Biểu tượng trời và đất

Một phần của tài liệu Hát sấng cọ của người sán chay ở định hoá, thái nguyên dưới góc nhìn văn hoá (Trang 63 - 66)

Chương 3: DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN

3.1. Hệ thống biểu tượng

3.1.1. Biểu tượng trời và đất

Quan niệm của người Việt từ xưa tới nay, trời và đất chính là hiện thực khách quan trở thành sản phẩm trừu tượng hoá từ ý niệm và mong ước của cư dân nông nghiệp về sự hưng thịnh, phồn vinh của con người. Trời và đất trong triết lí âm dương của người Việt là quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp, đất và trời là hai thái cực khác nhau, đất thấp, lạnh còn trời cao, nóng nhưng hai thái cực này lại có quan hệ chuyển hoá lẫn nhau giúp cho thế giới cân bằng và tạo nên sự tròn trịa, vọn tròn cho cuộc sống con người. Trong quan niệm Nho giáo, trời chính là đấng tối cao tạo ra muôn vật muôn loài và có quyền năng xoay chuyển càn khôn, đất là nơi con người sinh ra, tồn tại mang năng lượng âm, dịu dàng, bao bọc, chở che cho con người. Cũng xuất phát từ quan niệm này mà người Sán Chay cũng hình thành một ý niệm đã in sâu vào trong tiềm thức đó chính là mối quan hệ giữa trời, đất và con người theo quan niệm “thiên thời – địa lợi – nhân hoà”, con người muốn sinh sống, tồn tại và phát triển cần dung hoà được giữa trời và đất và dựa trên sự giúp sức của trời và đất, có lẽ bởi vậy mà số lượng biểu tượng trời và đất trong các câu hát của người Sán Chay xuất hiện tương đối dày đặc.

Truớc hết, biểu tượng trời và đất biểu trưng cho không gian sống rộng lớn, không gian mang tính ước lệ, vũ trụ mà ở đó con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là nơi con người có thể thoả sức thể hiện cái tôi, bày tỏ tình cảm trong không gian rộng lớn ấy:

Phiên âm Sán Chay:

“Sằm san nhợt slốc nhằn chang tụi Mục tàu táo cốc pại vùng thin Tàu pun pại thin mấy chông súi Trông slăm táo cốc pệc lìn lìn”

Dịch nghĩa:

“Người đang dựng cối dưới trời trăng Cây gỗ gật gù vái đầu mương

Gạo trắng như sao trong lòng cối Đem về cùng nấu gạo cơm nương”

[15, tr.16]

Hay:

Phiên âm Sán Chay:

Pềnh từy vầy dừn trai slác mộc Dưng sồng kít tại chác lềnh lò Mờn săn kệnh nình làng kệnh liu Lài vằn xịnh hậy nhợp sun co”

Dịch nghĩa:

Đất bằng vườn mới anh trồng dâu Nuôi tằm kéo kén dệt vải mầu

May khăn áo mới cho nàng mặc Đẹp nhất làng trên để anh cầu”

[15, tr.14]

Đất và trời xuất hiện ở hai đoạn hát này đều gợi lên một không gian rộng lớn “trời trăng”, “đất bằng”, là nơi con người sinh sống và tồn tại, nhưng ở nơi

“trời trăng”, “đất bằng” ấy nổi bật vẫn là hình ảnh sinh hoạt của con người đang

“dựng cối”, đang “trồng dâu”, “nuôi tằm”. Trời và đất là hai yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sống của con người khi trời là đấng tối cao tạo ra muôn loài, muôn vật, đất là nơi nuôi dưỡng, chở che con người, song quan niệm “thiên thời – địa lợi – nhân hoà” đã được khắc hoạ trong hai biểu tượng này khi cả hai biểu tượng đều gắn liền với hình ảnh con người. Dù con người được trời đất ban cho sự sống nhưng để duy trì sự sống ấy phải nhờ vào trí thông minh và sự cần cù hay chính là “nhân hoà” khi tận dụng những lợi thế mà trời đất ban tặng. Đối với người Sán Chay, trời và đất như cha và mẹ ban cho con người sự sống, chính bởi vậy mà biểu tượng trời đất xuất hiện với ý chỉ không gian rộng lớn bao la cũng chính là một cái nhìn đầy ngưỡng vọng và ca ngợi dành cho trời và đất, nhờ trời và đất bao bọc, chở che mà cộng đồng người Sán Chay có chỗ dung thân, có nơi trồng trọt, làm nhà, dựng cửa, sinh con, đẻ cái. Không gian rộng lớn được xây dựng bởi hai hình tượng trời và đất còn thể hiện được khát vọng sống, khát vọng vùng vẫy trong cả giang san của người Sán Chay:

Phiên âm Sán Chay:

“Nình sờn háo sờu hợi phăn phăn Làng sờn nùi háo sời mù dằn Nình sờn cặn chấc ẹn hồng mộc Làng sờn cạn chắc mục slinh slây”

