1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ tỉnh điện biên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020

134 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020
Tác giả Nguyễn Văn Cửu
Người hướng dẫn TS. Dương Thị Huyền
Trường học Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình “Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi..

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC -

NGUYỄN VĂN CỬU

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt nam

Mã số: 8229015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS DƯƠNG THỊ HUYỀN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình “Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo phát

triển giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn thạc sĩ có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào khác Mọi sự giúp đỡ của cá nhân

và tổ chức cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi nguồn gốc rõ ràng

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Cửu

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Lịch sử, Khoa khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tỉnh uỷ, UBND, HĐND, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập thông tin để hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn toàn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

6 Nguồn tài liệu 6

7 Đóng góp của luận văn 7

8 Bố cục của luận văn 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 8

1.1 Những nhân tố tác động đến giáo dục phổ thông của tỉnh Điện Biên và chủ trương của Đảng bộ tỉnh 9

1.2 Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông giai đoạn 2010 - 2015 21

Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ TH NG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020 42

2.1 Yêu cầu mới đối với sự nghiệp GDPT và những chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh 42

2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện 57

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 82

3.1 Nhận xét chung 82

3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu 100

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT : Công nghệ thông tin

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

GDNN - GDTX : Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên GDPT : Giáo dục phổ thông

GDQPAN : Giáo dục Quốc phòng an ninh

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1 Đội ngũ giáo viên, viên chức tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 27

Bảng 1.2 Quy mô phát triển hệ thống trường học tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 30

Bảng 1.3 Quy mô học sinh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 31

Bảng 3.1: Số lượng trường học tỉnh Điện Biên (2010 - 2020) 85

Bảng 3.3: Số lượng giáo viên tỉnh Điện Biên (2010 - 2020) 87

Bảng 3.4: Số lượng Giáo viên quản lý tỉnh Điện Biên (2010 - 2020) 88

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo Việt Nam đang có những đổi mới căn bản, toàn diện Trong những năm đầu thế kỷ XXI, giáo dục và đào tạo Việt Nam có những chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Do đó, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu

và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

Điện Biên là tỉnh miền núi Tây Bắc, kinh tế chậm phát triển, điểm xuất phát của tỉnh thấp, trình độ dân trí chưa cao và không đồng đều, do đó việc phát triển giáo dục phổ thông lại càng quan trọng và cấp thiết Tuy nhiên, việc đầu tư cho giáo dục ở Điện Biên còn gặp rất nhiều khó khăn, vì ở nhiều địa phương trong tỉnh, lứa tuổi 13 - 17 đã

là lao động chính trong gia đình, cộng với đói nghèo chi phối dẫn đến việc huy động học sinh ra lớp rất thấp, đặc biệt là cấp trung học phổ thông, tình trạng học sinh bỏ học tràn lan, chất lượng giáo dục có nhiều bất cập và thiếu tính bền vững

Thấy được sự cần thiết trong việc phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, định hướng việc làm, Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã có những chủ trương chính sách đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2010 đến năm

2020, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo Điện Biên đã đạt được những thành tựu quan trọng, các chỉ số về phát triển giáo dục đạt ở mức khá so với các địa phương ở Tây Bắc và từng bước hướng tới sự phát triển bền vững, có chất lượng cao Những thành công bước đầu đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển giáo dục và đào tạo ở những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Điện Biên

Trang 8

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Điện

Biên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020” làm luận

văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước Nghiên cứu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là đề tài được nhiều nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm tìm hiểu nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau Đã có không ít những công trình nghiên cứu, những bài viết về giáo dục đào tạo, đặc biệt là trong thời k đổi mới được công bố Nhìn một cách khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:

m c n tr n n n c u v o d c V ệt am qua c c t ờ kỳ nói chung:

Năm 2002, tác giả Đặng Bá Lâm công bố công trình Giáo d c Việt Nam những

thập n n đầu thế kỷ XXI - Chiến lược và phát triển Nội dung của cuốn sách được

trình bày những nội dung cơ bản như: Tình hình giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX; Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta trong vài thập kỷ tiếp theo; Các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong phát triển giáo dục; Các chương trình hành động trong giáo dục thể hiện tinh thần đổi mới của giáo dục Việt Nam, thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2001-

2010 và định hướng đến năm 2020

Năm 2007, tác giả Đỗ Hữu Châu với công trình Giáo d c Việt Nam nhữn năm

đầu thế kỷ XXI đã khái quát những thành tựu và hạn chế trong phát triển giáo dục ở

Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI Chất lượng giáo dục Việt Nam nhìn chung

