cộng đồng Sán Chay thường dựa vào những thức ăn có sẵn như măng rừng, củ mài, khoai, sắn, ngô,… Bữa ăn của người Sán Chay thường chia thành hai bữa chính ngoài

ra bữa phụ sẽ ăn vào lúc sáng sớm trước lúc đi làm việc, nhưng không thành bữa

Trang 30

mà thường sẽ có gì ăn thứ nấy để đảm bảo năng lượng khi ra đồng Ngoài ra, người dân tộc Sán Chay còn chế biến các loại củ ngô, khoai, sắn thành các món

ăn vào dịp lễ tết, cưới xin, ma chay…tạo nên sự độc đáo trong ẩm thực Tết Nguyên đán thường sẽ dùng gạo nếp để làm bánh chưng như nét văn hoá của người Việt Ngoài ra, những dịp này, người Sán Chay còn xay gạo thành bột, đúc theo khuôn thành bánh khảo Bánh khảo vừa là món bánh có thể dâng lên tổ tiên, vừa có thể trở thành món quà vặt cho những người thích vị ngọt bởi bên bột gạo được hoà với đường phèn tạo độ ngọt thanh Những dịp Tết như Rằm, Tết cơm mới,…người Sán Chay còn thường làm bánh rợm, bánh tẻ, bánh giò, “bánh gio” hay “bánh tro”

Vốn sống gần khu vực rừng, suối, người Sán Chay còn biết sử dụng những tạo vật thiên nhiên vào làm bánh Món bánh trứng kiến là món bánh ngon, ngậy

và đặc biệt chỉ có một số đối tượng ăn được loại bánh này Đây là loại bánh được làm từ bột như bánh rợm, nhưng bên trong là nhân trứng kiến , được gói bằng lá

vả - họ cây sung Bởi được gói bằng loại lá này nên khi ăn, bánh trứng kiến vừa

có vị ngậy ngậy của trứng kiến, vừa có độ giòn khi bắt đầu đặt miệng vào miếng bánh Vào dịp tết tháng ba, ngoài làm các loại bánh, người Sán Chay còn thường thường gói xôi đỏ, đen làm bằng lá cẩm Tết tháng năm có làm xôi, bún, xôi lá gừng thơm để dâng lên tổ tiên

Đặc biệt, người Sán Chay có bún sợi to được làm một cách cầu kì, công phu Mỗi sợi bún được làm ra phải trải qua nhiều khâu Ban đầu phải ngâm gạo khoảng 3 – 5 ngày, sau đó xay gạo thành bột, tiếp đến nặn bột và hấp cho bột chín, bột được hấp sẽ đem giã trong cối cho nhuyễn, tiếp tục nặn bột sao cho vừa khuôn ép Sau khi đã xong các khâu chuẩn bị bột, những khối bột đã được cho

ra các sợi bún trắng tinh, dẻo dai Những người con dân tộc Sán Chay rất thích những buổi làm bún truyền thống bởi đây là lúc mọi người trong gia đình có thể gặp nhau đông đủ nhất, hợp sức để cho ra từng sợi bún ngon ngậy

Vào những dịp Tết tháng 7, người Sán Chay thường làm bánh chưng nhân

đỗ hoặc xôi trám đen dâng lên tổ tiên Vào khoảng tháng 9, thời điểm những

Trang 31

ngọn lúa non trĩu nặng, thơm ngậy, đồng bào dân tộc Sán Chay sẽ đem về làm thành cốm và bánh cốm Những hạt cốm được làm từ ngọn bao thai – loại lúa đặc trưng của địa phương cũng đem đến những hương vị đặc biệt Những ngày thu hoạch mùa vụ xong, họ sẽ gói bánh giày để chúc mừng vụ lúa kết thúc

Văn nghệ dân gian của người Sán Chay cũng vô cùng phong phú và đặc sắc Vốn gắn với truyền thống canh tác nông nghiệp, từ xa xưa, do điều kiện tự nhiên mà phần lớn người dân Sán Chay phải trồng lúa trên các đồi, nương, chính bởi vậy mà các hoạt động lao động in sâu vào trong tâm thức người Sán Chay

