Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022

115 0 0
Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN LỆ QUYÊN ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2022 Ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN LỆ QUYÊN ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2022 Ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 8229015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Thị Hồng Vĩnh Thái Nguyên, Năm 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với luận văn khác Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Tác giả luận văn Trần Lệ Quyên ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6 5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .6 6 Đóng góp của luận văn 7 7 Kết cấu của luận văn 7 Chương 1 ĐẢNG BỘ THỊ XÃ - THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 8 1.1 Những nhân tố tác động đến chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ thị xã - thành phố Lai Châu 8 1.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 8 1.1.2 Chủ trương của các cấp Đảng bộ về phát triển kinh tế du lịch 13 1.1.3 Khái quát về thành phố Lai Châu và các điều kiện phát triển kinh tế du lịch .18 1.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thị xã – thành phố Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2015 24 1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ thị xã - thành phố Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2015 24 1.2.2 Quá trình chỉ đạo về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2015 27 Chương 2 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LAI CHÂU LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH 36 PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022 36 2.1 Những yêu cầu mới trong phát triển kinh tế du lịch 36 2.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 36 2.1.2 Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế du lịch ………………… 39 2.1.3 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch 42 2.2 Chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Lai Châu về đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch từ năm 2015 đến năm 2022 46 iii 2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2015 đến năm 2022 46 2.2.2 Đảng bộ thành phố Lai Châu chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch từ năm 2015 đến năm 2022 51 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .69 3.1 Một số nhận xét 69 3.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân 69 3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 76 3.2 Một số kinh nghiệm 81 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 100 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa chữ viết tắt Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association 1 ASEAN of South East Asian) Mỗi xã một sản phẩm (One commune one 2 OCOP product) coronavirus disease 2019 (nghĩa là bệnh virus 3 Covid-19 corona 2019) Đại học Quốc gia 4 ĐHQG Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product) 5 GDP Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) 6 UNWTO Nhà xuất bản 7 Nxb v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Lượng khách du lịch đến thành phố Lai Châu 72 giai đoạn 2010 -2022 72 Bảng 3.2 Các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Lai Châu 73 giai đoạn 2010 – 2022 73 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, sự tăng trưởng của ngành du lịch đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn của nước ta Bên cạnh đó, phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo Đảng ta luôn chú trọng đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác” [2, 1] Thành phố Lai Châu có diện tích 92,37 km², dân số là 42.973 người với 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 2 xã, phía Bắc giáp với huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường, phía Đông và Nam giáp huyện Tam Đường, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ Vị trí địa lý trên tạo cho Thành phố có lợi thế phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch và là vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng - an ninh của tỉnh Lai Châu Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, thành phố đã đổi thay cả về diện mạo cũng như đời sống của nhân dân Kinh tế, xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt chú trọng đến phát triển du lịch, khẳng định được vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, là đầu tầu trong phát triển kinh tế của tỉnh Từ năm 2010 đến năm 2022, Đảng bộ thành phố Lai Châu đã vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chủ trương về du lịch, khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế du lịch Đảng bộ thành phố đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn đầu tư phát triển du lịch Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, kinh tế du lịch Lai Châu có 2 nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Lai Châu Bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế du lịch ở thành phố Lai Châu còn gặp một số khó khăn, hạn chế: quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch chất lượng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch,… Để đánh giá đúng thực trạng sự phát triển kinh tế du lịch của thành phố Lai Châu trong những năm từ 2010 đến năm 2022, làm cơ sở cho việc ban hành các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn tiếp theo, cần có sự tổng kết về lý luận và thực tiễn, lý giải nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 ” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 2 Tình hình nghiên cứu Du lịch là ngành kinh tế mới nhưng rất quan trọng được Đảng ta xác định là “ngành kinh tế mũi nhọn” và đang có bước tiến phát triển mạnh mẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Nghiên cứu về du lịch đã được sự quan tâm của các nhà khoa học ở những phạm vi và mức độ khác nhau 2.