Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm

Một phần của tài liệu Hát sấng cọ của người sán chay ở định hoá, thái nguyên dưới góc nhìn văn hoá (Trang 79 - 84)

Chương 3: DẤU ẤN VĂN HOÁ TRONG HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN

3.2.2. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm

“Ngôn ngữ là phương tiện khách quan để viết và hiểu được văn bản, là cái tạo nên lớp bề mặt của văn bản […]. Xét về chất liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn từ như một chất liệu, biện pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống

Ngôn từ chính là lớp đầu tiên giúp chúng ta khám phá một tác phẩm, ngôn từ chính là một sáng tạo thẩm mỹ có hoà điệu và nhạc điệu. Chính đặc trưng của ngôn ngữ với phương diện ngữ âm bao gồm âm, thanh, nhịp và điệu tạo nên sự nhịp nhàng, khoan thai hay gấp gáp, trầm hay bổng thể hiện được cảm xúc, tình cảm của tác giả. Trong những câu hát Sấng cọ, sự sáng tạo trong việc gieo vần cũng là môt yếu tốt gợi tả và biểu cảm. Đặc biệt, những câu hát Sấng cọ thường được biểu diễn qua việc ngân nga bằng nhạc điệu, vì thế mà hệ thống ngữ âm, nhịp, điệu và vần càng phát huy khả năng biểu đạt cảm xúc, giúp người nghe đi sâu vào thế giới tâm hồn sống động, chan chứa tình cảm của người hát. Cảm xúc có thể được chuyên chở bằng nhiều hình thức, có thể là ánh mắt, có thể là hành động, có thể là ngôn ngữ cơ thể nhưng có lẽ ngôn từ trong văn học vẫn luôn là một phương tiện phát huy cao nhất khả năng truyền đạt cảm xúc với mọi người xung quanh. Bằng cách vận dụng triệt để đặc trưng của ngôn ngữ từ âm, nhịp, điệu, vần kết hợp với khả năng biểu đạt ngữ nghĩa của ngôn ngữ, những câu hát Sấng cọ cất lên ngân nga mà da diết, lay động lòng người.

Phiên âm Sán Chay:

“Su lài hèng sù sềnh cang súi Tắc phằn tống hái súi cay sênh Tông hái súi xay sẩu sềnh thạn Sặn sềnh sị thạn tưi săm kênh”

Dịch nghĩa:

“Đường đến đi qua sông nước trong Được thấy quốc than vào mùa đông Mùa đông quốc than nghe rầu rĩ Rên rỉ kêu than anh trách lòng”

[15, tr.35]

Ngôn ngữ chính là yếu tố hình thức đầu tiên giúp ta khám phá một văn bản nghệ thuật, là phương tiện truyền tải tình cảm, suy tư của tác giả. Ở đây, không ngẫu nhiên tác giả sử dụng những động từ như “than”, “kêu”, “rên rỉ” mà tất cả những động từ ấy gợi lên hành động thổ lộ nỗi buồn rầu, đau khổ của mình, nỗi buồn ấy không phải trong chốc trong lát mà đi kèm với từ “rên rỉ” gợi nỗi đau quằn quại, dai dẳng và thê thảm khôn nguôi. Kết hợp với cách gieo vần “ênh”

với thanh bằng cùng cách hát kéo dài, ngân nga của người Sán Chay càng làm cho lời hát thêm da diết, nỗi lòng của chàng trai càng thêm đau đáu.