Để ca ngợi quá trình lao động cũng như thành quả lao động, người Sán Chay ở Định Hoá có điệu nhảy Tắc Xình tái hiện lại toàn bộ những hoạt động sản xuất nông nghiệp Nhạc cụ phục vụ múa Tắc Xình chủ yếu là bộ gõ bằng tre, nứa là các vật dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên sản sinh ra điệu múa và phù hợp trong không gian văn hóa của đồng bào Sán Chay Múa Tắc Xình có tiết tấu âm nhạc đơn giản, nguyên sơ không pha tạp các tiết tấu âm nhạc hiện đại Điệu nhảy Tắc Xình là những động tác biểu hiện công việc hàng ngày như rủ nhau đi tìm bãi mới, rừng mới để mà làm ăn sinh sống, cùng nhau đi phát đường, dọn đường, san đường, phát nương…

Ngoài ra, người Sán Chay còn có những câu chuyện cổ tích, bài thơ và đặc

biệt là ca hát với hát Sấng cọ Lối hát Sấng cọ là một nét sinh hoạt văn hoá quen

thuộc của dân tộc Sán Chay Lối hát này chủ yếu là hát giao duyên giữa những người nam chưa vợ, gái chưa chồng, những người đã có gia đình sẽ không tham gia những cuộc hát này bày tỏ những cảm xúc, ước vọng của người Sán Chay về con người và cuộc đời

1.3 Khái quát chung của hát Sấng cọ của người Sán Chay ở Định Hoá, Thái Nguyên

Sấng cọ của người Sán Chay ở Định Hoá đã có từ lâu đời gắn với những tích truyện dân gian và được lưu truyền tới ngày nay Đến hiện tại, Sấng cọ vẫn

Trang 32

Chay, họ coi hát Sấng cọ là linh hồn của dân tộc, là một nét đẹp văn hoá cần được

gìn giữ và lưu truyền Sấng cọ từ xưa đã gắn với tích truyện về một vị thần ca hát

là nàng Lưu Tam (Lau Rãm)

Nội dung hát chủ yếu sẽ là hát ngỏ ý làm quen, hát bày tỏ tình cảm với người mình yêu Ngoài ra, trong các cuộc đám cưới, đây còn là lối hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái, nếu nhà nam đối đáp được những câu hát mà nhà gái đưa ra mới được tiến vào hành lễ đón dâu Không chỉ vậy, trong những đám cưới, đây cũng là những câu hát để chúc phúc cho các cặp vợ chồng đầu bạc răng long,

là cơ hội để những đôi trai gái làm quen, bắt chuyện với nhau Gắn với sinh hoạt

nông nghiệp, hát Sấng cọ còn được người Sán Chay ở Định Hoá hát khi vừa kết

thúc một mùa vụ bội thu, lời hát ca ngợi quá trình lao động, vừa mong ước cho một mùa mới bông lúa nặng hạt, kho thóc đầy nhà

Không gian diễn ra những cuộc hát Sấng cọ cũng vô cùng đặc biệt trong

nhiều không gian khác nhau, thể hiện đặc trưng văn hoá của người Sán Chay Không gian chủ yếu thường diễn ra trong bối cảnh làng xóm, gốc đa, sân đình, đầu làng, trên nhà sàn hoặc khi thực hiện các lễ nghi tín ngưỡng ví dụ như cưới

hỏi, ma chay và trong các lễ hội Khi hát Sấng cọ, đặc biệt là những khúc hát

giao duyên, những lời hát thể hiện tình cảm đôi lứa, người Sán Chay thường đi đến một làng khác, đứng nơi đầu làng hoặc được mời vào nhà sàn ngồi hát Không gian đầu làng với mái đình, cây đa, ánh trăng, giếng nước là không gian thơ mộng giúp cho những đôi trai gái có thể bày tỏ mọi nỗi niềm, thể hiện những tình cảm sâu kín với người mình thầm thương, trộm nhớ

Đôi khi, Sấng cọ của dân tộc Sán Chay còn được diễn xướng trong các

không gian như cưới hỏi, lễ hội Ngoài ra, với mục đích hát để khích lệ, động viên nhau trong quá trình lao động, không gian cánh đồng, đồi nương cũng là một không gian lí tưởng cho người Sán Chay cất lên những câu hát chất chứa bao tâm tình, thể hiện niềm vui hăng say lao động và ngợi ca những thành quả lao động đã đạt được sau một mùa vụ bội thu