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch nói chung Tác giả Vũ Mạnh Hà (2014), trong công trình Kinh tế du lịch [30], đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về du lịch, kinh tế du lịch Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về loại hình du lịch, điều kiện phát triển du lịch, các linh vực kinh doanh du lịch, lực lượng lao động trong du lịch, quy hoạch và tổ chức, quản lý ngành du lịch Trong công trình Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay (2016) [29], tác giả Nguyễn Sơn Hà đã đi sâu làm rõ một số vấn đề về nguồn nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, cụ thể là: quy mô, trình độ, cơ cấu và thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch Đề cập đến vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, cụ thể là Phát triển du lịch biên giới là góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng quốc gia (2017) [3], tác giả Ngô Hoài Chung đã làm rõ các vấn đề: phát 3 triển du lịch biên giới góp phần giải quyết và việc làm, giảm nghèo, giữ gìn và làm tăng các giá trị cảnh quan; bảo tồn các giá trị văn hoá Đồng thời, tác giả nhấn mạnh, vai trò của phát triển kinh tế du lịch vùng biên giới góp phần quan trọng trong việc giao lưu các dân tộc vùng biên giới, củng cố giữ gìn quốc phòng an ninh quốc gia, khu vực giáp biên, tạo điều kiện xây dựng đường biên hoà bình, hữu nghị Công trình “Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn” (2018) [65] của tác giả Phan Huy Xu, Võ Văn Thành gồm ba phần chính: Phần 1, đề cập đến những lý luận về du lịch học nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng; Phần 2, làm rõ những vấn đề cụ thể của du lịch Việt Nam như: tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, về đào tạo, làng nghề; Phần 3, khảo cứu về những thuật ngữ thường dùng của du lịch học và du lịch Việt Nam 2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề Đảng lãnh đạo phát triển du lịch Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch Công trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kì đổi mới (1986 - 2001) [53] của Nguyễn Văn Tài, cùng với việc hệ thống hóa về chủ trương của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986 - 2001), tác giả đã phân tích, làm rõ các yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch; phân tích, luận giải quá trình lãnh đạo phát triển du lịch; những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng và đúc kết được các kinh nghiệm có giá trị khoa học về lý luận và thực tiễn Tác giả Nguyễn Thế Thi có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch như “Một số quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế du lịch từ năm 1986 đến năm 2010” (năm 2017)” [55]; “Đảng lãnh đạo phát triển du lịch trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (2006 - 2017)” (2019) [56]; “Một số kinh nghiệm của Đảng lãnh đạo phát triển du lịch trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (2006-2017)” 4 (2019) [57] Các công trình đã hệ thống hoá và phân tích chủ trương phát triển du lịch của Đảng qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng từ năm 1986 đến năm 2017 Thông qua các công trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ rõ những bài học kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch Ngoài ra, các luận án, luận văn nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế du lịch như: Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Văn An (2017), Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) [1]; Nguyễn Thế Thi (2020), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 (Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng) Luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thu Nhàn (2013), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011 (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) [32]; Nguyễn Thị Phương (2014), Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2010 (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) [36]; Đoàn Hải Đăng (2014) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo phát triển du lịch giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) [27]; Nguyễn Thị Nhung (2018), Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2015 (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) [33]; Đàm Văn Trường (2022), Đảng bộ huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2020 (Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên) [54] Các luận văn nêu trên đã làm rõ về sự lãnh đạo của Đảng bộ ở từng địa phương cụ thể trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tiềm năng, lợi thế, tình hình thực tiễn của các địa phương Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế du lịch ở tỉnh Lai Châu thành phố Lai Châu Nghiên cứu về Lai Châu nói chung và thành phố Lai Châu nói riêng có một số luận văn, luận án thuộc các chuyên ngành khác nhau đã tiếp cận đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu nói chung, du lịch nói riêng như: Luận án “Đảng bộ tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2004 đến

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan