1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ca dao, dân ca vùng mỏ quảng ninh dưới góc nhìn văn hóa

98 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả Bùi Thị Thu Vân
Người hướng dẫn TS. Hà Xuân Hương
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 904,26 KB

Nội dung

Hà Xuân Hương Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc nhìn văn hóa là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.. Các nhà nghiên cứu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Bùi Thị Thu Vân

CA DAO, DÂN CA VÙNG MỎ QUẢNG NINH DƯỚI

GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Hà Xuân Hương

Thái Nguyên - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài Ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc

nhìn văn hóa là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết

luận khoa học trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác Nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các thông tin được đăng tải trên các sách, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của đề tài Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

BÙI THỊ THU VÂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới TS Hà Xuân Hương - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

BÙI THỊ THU VÂN

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của đề tài 9

7 Cấu trúc của đề tài 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ VÙNG MỎ QUẢNG NINH 11

1.1 Cơ sở lí luận 11

1.1.1 Ca dao, dân ca 11

1.1.2 Lí thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá 17

1.2 Khái quát về vùng mỏ Quảng Ninh 32

1.2.1 Phạm vi địa lí và điều kiện tự nhiên 32

1.2.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội 34

1.2.3 Đặc điểm văn hoá công nhân vùng mỏ 38

1.2.4 Diện mạo kho tàng ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh 41

Chương 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CA DAO, DÂN CA VÙNG MỎ QUẢNG NINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 49

2.1 Ca dao, dân ca phản ánh các mối quan hệ xã hội của cư dân vùng mỏ 49

2.1.1 Quan hệ giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị 49

2.1.2 Quan hệ gia đình công nhân mỏ 57

2.2 Ca dao, dân ca phản ánh đặc điểm nghề nghiệp của người công nhân mỏ trước giải phóng 60

2.3 Ca dao, dân ca phản ánh truyền thống văn hóa kỷ luật và đồng tâm của người thợ mỏ 64

2.4 Ca dao, dân ca phản ánh truyền thống đấu tranh và ý chí cách mạng của người thợ mỏ 66

Chương 3 CÁC ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VÀ DIỄN XƯỚNG CỦA CA DAO, DÂN CA VÙNG MỎ QUẢNG NINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ 71

3.1 Đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc nhìn văn hóa 71

3.1.1 Sự kế thừa kinh nghiệm, chất liệu nghệ thuật của ca dao, dân ca các vùng miền khác và của văn học viết 71

3.1.2 Ngôn ngữ mang tính đời thường, chân thực và cụ thể 76

3.1.3 Giọng điệu trào lộng 78

3.1.4 Hệ thống hình ảnh mang tính chất nghề nghiệp 82

3.1.5 Thể loại 84

3.2 Đặc điểm diễn xướng của dân ca vùng mỏ dưới góc nhìn văn hóa 86

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Khuynh hướng nghiên cứu văn học dưới góc độ văn hoá là một khuynh hướng nghiên cứu đã và đang phổ biến hiện nay Văn hóa là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên diện mạo riêng biệt cho dân tộc, vùng miền, quốc gia Văn học cũng giữ vai trò ấy với tư cách là một bộ phận của nền văn hóa Trong đó, so với văn học viết, thì văn học dân gian có nhiều điểm mạnh trong sự gắn bó và phản ánh tâm tư, tình cảm của nhân dân các thời đại Do vậy, nghiên cứu VHDG dưới góc nhìn văn hóa là việc làm khá hiệu quả và có tính khả thi đối với việc khám phá bản sắc văn hóa riêng biệt của mỗi tộc người, mỗi vùng đất

1.2 Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống Tuy thế, mỗi thể loại văn học lại có những phản ánh và nhận thức về đời sống theo những cách riêng khác nhau Ca dao, dân ca là những thể loại thuộc loại hình trữ tình dân gian có

sự gắn bó chặt chẽ với đời sống nhân dân từ xưa đến nay Vì thế, so với các thể loại khác, ca dao, dân ca có nhiều ưu thế trong việc phản ánh và nhận thức đời sống Xem xét ca dao, dân ca dưới góc nhìn văn hóa, tức dùng lí luận hiện đại để nghiên cứu, sẽ góp phần sáng tỏ vấn đề mối quan hệ giữa con người và các thành phần của văn hoá được biểu hiện trong ca dao, dân ca

1.3 Quảng Ninh là địa danh du lịch nổi tiếng của cả nước với hệ thống biển, đảo, vùng núi đa dạng, đồng thời là vùng đất mỏ lớn Nhưng có lẽ không phải ai đến với Quảng Ninh cũng đã có cơ hội được thưởng thức các bài ca dao, dân ca dung dị và ngọt ngào mà chủ nhân chính là những người công nhân đang sinh sống và làm việc, gắn bó ngày đêm với vùng đất mỏ Điều kiện sinh sống

và lao động của giai cấp công nhân vùng mỏ đã giúp sản sinh ra những câu hát mang âm hưởng đặc trưng của vùng mỏ

1.4 Các nhà nghiên cứu và đặc biệt là những nhà quản lý văn hoá của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây rất quan tâm việc bảo tồn và phát huy

văn hoá dân gian của vùng đất mỏ, điển hình phải kể đến công trình Ca dao

vùng mỏ của Hội Văn nghệ Dân gian Quảng Ninh (2010) Tuy vậy, công việc

Trang 6

này chủ yếu mới dừng lại ở việc tìm kiếm, thu thập và bước đầu giới thiệu, quảng bá mà chưa đi vào vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu

1.5 Bản thân là giáo viên Ngữ văn ở Quảng Ninh, tôi mong muốn thông qua luận văn này để tìm hiểu sâu hơn về ca dao, dân ca vùng mỏ, góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, từ đó bồi dưỡng cho học sinh kiến thức, niềm tự hào về một kho tàng văn hóa đa dạng của quê hương

Từ đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh

dưới góc nhìn văn hoá để thực hiện luận văn này nhằm xem xét ca dao, dân ca

vùng mỏ Quảng Ninh từ góc độ mối quan hệ giữa văn hoá và văn học nhằm làm nổi rõ ý nghĩa về văn hoá của bộ phận văn học dân gian này Hướng nghiên cứu này sẽ góp phần khỏa lấp mảng trống của nghiên cứu ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh

2 Lịch sử vấn đề

Tính đến thời điểm hiện tại, ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh đã được quan tâm sưu tầm khá đầy đủ và phong phú

Trước năm 1955, Sở Văn hóa - Thông tin khu Hồng Quảng đã cho xuất

bản một tập tài liệu tuyên truyền có tựa đề là Đời sống thợ mỏ thời Tây qua một

số bài ca dao…, người soạn là Hoàng Anh Vân Tập tài liệu này dày khoảng 20

trang, điểm lại những nỗi khổ cực, tủi nhục của đời phu mỏ và những tội ác đàn

áp, bóc lột dã man của bọn chủ mỏ dưới hình thức dẫn giải các bài ca dao Phần cuối tập tài liệu là những bài ca vận động đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản Đây là một tài liệu mang tính chất tài liệu tuyên truyền là chủ yếu

Đến năm 1969, ba nhà biên soạn Lý Biên Cương, Trần Bình Minh và Sỹ

Hồng đã kết hợp với Ty Văn hóa Quảng Ninh xuất bản tập Ca dao vùng mỏ

(chống Mỹ, cứu nước) gồm 160 bài sưu tầm chủ yếu từ các hầm mỏ, nhà máy

than và một số bài của các tác giả trẻ

Năm 1981, Ty Văn hóa và Thông tin Quảng Ninh xuất bản cuốn Ca dao

vùng mỏ (trước Cách mạng) do nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài chủ biên, tập

hợp lại các bài ca dao vùng mỏ được sáng tác, lưu truyền trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Cuốn sách này là tập tư liệu sinh động, chia làm ba phần Phần

Trang 7

đầu tiên là mấy suy nghĩ bước đầu về giá trị ca dao Vùng mỏ, phần thứ hai tác giả giới thiệu một số các bài ca dao chọn lọc và phần thứ ba là một số bài vè và bài hát vận động cách mạng Cuốn sách bước đầu đã thể hiện được về giá trị nội dung (lời tố cáo đanh thép, tình yêu thương và tiếng cười cay đắng, tiếng thét rực lửa cách mạng của công nhân mỏ) và chỉ ra một vài nét về giá trị nghệ thuật của ca dao vùng mỏ (ngôn ngữ, thể loại, cảm hứng hiện thực)

Năm 2010, công trình Ca dao vùng mỏ (2010) của Hội Văn nghệ Dân gian

Quảng Ninh phối hợp với Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam được xuất bản Các tác giả đã soạn và chia ca dao vùng mỏ làm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn trước Cách mạng và sau Cách mạng Các bài ca trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

đã miêu tả chân thực cuộc sống của công nhân mỏ dưới thời Pháp thuộc Giai đoạn sau Cách mạng, ca dao ngợi ca ý thức làm chủ lao động, ngợi ca những người thợ

mỏ vừa sản xuất vừa chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách Công trình đã sưu tầm và công bố 541 bài ca dao, dân ca

Những công trình kể trên là tư liệu ca dao, dân ca quan trọng để chúng tôi thực hiện công việc nghiên cứu

Năm 2011, trong cuốn Địa chí Quảng Ninh tập 3, ca dao vùng mỏ được

giới thiệu tại mục “Ca dao vùng mỏ trước Cách mạng tháng 8 - những sáng tác văn học đầu tiên của giai cấp công nhân” Ở đây người viết đã đem đến cái nhìn khá tổng quát về giá trị của ca dao vùng mỏ

Bên cạnh đó, còn rất nhiều các bài báo viết về ca dao vùng mỏ Trên tạp chí Than - Khoáng sản vào ngày 11/11/2014, nhân kỉ niệm 78 năm ngày truyền thống Công nhân Vùng mỏ - truyền thống ngành than (12/11/1936 - 12/11/2014) đăng

bài “Từ ca dao vùng mỏ nghĩ về thợ mỏ ngày xưa” nhằm ôn lại cuộc sống của công nhân và giới thiệu về ca dao vùng mỏ trước Cách mạng “Ca dao vùng mỏ là “mỏ

đá quý” mà hiện vẫn chưa được khai thác nhiều…” là tiêu đề bài báo của tác giả

Huỳnh Đăng đăng trên báo điện tử Báo Quảng Ninh ngày 13/12/2015 Bài báo là cuộc trò chuyện xung quanh công trình nghiên cứu của ông Lê Văn Lạo - một lương y nhưng lại say mê khảo cứu văn hóa dân gian Quảng Ninh, đặc biệt là về công nhân vùng mỏ qua ca dao nơi đây