Trang 33

Thời gian diễn ra các cuộc hát Sấng cọ cũng là một điều đặc biệt Người

Sán Chay thường hát khi đón khách quý, khi tết đến xuân về, khi có cuộc vui

giao lưu giữa xóm này, làng kia Đặc biệt, khi diễn xướng Sấng cọ, người Sán

Chay có thể hát thâu đêm suốt sáng tới khi hết bài hát

Ngày nay, cộng đồng dân tộc Sán Chay đã thu hẹp không gian và thời gian diễn xướng để phù hợp với bối cảnh xã hội, chủ yếu là hát trong nhà, trong những buổi tối nhàn rỗi Tuy nhiên, ở trong những lễ hội, người Sán Chay ở Định Hoá vẫn thường xây dựng lại bối cảnh ngày xưa để tìm lại không khí ban sơ thuở nào

Trong quá trình sinh hoạt văn hoá và giao lưu văn hoá với các địa phương

khác, người Sán Chay tại Định Hoá đã lưu giữ được các bộ sách hát Sấng cọ,

nhiều bản được ghi chép bằng tay Theo thống kê, hiện tại các nghệ nhân ở Định

Hoá đang lưu giữ cuốn hát ví tập 1, tập 2, tập 12; sưu tầm được cuốn “Trường

ca Cao Lan” của ông Hoàng Giang Lâm, cuốn “Xịnh ca Cao Lan” của Lâm

Quý Để gìn giữ và lưu truyền loại hình dân ca này, nhiều nghệ nhân đã phiên

âm những bài hát từ chữ Nho sang tiếng Sán Chay, và dịch từ tiếng Sán Chay sang chữ quốc ngữ để thế hệ sau hiểu rõ ý nghĩa từng câu hát Bởi dân tộc Sán

Chay có hai nhóm địa phương là Cao Lan và Sán Chỉ nên các bài hát Sấng cọ có nhiều tên gọi khác nhau như “Trường ca Cao Lan”, “Xình ca Cao Lan” hay

“Hát ví của người dân tộc Sán Chay”,… Tất cả những tên gọi đó tựu trung lại đều là những bài hát Sấng cọ của người Sán Chay Với số lượng là 8 bài trong

một cuốn, mỗi một bài lại tương ứng với một một không gian diễn xướng khác nhau Nếu hát vào bản, hoạt động diễn xướng chủ yếu ở trong nhà sàn Nếu hát đám cưới, hoạt động diễn xướng cần chuẩn bị lễ vật, thực hiện đúng các nghi thức cưới xin của người Sán Chay Người Sán Chay ở Định Hóa vẫn đang diễn xướng các lời hát được ghi chép trong những cuốn sách gối đầu giường ấy và thực hiện các hình thức diễn xướng đa dạng phù hợp với từng bài hát

Trang 34

Sấng cọ của dân tộc Sán Chay ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên với nguồn

gốc ra đời của loại hình dân ca này, những đặc điểm về không gian và thời gian khi diễn ra các cuộc hát đều mang sắc màu của cộng đồng dân tộc Sán Chay tại Định Hoá

Những cơ sở lí thuyết và tổng quan về huyện Định Hoá cũng như Sấng cọ

của dân tộc Sán Chay ở Thái Nguyên sẽ là tiền đề vững chắc để chúng tôi xác

định rõ và luôn đi đúng hướng trong nghiên cứu này Đó là nghiên cứu Sấng cọ

của người Sán Chay với bản chất là một tác phẩm văn học nhưng phản ánh toàn

bộ bản sắc văn hoá vùng miền, nét đẹp văn hoá của cộng đồng dân tộc Sán Chay tại Định Hoá

Trang 35

Chương 2 DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG NỘI DUNG HÁT SẤNG CỌ

CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN

2.1 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Dân tộc Sán Chay quan niệm vạn vật hữu linh, chính vì điều đó, người Sán Chay luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng còn một thế giới vô cùng thần bí và siêu nhiên song song với đời sống trần thế Thế giới ấy là thế giới của thần linh, thế giới mà có sự phù trợ, bảo hộ cho người trần mắt thịt, đồng thời thế giới ấy

có cả những điều cần phải kiêng kị, giữ phép Niềm tin tâm linh ấy được đi vào

trong những bài hát Sấng cọ một cách tự nhiên nhưng phản ánh đầy đủ thế giới

quan về một cõi thần bí, siêu nhiên

Là cư dân nông nghiệp lúa nước, người Sán Chay từ xưa đã có mối quan

hệ chặt chẽ với thiên nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên nên tư duy mang tính tổng hợp, trong hình thức tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần Chất âm tính trong văn hoá nông nghiệp nên các vị thần trong tín ngưỡng của người Việt nói chung và người Sán Chay nói riêng là các vị nữ thần, đại diện cho những người cai quản

tự nhiên Trong quá trình văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng tới Việt Nam, xuất hiện thêm các vị thần như Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá,… Đây đều là các vị thần gắn liền với tự nhiên, cai quản trời đất và gắn bó với nông dân trong việc trồng trọt và chăn nuôi Đối với người Sán Chay, các vị thần là người phù hộ, mách bảo trong cuộc sống, bởi vậy họ luôn kính trọng và một lòng thành kính với các đấng thần linh

