Kết cấu đối đáp tâm tình

Một phần của tài liệu Hát sấng cọ của người sán chay ở định hoá, thái nguyên dưới góc nhìn văn hoá (Trang 86 - 89)

Chương 3: DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN

3.3. Kết cấu đối đáp và thể thơ thất ngôn

3.3.1. Kết cấu đối đáp tâm tình

Hát Sấng cọ của dân tộc Sán Chay được sáng tác chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu đối đáp nam nữ, bày tỏ tâm tình của mình với người tri âm, tri kỉ, bởi vậy kết cấu của các bài hát Sấng cọ chủ yếu là kết cấu đối đáp tâm tình. Việc hát đối đáp này được thể hiện khi người nam hoặc người nữ hát trước, đối phương sẽ là người đáp lại. Sấng cọ của người Sán Chay xuất hiện với số lượng lớn bởi diễn xướng Sấng cọ phần lớn là có đằng trai và đằng gái hát đối đáp với nhau nên lời hát được viết ra cũng được viết theo kết cấu đối đáp hai vế như một cuộc trò chuyện, bộc bạch tình cảm:

Nam:

“Mờn sú chăn

Mờn cú hới mình pạo tưi chăn Mờn sú hới nình pạo tửi sếch Co tàng các lợc hắm chăm slăm”

Dịch nghĩa:

Hỏi thật rõ

Hỏi cho rõ em bảo anh thật Hỏi cho rõ em bảo anh biết Đám hát tối nay mới cam lòng [15, tr.18]

Nữ:

“Làng dâu mờn nình nình pạo chăn Nình sì cao san sắt căm ngằn Nình sì cao san sắt cắn páo Hai hắu sắt lài pạo tưi chăn”

Dịch nghĩa:

“Anh có hỏi em em bảo thật Em là cao sơn ra vàng bạc Em là cao sơn ra châu báu Mở miệng ra rồi bảo thật anh”

[15, tr.18]

Trong kết cấu đối đáp tâm tình, người nam và người nữ đều có lượt hát với số câu như nhau, tuy nhiên lời hát đều hướng về một nội dung, một ý như cách trò chuyện tâm tình giữa người nam và người nữ. Nếu người nam hỏi thì người nữ đáp và ngược lại. Đặc biệt trong những câu hát đối đáp ngày đám cưới, cấu trúc này càng thể hiện nét đặc trưng của mình khi nhà trai và nhà gái hát qua lại, chỉ khi nhà trai đối lại được nhà gái thì nhà gái mới mời vào nhà để rước dâu:

Nhà gái:

“Mòi pá sắu cặn làn lù thàu Mờn từi héc nhăn chời ná chău Dực héc chằn sìn sìn pùng lợc Dực héc mò sìn héc thúi chặu”

Nhà trai:

Mòi pá sắu cặn làn lù thàu Từi sì héc nhằn chời vùng chằu Cấy tò nhằn sìn chằn cà sắt Chếnh sì chằn sìn pắt thúi chặu”

Dịch nghĩa:

“Dây xanh dây đỏ chắn cầu thang Hỏi anh khách nhân từ phương nào Nếu khách có tiền xin mời đặt

Nếu khách không tiền mời khách trở về”

[27, tr.1]

Dịch nghĩa:

“Dây xanh dây đỏ chắn cầu thang Anh đây khách nhân ở phương xa Bao nhiêu tiền bạc thông gia xin đặt Chính là tiền bạc anh chẳng về không”

[27, tr.1]

Những câu hát giữa người nam và người nữ hay ở đây là giữa nhà trai và nhà gái đều có một điểm rất đặc biệt khi câu đầu tiên của hai vế hát hầu hết hoàn toàn giống nhau: “Mòi pá sắu cặn làn lù thàu” (Dây xanh, dây đỏ chắn cầu thang) và các từ ngữ được dùng trong hai vế đáp cũng gần như tương tự, chỉ khác

ý người hỏi và người trả lời: “ná chău” (nơi nào) – “vùng chằu” (phương xa);

“thúi chặu” (trở về) – pắt thúi chặu” (chẳng về không).