Trang 8

Tiếp theo, cuốn sách Ca dao vùng mỏ - một loại hình văn học dân gian

mang tính sử thi (2015) của nhà văn Vũ Thảo Ngọc đã đánh giá một số phương

diện về không gian nghệ thuật và tính sử thi của ca dao vùng mỏ

Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ Nghiên cứu giá trị ca dao, dân ca

vùng mỏ, vùng biển Quảng Ninh và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy (2011) của

Từ Thị Loan là công trình nghiên cứu sâu nhất về ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh Ở đây, tác giả đã phân tích, đánh giá hiện trạng di sản ca dao, dân ca vùng mỏ, vùng biển Quảng Ninh; làm rõ những nguyên nhân tác động đến sự mai một, thất truyền của một số loại hình ca dao, dân ca trên địa bàn tỉnh Tác giả khảo sát xu hướng phục hồi, biến đổi của các loại hình văn hóa này Đặc biệt, Từ Thị Loan nghiên cứu xác định những đặc trưng, giá trị nội dung và nghệ thuật của từng loại hình ca dao, dân ca vùng mỏ và vùng biển Quảng Ninh trong đời sống sinh hoạt và thực hành văn hoá của người dân địa phương; từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị khoa học và xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy giá trị ca dao, dân ca vùng mỏ, vùng biển Quảng Ninh trong đời sống đương đại Như thế, công trình này có đi vào nghiên cứu về ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh nhưng chủ yếu ở góc độ thi pháp

và dành nhiều sự quan tâm đến tình hình lưu truyền, phổ biến cũng như việc đề xuất phương hướng bảo tồn, chưa đi sâu giải mã từ góc nhìn văn hóa

Từ những công trình nghiên cứu như trên, chúng tôi nhận thấy có hai dạng tài liệu: Thứ nhất là dạng công trình công bố tư liệu dân ca Trong những công trình này, sẽ có phần tìm hiểu khái quát về ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh nằm ở phần đầu sách nhưng còn hết sức ngắn gọn, mang tính chất giới thiệu là nhiều Thứ hai là dạng công trình đi vào nghiên cứu sâu hơn thì lại chưa đi sâu vào khai thác từ góc nhìn văn hóa Như thế hiện nay, vẫn thiếu vắng công trình tiếp cận ca dao, dân

ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc độ văn hóa một cách hệ thống, chuyên sâu

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình sưu tầm và nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi thực hiện nghiên cứu ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc nhìn văn hoá

Trang 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các đặc điểm của ca dao, dân

ca vùng mỏ Quảng Ninh khi soi chiếu chúng dưới góc độ văn hoá, từ đó khám phá mối quan hệ giữa văn học và văn hoá được thể hiện trong bộ phận ca dao, dân ca này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp, hệ thống các tư liệu ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dựa trên các nguồn tư liệu sưu tầm, công bố tư liệu dân ca tính đến thời điểm hiện tại

- Tìm hiểu các vấn đề về lí thuyết phê bình nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá nói chung và nghiên cứu VHDG từ góc nhìn văn hoá nói riêng; hệ thống hóa lí luận về ca dao, dân ca

- Khái quát về vùng mỏ Quảng Ninh

- Khảo sát, phân tích các yếu tố thể hiện đặc điểm văn hoá trong ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh, trên các phương diện là đặc điểm về nội dung, nghệ thuật, diễn xướng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài hướng tới là các yếu tố thể hiện đặc điểm văn hoá trong ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh trên các phương diện cơ bản của ca dao, dân ca là nội dung, nghệ thuật, diễn xướng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh Số lượng bài cụ thể trong các tài liệu dân ca được lựa chọn như sau:

Trang 10

Bảng tài liệu khảo sát

Sử dụng phương pháp này, chúng tôi thống kê thông tin về các tài liệu công

bố ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh theo năm phục vụ cho việc lược thuật tình hình sưu tầm, nghiên cứu, thống kê số lượng các bài ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh để làm đối tượng khảo sát, thống kê các thông tin cụ thể của quá trình khảo sát nguồn tư liệu Các kết quả thống kê mang tính định lượng như thế

sẽ là căn cứ để chúng tôi đưa ra các suy luận, nhận định khoa học Đồng thời, việc

sử dụng các phương pháp này cũng giúp tăng thêm sức thuyết phục, độ chính xác, tin cậy cho những nhận định khoa học của chúng tôi

5.3 Phương pháp của thi pháp học

Luận văn sử dụng các khái niệm công cụ của thi pháp học như nhân vật, ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, thể thơ, không gian, thời gian để làm rõ những dấu ấn của văn hoá thể hiện trong ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Về mặt lí luận

Luận văn này ít nhiều góp phần khẳng định hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá đối với ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh nói riêng, văn học dân

Trang 11

gian nói chung là hướng nghiên cứu có tính khả thi và hiệu quả Thông qua hướng tiếp cận này có thể đạt được kết quả nghiên cứu là sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về các đặc điểm của ca dao, dân ca mang tính giai cấp ở vùng mỏ Quảng Ninh trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc

6.2 Về mặt thực tiễn

Việc chỉ rõ các đặc điểm của ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc nhìn văn hóa có thể đem lại ý nghĩa thực tiễn là góp phần bảo tồn, lưu giữ những nét đặc sắc của ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh nói riêng, văn học dân gian Quảng Ninh nói chung

Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc nghiên cứu và giảng dạy Văn học địa phương

7 Cấu trúc của đề tài

Luận văn được cấu trúc thành các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo Phần Nội dung của luận văn được triển khai với ba chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và khái quát về vùng mỏ Quảng Ninh

Chương 2: Các đặc điểm nội dung của ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc nhìn văn hóa

Chương 3: Các đặc điểm nghệ thuật và diễn xướng của ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh dưới góc nhìn văn hóa

Trang 12

Để chỉ các hoạt động văn nghệ dân gian, người bình dân thường sử dụng những từ khác nhau:

- Ca: Ca lí, ca Huế…

- Hò: Hò chèo đò, hò giã gạo, hò kéo gỗ, hò nện, hò hụi, hò khoan, hò ô, hò

dô ta…

- Lí: Lí tương tư, lí con cá, lí cây chanh, lí ngựa ô…

- Hát: Hát ghẹo, hát xẩm, hát trống quân, hát phường vải, hát xoan…

Những từ này chỉ tập hợp được một nhóm kiểu loại ca hát nhất định Do vậy, muốn lấy từ nhân dân ra một tên gọi khái quát thì phải dùng tập hợp từ ca hò ví hát (Cao Huy Đỉnh đã dùng tập hợp từ tương tự: ví von vần vè)

Do sự phát triển của văn hóa dân tộc, càng ngày văn hóa dân gian nói chung, sinh hoạt ca hát dân gian nói riêng càng có tác động đối với các nhà nho, nhất là khi chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy vi dẫn đến khủng hoảng không thể cứu vãn Các nhà nho có nhu cầu tập hợp, ghi chép các thứ ca hò ví hát đó và đặt cho

nó một tên gọi khái quát Họ tìm về Kinh Thi và bắt chước việc làm của Khổng Tử

Trang 13

Từ chữ “thập ngũ quốc phong” của Kinh Thi mà xuất hiện hàng loạt từ đôi lấy phong làm gốc: nam phong, phong sử, quan phong, phong thi, phong ca… Tên gọi hoàn chỉnh của các thứ phong đó là phong dao Tuy nhiên, phong dao không ghi lại toàn bộ kho tàng ca hò ví hát của dân tộc Phong dao là kết quả sự lựa chọn các loại

ca hò ví hát theo quan niệm của nhà nho Cụ thể, về nội dung, các nhà nho ưu tiên lựa chọn trong kho tàng ca hò ví hát những câu có ý nghĩa sâu xa, khái quát và có ý nghĩa toàn quốc hơn là những câu có ý nghĩa cụ thể và có tính địa phương Về hình thức, các nhà nho ưu tiên lựa chọn những câu có tính chất thơ hơn là những câu có tính chất hát hò, cấu tạo lục bát hơn so với các cấu tạo vần vè Như vậy, các nhà nho phong kiến cho rằng phong dao là tinh khiết, tốt đẹp, đối lập với các thứ hát

như hát xẩm, hát huê tình…

Khi thuật ngữ phong dao chiếm vị trí chủ yếu trong các sách chữ Nôm thì thuật ngữ ca dao cũng bắt đều xuất hiện với nội dung tương tự phong dao Càng về sau, thuật ngữ phong dao càng ít được sử dụng, nhường chỗ cho thuật ngữ ca dao

Tuy nhiên, công nhận ca dao là một bộ phận rút ra từ kho tàng ca hò ví hát của dân tộc cũng có nghĩa là trong tên gọi đó đã bỏ rơi một bộ phận những câu có tính chất ca hát và tính chất địa phương Phải đến những năm 50 của thế kỉ XX, khi thuật ngữ dân ca ra đời mới đủ sức bao quát toàn bộ lĩnh vực ca hát dân gian của người Việt

Ngày nay, để chỉ lĩnh vực ca hát dân gian, các nhà nghiên cứu thường dùng hai thuật ngữ là ca dao và dân ca So với thuật ngữ ca dao, thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn và có sức bao quát lĩnh vực ca hát dân gian rộng lớn hơn Công trình đánh dấu sự xuất hiện của thuật ngữ này trong khoa nghiên cứu VHDG ở Việt

Nam là Tục ngữ và dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan biên soạn, in lần đầu năm

1956, đến 1978 in lại và đổi tên là Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam) Nếu như

thuật ngữ ca dao dùng để chỉ bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian,

là loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng, được hình thành và phát triển trên cơ sở phần lời trong các loại dân ca ngắn và tương đối ngắn; thì dân ca là

toàn bộ các hình thức ca hát trữ tình dân gian, “bao gồm phần lời (câu hoặc bài),

phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường,

Trang 14

khung cảnh ca hát” [Nguyễn Xuân Kính; tr 78] Chúng tôi đồng tình với cách hiểu

này về dân ca và coi đây là cơ sở sự nghiên cứu trong luận văn này Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh trên các phương diện là nội dung phản ánh, thi pháp lời thơ nghệ thuật, đặc điểm diễn xướng

