Chương 2: DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG NỘI DUNG HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN
2.3. Văn hoá ứng xử
2.3.1. Văn hoá ứng xử trong xóm làng
Cùng sinh ra từ bọc trăm trứng, cùng là con cháu Lạc Hồng, người Sán Chay ở Định Hoá sống ở nơi núi trăm trái, sông trăm khúc gắn bó với nông nghiệp nên đòi hỏi có lực lượng lao động dồi dào, người Sán Chay thường sống tập trung thành các bản, làng để có thể hỗ trợ nhau làm việc và họ luôn đặt giá trị tinh thần, tình cảm hàng xóm láng giềng lên hàng đầu, có lẽ bởi vậy mà số lượng những câu hát Sấng cọ thể hiện văn hoá ứng xử trong xóm làng cũng không hề kém cạnh những câu hát bày tỏ tình yêu đôi lứa. Chính bởi sinh hoạt tập trung nên tình cảm xóm làng của người Sán Chay trở thành một mối quan hệ gắn bó khăng khít, bền chặt. Trong lối ứng xử trong xóm làng, việc lựa những lời hay ý đẹp là điều vô cùng quan trọng. Ca dao, dân ca người Việt có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, người Sán Chay cũng vậy, họ luôn coi trọng tình nghĩa nên khi giao tiếp luôn có một sự chừng mực, thể hiện sự tinh tế, lịch sự. Họ thể hiện văn hoá ứng xử, triết lí nhân sinh một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng qua những câu ví ngọt ngào, mê đắm lòng người:
Phiên âm Sán Chay:
Tời dắt hai sềnh shin mờn chừ Tời ngừi hai sềnh shin mờn chau Shấu sou sẵt cai táo mùng mợt En chí phây thin táo mùng dou
Dịch nghĩa:
Thứ nhất ngỏ lời xin hỏi chủ Thứ nhì mở miệng xin hỏi làng Nghe nói làng nhiều hoa đẹp
Nghĩ rằng hoa muốn bướm bay sang [15, tr.8]
Tinh thần đoàn kết và yêu thương nhau trong xóm làng của cộng đồng người Sán Chay vô cùng mạnh mẽ, ở trong những cuộc hát dạo chơi từ làng này qua làng khác, người ta không tự ý vào làng mà luôn phải có những lời hát chào làng mới bắt đầu những cuộc hát lứa đôi, đây cũng là một cách ứng xử vô cùng văn minh khi tôn trọng những xóm làng khác của người Sán Chay.
Hay:
Phiên âm Sán Chay:
Hài sềnh shinh sắt cú nhằn ông Shính lai tầu lui dì mù thông Có sì mấy tông sênh mấy háo Sênh sắt tồng lâu tời ông [15, tr.6]
Dịch nghĩa:
Lời đầu xin chúc đạo người già Lời hay ý hay đạo con không có Chỉ có lời vụng lời về
Hát ca không ai muốn nghe [15, tr.9]
“Kính lão đắc thọ” đã là văn hoá ứng xử truyền thống của người Việt, đối với người Sán Chay, những người lớn tuổi trong làng là những cây đa, cây đề, là những người thông thái chỉ bảo cho con cháu và truyền cho con cháu những kinh nghiệm trong đời sống. Bởi vậy, thế hệ sau luôn có một lối ứng xử lịch sự và kính trọng đối với những cụ ông, cụ bà trong xóm. Đây cũng là một lối ứng văn minh, thể hiện cả truyền thống “uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt:
Phiên âm Sán Chay:
Cụ san pin kệnh san tời mộc Cụ súi pin kệnh súi lồng lằn Cụ súi pin kệnh sun lơu tời Kệnh sun lơu tời hắm sềnh nhằn
Dịch nghĩa:
“Qua núi lạy chào cây to nhất Qua núi kính cẩn trước long thần Qua làng kính chúc người già cả Chúc người già vui sống trăm xuân”
[18, tr.14]
Ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và trong đó có huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, cộng đồng quan niệm người có tuổi hay trước đây còn gọi là “già làng” là những người từ 60 tuổi trở lên, họ là những người hiểu biết chuyện đời, chuyện người, có kinh nghiệm trong cuộc sống và hầu hết người già cả trong làng đều là những người có uy tín và được kính trọng. Trong các làng, mỗi khi có việc hệ trọng của làng, mọi người thường mời các cụ già tới chứng kiến như một cách thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc lão niên. Không chỉ vậy, trong các đám cưới, đám hỏi của người dân tộc Sán Chay ở Định Hoá, đặc biệt là đám cưới, nhà nào cũng sẽ tổ chức một buổi tiệc nhỏ mời tất cả các cụ ông, cụ bà trong xóm tới chung vui và chúc mừng cho con cháu. Sự có mặt của các bậc lão niên trong làng trong các ngày trọng đại được coi là một sự hạnh phúc và có lộc của con cháu trong xóm làng:
Phiên âm Sán Chay:
“Hai sênh pin kềnh shấy pin ông Cắn cụm cúc nui si mằn lồng Nằm lồng căm cụm săn ai chấc Hờ dồn săn chấc nim nà chồng”
[15, tr.62]
Dịch nghĩa:
“Lời đầu xin chúc các cụ ông Sống lâu trăm tuổi như cây thông Cụ bà tuổi dài như sông nước
Chăm bón hạt mầm nối đong đường”
[15, tr.9]
Hay:
Phiên âm Sán Chay:
“Kệnh cụ slốc ông lưy lơu ông Thệnh tưy co sì lưy mấy tồng Có sì mấy tồng sênh mấy háo Xịnh sắt mấy tồng lao tời ông”
[15, tr.62]
Dịch nghĩa:
“Thưa bậc cao niên cùng thượng lão Bài hát đạo con không phải lối
Lời ca đạo cháu chưa nên nghĩa Hát ra chỉ sợ người chê cười”
[15, tr.9]
Để có thể chiếm trọn tình cảm của những cô gái làng bên, trước hết những chàng trai cần chiếm trọn được cảm tình và niềm tin tưởng của các bậc lão niên trong làng. Bởi vậy, những bài hát vào bản luôn xuất hiện các câu thưa gửi người già đầu tiên, đó vừa thể hiện văn hoá “kính lão đắc thọ” vừa là cách để được
“duyệt” trước khi vào bản hát những lời tình si với người con gái mình yêu. Cách đối đáp vô cùng khiêm nhường trong câu hát cũng đã thể hiện được một lối ứng xử vô cùng lễ độ, văn minh của người Sán Chay, biết trên biết dưới và khéo léo làm vui lòng xóm bạn.
2.3.2. Văn hoá ứng xử trong gia đình
Vốn nằm trong vòng văn hoá Á Đông và văn hoá nông nghiệp nên điều này cũng ảnh hưởng tới kết cấu gia đình và lối ứng xử trong gia đình. Gia đình người Việt được coi là mẫu gia đình ít biến động, thường được duy trì và giữ gìn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đặc biệt, ảnh hưởng của văn hoá nông nghiệp duy tình nên các thành viên trong gia đình có sự gắn bó khăng khít, tình cảm và tôn trọng lẫn nhau. Trong văn hoá ứng xử gia đình, việc ứng xử giữa vợ và chồng vô cùng quan trọng. Người Việt nói chung và người Sán Chay nói riêng đều coi việc dựng vợ gả chồng là một trong ba việc trọng đại của một đời người, bởi vậy khi
đã kết hôn, vợ chồng luôn cần có cách ứng xử phù hợp và trọn đạo nghĩa để duy trì mối quan hệ hạnh phúc trong gia đình. Người Việt có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, hạnh phúc của một gia đình một phần còn phụ thuộc vào sự khéo léo của người vợ. Vợ chồng hoà hợp thì nhà mới vững, tổ ấm mới bền lâu, bởi vậy người Sán Chay luôn tự ý thức được vai trò của mình trong gia đình.
Người vợ sẽ giữ vai trò quan trọng là người hậu phương vững chắc, là người chia ngọt sẻ bùi, là chỗ dựa tinh thần cho người chồng ra ngoài cáng đáng công to việc lớn, công việc xã hội:
Phiên âm Sán Chay:
Co sì kềnh phùng nình phu chứ Phu chứ di quai nình di quai Phu chú di quai nhình di háo Hai háu mằn chinh sềnh slạu sài.