Người Sán Chay có quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, bởi vậy

mỗi khi tới những mảnh đất mới, người Sán Chay luôn dành một lòng thành kính

tới thổ công đất ấy Trong những câu hát Sấng cọ, niềm tin vào thần linh, lòng

tin vào thổ công cũng được thể hiện qua cách người hát đối đáp luôn lễ bái thổ

Trang 36

Phiên âm Sán Chay:

“Su lài hènh cù lênh tàu lù

Lênh tàu lù sừng dơu lềnh sằn

Slặn phát sliu dinh pại cấy pại

Cấy pại hènh dinh phồng quạy nhằn”

Dịch nghĩa:

“Đường dài đưa dẫn đến đầu thôn Gặp miếu thần linh sợ hết hồn Thắp nén hương thơm tam báy lạy Cầu mong cho được gặp người khôn” [18, tr.15]

Trong tín ngưỡng thờ thần của người Việt, ở phạm vi làng xã, việc thờ một

vị thần làng là vô cùng quan trọng, vị thần đó sẽ cai quản, bảo hộ và định đoạt phúc hoạ cho cả làng đó, người Việt thường gọi vị thần đó là “Thần Hoàng”, còn người Sán Chay vẫn gọi là Thổ Công Đối với người Sán Chay, Thổ Công chính

là vị thần cai quản đất đai, nhà cửa, là vị thần giữ sự yên ổn cho xóm làng, cho người dân Miếu thờ Thổ Công được mỗi làng xây dựng và trang hoàng ở nơi rộng rãi, khoáng đạt và có ban thờ thổ công Vào mỗi dịp mùng 2 tháng Giêng

và mùng 2 tháng 6 hàng năm, người dân Sán Chay lại đem lễ vật bao gồm gạo, rượu và gà đến miếu thổ công của xóm để người thầy cúng làm lễ khấn lên thổ công, báo cáo và cầu mong cho xóm làng được yên ổn, người dân làm ăn thuận lợi Tín ngưỡng ấy có từ lâu đời, bởi vậy trong câu hát, người Sán Chay cũng thể hiện rõ tín ngưỡng của dân tộc mình khi đến bản khác liền thắp nén hương thơm xem như một lời chào tới vị thần cai quản đất đai và cầu mong cho đêm hát được trọn vẹn, tìm được ý trung nhân của mình

Trong tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên, người Sán Chay còn xem một số thực vật hay động vật là các vị thần Trên núi có hổ, dưới sông có rồng, người Sán Chay coi hai con vật đó là những con vật có sức mạnh to lớn nên chúng có quyền năng như các vị thần giúp đỡ và bảo hộ cho con người Trong cuốn Cơ sở

văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng “Hình tượng con rồng xuất phát từ Đông Nam Á […] cá sấu – Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước […] Con Rồng mang đầy đủ nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp…” [20, tr.135] Hình tượng rồng, hổ được coi như các vị thần cũng được

Trang 37

đưa vào trong các câu hát Sấng cọ thể hiện niềm tin tâm linh và tín ngưỡng “đa

thần” của người Việt:

Phiên âm Sán Chay:

“Sờu sờn hậy tạo cáu tìu cang

Hò pun (lồng mu) sắt sệnh sời cang

than

Mù chi (di mù) kéch pịt làng súi lù

Mù chi (di mù) kéch pịt tưy co tàng”

Dịch nghĩa:

“Đoàn thuyền bơi đến chín cửa sông

Có một con rồng chắn ngang sông Muốn đi phải có đồ cúng lễ

Bái lạy ông rồng cửa mới thông” [18, tr.34]