1.1.1.2 Phân loại

Về phân loại, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên có đưa ra quan điểm phân loại dân ca dựa trên mức độ gắn bó của chúng với các lĩnh vực sinh hoạt chính của đời sống nhân dân là sinh hoạt lao động, sinh hoạt nghi lễ, sinh hoạt gia đình và xã hội [Chu Xuân Diên; tr 324 – 356] Các bộ phận nhỏ như hát ru, hát vui chơi, hát đối đáp, bài hát khẩn nguyện, dân ca tế thần, hò lao động… sẽ được sắp xếp vào các tiểu

loại kia Theo đó, dân ca có thể phân ra làm ba tiểu loại: dân ca lao động, dân ca

nghi lễ, dân ca sinh hoạt Sự phân chia này là chung cho dân ca của người Kinh và

cả dân ca của các DTTS Việt Nam Các nhà nghiên cứu gọi dân ca sinh hoạt bằng nhiều tên gọi khác nhau: Chu Xuân Diên gọi là dân ca trữ tình [Chu Xuân Diên; tr 367], Lê Chí Quế gọi là dân ca trữ tình sinh hoạt [Lê Chí Quế, VHDGVN; tr 217], dân ca trữ tình, sinh hoạt [Lê Chí Quế, VHDGVN; tr 231], dân ca trữ tình [Lê Chí Quế, VHDGVN; tr 234], dân ca trữ tình - sinh hoạt [Tổng tập VHDGVDTTS 21; tr 836], Võ Quang Nhơn [Văn học dân gian; tr 212] và Trần Thị An [Tổng tập; tr 20] gọi là dân ca sinh hoạt Các tên gọi tuy có khác nhau đôi chút song về cơ bản, nội hàm các khái niệm này là tương đối trùng nhau, đều chỉ tiểu loại dân ca gắn với lao động, tình yêu, đời sống gia đình và xã hội, có nội dung “thể hiện quan hệ giao lưu tình cảm giữa các thành viên trong cộng đồng (cộng đồng gia đình và cộng đồng xã hội) [Lê Chí Quế, VHDGVN; tr 217] Chúng tôi đồng tình với cách gọi của các nhà

nghiên cứu Võ Quang Nhơn và Trần Thị An, tức gọi tiểu loại ấy là dân ca sinh hoạt

Ở người Kinh, hai tiểu loại dân ca lao động và dân ca sinh hoạt rất phát triển Dân ca nghi lễ chủ yếu còn tồn tại ở các hình thức hát hội đầu xuân, trong các sinh hoạt tế thần Điều đó có liên quan tới chính sách phát huy ảnh hưởng của thần quyền của các triều đình phong kiến Việt Nam Các tài liệu sưu tầm cho thấy hệ thống các bài hát khẩn nguyện, hát cầu chúc dịp đầu xuân và những bài hát nghi lễ

Trang 15

dùng trong sinh hoạt gia đình như hát mừng nhà mới, hát trong các nghi lễ vòng đời của con người đều khá nghèo nàn so với dân ca các DTTS

Trong lịch sử phát triển của các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian, dân ca nghi lễ ngày càng ít phát triển, gắn với sự biến mất dần của các hình thức sinh hoạt nghi lễ trong đời sống nhân dân Bên cạnh đó, các hình thức ca hát gắn liền với sinh hoạt thế tục như sinh hoạt lao động, sinh hoạt gia đình và xã hội của nhân dân lao động vốn đã có một vị trí quan trọng ngay từ những thời kì lịch sử xa xưa của xã hội loài người, lại càng phát triển, kéo theo sự phát triển của dân ca lao động và dân

ca trữ tình sinh hoạt Hai dòng dân ca này ngày càng trở thành dòng chính của sinh hoạt ca hát dân gian

1.1.1.3 Ca dao hiện đại

Văn học dân gian truyền thống là một khái niệm khép kín với những chu trình đã hoàn tất, trong khi đó, văn học dân gian hiện đại là một khái niệm mở

Ca dao, dân ca là những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Xem xét những yếu tố mở của văn học dân gian qua thể loại này, chúng ta sẽ thấy nhiều sự chuyển biến từ ca dao truyền thống đến ca dao hiện đại Những yếu tố hiện đại

đã từng bước xâm nhập vào thể loại này, đó là do tính chất của sinh hoạt lao động, chiến đấu và vui chơi của quần chúng nhân dân Trong sự vận động của thời đại mới, những khuôn khổ cũ dần dần không còn phù hợp Ca dao dần tách mình ra khỏi những quy tắc cũ cả về nội dung và hình thức, tìm kiếm cho mình những hình thức biểu đạt mới, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, của đời sống xã hội trong thời đại mới Đồng thời, ca dao cũng ít nhiều chuyển mình để tiệm cận với những thể loại khác phù hợp hơn với không khí của đời sống mới Bởi thế, ca dao dần đi xa khỏi vị trí quan trọng của sự sáng tạo nghệ thuật của quần chúng Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là văn học dân gian nói chung, ca dao, dân ca nói riêng không còn tạo ra được những tác phẩm có giá trị như văn học dân gian truyền thống nữa

Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm ca dao hiện đại là ca dao tính từ mốc thời gian năm 1945 trở lại đây Đây không phải mốc thời gian chính xác tuyệt đối trong việc phân chia ranh giới ca dao truyền thống và ca dao hiện đại

Trang 16

Nhiều nghiên cứu cho rằng ca dao hiện đại bắt đầu từ đầu thế kỉ XX cho đến nay Điều này thể hiện ở chỗ, cùng với sự phát triển của thời đại, việc sáng tác

ca dao với tư cách sáng tác thơ là hiện tượng ngày càng phổ biến từ đầu thế kỉ

XX, đặc biệt là trong báo chí và thơ ca cách mạng Lí do chúng tôi chọn mốc thời gian năm 1945 bởi đây là mốc thời gian hết sức có ý nghĩa không chỉ đối với lịch sử mà còn đối với văn học dân tộc, thời điểm đánh dấu những bước chuyển quan trọng của ca dao từ truyền thống sang hiện đại

Từ 1945 trở đi, ca dao, dân ca được đánh dấu bằng chặng đường vẻ vang của lịch sử dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hào hùng Những bài ca dao hiện đại ở thời kì này mang nội dung là đấu tranh cách mạng, với đầy đủ sắc thái tươi tắn, khỏe khoắn hết sức phong phú và đa dạng của cuộc sống Tính chất của thời đại, nhịp điệu của thời đại đã hòa quyện vào từng câu, từng chữ, từng nhịp của câu ca mới Từ đây, ca dao, dân ca hiện đại đã hình thành nên những bộ phận mới như hò tiếp vận, thơ đòn gánh, ca dao báng súng… Bộ phận này được sáng tác dưới hình thức cũ nhưng nội dung thì hoàn toàn mới Chúng xoay quanh những vấn đề mới của cuộc sống hiện thực, được sáng tác dưới sự cảm nhận và góc nhìn của những con người hiện đại, vì thế, mới mẻ hơn, đa dạng hơn

Chẳng hạn, ca dao thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thì nội dung chủ đạo là phản ánh công cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân; tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất; sự đoàn kết, gắn bó của tình đồng đội, tình quân dân như cá với nước; sự căm thù giặc xâm lược; niềm tin vào chiến thắng của dân tộc… Không khí trong những bài ca dao ấy cũng là không khí của thời đại Ca dao giờ đây đã dần đi xa cây đa, giếng nước, sân đình, đêm trăng thanh hò hẹn… để đến với những chất liệu của đời sống hiện thực gần gũi với con người hiện đại hơn như hầm hào, tuyến đường, mặt trận, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… - nơi con người đang ngày đêm lao động, sản xuất và chiến đấu Như thế, từ truyền thống đến hiện đại, ca dao đã chuyển không gian từ đồng quê sang mặt trận, thành thị Những con người trong ca dao cổ truyền hầu hết là những người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng, quê hương thì

Trang 17

trong ca dao hiện đại đã thấy xuất hiện thêm những hình tượng con người mới như

bộ đội, du kích, dân quân, công nhân… Càng về sau, nhân vật trữ tình trong ca dao càng phong phú, với đủ mọi tầng lớp, cấp bậc: Bác sĩ, giáo viên, học sinh, sinh viên, lãnh đạo, quan chức… Hình tượng người nông dân vẫn xuất hiện nhưng giờ đây đã được khoác thêm lớp áo khác, mang nhiệm vụ và sứ mệnh khác

Có thể nói, ca dao hiện đại là sự giao thoa của ca dao truyền thống, thơ và văn học quần chúng Khả năng sáng tạo dồi dào của nhân dân ta trong ca dao mới vồn có nguồn gốc từ sáng tạo nghệ thuật truyền thống Điều đó lí giải cho việc các sáng tác ca dao hiện đại đều ít nhiều mang dáng dấp của ca dao truyền thống cả về nội dung và hình thức, từ chỗ ảnh hưởng sâu đậm đến chỗ thưa dần,

mờ dần Hình thức đối đáp nam nữ đặc biệt quen thuộc trong ca dao truyền thống đến thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, rồi thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn được vận dụng phổ biến Tham gia vào lực lượng sáng tác lúc này có tầng lớp trí thức cách mạng, những người có học Bản thân họ dù biết chữ cũng vẫn sáng tác theo con đường truyền miệng để phù hợp với hoàn cảnh giao lưu Ca dao hiện đại vẫn được sáng tác trực tiếp, tức thời ngay khi xảy ra sự việc, sự kiện nào đó Nhưng, ở thời đại mới, ca dao hiện đại ít nhiều đã được ghi chép lại, in ấn dưới dạng văn bản Vì thế, ca dao hiện đại ít dị bản hơn so với ca dao truyền thống

Từ chỗ được sáng tác và lưu truyền do nhu cầu trao đổi tâm tư, tình cảm của một bộ phận nhỏ, ca dao sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã thực sự trở thành một phong trào sáng tác có tính quần chúng

Với đối tượng nghiên cứu của luận văn là ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh, chúng tôi nhận thấy kho tàng bao gồm cả ca dao truyền thống và ca dao hiện đại Đây là sản phẩm trí tuệ, tinh thần của giai cấp công nhân mỏ - giai cấp tiên tiến nhất ở nước ta trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, đến bước phát triển đỉnh cao của nó đã có sự tiệm cận với dòng văn học cách mạng cận đại và hiện đại