Trong lối hát giao duyên, người nam thường bộc lộ tình cảm để người con gái biết lòng mình, và điều tạo nên tính biểu cảm trong những câu hát Sấng cọ còn nằm ở chỗ các tác giả thường sử dụng rất nhiều danh từ chỉ thiên nhiên, sự vật để ca ngợi vẻ đẹp của người con gái:

Phiên âm Sán Chay:

“Su nhợp nình sun kịn moi quai Mờn mơu ênh dồng slính slạu sài Hợp slính u màn thau líu nhịt Lò vầy chếnh lưi kít tăng tài”

Dịch nghĩa:

“Tiếng rằng em đẹp nhất làng Dáng đi như thể một nàng tiên sa Màn mây quây lấp trăng ngà

Ước gì anh được mặn mà cùng trăng”

[18, tr.17]

Các danh từ được sử dụng với số lượng nhiều như “nàng tiên sa”, “màn mây”, “trăng” đều là những danh từ gợi lên sự vật kiêu sa, kiều diễm và đẹp đẽ, nhờ những danh từ ấy mà người con trai gửi gắm được lời ngợi khen, mến mộ và tình cảm của mình dành cho người con gái. Theo khảo sát những câu hát Sấng cọ, các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng với vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa xuất hiện với số lượng dày đặc:

Phiên âm Sán Chay:

“Xíp tìu su nhợp xịnh xu xịnh Phùng vùng phây cụ slứt san tàu Nùn phùng cao phây tý lộc từy Dàu săn mù hấy lùng slăm sàu”

Hay:

“Tông tài chí

Héc pầy khoéng vợt nhợp dừn trai Làng pin chám tồng nình tam súi Tam súi lằm căn tắng dịp hai”

Dịch nghĩa:

“Vào thôn anh muốn ngợi ca

Phượng hoàng sải cánh bay qua non ngàn

Tuyết rơi rét lạnh cánh vàng

Đành rơi xuống bản cùng nàng hát ca”

Dịch nghĩa:

“Đêm nay lời hát hết rồi

Trăng lên soi tỏ núi đồi trong đêm Nhện vàng giăng mắc tơ duyên

Anh qua vướng phải khó xin đường về”

[18, tr.20]

Những danh từ “trăng”, “nhện vàng” gợi thứ tình cảm trong sáng, gắn bó khăng khít như muốn thể hiện tấm lòng của chàng trai dành cho cô gái. Hệ thống danh từ dày đặc chính là phương tiện giúp chàng trai bộc lộ tình cảm, sự mến mộ cô gái mà không hề gượng ép, thô lỗ.

Ở những câu hát vượt biển, tác giả lại sử dụng linh hoạt và uyển chuyển hệ thống từ ngữ để biểu đạt tinh thần vượt trùng dương. Ở phần hát này, số lượng động từ mạnh và tính từ chỉ sức sống và tinh thần quật cường xuất hiện liên tục và có tính biểu đạt cao:

Phiên âm Sán Chay:

“Dắt sợp sình san nàm sạn pụi Ngưy sợp slợi hái hò hái săm Hò hái săm săm hò pun sừ Hò pun pụi sừng sắt san lằm.

Dịch nghĩa:

“Du thuyền lướt sóng băng băng Hai mươi bốn biển hỏi rằng nông sâu Biển sâu thăm thẳm một màu

Con gì bơi lội nhô đầu núi cao”

[18, tr.29]

Trong bài hát “Bơi thuyền vượt biển” (Súi co sờu sờn cụ hái), người Sán Chay miêu tả lại quá trình vượt biển di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam vào khoảng 350 – 400 năm trước. Trên chặng đường ấy phải trải qua rất nhiều gian nan và hiểm nguy, bởi vậy khác với tinh thần của các bài hát giao duyên, ở phần này, các tác giả sử dụng hệ thống từ ngữ biểu đạt tính chất mạnh mẽ, phi thường nhằm khơi dậy ý chí, khát vọng chinh phục tự nhiên của cộng đồng dân tộc. Nhìn trên đoạn hát, ta có thể thấy toàn bộ các câu hát chủ yếu là các động từ mạnh và tính từ chỉ đặc điểm, tính chất mạnh mẽ như “lướt sóng”, “bơi lội”, “băng băng”,

“thăm thẳm”,…Các hình ảnh đối lập cũng được xuất hiện như “biển sâu thăm thẳm” với “núi cao”, “nông sâu” kết hợp số từ “hai mươi bốn biển”, tất cả gợi lên một không gian bao la, rộng lớn đến choáng ngợp và con người vẫn đang hùng dũng tiến về phía trước một cách hào sảng không hề lo sợ.