Hình tượng rồng là hình tượng vô cùng linh thiêng và trong tâm thức của người Sán Chay, rồng là loài linh vật ngự trị dưới nước Rồng là một loài vật không có thật nhưng lại là linh vật xuất hiện với nhiều ý nghĩa Rồng là biểu tượng cho sự quyền lực cao quý được tôn vinh và quy phục Đặc biệt, rồng đại diện cho nguồn nước, cho sự sinh sôi, nảy nở của muôn loài và muôn vật Trong

bài “Súi co sờu cụ hái” (Bơi thuyền vượt biển), con rồng xuất hiện với cương vị

là vị thần trấn thủ những con sông, muốn qua được sông tới vùng đất mới cần phải cúng lễ lên vị thần rồng này để cầu mong chuyến vượt biển gặp nhiều thuận lợi, được thần rồng bảo vệ và phù trợ trong suốt chuyến đi Người Sán Chay tâm niệm những cơn cuồng phong hay sóng biển lớn trên biển là do thần rồng tức giận, bởi vậy mong ước vượt biển thành công, người Sán Chay cần dâng lễ vật lên thần rồng với tấm lòng thành kính nhất

Hay:

Phiên âm Sán Chay:

“Cụ sạn pin kệnh san tời mộc

Cụ súi pin kệnh súi lồng lằn

Cụ sun pin kệnh sun lơu tời

Kệnh sun lơu tời hắm sềnh nhằn.”

Dịch nghĩa:

“Qua núi lạy chào cây to nhất Qua sông kính cẩn trước long thần Qua làng kính chúc người già cả Chúc người già vui sống trăm xuân” [18, tr.14]

Trang 38

Rồng trong tiếng Hán – Việt còn gọi là “Long”, như đã nói ở trên, hình tượng rồng là biểu trưng của quyền lực, quyền năng, hơn nữa rồng còn là biểu trưng cho sự phát triển và vươn lên, sự thịnh vượng của con người và của cộng đồng Người Sán Chay quan niệm ở sông nước luôn có “long thần” cai quản nên khi đi qua sông cần phải kính cẩn nghiêng mình với long thần, cầu cho người người nơi nơi được bình an Với tín ngưỡng đa thần cùng với không gian sống của người Sán Chay chủ yếu ở những nơi rừng núi, đây là nơi có nhiều những

con vật lớn như hổ, báo,… Đặc biệt, tục ngữ người Việt có câu “Cây gạo có ma, cây đa có thần”, trước đây, diện tích rừng còn lớn và còn nhiều cây cổ thụ, người

Sán Chay tâm niệm ở những cây lớn là nơi các vị thần núi ngự trị để quan sát và theo dõi thế giới con người Bởi vậy, khi đứng trước những cây lớn, người Sán

Chay thường thể hiện lòng thành kính với đấng thần linh Trong bài hát Sấng cọ cũng có câu “Qua núi lạy chào cây to nhất” chính là thể hiện niềm tin tâm linh

vào tự nhiên, vào các vị thần đang ngự trị ở rừng lớn Bởi vậy, người Sán Chay thường hiếm khi chặt các cây lớn vì họ cho rằng nếu chặt đi là phá huỷ chốn ở của các thần, sẽ bị thần trừng phạt Nếu bất đắc dĩ phải chặt cây lớn, người Sán Chay thường phải làm lễ để xin phép thần linh

Những câu hát Sấng cọ không chỉ là bày tỏ tình cảm mà còn là những lời

răn dạy cho con cháu biết cung kính với các vị thần:

Phiên âm Sán Chay:

“Co sì kềnh phùng chứ phằn san

Phằn san chạng lợc dứt lồng san

Sếch quạ pin sì Hồng Chí lưy

Slợi hái thông sư cáng hú nhờn”

Dịch nghĩa:

“Thơ ca kính phụng ông thổ sơn Thổ sơn trú tại đất long thần Người ở đất này đều thông thái Hiểu sách khổng phu lời cổ nhân” [18, tr.50]

Niềm tin tâm linh ở các vị thần của người Sán Chay vô cùng mạnh mẽ và được truyền lại cho thế hệ sau bởi người Sán Chay quan niệm thế giới này là thế giới hữu linh, việc chúng ta tôn kính, coi trong những vị thần, những đấng thần

Trang 39

linh thì thần linh sẽ bảo vệ, phù hộ và giữ cho cuộc sống của con người bình an

Những câu hát Sấng cọ là một trong những phương tiện truyền tải niềm tin tâm

linh một cách tự nhiên và gần gũi của người Sán Chay Đồng thời, đó còn là một cách bày tỏ sự tôn kính với các vị thần qua các câu hát có nhịp điệu, từ tâm thức