Trang 18

1.1.1.4 Ca dao vùng mỏ

Ca dao vùng mỏ là ca dao của những người thợ mỏ Nó ra đời và phát triển cùng với sự hình thành và lớn mạnh của ngành khai thác mỏ Ở nước ta, nghề mỏ tập trung ở vùng than Quảng Ninh Vùng mỏ đã có từ các công trường khai mỏ của triều Nguyễn, nhưng thật sự đông đảo công nhân thì phải là sau khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì và nhanh chóng chiếm đoạt vùng mỏ Ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh là sản phẩm tinh thần của những người phu mỏ sống và lao động tại vùng mỏ Quảng Ninh trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX cho đến hết những năm kháng chiến chống Mỹ Có thể chia ca dao, dân ca vùng mỏ làm hai giai đoạn: Trước giải phóng và sau giải phóng

Từ chỗ sáng tác để bộc bạch tâm tình, san sẻ, giãi bày, an ủi giữa những người đồng cảnh ngộ, ca dao, dân ca vùng mỏ đã trở thành phương tiện giáo dục, cổ vũ đấu tranh Không chỉ có các phu mỏ mà các chiến sĩ Công hội đỏ, các Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam cũng sáng tác và phổ biến ca dao, dân ca sâu rộng và rất có hiệu quả Ca dao, dân ca vùng mỏ đã trở thành vũ khí chiến đấu sắc bén của những người thợ mỏ

1.1.2 Lí thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá

1.1.2.1 Các thuật ngữ, khái niệm

* Văn học

Văn học là một loại hình sáng tác bằng chất liệu ngôn từ, ở đó người viết

đã hư cấu, tưởng tượng lên hình tượng văn học nhằm tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội, con người Mỗi tác phẩm gửi gắm một thông điệp của tác giả qua cách lựa chọn đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, nhân vật Là hình thái ý thức xã hội, văn nghệ có vai trò đặc biệt với cuộc sống, nhà văn được coi là “kỹ sư tâm hồn” bởi những tác phẩm chân chính luôn là “tấm gương” của một thời đại Văn học có chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp

* Văn hóa

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu

Trang 19

khác nhau Từ “văn hóa” khởi nguồn từ chữ Latinh với ý nghĩa gốc là: gieo trồng, giữ gìn, chăm sóc giá trị vật chất và tinh thần

Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hóa: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ) Người sử dụng từ văn hóa con người - văn trị giáo hóa Văn hóa ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết) Hay nói cách khác, ở Phương Đông, khái niệm văn hóa được hiểu theo cách chiết tự tiếng Hán: Văn: đẹp; hóa: trở nên, biến cải, văn hóa là làm cho cái gì đó trở nên đẹp đẽ và có giá trị

Ở phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp,

người Anh có từ culture, người Đức có từ kultur, người Nga có từ kultura Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ cultus là văn hóa với hai khía

cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp

Tuy vậy, việc xác định và sử dụng văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian Thuật ngữ văn hóa với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỉ XVII-XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp

Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh; E.B Taylor là đại diện của họ Theo ông văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội

Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hóa” thay đổi theo F.Boas, ý nghĩa văn hóa được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng

Trang 20

không phải theo tiêu chuẩn trí lực Đó cũng là “tương đối luận của văn hóa” Văn hóa không xét ở mức độ cao thấp mà ở góc độ khác biệt

A.L Kroeber và C.L Kluckhohn quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng

và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó là thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra

Ngày nay, “văn hóa” dùng theo phương thức ghép nghĩa của tổ hợp từ như văn hóa ứng xử, văn hóa ngôn ngữ… Phổ biến và được công nhận rộng rãi

nhất là quan điểm của UNESCO: Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có

thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi xét về bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán

và dấn thân một cách đạo lý

Ở Việt Nam, khái niệm văn hóa được trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng có nhiều điểm gặp gỡ với các quan niệm trên thế giới Theo nhà nghiên

cứu Phan Ngọc thì văn hóa không phải là một hiện tượng cố định mà trái lại có

sự chuyển biến Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà

xuất bản Văn hóa - Thông tin, 1998, chúng ta có thể hiểu văn hóa bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử Theo

Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới

sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn

hóa Trần Quốc Vượng trong cuốn Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm,

khẳng định: Văn hóa theo trường nghĩa rộng là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người để từ đó hình thành lối sống, một thế ứng xử, một thái độ, tổng quát của con người về những vấn đề như vũ trụ, chuẩn mực, giá trị, biểu tượng, quan

Trang 21

niệm… tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người Theo

PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,

cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do

con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

Trong cái nhìn tổng thể, chúng ta có thể thấy, văn hóa là một phức thể

“bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, phong tục, pháp lý, tập quán và thói quen con người tiếp nhận được từ khi là thành viên của xã hội ấy” - E Tylor Văn hóa còn là giá trị cả về vật chất và tinh thần, những chuẩn mực và ý nghĩa, những dấu ấn đặc trưng riêng của mỗi dân tộc Văn hóa còn là một tổng thể các

ký hiệu, biểu tượng văn hóa Với tính chất là “tiếng nói, ngôn ngữ” biểu đạt,

“ngữ pháp sinh nghĩa” của văn hóa thể hiện bằng các ký hiệu và biểu tượng siêu

mã đa nghĩa và bí ẩn sẽ chi phối cách ứng xử giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng có đặc thù riêng

Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước Nói cách khác văn hóa là đời sống tinh thần của xã hôi, là giá trị truyền thống, lối sống

và là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác

Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Lịch sử dân tộc ta từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm

để giành và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng của bản sắc văn hóa dân tộc Đó là tình yêu nước thương nòi

PGS Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hóa mang tính chất thao tác luận, khác với những định nghĩa trước đó, theo ông đều mang tính tinh thần

luận: Không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có

cái mặt văn hóa Văn hóa là một quan hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác

Trang 22

Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc

xạ ở một tộc người khác

1.1.2.2 Lịch sử nghiên cứu văn học từ văn hóa

Văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết Văn học phản ánh, biểu hiện văn hóa trên nhiều bình diện, là một thành phần quan trọng của cấu trúc văn hóa, bản thân văn học cũng là văn hóa - văn hóa viết

Là sản phẩm của văn hóa, văn học chịu sự tác động của văn hóa và có chức năng mô tả, phản ánh về bức tranh văn hóa của một thời đại, một giai đoạn lịch sử của mỗi dân tộc Bên trong mỗi tác phẩm văn chương, tính văn hóa được coi là tính chất đặc thù, căn cốt nhất Văn học là kết tinh cao nhất của văn hóa một dân tộc bởi nó là sản phẩm chung đúc giá trị sáng tạo mà con người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử Mỗi nhà văn đều viết lên lịch sử tâm hồn văn hóa dân tộc mình bằng văn học Trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ mật thiết, văn hóa là nguồn cội, cung cấp chất liệu, vốn sống, tri thức, cảm hứng… cho sáng tác của nhà văn Vì thế, khi tiếp xúc với văn học là tiếp xúc nền văn hóa đa dạng

và giàu bản sắc Nhà nghiên cứu văn học Nga nổi tiếng, Viện sĩ D.C.Likhachov thì nhấn mạnh việc kiếm tìm những đặc điểm của nền văn hoá trước hết cần phải tìm hiểu sự trả lời ở văn học và chữ viết Văn học nói thay cho văn hóa dân tộc giống như con người nói thay cho tất cả những gì sống trong trái đất M.Bakhtin

- nhà nghiên cứu triết học, văn học và các khoa học nhân văn người Nga cho rằng văn học là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của văn hoá Do vậy, chúng ta không thể hiểu văn học khi đặt nó ở bên ngoài nền văn hóa mà nó tồn tại Nghiên cứu văn học hhông được tách nó khỏi các bộ phận khác của tổng thể văn hoá

Như vậy, khi xem xét văn học là một hiện tượng văn hóa thì việc nghiên cứu văn học chính là hoạt động mà qua đó chúng ta tìm hiểu các vấn đề văn hóa trong tác phẩm như thiên nhiên, con người, xã hội, đồng thời cũng là tìm hiểu các kiểu đề tài, kiểu nhân vật, thể loại được hình thành, bị quy định bởi các quy

Trang 23

luật văn hóa; đặc biệt chúng ta cũng nhìn nhận được phương tiện chuyển tải các giá trị văn hóa là các ký hiệu văn hóa, các biểu tượng, ngôn ngữ văn hóa

Văn hóa đã tồn tại từ bao nghìn năm, nhưng văn hóa học thì mới được hình thành và phát triển ở thế kỉ XX Khoảng đầu thế kỷ XX, thuật ngữ văn hóa học mới xuất hiện (tiếng Anh: Culturology), với nghĩa khoa học nghiên cứu về văn hóa Và gần đây, văn hóa học được chú ý một cách đặc biệt Thậm chí người ta còn nói đến

sự “bùng nổ” của văn hóa học ở cuối thế kỷ XX Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta ngày càng chú ý đến vai trò của văn hóa trong sự phát triển xã hội con người, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Ở đây, chúng tôi muốn nói đến vai trò của văn hóa trong nghiên cứu văn học, đến việc vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý giải văn học

Xu hướng này mới xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX và cho đến nay đang được hưởng ứng rộng rãi

Một trong những người khởi xướng cho xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa học là Mikhail M.Bakhtin, giáo sư văn học người Nga thuộc Đại học Saransk Bakhtin quan niệm rằng: Trước hết, khoa nghiên cứu văn hóa học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa Không thể hiểu nó ngoài bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được, như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội - kinh tế, vượt qua đầu văn hóa Những nhân tố xã hội - kinh tế tác động toàn bộ tới văn hóa nói chúng, và chỉ thông qua văn hóa, mới tác động được tới văn học Đây là quan điểm đề cao vai trò của văn hóa Tuy nhiên lập luận của Bakhtin cũng vẫn lập luận một điều không hợp lí: Ông khẳng định quan hệ không tách rời của văn học và văn hoá nhưng ông lại cho rằng nó chỉ nhận được tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội thông qua văn hóa Nếu như thế thì văn hóa sẽ là một cấp đứng giữa văn học và

xã hội chứ không phải là nó đứng ở cùng một cấp độ với văn học mà mang tư cách là một bộ phận của văn hóa như ông tuyên bố Trên thực tế, không thiếu gì các trường hợp trong đó văn học chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế

- xã hội Theo tôi, đề cao vai trò của văn hóa là không có gì sai nhưng phải thấy

Trang 24

rằng mối quan hệ trực tiếp giữa văn hóa với văn học hay văn học với kinh tế - xã hội là những mối quan hệ không ngoại trừ lẫn nhau Văn học vừa có thể có quan

hệ trực tiếp với kinh tế xã hội vừa có quan hệ trực tiếp đến văn hóa, thậm chí cả chính trị Đó là những phương diện hoàn toàn khác nhau, có sự độc lập tương đối với nhau