Dịch nghĩa:

“Thuyền em thuận gió băng băng Thuyền anh chèo gẫy dùng dằng giữa khơi

Thuyền em phơi phới giữa trời

Thuyền anh lòng nặng rối bời nhớ thương” [18, tr.33]

Vẫn ở giữa không gian “trời” bao la, rộng lớn là hình ảnh con thuyền băng băng tiến về phía trước mặc cho những con sóng lớn đang vẫy vùng muốn ngăn chặn chuyến vượt biển của người Sán Chay. Ở giữa trời ấy có con thuyền “phơi phới” không sợ hiểm nguy, dám đối mặt với mọi con sóng dữ như khao khát một ước vọng chinh phục thiên nhiên. Lúc này, con người xuất hiện ở giữa không gian bao la của trời tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh phi thường và tinh thần thép lại nổi bật một cách dữ dội, làm lu mờ mọi con sóng dữ, chiếm trọn trung tâm của không gian, của vũ trụ. Có lẽ bởi phần nào chịu ảnh hưởng của quan niệm Nho gia mà những con người Sán Chay luôn mong muốn cá nhân mình được vùng vẫy, gắn trách nhiệm của mình với những sự kiện lớn lao của cộng đồng như cách họ vượt qua muôn trùng sóng bạc để di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam, tìm kiếm một mảnh đất mới, xây nhà, dựng cửa và phát triển cộng đồng:

Phiên âm Sán Chay:

“Dàu pin dàu

Ai Nàm từy vút háo hènh clàu Cúng Tông tời từy sợp lam slính Ai Nàm slíu cúc sợp slam chau”

Dịch nghĩa:

“Hò dô hò…ta bơi mau

Ai Nam bằng đất dòng sông sâu Quảng Đông đất lớn mười ba tỉnh

Ai Nam đất nhỏ mười ba châu” [18, tr.34]

Cũng như chinh phục không gian vũ trụ với biểu tượng trời, biểu tượng đất trong đoạn hát trên gắn liền với một địa danh của đất nước Việt Nam, đó như một mục tiêu, một điểm đến mà toàn bộ cộng đồng người đang hướng đến trong quãng đường bơi thuyền vượt biển, mảnh đất đó như một vùng đất hứa mà người Sán Chay muốn khám phá, khai hoang, lập đất cho cộng đồng mình.

Phiên âm Sán Chay:

“Pềnh từy vầy dừn chai slác mộc Phông sui slác mộc lỉnh dàu dàu Áo sú dắt chi chác mơu slặn Áo sú nình vằn pụn tưy dàu”

Dịch nghĩa:

“Em hỡi đất bằng ôi đẹp quá Ta đi rào vườn trồng dâu thôi Trồng dâu nuôi tằm dệt vải mới

Kìa trông gió thổi ngát dâu tươi” [18, tr.38]

Biểu tượng đất và trời xuất hiện với tần suất lớn trong các câu hát của người Sán Chay với biểu trưng là không gian rộng lớn còn xuất phát từ gốc nông nghiệp lúa nước của người Sán Chay. Cuộc sống sinh hoạt gắn với đồng ruộng nên trời và đất là hai yếu tố không thể thiếu, trời cho mưa thuận gió hoà, đất cho dinh dưỡng nuôi hoa màu, bởi vậy mà đằng sau biểu tượng đất và trời ấy là cả một khát vọng sống, khát vọng được tận hưởng mọi tặng vật mà tạo hoá ban cho.

Đó là có đất bằng để trông khoai, cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, làm đầy đủ thêm cuộc sống của con người.

Thứ hai, trời và đất còn ẩn chứa một giá trị tâm linh, là chỗ dựa tinh thần của cộng đồng người Sán Chay, là đấng tối cao giúp họ vượt qua mọi hiểm nguy, chở che cho họ khỏi những điều không may mắn:

Phiên âm Sán Chay:

“Làng làu hènh cù slứt san tàu Slứt sạn slứt lềnh dàu dàu Slứt súi lằm nhàu tú slấy liu

Mù nhàu kenh chộng tưy dơu sàu”

Dịch nghĩa:

“Đường đi qua núi Tuyết Sơn

Núi cao tuyết phủ mây ngăn gió ngàn Bò trâu chết cóng cả đàn

Lấy gì cày cấy sầu than kêu trời”

[18, tr.26]

Trời trong tâm thức người Sán Chay, trời như một thế lực siêu nhiên chở che và giúp con người xua đuổi những điều xấu, điềm gở. Chính bởi vậy khi có bất kì chuyện gì xảy ra, người Sán Chay thường “cầu trời” để mong được thế lực siêu nhiên ấy cứu giúp và mở hướng cho giải quyết mọi sự.

Một phần của tài liệu Hát sấng cọ của người sán chay ở định hoá, thái nguyên dưới góc nhìn văn hoá (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)