đã có những tiến bộ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực cho đất nước trong thời k công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mặc dù vậy, so với đòi hỏi của đất nước trong thời k mới, nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục

Năm 2010, cuốn sách P t tr ển n n o d c V ệt am tron n ữn t ập n n

đầu t ế kỷ XXI t eo tư tưởn Hồ C í M n của tác giả Nguyễn Thị Nga đã phân tích

khái quát tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục trên những khía cạnh như mục

Trang 9

triển con người, phát triển giáo dục ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, mà còn định hướng cơ bản đối với việc đổi mới, chấn hưng phát triển nền giáo dục Việt Nam trong thời gian tới

Ngoài ra, ở Việt Nam còn nhiều công trình khác như Phạm Minh Hạc (chủ biên): Trần Hồng Quân “Giáo dục 10 năm đổi mới và chặng đường trước mắt” Nxb hoa học Xã hội, Hà Nội, 1996; Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo thời k đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2002) “Quản lý giáo dục” của Bùi Quang Tứ, Nxb ĐH

Sư phạm Hà Nội, 2006; Trần hánh Đức: Sự phát triển các quan điểm giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011;Phạm Văn Linh: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam: Thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2014; Phạm Văn Linh (Chủ biên): Định hướng chiến lược, giải pháp đột phá

nh m đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015; Lê Văn Liêm: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nội hàm cơ bản

và đặc trưng chủ yếu”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12, 2014 Những tác phẩm trên thể hiện nhiều quan điểm chung, những nhận định chung nhất về nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đề cập đến giáo dục phổ thông với tư cách là một bậc học và cần có

sự quan tâm chỉ đạo của Đảng để đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội

m c n tr n đ cập đến chủ trươn của Đảng v giáo d c: Nghiên cứu chủ

trương của Đảng về giáo dục gồm có những công trình: Nghiêm Đình V “Phát triển

giáo d c - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đản ”, (Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội, 2008); Nguyễn Minh Hiển, “Ngành giáo dục - đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai Nghị quyết Đại hội IX” Đặc biệt là công trình Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong Văn kiện đại hội XII của Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (Nxb Chính trị Quốc gia

sự thật) năm 2017 Qua những công trình trên cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam có

quan điểm nhất quán về giáo dục: giáo dục là “quốc sách hàng đầu” cùng với khoa học

và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

Các luận văn, luận án nghiên c u v giáo d c - đào tạo: Luận án Tiến sĩ Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo d c - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ph c v sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” của Nguyễn

Thanh (Viện Triết học, 2011); Luận án Tiến sĩ của Đoàn Thị Yến “Đảng bộ tỉnh Thái

N uy n lãn đạo sự nghiệp giáo d c phổ thông từ năm 1997 đến 2010”; Nguyễn Sỹ

Trang 10

Hà, Đảng bộ tỉn Hòa B n lãn đạo sự nghiệp giáo d c phổ thông từ 1991 đến năm

2001; “Đảng bộ tỉn Y n B lãn đạo sự nghiệp giáo d c phổ thông từ năm 1996 đến 2010” của Nguyễn Thị Thùy Chi; Đoàn Thị H ng, “Đảng bộ tỉnh Cao Bằn lãn đạo

sự nghiệp giáo d c phổ thông từ năm 2010 đến năm 2019”

Những công trình đề cập đến vấn đề giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng rất phong phú, đa dạng Những tài liệu trên đây đã giúp tác giả có được nguồn tư liệu phong phú để tham khảo cho luận văn của mình

Liên quan đến đề tài đã có rất nhiều công trình khoa học nhìn nhận dưới nhiều góc độ, ở nhiều địa phương, các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh vai trò quan trọng, quyết định của giáo dục - đào tạo trong sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu phải tập trung phát triển giáo dục, coi đây là chìa khóa thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tìm hiểu, phân tích thực trạng giáo dục nước ta, đề

ra những giải pháp, những vấn đề cần phải tháo gỡ và đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, đề cập cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông chưa có một công trình nào tìm hiểu, nghiên cứu một cách

toàn diện, sâu sắc Vì thế, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo phát

triển giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tác giả mong muốn được góp phần nhỏ trong bước đầu tìm hiểu về các chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên trên lĩnh vực quan trọng này

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.2 Nhiệm vụ

- Phân k lịch sử, trình bày và phân tích các sự kiện lịch sử một cách có hệ thống theo trình tự thời gian, gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn; làm

Trang 11

- hái quát chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về giáo dục từ năm 2010 đến năm 2020 Từ đó, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông

Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của Đảng bộ tỉnh Điện Biên; từ đó tổng kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hơn chủ trương về phát triển GDPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Điện Biên đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông; quá trình chỉ đạo hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ về giáo dục phổ thông thông qua hoạt động của các cấp bộ đảng, chính quyền, ban ngành chức năng ở địa phương từ năm 2010 đến năm 2020

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quan điểm, chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Điện Biên trong việc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông; sự chỉ đạo của Đảng bộ để hiện thực hóa những chủ trương của Đảng

- Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2020 qua hai nhiệm k Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên: Nhiệm k XII (2010 - 2015) và nhiệm

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và những quan điểm đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam

về giáo dục và đào tạo

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề này, tác giả đã sử dụng chủ yếu phương pháp lịch

sử và phương pháp logic:

Trang 12

Sử dụng phương pháp lịch sử để phục dựng, tái hiện trung thực những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên đối với sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020; quá trình nhận thức, đề ra chủ trương và chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông qua hai giai đoạn, tương đương hai nhiệm k Đại hội đại biểu tỉnh Điện Biên: 2010 - 2015 và 2015 - 2020

Sử dụng phương pháp logic để nghiên cứu tổng quát sự lãnh đạo của Đảng

bộ tỉnh Điện Biên đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm

2020 Đồng thời, đưa ra những nhận xét, đánh giá và chỉ ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn nh m so sánh sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về phát triển giáo dục phổ thông giữa hai giai đoạn

2010 - 2015 và 2015 - 2020

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp cơ bản khác của khoa học lịch

sử như p ân tíc , tổn ợp, đố c ếu, t ốn k , để xử lý các số liệu nh m dựng lại quá

trình Đảng bộ tỉnh Điện Biên hoạch định chủ trương và chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020

6 Nguồn tài liệu

- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo

- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, XIII, những Nghị quyết, Chỉ thị, kế hoạch, thông tư, chương trình của Trung ương Đảng và Chính phủ;

- Các văn kiện của các cấp đảng bộ và chính quyền tỉnh Điện Biên (Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh) bao gồm các các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kế hoạch, thông

tư, chương trình, đề án Ngoài ra, còn có các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Điện Biên từ năm 2010 đến năm 2020

- Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo có liên quan (báo, tạp chí, đề tài khoa học, chuyên khảo) do các cơ quan nghiên cứu đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện

Trang 13

7 Đóng góp của luận văn

- Trình bày có hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2010 đến năm 2020 Qua đó làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên đối với sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Bước đầu nêu lên những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu về quá trình Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo giáo dục phổ thông ở Điện Biên giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc biên soạn lịch sử truyền thống của Giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy ở các trường học trên địa bàn tỉnh Điện Biên

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương

C ươn I: Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ

năm 2010 đến năm 2015

C ươn II: Đảng bộ tỉnh Điện Biên tăng cường lãnh đạo phát triển giáo dục

phổ thông từ năm 2015 đến năm 2020

C ươn III: Nhận xét và bài học kinh nghiệm

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015

Trang 15

1.1 Những nhân tố tác động đến giáo dục phổ thông của tỉnh Điện Biên và chủ trương của Đảng

Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam có chung đường biên giới với 2 quốc gia là Trung Quốc và Lào Trên tuyến biên giới Việt - Lào có 2 cửa khẩu đã được mở

là Huổi Puốc và Tây Trang Trên tuyến biên giới Việt - Trung đã mở và nâng cấp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu quốc gia - đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào và Tây Nam Trung Hoa Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để tỉnh Điện Biên đẩy mạnh giao lưu kinh tế, thương mại, chính trị văn hóa của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc với Đông Bắc Mianma Do đó, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện tốt những mối quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước láng giềng, đồng thời cũng nâng cao nhận thức của giới trẻ để có thể thích ứng đối với những tác động tiêu cực ở vùng biên giới

Địa hình của tỉnh Điện Biên khá hiểm trở, ngoài lòng chảo Điện Biên và một số khu vực thuộc huyện Mường Ảng, Tuần Giáo, cao nguyên ở Mường Nhé, Tủa Chùa địa hình tương đối b ng phẳng, còn hầu hết là địa hình đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nhất là mạng lưới giao thông kết nối và tổ chức các điểm dân cư Địa hình đa dạng phức tạp nên khó khăn cho việc xây dựng các trường học, việc đến trường của học sinh phổ thông ở Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc thiểu số với trên 80% dân

số sống b ng nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 108.158 ha, chiếm 11,32% diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765 ha (chiếm 32,42%), diện tích đất chuyên dùng 6.053 ha (chiếm 0.68%) Ngoài