Mặc dù vậy ý kiến của Bakhtin vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của bối cảnh văn hóa đối với văn học Và thành tựu chính về phương pháp luận của Bakhtin là nằm ở khâu thực hành Năm 1940 ông đã viết một công trình để rồi

đến năm 1965 (sau 25 năm) nó mới được xuất bản: Sáng tác của Francois

Rabelais với văn hóa dân gian Trung đại và Phục hưng Ở công trình này, lần

đầu tiên Bakhtin đã đưa ra cái nhìn văn hóa để phân tích và lý giải tác phẩm Phục hưng Pháp Rabelais Ông cho rằng Rabelais là đỉnh cao của xu hướng phi chính thống trong việc các sáng tác dân gian xâm nhập vào văn học cao cấp Các yếu tố văn hóa như lễ hội, hội hè dân gian đã tạo cho sáng tác của Rabelais có một vị trí độc đáo trong văn học cuối thời kì trung đại, thách thức với địa vị chính thống của dòng văn học phục vụ thần quyền và quân chủ thời bấy giờ Cuốn sách của Bakhtin đã có ảnh hưởng lớn đến giới phê bình văn học phương Tây Và vì ông dùng văn hóa để lý giải tác phẩm, cho nên có thể nói đây là một trong những bước mở đầu khởi nguồn cho phương pháp văn hóa học Nguyên tắc của phương pháp này là đi tìm ảnh hưởng không chỉ của văn hóa đương thời đối với văn học mà còn truy nguyên đến cả các truyền thống văn hóa xa xưa của cộng đồng

1.1.2.3 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ở Việt Nam

Theo nhà nghiên cứu Phùng Thanh Nga trong bài viết “Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa - một số xu hướng chính ở Việt Nam” đã cho rằng: Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ở Việt Nam không phải là vấn đề của đương đại mà thực tế đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học triển khai, vận dụng trong đó có hai xu hướng chính: nghiên cứu tự nghiệm và giới thiệu, nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết phương Tây Nghiên cứu tự nghiệm là nghiên cứu gắn với các hiện tượng văn học cụ thể, từ cái cụ thể mà nâng thành khái

Trang 25

quát Đây là hình thức nghiên cứu phổ biến của các nhà nghiên cứu: Trần Thanh

Mại (Trên dòng sông Vị, Hàn Mạc Tử), Lê Thanh (Thi sĩ Tản Đà, Tú Mỡ,

Trương Vĩnh Ký, Cuộc phỏng vấn các nhà văn), Trương Tửu (Nguyễn Du và Truyện Kiều), Đào Duy Anh (Khảo luận Kim Vân Kiều Truyện), Trần Trọng

Kim (Đạo Phật trong truyện Kiều), Nhất Hạnh (Thả mộ bè lau), Trần Đình Hượu (Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại), Nguyễn Văn Huyên (Hát

đối của thanh niên nam nữ Việt Nam), Trần Ngọc Vương (Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Mẫu hình hoàng đế và con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học và văn học khu vực Đông Á), Trần Nho Thìn (Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa), Lê Nguyên Cẩn (Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hóa), Nguyễn Huệ Chi (Văn học Cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật), Đỗ Lai Thúy (Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực) Nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết là việc các nhà

nghiên cứu chủ động trong việc xác lập cơ sở lý thuyết, lấy tiền đề từ lý thuyết nghiên cứu của phương Tây So với xu hướng thứ nhất thì xu hướng thứ hai phát triển muộn hơn, ít công trình nghiên cứu hơn, nhưng lại là xu hướng có cường

độ và tốc độ thu hút các nhà nghiên cứu ngày càng rõ rệt (Tạp chí Khoa học và Công Nghệ-188 (12/3): 153-158)

Ở Việt Nam, phương pháp văn hóa học trong lĩnh vực nghiên cứu văn học hiện đại cũng có mầm mống của nó gần như từ thời điểm cùng thời với Bakhtin

Cụ thể, trong công trình nghiên cứu Kinh thi Việt Nam (Hàn Thuyên, Hà

Nội, 1945), ông Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) đã viết như sau: Cái óc Việt

Nam lúc nào cũng có cái hình ‘tục tĩu’ kia ám ảnh Đến nỗi hình ấy đã thành cái khuôn, bao nhiêu ngoại vật phải chiếu qua nó, rồi mới vào được trong đầu Có thể nói người Việt Nam trong sự vật, tả sự vật bằng cái “giống” Không có cái giả thuyết cho rằng não trạng ấy là một di tích của một tôn giáo thờ sự sinh đẻ thì làm sao mà cắt nghĩa được nó? Làm sao mà cắt nghĩa được Hồ Xuân Hương, cái thiên tài hiếu dâm đến cực điểm kia? Bất kì tả cảnh gì, vật gì, nàng cũng tả qua một cái khung dâm-cái giống! Chúng ta ai mà chẳng đã đọc những bài Đánh cờ người, Đánh đu, Dệt cửi, Cái giếng của nữ sĩ có một không hai

Trang 26

đấy! Thật vừa lẳng lơ, vừa thi vị, vừa chân sát, vừa bóng bẩy, hình thì rõ ý thì mập mở, cảnh thì xa mà tình lại rất gần [27]

Nhiều người cho đây là quan điểm phân tâm học của Freud bởi vì họ căn

cứ vào một câu hỏi nghi vấn do chính Trương Tửu đặt ra ở đoạn văn trước:

Không biết cái tính hiếu dâm của dân chúng Việt Nam có cùng xu hướng với chủ nghĩa Freud không Thế nhưng ông đã nói ngay: Có lẽ đó là di tích của một tôn giáo tự nhiên đã mất lấy việc thờ phụng sinh đẻ làm nghi lễ [27] Như vậy có

nghĩa là Trương Tửu đã ngả theo xu hướng lấy văn hóa để cắt nghĩa văn học, mặc dù trước đó (1936) ông đã dùng Freud để lí giải thơ Hồ Xuân Hương Tất nhiên ở Trương Tửu không thể có sự ảnh hưởng của Bakhtin, vì cuốn sách của Bakhtin phải đến năm 1965 mới được xuất bản Đây có thể là sự tiếp thu thành tựu của các lý thuyết nhân học - xã hội học phương Tây mà Trương Tửu rất quan tâm Ở đây, quan điểm về tôn giáo thờ sự sinh đẻ của Trương Tửu cũng có thể được coi là tương đương với quan niệm về tín ngưỡng phồn thực của Đỗ Lai Thúy sau này

Nhân tiện nói về chủ đề Hồ Xuân Hương, chúng tôi xin kể ra đây một số mốc quan trọng liên quan đến quan niệm văn hóa học và quan niệm tín ngưỡng phồn thực đối với thơ của nữ sĩ họ Hồ

Năm 1968, trong lời giới thiệu viết cho cuốn sách Thơ Hồ Xuân Hương xuất bản bằng tiếng Nga tại Moskva, nhà Việt Nam học người Nga N.Niculin, dựa trên kết quả nghiên cứu của Bakhtin về Rabelais, cũng đã so sánh sự xâm nhập của văn hóa dân gian Việt Nam vào thơ Hồ Xuân Hương giống như sự xâm nhập của văn hóa dân gian Pháp vào sáng tác của Rabelais Tiếp thu ý kiến N.Niculin, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn (1987) cũng đã cắt nghĩa cái yếu tố “tục” của thơ họ Hồ theo tinh thần đó Nhà văn Nguyễn Tuấn (1986) thì nói cụ thể hơn đến cái tục thờ “nõn nường” trong văn hóa dân gian ở một số vùng Việt Nam, đến sự ảnh hưởng của truyền thống này vào thơ Hồ Xuân Hương

Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, tác giả của tập tiểu luận Văn học Trung

đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Nxb Giáo dục, H, 2003), cũng là một

môn đệ của Trần Đình Hượu về cách tiếp cận văn học bằng văn hóa học Đây là

Trang 27

cuốn sách tập hợp các bài đã được viết trong những thời gian khác nhau từ trước

đó, nhưng như tác giả đã tuyên bố một cách rất có ý thức ở Lời nói đầu, chúng

có một điểm chung là tác giả quan sát và giải thích các hiện tượng văn học từ góc độ văn hóa Trần Nho Thìn có nhận xét rằng các nhà khoa học ngày nay đôi khi đã dùng cách giải thích các hiện đại để áp đặt cho văn học thời quá khứ, mà

cụ thể là cho nền văn học trung đại Việt Nam, dẫn đến chỗ suy diễn chủ quan,

xa rời sự thực Từ đó, ông đã chọn “cách tiếp cận văn hóa như một hướng đi chủ yếu để nghiên cứu văn học Việt Nam” Ông cho rằng việc tìm hiểu các sự kiện văn hóa trong quá khứ để giải thích, lí giải văn học sẽ đem lại việc giảm thiểu các khả năng suy diễn, khả năng hiện đại hóa, giúp chúng ta có nhiều cơ may đến gần sự thật lịch sử văn học

Với chủ chương trên, Trần Nho Thìn đã chọn một số trường hợp cụ thể tiêu biểu của văn học Trung đại để xem xét từ góc độ văn hóa, trong đó có

trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Bằng lối phân tích hóa học đối với hai tác phẩm này, ông đã đặt ra nhiều vấn đề

để giải quyết, trong đó có việc ông bác bỏ một số quan niệm mà trước đây các

nhà nghiên cứu chưa phát hiện ra đối với thông điệp của Nguyễn Trãi trong Bình

Ngô đại cáo Cụ thể, ông cho rằng Truyện Kiều bị chi phối bởi một mệnh đề duy

tâm về tài mệnh tương đố, nên nó “Chưa phải là tác phẩm hiện thực chủ nghĩa” Ông cho rằng một tác phẩm còn mang tính luận đề, như hầu hết các tác phẩm văn học thời trung đại, thì không thể là một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa, bởi vì tính luận đề của một tác phẩm văn học là xu hướng “xu hướng chứng minh cho những luận đề có sẵn, mang tính chất giáo điều.” Và điều đó là trái với nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực Ông cũng không đồng tình với ý kiến chê trách lối kết cấu có hậu của Truyện Kiều Ông biện luận rằng lối kết cấu có hậu là phù hợp với “niềm tin vào sự tuần hoàn, sự thay đổi của người xưa”