Trong những cuộc hát giao duyên, kết cấu đối đáp như một cách trò chuyện tâm sự qua lại giữa chàng trai và cô gái để hiểu lòng nhau hơn:

Nam:

“Sù lài hèng cù sềnh cang súi Tắc phằn tông hái súi cay tày Tông hái súi cay sằn sệnh thạn Sẳu sềnh sì thạn tưi săn mày”

Nữ:

“Sù lài hèng cù sềnh cang súi Mù phờn tông hái súi cay tày Tông hái súi cay mọc sằn thạn Mọc sằn sì thạn mọc săm mày”

Dịch nghĩa:

“Đường đi qua một con sông Được thấy quốc kêu vào mùa đông Mùa đông quốc kêu nghe não nùng Tiếng kêu tha cho anh buồn lòng”

Dịch nghĩa:

“Đường đến đi qua sông nước trong Không nghe quốc kêu vào mùa đông Có nghe quốc kêu đừng sầu lòng Đừng than nữa đừng sầu lòng nữa”

[15, tr.35]

Ở câu hát đầu tiên, người nữ vẫn lặp lại câu của người nam: “Sù lài hèng cù sềnh cang súi” (“Đường đi qua một con sông) và khi người con trai bộc bạch tâm sự của mình khi nghe tiếng quốc kêu não lòng, người con gái liền đáp lại để động viên chàng trai bằng việc sử dụng đúng cấu trúc câu hát như chàng trai đã hát trước đó: “Tông hái súi cay sằn sệnh thạn” (Mùa đông quốc kêu nghe não nùng) - “Tông hái súi cay mọc sằn thạn” (Có nghe quốc kêu đừng sầu lòng). Lối hát giao duyên với kết cấu đối đáp này giúp cho cuộc hát được diễn ra liên tục và thu hút được sự tập trung của tất cả những người tham gia cuộc hát. Việc đối đáp khớp lời, khớp ý với nhau của cuộc hát Sấng cọ còn thể hiện được một nét đẹp văn hoá khi giao tiếp của người Việt nói chung và người Sán Chay nói riêng, đó là luôn tập trung và tôn trọng người đang nói, đang hát và luôn trả lời đúng trọng tâm của cuộc trò chuyện, cuộc hát mà hạn chế văn hoá xấu “ông nói gà, bà nói vịt”. Việc tôn trọng người hát cũng khẳng định được văn hoá mến khách của người Sán Chay.

Kết cấu đối đáp tâm tình đã trở thành một nét đặc trưng của hát Sấng cọ của người Sán Chay, nếu câu hát thiếu đi kết cấu này sẽ không còn là các cuộc hát đối đáp giao duyên nữa. Không chỉ là đối qua đáp lại đơn thuần mà trong mỗi lần đối và đáp đều ẩn chứa trong đó những tình cảm, cảm xúc mà hai người hát xây dựng lên và truyền cảm hứng cho đối phương. Cũng giống như trò chơi ném Pao của dân tộc H’mông, mỗi quả Pao được ném lên không trung là cả những tình cảm được gửi gắm ở trong quả Pao, người con trai cảm mến cô gái nào sẽ giữ lại quả Pao và tìm đến nhà cô gái để làm quen. Đối với người Sán Chay, mỗi câu hát Sấng cọ được cất lên trong cuộc hát giao duyên là cả những cung bậc cảm xúc của tình yêu đôi lứa được nảy nở và sinh sôi, mỗi lời hát được ngân vang như những giọt mật được rót vào tai những người si tình. Qua câu hát, qua những điệu ngân nga trầm bổng, các chàng trai và cô gái có thể tìm được người mình yêu bằng việc nghe giọng hát, nghe cách đối đáp có khéo léo, tinh tế hay không, từ đó mà chọn được cho mình một người sánh đôi trên một chặng đường đời. Lời hát cất lên kết nối trái tim của những nam thanh, nữ tú, đem đến những hy vọng về một tổ ấm trong tương lai, nuôi dưỡng mầm mống hạnh phúc ở trong mỗi con người Sán Chay.

Một phần của tài liệu Hát sấng cọ của người sán chay ở định hoá, thái nguyên dưới góc nhìn văn hoá (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)