Trang 16

ra, Điện Biên còn có 528.370 ha đất chưa sử dụng (chiếm 55,3%) tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đồi núi (chiếm 96,9%) Điện Biên chỉ có một số loại khoáng sản chính như than đá, đá đen, vàng, cát, sỏi và các loại vật liệu xây dựng khác Nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương

Như vậy, Điện Biên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp Để khai thác hết những tiềm năng này, ngoài những yêu cầu về vốn và công nghệ, Điện Biên cũng cần tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để phù hợp với xu thế phát triển chung của kinh tế trong khu vực Tây Bắc và trên phạm vi cả nước

1.1.1.2 Đ u kiện kinh tế - xã hội

Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, từ năm 2010 đến năm 2020, kinh

tế tỉnh Điện Biên tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa nhiều thành phần; đã và đang hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh, kết hợp mở rộng vùng cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với cơ sở chế biến có quy mô và công nghệ phù hợp; đồng thời hình thành các khu đô thị mới góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh bình quân cả thời k 2011 - 2015 tăng 9,12%/năm; mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.106,6 USD, gấp 1,84 lần

so với năm 2010 Nhịp độ phát triển bình quân thời k 2011 - 2015 khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,53%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,3%/năm; khu vực dịch vụ tăng 12,95%/năm [17]

Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 13,37%/năm Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 ước đạt 824,94 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 7.242 tỷ đồng gấp 2,99 lần so với năm 2010

Dân số Điện Biên trên 538,100 người, với mật độ dân số 56 người/km2 Gồm

19 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 37.99%; dân tộc Mông chiếm 34.8%; dân tộc inh chiếm 18.42%; dân tộc hơ Mú chiếm 3.3%; còn lại là các dân tộc khác Dân số ở Điện Biên ít, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ phát

Trang 17

những địa bàn núi cao đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Điện Biên cần phải có những chủ trương, chính sách phù hợp [17]

Tỉnh Điện Biên có di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch

và nghiên cứu lịch sử Bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: hồ Pa hoang, suối nước nóng Hua Pe, U Va, thác Mường Luân, thành Bản Phủ Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều dân tộc cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, rất thích hợp để phát triển du lịch văn hóa

Theo chiến lược phát triển du lịch Điện Biên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Điện Biên là một trong 3 địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng trung du miền núi Bắc Bộ Theo đó, tỉnh có 1 điểm đến được xác định đầu tư thành khu du lịch quốc gia: Điện Biên Phủ - Pá Khang - Mường Phăng Hướng phát triển là phát huy thế mạnh của những sản phẩm du lịch mà tài nguyên đặc trưng là quần thể di tích lịch sử, bản văn hóa các dân tộc, danh lam thắng cảnh Trong những năm gần đây được sự quan tâm, hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh đã triển khai nâng cấp, mở rộng sân bay Mường Thanh và mở rộng các đường bay ra các thành phố lớn như Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh; dự án xây dựng đường cao tốc Sơn La - Điện Biên - Tây Trang; một số tập đoàn lớn đầu tư cho phát triển kinh tế ở Điện Biên như tập đoàn VinGroup Cơ sở hạ tầng này góp phần thúc đẩy sự giao lưu kinh tế - văn hóa của Điện Biên với các địa phương khác trong cả nước, đồng thời tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển của giáo dục Điện Biên

1.1.1.3 T n n o d c p ổ t n tỉn Đ ện B n trước năm 2010

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI, nhiệm kì

2005 - 2010, sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh Điện Biên đạt được nhiều kết quả tích cực:

Thứ nhất, về hệ thống giáo dục: trước năm 2010, Quy mô, mạng lưới giáo dục tiếp tục mở rộng Trong năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh Điện Biên có 479 trường học trong đó Mầm non có 165 trường với 43.106 trẻ; Tiểu học có 172 trường với 61.566 học sinh, cấp THCS gồm 112 trường với 1.330 lớp, 36.773 học sinh (tăng 02 trường, tăng 1193 học sinh so với cuối năm học trước); cấp THPT gồm 28 trường với 410 lớp, 13.404 học sinh (tăng 7 trường, giảm 139 học sinh so với cuối năm học trước); 01