Đặc biệt trong bài phân tích Bình Ngô đại cáo, bằng phương pháp văn hóa

học, Trần Nho Thìn đã hé mở được những ý tưởng độc đáo và sâu sắc của Nguyễn Trãi, như ý tưởng khuyên răn bậc quân chủ trong việc trị nước, một ý tưởng xuất phát từ các quan niệm văn hóa về cái Đức, cái Nhân nghĩa

Trang 28

Phương pháp văn hóa học có thể được tìm thấy ở nhiều người khác nữa Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn học đều ít nhiều đề cập đến khía cạnh văn hóa để lý giải văn học Nhưng, có lẽ cách tiếp cận văn hóa học thường được áp dụng cho giai đoạn văn học cổ trung đại Đó là vì thời bấy giờ là thời “văn, sử, triết bất phân”, tức là thời của một nền văn hóa phức hợp, chưa có sự phân công lao động một cách chuyên môn hóa Giai đoạn này hầu như có mặt ở bất cứ nền văn minh nào, kể cả ở phương Đông hay phương Tây Và nơi nào xã hội phát triển càng nhanh thì giai đoạn đó càng sớm chấm dứt Riêng ở Việt Nam, do xã hội phát triển chậm, nên giai đoạn này còn tồn tại dai dẳng cho đến thời cận đại

Có thể nói, cách tiếp cận văn học bằng con đường văn hóa đã cung cấp thêm một con đường mới để đến với văn học Đây là một con đường đặc sắc nhưng cũng rất phức tạp, bởi lẽ văn hóa là nơi hội tụ của mọi ý tưởng sáng tạo của con người Việc lựa chọn yếu tố văn hóa nào để lý giải cho văn học sẽ là một việc làm không dễ chút nào Điều quan trọng là phải lý giải được động cơ

và mục đích cuối cùng của sự lựa chọn các motif văn hóa của văn học

Chẳng hạn, trong trường hợp của văn hóa tình dục mà Đỗ Lai Thúy đã đề cập tới trong cuốn sách đã dẫn của ông, nếu chúng ta chỉ “đặt cược” vào tín ngưỡng sinh đẻ, hay tín ngưỡng phồn thực, thì tôi e rằng chúng ta chỉ đạt được một phần sự thật mà chưa đi đến tận cùng của vấn đề

Tiếp cận văn học từ văn hóa là một trong những hướng đi tuy không mới, nhưng nó đóng vai trò quan trọng để định hình môi trường nghiên cứu văn chương Từ góc nhìn văn hóa, những nhà nghiên cứu có thể hiểu sâu hơn về phong cách, cá tính của tác giả được tạo nên không chỉ bởi hiểu biết của bản thân mà còn ở không gian sinh hoạt, thực hành văn hóa của họ Văn hóa là của mỗi vùng miền, giống như văn chương không thể so sánh ai viết hay hơn, văn hóa cũng thế không có một nơi nào có văn hóa đẹp hơn nơi khác, mà chỉ có văn hóa nơi đó đẹp như thế nào Ứng với văn chương, mỗi áng văn thơ là tượng trưng cho một con đường văn hóa mà chính tác giả đã đi qua Chính vì thế, ở luận văn này, chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu của mình là từ góc nhìn văn hóa để cảm nhận vẻ đẹp của ca dao, dân ca vùng mỏ Quảng Ninh

Trang 29

Như vậy trong trường hợp của phương pháp văn hóa học áp dụng cho nghiên cứu văn học, có lẽ nói một cách biện chứng hơn thì phải là: Trong khi tiếp cận văn học từ nhiều hướng ta có thể để văn học trong một môi trường văn hóa để lý giải những giá trị lịch sử hiện tượng văn học đó Hơn hết là phải xác định được thật chính xác mối liên hệ giữa các hiện tượng văn học với tư tưởng, motif văn hóa một cách cụ thể

Có thể nói, do sự đa chiều cạnh của nó, phương pháp văn hóa học đang có sức hấp dẫn rất lớn với các nhà nghiên cứu Không chỉ đối với ngành văn học nói riêng mà còn ở nhiều ngành khoa học xã hội khác Tuy nhiên nhìn theo góc

độ văn học nhiều khi những công trình khảo cứu văn học lại là một bước tìm hiểu, khám phá sự đa dạng và phong phú của nhiều nên văn hóa Cùng với tinh thần đó, một số công trình có nguy cơ mang tính chất của văn hóa học nhiều hơn

là công trình nghiên cứu văn học Cho nên khi sử dụng phương pháp này, chúng

ta cần phải biết phân chia những tiểu vùng nghiên cứu phù hợp, không bị cuốn hút vào nét đẹp của văn hóa mà quên đi chặng đường nghiên cứu văn học

Như vậy, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là phương pháp cần thiết, có nhiều ý nghĩa đối với nghiên cứu văn học và phù hợp với quy luật của

sự phát triển Nó tránh được hiện tượng cô lập hoặc tuyệt đối hóa văn học về mặt hình thức như trò chơi cầu kì, sáo rỗng

Từ mối quan hệ tổng thể - bộ phận, nghiên cứu văn học từ văn hóa là khi coi văn học là một bộ phận của văn hóa chúng ta sử dụng phương pháp liên ngành (dùng những kiến thức và phương pháp của văn hóa học để nghiên cứu văn học) Ngoài ra, khi coi văn học là văn hóa viết, người đọc sẽ nghiên cứu tác phẩm văn học trong không gian văn hóa; nghiên cứu tác phẩm văn học như một sản phẩm văn hóa viết với các chủ đề văn hóa, vấn đề của văn hóa, các giá trị văn hoá và nghiên cứu các hình thức biểu đạt của tác phẩm từ góc nhìn văn hóa (ngôn ngữ, biểu tượng ) Khi nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, nó vẫn không xa rời phân tích văn bản văn học, nhưng các yếu tố của văn học được nhìn nhận như các phạm trù văn hóa: đề tài văn hóa, chủ đề văn hóa, ngôn ngữ văn hóa, biểu tượng văn hóa Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn

Trang 30

hóa phải cần thiết xem xét các nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm từ góc nhìn văn hóa Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa phải có tính tổng hợp

để thấy các giá trị văn hóa và hình thức văn hóa của văn bản văn học

Qua sự diễn giải ở trên về sự xuất hiện và khả năng ứng dụng vào thực tiễn của phương thức tiếp cận văn hóa học đối với những trường hợp cụ thể thì trong luận văn này, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy tính khoa học của phương thức tiếp cận này Với việc hệ thống những chủ đề được tác giả đề cập trong dân ca vùng mỏ Quảng Ninh, từ đó rút ra những phát hiện về hiện tượng nghệ thuật, đối chứng các bình diện văn hóa và đi đến đúc kết biểu tượng văn hóa trong bộ phận dân ca này

1.1.2.4 Tính văn hóa của tác phẩm văn học

Tính văn hoá (la culturalité) của tác phẩm văn học là tính chất đặc thù cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát lên vẻ đẹp ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và cách tiếp nhận, xử lý cuộc sống của một dân tộc hay một cộng đồng người nhất định Nó không chỉ là quan niệm về con người được thể hiện qua sự khéo léo của nghệ thuật ngôn từ mà còn cả chuẩn mực ứng xử của cộng đồng, dân tộc trong một thời kỳ lịch sử nhất định (Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong nó tính văn hoá đặc trưng của dân tộc, của đất nước mà nơi

đó tác phẩm được sinh ra Không có tác phẩm văn chương nào mà lại không mang trong nó chí ít một đặc trưng văn hoá của dân tộc mình hoặc qua cách nói, cách diễn đạt hoặc qua cách xây dựng, cách khái quát hình tượng… Tính văn hoá trong tác phẩm văn chương cho phép hiểu rộng hơn giá trị của tác phẩm qua

hệ thống hình tượng, hình ảnh; tạo ra những suy tư liên hệ so sánh với các loại hình nghệ thuật khác cũng như với các nền văn hoá khác Nếu coi văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử nhằm tạo dựng diện mạo riêng cho nó, nhằm tạo ra bản sắc văn hoá cho riêng mình thì tác phẩm văn học là một trong những giá trị sáng tạo đó Tác phẩm văn học - chỉnh thể của nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của các dân tộc - là kết tinh cao nhất của văn hoá một tộc người, một đất nước Tác phẩm văn học mang tính văn hoá cao sẽ trở thành tài sản chung của dân tộc mà Truyện Kiều của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu

Trang 31

Văn hóa bao gồm trong nó các mặt: Thứ nhất là cơ chế văn hóa gắn với những quy định chặt chẽ, chẳng hạn trình tự các bước trong cưới hỏi (chạm ngõ,

bỏ trầu, vấn danh, ăn hỏi, nạp tài, vu quy…); xem tuổi (Nhất gái hơn hai nhì trai

hơn một; Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn; Trai Đinh – Nhâm - Quí thì tài, gái Đinh - Nhâm - Quí thì hai lần đò…); xem ngày cho từng công việc, hay trong các nghi

thức tang lễ ma chay (cúng ba ngày, bốn mươi chín ngày, một trăm ngày…, quan niệm sống cái nhà già cái mồ, để của để nả không bằng để mả cho con; cách để tang (Kim Trọng phải để tang chú ba năm),…; Thứ hai là hệ tư tưởng, chẳng hạn, tư tưởng tự do của văn hóa văn minh Hi Lạp, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng, tư tưởng về quyền tự nhiên và con người tự nhiên trong triết học Ánh sáng, tư tưởng độc lập dân tộc và tự hào yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, tư tưởng Không có gì quý hơn độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh…; Thứ ba là tôn giáo tín ngưỡng như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, những người có công với cộng đồng dân tộc (Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ; hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi,…), hay quan niệm đất có thổ công sông có hà bá, có thờ có thiêng có kiêng có lành, các hình thức ma thuật, phù thủy như: lên đồng, gọi hồn hay diễn xướng chầu văn và các làn điệu dân ca, phong tục trồng cây nêu ngày tết, cắm cành lá xanh trước cửa, tục phóng sinh thả chim về trời thả cá về nước…; Thứ tư là các nghi lễ cộng đồng, chẳng hạn giỗ tổ Hùng vương (Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba), lễ chào cờ đầu tuần tại các trường học, các nghi lễ kỉ niệm một ngàn năm Thăng Long, bắn hai mươi mốt phát đại bác khi đón chào các nguyên thủ quốc gia…; Thứ năm là phong cách nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm văn chương (thơ lục bát của Việt Nam, thơ Hai cư của Nhật Bản, thơ tứ tuyệt Trung Hoa… đều mang đậm phong cách nghệ thuật của mỗi cộng đồng), trong nghệ thuật điêu khắc (tư thế dáng dấp Rồng đời Lí, đời Trần khác với rồng đời Lê đời Nguyễn), trong trò chơi cộng đồng kể cả trò chơi của trẻ em (gồm các bài đồng dao kết hợp với động tác biểu diễn Rồng rắn lên mây, Thả đỉa ba ba…, các trò đánh vật, bịt mắt bắt dê, thi thổi cơm…) Văn hóa là phức hợp tổng thể