Các danh từ xuất hiện cũng đều là những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng to lớn nhằm gợi một hoàn cảnh rộng lớn, tái hiện lại một cách sống động một giai đoạn lịch sử của cộng đồng người Sán Chay trong thuở khai hoang, mở đất:

Phiên âm Sán Chay:

“Dắt sợp sình san nàm sạn pụi Ngưy sợp slợi hái hò hái săm Hò hái săm săm hò pun sừ Hò pun pụi sừng sắt san lằm”

Dịch nghĩa:

“Núi dài mười một đỉnh cao

Hai mươi bốn biển biển nào cũng sâu Cá ông voi ở biển sâu

Nổi lên như ngọn núi cao sóng vờn”

[18, tr.29]

Hay:

Phiên âm Sán Chay:

“Slăn hấy tời sờn dừn sềnh líu Sờn tàu hợp hấy dắt sung lồng Sờn slăm về sắt sung lồng phùng Cam slăm tun pụi háo cưu dồng”

Dịch nghĩa:

“Thuyền rồng đã đóng xong xuôi Buồm căng gió lộng ra khơi sẵn sàng Cánh buồm như cánh phượng hoàng Sải dài trong gió bay ngang lưng trời”

[18, tr.31]

Tiếp tục là các danh từ “núi”, “biển”, “sóng”, “cá ông voi”, “thuyền rồng”,

“cánh phượng hoàng”, đặc biệt các danh từ thường được kết hợp với tính từ miêu tả sự lớn lao và kì vĩ như “buồm căng”, “gió lộng”,…cách sử dụng ngôn ngữ này làm tăng tính biểu cảm của câu hát, thể hiện được sự lớn lao, kì vĩ của một hành trình dài muôn dặm với nhiều gian nan, thử thách, đồng thời thấy được tinh thần dũng cảm, dám hiên ngang vượt trùng khơi của một cộng đồng người.

Điều giúp cho ngôn ngữ trong các câu hát Sấng cọ của người dân tộc Sán Chay trở nên phong phú và giàu sắc thái biểu cảm còn nằm ở hệ thống những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ. Từ hệ thống những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ này mà người hát có thể bộc lộ được rõ nét mà vẫn kín đáo những tâm tình của mình:

Phiên âm Sán Chay:

“Mờu tan va hai tú tú slăn

Thin slạn vằn mềnh nhịt chệnh chăn Căm di slinh phồng vằn sác lợc Xíp từu hai sênh vằn mờn săn”

Dịch nghĩa:

“Trên trời có đám mây vờn trắng Dưới thung có đoá mẫu đơn xinh Trăng lên hoa lại càng xinh xắn

Hỏi hoa tên họ để tâm tình” [18, tr.10]

Hình ảnh ẩn dụ “đoá mẫu đơn” đã làm nổi bật hơn vẻ đẹp duyên dáng của người con gái trong mắt chàng trai, đối với chàng, cô gái như một đoá hoa xinh mỹ miều, rạng rỡ. Cách sử dụng các hình ảnh ẩn dụ càng làm tăng thêm sức gợi hình, biểu cảm của đối tượng được nhắc đến.

Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm là một yếu tố đặc biệt trong những lời hát Sấng cọ góp phần bộc bạch những tâm tư tình cảm một cách tế nhị, sinh động và sâu sắc. Lớp ngôn từ chính là yếu tố đầu tiên giúp người đọc, người nghe khai mở ra lớp ý nghĩa sâu bên trong câu hát, nhờ tính biểu cảm trong ngôn từ mà người hát có thể gửi gắm tình cảm thầm kín của mình một cách tinh tế.

Một phần của tài liệu Hát sấng cọ của người sán chay ở định hoá, thái nguyên dưới góc nhìn văn hoá (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)