[18, tr.107]
Dịch nghĩa:
“Chồng nàng giỏi nhất trên đời
Văn chương chữ nghĩa bời bời nhớ thương Nàng thời phụng dưỡng gia đường
Như con gà mái bới vườn nuôi con”
[18, tr.55]
Vợ chồng là những người đầu ấp tay gối, vui chung một niềm vui, san sẻ từng nỗi buồn, bởi vậy người Sán Chay quan niệm đã là vợ chồng cần phải biết sẻ chia, động viên và cùng chung tay xây dựng tổ ấm. Trong hôn nhân không tránh khỏi những tranh cãi, những mâu thuẫn nhưng vợ chồng cần phải biết nhường nhịn, san sẻ và đỡ đần nhau để cuộc sống gia đình êm ấm:
Nam:
“Cà hú tú sì từi cà hú Cà khồng tú sì từi cà khồng Ốc thàu gì mò sàm lềnh thít Hứ từi àn hò sú tắc sày”
Nữ:
“Mộc than hú
Quày làng mộc than quày cà khồng Vằn lềnh ngừi nhằn kít sùng túi Dừng cày dừng áp mờn vàn nhằn”
Dịch nghĩa
“Khổ nhất là anh, nghèo nhất là anh Gia đình không có tới ba lạng sắt Khó nhất là anh còn nghèo
Để anh xây dựng cùng em
Anh đừng ca thán giàu nghèo Cũng đừng ca thán nhà không có gì Hai ta xây dựng thành đôi
Nuôi gà nuôi vịt trả nợ người [27, tr.5]
Cộng đồng người Sán Chay luôn đề cao sự hoà hợp trong mối quan hệ vợ chồng. Vợ chồng hoà hợp thì nhà mới vững, tổ ấm mới bền lâu, bởi vậy họ luôn tự ý thức được vai trò của mình trong gia đình. Người vợ sẽ giữ vai trò quan trọng là người hậu phương vững chắc, là người chia ngọt sẻ bùi, là chỗ dựa tinh thần cho người chồng ra ngoài cáng đáng công to việc lớn, công việc xã hội. Giai đoạn trước, khi kinh tế còn chưa phát triển, vấn đề vật chất là một trở ngại lớn, đôi khi còn là một yếu tố ngăn cản con đường tình yêu của những đôi trai gái.
Nhưng có những cặp đôi đã vượt qua trở ngại về vật chất mà đến được cái đích của tình yêu đó là hôn nhân. Họ không quan trọng khởi đầu khó khăn như thế nào mà họ quan trọng việc sẽ cùng nhau vượt qua và khắc phục khó khăn ra sao.
Chính những điều đó tạo nên một mối quan hệ vợ chồng bền chặt khi cả hai thấu hiểu và cảm thông cho nhau, cùng nhau gây dựng gia đình. Phong tục của người Sán Chay trong hôn nhân cần có lễ vật mới rước được dâu, bởi vậy nhiều chàng trai vì hoàn cảnh mà bỏ lỡ mất người mình yêu. Song, có những người con gái vì tình yêu mà sẵn sàng tiến tới với người con trai mà mình yêu: “Hai ta xây dựng thành đôi/ Nuôi gà nuôi vịt trả nợ người”.
Trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng là một mối quan hệ vô cùng quan trọng. Con cái vừa là tài sản vô giá vừa là chỗ dựa tình thần cho cha mẹ, ngược lại cha mẹ cũng là người luôn dõi theo, vỗ về và chở che cho con cái. Người Việt có câu “Nước mắt chảy xuôi” chính là thể hiện tình thương của cha mẹ dành cho con cái là vô điều kiện, cho đi không bao giờ nhận lại. Điều đó chính là những mong muốn, ước mong của cha mẹ bộc lộ qua những câu hát đầy chân tình của người Sán Chay. Không chỉ thể hiện tình cảm mà đó còn là những lời răn dạy của cha mẹ dành cho con cái, cùng với những ước mong là răn dạy con cái cần hiểu những điều cha mẹ mong mà giữ trọn đạo hiếu:
Phiên âm Sán Chay:
“Co rì kệnh phủng chứ nhằn nàm Háo nìn mằn sư tú lưi sàng
Lưi sỉ to sếc nhằn tò kệnh
Phú quạy sông mềnh seng háo làng”
Dịch nghĩa
“Ca thì kính chúc cho con trai Mệnh thì đọc chữ bụng do sáng
Biết điều biết nhiều nhiều người trọng Phú quý thông minh đẹp nhất làng”
[15, tr.144]
Nằm trong vùng văn hoá Á Đông phần nào ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc nên người Sán Chay luôn mong muốn những người con trai được ăn học đàng hoàng, mai sau làm được việc lớn bởi quan niệm của người Sán Chay con trai sẽ là người nối dõi tông đường và làm vẻ vang dòng tộc. Đã là một đấng nam nhi, không chỉ tài giỏi mà người Sán Chay còn mong con mình có đức (Biết điều biết nhiều nhiều người trọng). “Biết điều” ở đây chính là biết điều hay lẽ phải, biết cách ứng xử với làng trên xóm dưới, biết kính trọng người già, biết nhường nhịn và yêu thương trẻ nhỏ. Chỉ khi hội tụ cả đức và tài thì đó mới là một người đàn ông đáng được nể trọng trong làng xã. Câu hát vừa thể hiện tình thương thông qua những mong muốn, lời chúc dành cho con cái vừa là lời răn dạy mong con cái gắng rèn đức luyện tài trở thành người tử tế trong xã hội.
Con trai trong tương lai sẽ trở thành trụ cột của gia đình, đó là điều đáng mong đợi khi mong muốn con trai học rộng, tài cao, đức vẹn. Đối với những người con gái trong gia đình cộng đồng dân tộc Sán Chay, cùng với chuẩn mực phụ nữ của người Việt đó là “công, dung, ngôn, hạnh”, cha mẹ cũng mong muốn những người con gái của mình trở thành những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, là những người phụ nữ đảm đang trong gia đình. Không đơn thuần những mong đợi đó là những mong đợi tức thì mà cha mẹ mong khi người con gái đã có được đức đảm đang, đó sẽ những phẩm chất giúp con tìm được tấm chồng ưng ý:
Phiên âm Sán Chay:
“Sếch lưi pin phùng chứ nhằn nui Chứ nui tênh lềnh lềnh lưi quai Sập sắt sập sát xà lài tỉnh Di sì sinh công cạ sạu sài”
Dịch nghĩa:
“Biết điều kính chúc cho con gái Con gái giỏi giang thật đảm đang Mười bảy mười tám người tới tuổi Vừa gả quận công gả công tử”
[15, tr.145]
Cộng đồng người Sán Chay từ thuở xa xưa luôn đặt gia đình lên trên hết, bởi vậy các mối quan hệ như vợ chồng, dòng tộc và mọi cung cách ứng xử trong nhà, ngoài xóm đều xoay quanh việc giữ gìn mái ấm gia đình, dạy bảo con cái mai
sau trở thành người lành. Điều đó được đi vào trong các câu hát Sấng cọ, vừa thể hiện nét đẹp văn hoá, vừa là những lời răn dạy cho con cái mai sau.
2.3.3. Văn hoá ứng xử trong tình yêu đôi lứa
Tình yêu chính là những xúc cảm vô cùng tự nhiên và đẹp đẽ ở mỗi con người. Song, để duy trì một tình yêu đẹp đòi hỏi cả hai bên cần có những ứng xử tinh tế và thấu hiểu cho nhau. Người Sán Chay đón nhận tình yêu một cách tự nhiên và nhẹ nhàng, đó là những ánh mắt rất tình, là say đắm điệu hát của nhau mà nảy sinh tình cảm và Sấng cọ như chiếc cầu dẫn lối cho những cặp nam thanh, nữ tú trên con đường tìm đến tình yêu. Hát Sấng cọ của dân tộc Sán Chay với cấu trúc đối đáp giao duyên là phương tiện bày tỏ tình cảm của những đôi nam thanh nữ tú. Thường khi hát, người nam hoặc người nữ hát trước, sau đó đối phương đáp lại đúng cấu trúc đó. Đằng sau mỗi câu hát là một lời ngỏ lời đầy ý nhị.