Trang 32

của cộng đồng trong tiến trình thời gian thông qua sáng tạo, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống từ thế hệ này sang thế hệ khác

1.1.2.5 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá - một lối tiếp cận vào văn học dân gian

Văn học dân gian là một thành phần khá quan trọng của văn hóa dân gian nói riêng, văn hóa nói chung Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các thành phần khác của văn hóa dân gian như các bộ phận của văn hóa tâm linh (phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội…), nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, vũ đạo…), nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, kiến trúc…) Nhận thức được mối quan

hệ giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã ứng dụng phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học dân gian, nhằm ứng dụng các tri thức văn hóa vào giải mã các tác phẩm văn học dân gian trên các cấp độ khác nhau

Trên thực tế, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa của các dân tộc, các địa phương rất phong phú, cần được nghiên cứu dưới ánh sáng của lí luận hiện đại Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học dân gian là một phương pháp hiện đại và có tính khả thi trong việc làm phát lộ được bản sắc - tấm thẻ căn cước của văn học dân gian mỗi dân tộc, vùng, miền, địa phương khác nhau Khi nghiên cứu văn học dân gian theo hướng tiếp cận văn hóa, chúng tôi sẽ đi bóc tách các bình diện văn hóa được thể hiện trong văn học dân gian Cụ thể, phân tích các bình diện theo các mặt như văn hóa trang phục, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội…

Có thể khẳng định rằng: Tiếp cận theo hướng văn hóa học là một hướng tiếp cận phù hợp, mang yếu tố khai phá về một vùng đất mới trong văn học dân gian, đặc biệt có ý nghĩa khi văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa và có

sự gắn bó chặt chẽ với các thành phần còn lại như văn hóa tâm linh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình…

Trang 33

1.2 Khái quát về vùng mỏ Quảng Ninh

1.2.1 Phạm vi địa lí và điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải Hơn 80% đất đai là đồi núi Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi

Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu và Cao Xiêm chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi ở phía bắc huyện Tiên Yên Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị

xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc thị xã Đông Triều

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm (Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng )

Trang 34

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, thuận lợi cho phát triển đa ngành, nhất là ngành khai khoáng, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, danh lam thắng cảnh (1 trong 7 kỳ quan thế giới) tạo điều kiện phát triển du lịch

Quảng Ninh được gọi là đất mỏ bởi đây là vùng đất có trữ lượng khoáng sản lớn và đa dạng Trong đó, than đá có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dòng anthracite, tỷ lệ các-bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn Than ở Quảng Ninh chất lượng tốt, nhiệt lượng của 1kg từ 7.850 đến 8.200 calo Do vậy, từ đầu thế kỷ 19, người ta

đã bắt đầu khai thác than đá ở khu vực Đông Triều Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh cũng có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hạ Long, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều và Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu Các

mỏ nước khoáng tập trung nhiều ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu) Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35 °C, có thể dùng chữa bệnh

Trong luận văn này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở vùng mỏ Quảng Ninh, nhưng không bao gồm tất cả các mỏ như trên mà chỉ khoanh vùng

ở các mỏ than lớn thuộc Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí

Về phạm vi địa lí, dưới thời thuộc Pháp, vùng mỏ Quảng Ninh gồm tỉnh Hải Ninh (một phần bắc tỉnh Quảng Yên) và tỉnh Quảng Yên Trong luận văn này, chúng tôi dùng cụm từ vùng mỏ Quảng Ninh là để chỉ khu vực có các mỏ lộ thiên, mỏ khai thác hầm lò, khu vực sàng tuyển than Cụ thể, về mỏ lộ thiên, Quảng Ninh có bốn mỏ lộ thiên lớn (Cọc 6, Cao Sơn, Đèo Nai, Hà Tu), 15 mỏ lộ thiên vừa và các công trình lộ thiên Về khai thác hầm lò, có 11 mỏ lớn Khu vực Cẩm Phả có các mỏ Mông Dương, Thống Nhất, Khe Chàm, Khe Tam Khu vực Hòn Gai có Hà Lầm, Tân Lập, Cao Thắng Khu vực Uông Bí có các mỏ

Trang 35

Vàng Danh, Mạo Khê, Nam Mẫu, Vietmindo Khu vực sàng tuyển than được đặt tại Cửa Ông, Nam Cầu Trắng và Vàng Danh

Như thế, tại Quảng Ninh, kéo dài từ Đông Triều qua Uông Bí, Hạ Long đến Cẩm Phả có các mỏ liên tiếp nhau, tạo ra sự quần tụ của các làng, khu phố công nhân mỏ Nhờ đó, Quảng Ninh hình thành những xóm thợ hay làng mỏ như: Làng mỏ Cao Sơn, Mông Dương, xóm thợ Mạo Khê, Hà Lầm… Có những làng mỏ, phố mỏ hình thành tự phát, nhưng cũng có chỗ được quy hoạch

1.2.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội

Truyền thống, bề dày lịch sử lâu đời của ngành Than đến nay đã trên 180 năm Về cơ bản, lịch sử - xã hội vùng mỏ Quảng Ninh có thể chia làm hai thời kì lớn: Thời kì thuộc Pháp và thời kì từ sau ngày vùng mỏ được giải phóng Trong

đó, thời kì thuộc pháp có thể chia thành ba giai đoạn là: Giai đoạn 1888 - 1918, giai đoạn 1919 - 1929, giai đoạn 1930 - 1955

Điểm mốc bắt đầu là ngày 10/01/1840, Vua Minh Mạng ra chỉ dụ chuẩn y sớ tấu của Tổng đốc Hải An (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) cho phép khai thác than ở Quảng Ninh Trước đó, người dân trong khi săn bắt, hái lượm, lấy củi, nhặt được

ba hòn đá đen để đun cơm thì thấy ba hòn đá đó bốc cháy (sự kiện “hòn đá cháy”)

Từ sau đó, người dân mang các hòn đá cháy về nấu nướng, nung vôi… Tổng đốc Hải An là Tôn Thất Bật nhận thấy đây có thể thành một nghề có thể cứu đói cho dân, bèn dâng sớ xin thuê dân phu khai thác than đá tại núi An Lãng (xã Yên Thọ, huyện Đông Triều) và được vua Minh Mạng đồng ý Sớ này đánh dấu bước ngoặt lớn nhất phát tích ra nghề khai thác than ở Việt Nam

Sau đó, bước vào thời kỳ Pháp đô hộ, đất nước ta trở thành một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, chịu sự cai trị, áp bức của Pháp, đặc biệt bị áp đặt các

chính sách khai thác tài nguyên, nhất là khai thác than Theo sách Lịch sử Công

Thương Việt Nam 1945 - 2010, khi thực dân Pháp bình định được xứ Bắc Kỳ,

buộc triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Quý Mùi vào tháng 8/1883, hoạt động khai khoáng thực sự bắt đầu với quy mô lớn Công nghiệp khai khoáng, đặc biệt

là hoạt động khai thác than, là nguồn thu ngân sách quan trọng đối với chính quyền thuộc địa tại Việt Nam Cụ thể, ngày 24/01/1884, thực dân Pháp ép triều

Trang 36

đình nhà Nguyễn bán khu vực Hòn Gấc (Hòn Gai - Cẩm Phả) cho tư bản Pháp, thời hạn 100 năm Ngày 24/4/1888 một công ty khai thác than đá lớn nhất nước Pháp được thành lập mang tên Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (FSCT), được quyền quản lý từ Hòn Gai đến Mông Dương Cùng năm 1888 triều đình nhà Nguyễn bán khu vực Mạo Khê - Đông Triều cho tập đoàn tư bản Pháp (SFDT)

Về sự phát triển của ngành than nơi đây: Từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các công ty than lần lượt ra đời, trong đó lớn mạnh nhất là Công

ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (viết tắt là SFCT) Năm 1888, Công ty Than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin) được thành lập, với quyền khai thác một khu vực rộng lớn trải dài từ Mông Dương, Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh và Mạo Khê (Quảng Ninh) Đây là công ty khai mỏ đầu tiên tại Đông Dương và được xem là cơ sở công nghiệp có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động khai thác mỏ chủ yếu dựa vào sức người, phương tiện thủ công

Dưới sự khuyến khích của chính quyền thuộc địa, hàng loạt công ty khai thác than mới được thành lập trong những năm sau đó, chủ yếu tập trung tại xứ Bắc Kỳ như Công ty Than Đông Triều (1916), Công ty Than Kế Bào (1912), Công ty Pannier & CIE (1917), Công ty Than Hạ Long - Đồng Đăng (1924), Công ty Than Ninh Bình (1926)…

Như vậy, trong khoảng thời gian tương đối ngắn, chưa đầy bốn chục năm,

từ 1888 với dấu mốc ra đời của công ty khai mỏ đầu tiên tại Đông Dương (Công

ty Than Bắc Kỳ), đến sự khai sinh của Công ty Than Hạ Long - Đồng Đăng (1924), Vùng mỏ Quảng Ninh đã hình thành trở thành khu vực công nghiệp lớn

và quan trọng hàng đầu ở Việt Nam và Liên bang Đông Dương

Chính quyền thuộc địa cũng đưa ra các quy định chặt chẽ về thể lệ thăm

dò, xin khai thác, xin nhượng mỏ… nhằm tạo thế độc quyền cho các nhà khai thác người Pháp Tuy nhiên, một số người Việt như thương nhân Nguyễn Văn Nhân hoặc nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi cũng đã thâm nhập được hoạt động khai thác than thông qua việc mua lại mỏ từ người Pháp