đã đi sâu vào trong cả những giá trị văn hoá

2.2 Phong tục, tập quán

2.2.1 Phong tục hôn nhân của người Sán Chay

Một trong những đặc trưng văn hoá của người Việt là tính cộng đồng, mọi công việc của cá nhân đều có sự có mặt của cộng đồng Việc kết hôn của người Việt nói chung và của người Sán Chay nói riêng không phải chuyện riêng của hai người lấy nhau mà còn là chuyện vui lớn của xóm làng, của hai dòng họ Việc trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng là một việc hệ trọng đối với người Sán Chay

và đây cũng là một việc thiêng liêng giúp duy trì nòi giống và phát triển gia đình, cộng đồng Bởi vậy, từ xưa tới nay, người Sán Chay luôn coi trọng việc tổ chức hôn lễ sao cho đàng hoàng, đầy đủ nghi thức như dạm ngõ – ra mắt gia đình hai bên xem đôi trai gái có hợp tuổi hay không Người Sán Chay quan niệm những tuổi khắc nhau sẽ khiến cho gia đình lục đục, hôn nhân không hạnh phúc nên trước đây, tuổi tác và mệnh của đôi trai gái được xem rất kĩ Sau khi lễ dạm ngõ được diễn ra suôn sẻ, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật và tiền cưới đến hỏi cưới và sau cùng là lễ rước dâu Là cư dân nông nghiệp với nền văn hoá duy tình và có tính cộng đồng nên hôn nhân của một đôi trai gái còn là chuyện mừng của cả dòng họ

và xóm làng Trong những ngày hỉ như vậy, gia đình, họ hàng và làng xóm sẽ cùng nhau bắt tay chuẩn bị cho lễ cưới, chuẩn bị cỗ bàn, và đặc biệt có một món

ăn tinh thần không thể thiếu đó chính là hát Sấng cọ

Theo phong tục của người Sán Chay, khi nhà trai đến rước dâu, nhà gái sẽ buộc dây thắt lưng xanh và đỏ trước cầu thang để thử thách nhà trai Sau khi nhà trai hát đối đáp mới được cởi dây và mời vào nhà:

Trang 40

Nhà gái:

“Mòi pá sáu cẵn làn lù thàu

Mờn từi héc nhăn chời ná chău

Dực héc chằn sìu sìn pùng lợc

Dực héc mò sìn héc thúi chău”

Nhà trai:

“Mòi pá sáu cặn làn lù thàu

Từi sì héc nhằn chòi vùng chàu

“Dây tơ hồng chắn ngang cửa Anh đây từ phương xa tới Bao nhiêu tiền bạc thông gia sắp

Cớ sao bắt anh phải quay về”

[27, tr.12] Khi muốn cưới một cô gái về làm vợ, nhà trai phải chuẩn bị sính lễ thật

chỉn chu gồm lợn, gà, rượu, trầu cau và tiền để sang rước cô dâu về nhà chồng Toàn bộ đại lễ sẽ được đem đến nhà gái trước hôm chính hôn diễn ra Vào ngày hôn lễ, nhà trai sẽ tập hợp những người thân trong gia đình, trong đó trưởng đoàn được lựa chọn kĩ lưỡng nhất vì đây là người có uy tín trong làng, có tiếng nói để đại diện gia đình ra mắt nhà gái, đồng thời là người thưa gửi, xin rước cô dâu về bên nhà chồng Thường trong các cuộc hát đối đáp trong hôn lễ, người trưởng đoàn sẽ là người đáp lời nhà gái trước tiên Lời hát đối đáp của nhà trai không chỉ thể hiện tình yêu chân thành, mong muốn được cưới cô gái mà còn thể hiện được sự khéo léo, tinh thế của nhà trai Đây cũng là cách người nhà cô dâu “chấm điểm” nhà trai để tin cậy gả con gái làm dâu nhà người

Hai chiếc dây thắt lưng xanh đỏ chắn ngang cầu thang sẽ được tháo gỡ để mừng nhà trai vào nhà làm lễ khi nhà trai đã đối đáp khéo léo, thuận ý nhà gái:

Phiên âm Sán Chay:

“Vằn sằu hấy

Sằu hấy sằu cằn làn lù quày

Sằu hấy sắu cằn làn lù líu

Tàm phù tìn kếch nhợp mùn thày”

Dịch nghĩa:

“Ta thu đi

Ta thu hết những thứ chắn đường này

Ta thu hết những thứ chắn qua cầu thang

Mở đường cho gánh lễ vào nhà”

[27, tr.7]

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w