Từ xưa, việc hát đối đáp giao duyên chỉ dành cho những người nam và người nữ chưa có gia đình, điều này thể hiện quan điểm của người Sán Chay về lòng thuỷ chung trong tình yêu. Hát Sấng cọ đối đáp giao duyên là khi người ta gửi gắm tình cảm qua những câu hát, để giữ trọn sự trong sáng của tình yêu đôi lứa, người có gia đình sẽ không được tham gia cuộc hát này, đó cũng là sự tôn trọng với người bạn đời của mình và là minh chứng cho một tình yêu thuỷ chung.
Sau mỗi cuộc hát, từ lời hát chan chứa tình cảm sẽ là chất xúc tác khơi gợi tình yêu bắt đầu nảy nở trong mỗi người nam thanh, nữ tú:
Phiên âm Sán Chay:
Sù nhập ninh sùn kín mòi quại Mờn mau ênh dồng shính sháu sòu Hợp shính ù màn thau líu nhịt Cò vầy chếnh luỷ kít tăng tài
Dịch nghĩa
Tiếng rằng em đẹp nhất làng Dáng đi như thể tiên sa Màn mây che lớp trăng ngà
Ước gì anh được mặn mà cùng trăng.
[18, tr.17]
Những lời tỏ tình vô cùng khéo léo, lời khen ngợi đầy tế nhị với người con gái mình thương “như thể tiên sa”, mong muốn được “mặn mà cùng trăng”. Lời tỏ tình ngọt ngào mà không hề sỗ sàng không khỏi làm cho các cô gái xao xuyến:
Phiên âm Sán Chay:
“Pềnh từy vầy dừn trai slác mộc Dưng sồng kít tại chác lềnh lò Mờn săn kệnh nình làng kệnh liu Lài vằn xịnh hậy nhợp sun co”
Dịch nghĩa:
“Đất bằng vườn mới anh trồng dâu Nuôi tằm kéo dệt vải mầu
May khăn áo mới cho nàng mặc Đẹp nhất làng trên để anh cầu”
[18, tr.14]
Cả câu hát không hề xuất hiện một từ “yêu”, nhưng người con gái lại hoàn toàn có thể cảm nhận được tình cảm của chàng trai dành cho mình, đó là sự lo lắng ân cần, là lời ngỏ ý nhẹ nhàng nhưng đầy thành ý “Đẹp nhất làng trên để anh cầu” (cầu hôn). Tình yêu vốn dĩ là những rung động cảm xúc ở mỗi người, vì người mình yêu mà chàng trai sẵn sàng trồng dâu, nuôi tằm, dành tặng khăn áo cho người con gái để minh chứng cho tình yêu của mình. Điều này thể hiện tình yêu qua hành động không chỉ ở lời nói suông.
Vì tình yêu mà chàng trai còn sẵn sàng vượt qua mọi khoảng cách để tới gần người mình yêu:
Phiên âm Sán Chay:
Căm dì vềnh lái tào mòi chau Kín nình sà sáu sời sà chau Mờn nình sóc mù sí súi Sì súi tầng làng táp kiu dàu
Dịch nghĩa:
Đêm nay anh đến làng em
Bến sông cách trở mà không có cầu Chỉ cần em hát một câu
Là anh đặn gỗ bắc cầu sang ngay [18, tr.19]
Tình yêu chính là sức mạnh khiến cho hai người tìm cách được ở bên nhau, cho dù “Bến sông cách trở không cầu” thì chỉ cần người con gái đáp lời, chàng trai sẵn sàng “đặn gỗ” để “bắc cầu” sang ngỏ lời yêu với cô gái. Rõ ràng, tình yêu đôi khi có những cách trở, khó khăn nhưng một khi có tình yêu chân thành thì bao cách trở cũng không còn quan trọng. Lời hát này còn thể hiện một cách yêu vô cùng nhẹ nhàng và tinh tế của chàng trai. Dù yêu là thế, dù có thể vượt