Trang 37

Sản lượng khai thác than hàng năm gia tăng nhanh chóng từ khoảng 3.000 tấn trong năm 1890 lên hơn 500.000 tấn trong năm 1913 và đạt mức cao nhất 2.615.000 tấn vào năm 1939 Trong đó, Công ty Than Bắc Kỳ và Công ty Than Đông Triều đóng góp đến 90% tổng sản lượng than khai thác trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ Số lượng công nhân khai thác than cũng tăng mạnh lên đến hơn 55.000 người vào năm 1939 Vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu vực công nghiệp lớn và quan trọng hàng đầu ở Việt Nam và Liên bang Đông Dương Phần lớn lượng than khai thác được dùng để xuất khẩu Lượng than xuất khẩu của Việt Nam trong năm 1900 chỉ ở mức 194.288 tấn đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.782.007 tấn vào năm 19395, đưa Việt Nam vào nhóm

10 quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới thời kỳ này Doanh thu xuất khẩu than chiếm trên dưới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khai khoáng của Việt Nam trong giai đoạn 1908 - 1940

Các thị trường xuất khẩu than chính gồm Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản Lượng than được chở về Pháp chiếm tỷ trọng nhỏ, từ 1% - 17% trong tổng sản lượng than khai thác được, tùy theo từng năm Đến năm 1940, tỷ lệ than xuất khẩu vẫn chiếm tới trên 60% tổng sản lượng than khai thác được tại Việt Nam Các hoạt động trong nước như sản xuất điện, vận tải đường sắt, đường thủy… chỉ tiêu thụ khoảng 30% tổng sản lượng than khai thác hàng năm

Về các cuộc đấu tranh cách mạng tại vùng mỏ: Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Trung ương bắt đầu gửi một số đồng chí đảng viên, chiến sĩ hoạt động cách mạng đi vô sản hoá vùng mỏ, như: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Quốc Việt, Ngô Huy Tăng, Lê Thanh Nghị, Đặng Châu Tuệ… Cuối tháng 2/1930, Cchi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở vùng mỏ Quảng Ninh được thành lập ở Mạo Khê (Đông Triều) do đồng chí Đặng Châu Tuệ làm Bí thư Chi bộ, mở ra bước ngoặt quan trọng cho phong trào công nhân tại khu mỏ Cho đến năm 1936, ở vùng mỏ đã có rất nhiều chi bộ hoạt động bí mật dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhận thấy cần có những cuộc bãi công để chấm dứt đàn áp của Pháp và bè lũ tay sai, Chi bộ đã thống nhất thực hiện cuộc tổng bãi công với khẩu hiệu trọng tâm là “kỷ luật và đồng tâm, chúng

Trang 38

ta nhất định thắng” Kỷ luật tức là bãi công phải dứt khoát, đồng loạt; đồng tâm

là tất cả các mỏ đều không đi làm

Ngày 12-11-1936, giai cấp công nhân khu mỏ đã nhất tề quật khởi, anh dũng đấu tranh chống chế độ bóc lột hà khắc của chủ mỏ, đòi chủ mỏ phải tăng lương, giảm giờ làm, không dùng bạo lực điều hành sản xuất Đây là cuộc đấu tranh vĩ đại nhất của giai cấp công nhân khu mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng và trở thành ngày truyền thống của thợ mỏ vùng than Cuộc tổng bãi công khởi đầu vào ngày 12/11/1936 với hơn 3 vạn phu mỏ Đảng lãnh đạo tính toán những yếu

tố như công nhân bãi công kéo dài không có tiền lương, nên đã lo ăn, trang thiết

bị để công nhân có thời gian đấu tranh Thực dân Pháp vào đàn áp, nhưng đến đâu công nhân cũng đấu tranh, trở thành một khối đoàn kết thống nhất, thì Pháp không biết đàn áp ai Kéo dài đến ngày thứ 7 không có than đưa về chính quốc, bọn chủ mỏ phải nhượng bộ những yêu sách của chúng ta, đó là giảm giờ làm, tăng lương và dứt khoát không được đánh đập phu mỏ Ngày 12/11 trở thành

“ngày Vùng mỏ bất khuất”, nay đổi tên thành ngày truyền thống công nhân vùng

mỏ, ngày truyền thống ngành Than

Thắng lợi của cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã cổ vũ công nhân toàn khu mỏ Quảng Ninh đồng loạt nổi dậy bãi công Ngày 23/11/1936, công nhân nhà máy cơ khí Hồng Gai, nhà máy sàng - luyện than Hồng Gai, nhà máy điện Cột 5, các mỏ than Hà Tu, Hà Lầm đồng loạt bãi công Ngày 24/11/1936, công nhân mỏ than Mông Dương kéo đến gặp chủ mỏ đòi tăng lương Ngày 25/11/1936, công nhân nhà sàng Cửa Ông và cảng Cửa Ông, các

mỏ than Kế Bào, Cái Đá, Đồng Đăng cũng cấp tập bãi công đòi quyền lợi chính đáng của người lao động Ngày 27/11/1936, công nhân khu vực Hà Tu, Hà Lầm, Cai Đá… hàng nghìn người tập trung tại sân bóng đá Hồng Gai biến thành cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng

Chiều 28/11/1936, giới chủ mỏ toàn vùng than từ mỏ than Mông Dương,

Kế Bào, Cẩm Phả, Hà Tu, Hà Lầm, Cai Đá, Đồng Đăng, Uông Bí, Vàng Danh, Mạo Khê, Đông Triều… đã phải nhượng bộ tăng 10% lương cho tất cả công nhân mỏ

Trang 39

Đầu năm 1945, tình hình ở khu mỏ Cẩm Phả rất phức tạp, Pháp đầu hàng

và dâng khu mỏ cho phát xít Nhật Nhật đàn áp, bắt bớ, đánh đập công nhân rất

dã man Sau khi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở nhiều nơi, không khí cách mạng ở vùng mỏ càng thêm sôi sục Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân vùng mỏ Cẩm Phả đã vùng lên tham gia giành chính quyền cách mạng về tay nhân dân Đến năm 1946, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hàng vạn người con Cẩm Phả lên đường theo tiếng gọi của non sông Những người ở lại thì vừa tập trung lao động sản xuất, vừa tham gia chiến đấu bảo vệ vùng mỏ Ngày 24.4.1955, khu mỏ Hồng Quảng hoàn toàn giải phóng, công nhân bắt tay vào công cuộc khôi phục mỏ; tổ chức các phong trào thi đua sản xuất, mở rộng quy mô, từng bước nâng cao sản lượng khai thác Cả vùng mỏ khi

ấy hừng hực khí thế lao động hăng say

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một lần nữa, vùng mỏ lại cùng cả nước lao động và chiến đấu quên mình Nơi đây những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ là trọng điểm sản xuất của cả nước, để chi viện cho miền Nam cả sức người, sức của, cũng là trọng điểm những cuộc bắn phá điên cuồng của giặc Tháng 7.1967, hơn 2.000 thanh niên ưu tú đang làm việc trong các mỏ than đã huy động để chi viện cho chiến trường miền Nam Cái tên Binh đoàn Than không phải là phiên hiệu trong quân đội nhưng đã đi vào lịch sử như một huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…

Những chặng đường lịch sử nêu trên đã khẳng định mỗi trang sử vẻ vang của nhân dân vùng mỏ, những hy sinh thấm bao mồ hôi và cả máu của thợ mỏ, của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh

1.2.3 Đặc điểm văn hoá công nhân vùng mỏ

Văn hóa công nhân mỏ cùng với văn hóa biển và văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Ninh là những yếu tố nội sinh, cấu thành nền văn hóa Quảng Ninh thống nhất trong sự đa dạng, phong phú Trong đó, văn hóa công nhân mỏ là nét đặc sắc riêng có và hấp dẫn

Văn hóa của thợ mỏ nói riêng và vùng mỏ nói chung có nhiều nét đặc biệt Đó là sự đa dạng, phong phú, nhiều sắc màu Nhiều nhà nghiên cứu về văn

Trang 40

hóa cho rằng, sự phong phú, đa dạng của văn hóa vùng mỏ có được là do có sự giao thoa kỳ diệu giữa nhiều vùng văn hóa với nhau

Quảng Ninh là vùng đất tụ hội dân cư nhiều nơi về sinh sống, làm ăn từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến tận ngày nay Trong đó chủ yếu là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, từ Nghệ An, Hà Tĩnh ra các tỉnh phía Bắc Người công nhân khu mỏ Quảng Ninh gốc gác xưa kia vốn đa phần chính là những nông dân

ở các vùng, miền bị bần cùng hóa Họ về đây mang theo những nét tính cách, văn hóa riêng của các vùng, miền, nhưng rồi công việc, vùng đất mới tự nhiên khiến họ phải thay đổi, thích nghi Thợ mỏ đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau cùng với những người dân gốc tại Quảng Ninh đã cùng chung sống hài hòa, tạo nên sự giao thoa đặc biệt về văn hóa

Họ đã lập nên những phố thợ chênh vênh lưng núi Nhiều nơi lập thành những làng mỏ, những khu tập thể công nhân đông đúc họ ngày ngày ca kíp với nắng gió khắc nghiệt, chung vai sát cánh dưới những đường lò hay trên những tầng than tất

cả đã tạo nên tính cách mộc mạc nhưng chân thành, phóng khoáng của người thợ

mỏ Trong họ dần hình thành tình yêu với nghề, với vùng than

Truyền thống văn hóa, tính cách người thợ mỏ Quảng Ninh đã hình thành trong những năm tháng sục sôi tinh thần cách mạng, đấu tranh giải phóng Vùng

Mỏ ngày ấy Vùng Mỏ - cái nôi đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam

Giá trị cốt lõi nhất, làm nên đặc trưng của ngành Than là tinh thần kỷ luật

và đồng tâm Tinh thần này được hình thành dựa trên hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất: Trong suốt thời gian thống trị, chính sách bao trùm của bọn chủ

mỏ và chính quyền thực dân Pháp ở vùng mỏ là đàn áp, khủng bố với những thủ đoạn vô cùng tàn bạo Ở trong vùng đất “nhượng địa”, bọn chủ mỏ thực dân Pháp không đầu tư an sinh xã hội mà sử dụng tổng hợp các phương thức bóc lột kiểu tư bản, phong kiến và chủ nô với những thủ đoạn cưỡng bức kinh tế và siêu kinh tế hết sức tàn nhẫn nhằm mục đích thu lợi tối đa Người lao động bị bần cùng hóa và kiệt sức lao động Người thợ, bấy giờ gọi là phu mỏ, bị bắt làm việc kéo dài, có thể tới 12 tiếng, bị cúp lương, bị đánh đập, bị bắt bớ, tù đày, tra tấn, chém giết, nhưng không có pháp luật nào bảo vệ thân phận người thợ Họ buộc

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w