Trang 18

trường THPT chuyên, với 757 học sinh; 01 trường PTDTNT tỉnh, với 448 học sinh[27] Năm 2009, Điện Biên là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng Đề án và tổ chức thành công việc nâng cấp các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện từ cấp THCS lên cấp THPT Toàn tỉnh năm 2010 có 09 trường PTDTNT (có 01 trường PTDTNT THPT chưa hoạt động do chưa có cơ sở vật chất); trong đó: 01 trường PTDTNT cấp tỉnh; 08 trường PTDTNT cấp huyện Đây là một trong những thành tựu

tiêu biểu của giáo dục tỉnh Điện Biên trước năm 2009

Thứ hai, về chất lượng đội ngũ giáo viên: hông ngừng đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục, đổi mới quản lý tài chính, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục Thực hiện ba công khai: Công khai chất lượng giáo dục, đào tạo; công khai các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên; công khai thu, chi tài chính Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp tiếp tục được bổ sung, về số lượng, nâng cao chất lượng, từng bước đồng

bộ về cơ cấu; hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

So với năm 2000, số cán bộ quản lý và giáo viên Tiểu học tăng 1,6 lần, Trung học cơ

sở tăng 2,7 lần; Trung học phổ thông tăng 3,2 lần; Cao đẳng, chuyên nghiệp, dạy nghề tăng 2,5 lần Năm 2007, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn của giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học là 99,3%; trung học cơ sở 91,5%; trung học phổ thông 91,3% Cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn hóa và được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu công tác Công tác phát triển Đảng trong trường học đã được quan tâm, đẩy mạnh: 100% trường học có đảng viên;

số cán bộ, giáo viên là Đảng viên chiếm 20,5%; tăng 7,5% so với năm 2000 Hiện tại cấp trung học có 4.890 cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Cấp THCS: 3.347 cán bộ, nhân viên, giáo viên; trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 91,2% ( Số giáo viên dưới chuẩn là các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất); cấp THPT và Bổ túc THPT: 1.543 cán bộ, nhân viên, giáo viên; trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 90,1% (Số dưới chuẩn là giáo viên các môn Giáo dục thể chất, Tin học và đang học nâng chuẩn) [27]

Thứ ba, về phổ cập giáo dục - xóa mù chữ: Từ năm 2000, toàn tỉnh Điện Biên hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đến năm 2007 tiếp tục

Trang 19

cập giáo dục trung học cơ sở được triển khai tích cực Tính đến tháng 12/2007 toàn tỉnh đã có 97,1% số người trong độ tuổi được công nhận biết chữ; 61/106 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 3/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở (74/106 xã, phường đạt chuẩn) [27] Năm

2008, Điện Biên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS, về đích sớm 2 năm so với kế hoạch, đứng thứ 50/63 tỉnh, thành trong cả nước [28] Năm 2009, Điện Biên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, về đích sớm 1 năm so với kế hoạch, đứng thứ 50/63 tỉnh, thành trong cả nước [29]

Thứ tư, về cơ sở vật chất: Tổng số phòng học năm 2007 là 6.259 phòng, tăng

3221 phòng học so với năm học 2000 Trong đó: số phòng học kiên cố chiếm 41,3%; bán kiên cố chiếm 16,5%; đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu phòng học, không còn phòng học 3 ca và xóa dần phòng học tạm tranh tre, nứa, lá Toàn tỉnh có 91 trường có thư viện, chiếm 23,9% số trường Bên cạnh đó, nhiều trường đã có tủ sách dùng chung Các phòng học bộ môn, thư viện, thí nghiệm trường học từng bước được đầu tư xây dựng; thiết bị dạy học được đầu tư theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông Sân chơi, bãi tập, vườn trường, tường rào và khuôn viên trường học được cải thiện theo hướng khang trang, xanh, sạch, đẹp Các trường THPT được đầu tư thiết bị máy vi tính, nhiều trường THCS và trường THPT được nối mạng internet phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và các hoạt động dạy, học [27]

Tính đến cuối năm học 2009 - 2010 cấp THCS có: 1.17.4 phòng học, trong đó

770 phòng học kiên cố, 148 phòng học bán kiên cố, 256 phòng học tạm, 36 phòng máy tính với 948 máy tính dùng cho học tập (299 máy nối mạng); cấp THPT có: 437 phòng học, trong đó 415 phòng học kiên cố, 22 phòng học bán kiên cố, 38 phòng máy tính với 920 máy tính dùng cho học tập (497 máy nối mạng) [29]

Sở GD&ĐT tiếp tục đầu tư thiết bị dạy học bổ sung lớp 10, l1, 12; các phòng GD&ĐT đầu tư thiết bị bổ sung cho các khối lớp 6 - 9 Tổng kinh phí mua thiết bị dạy học bổ sung năm học 2009 - 2010 cấp THCS 1.443 triệu đồng, cấp THPT 1.832 triệu đồng

Thực hiện chính sách cấp sách giáo khoa cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh thuộc các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đang theo học các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, đảm bảo mục tiêu mỗi học sinh được mượn 01 bộ sách giáo khoa Tổng kinh phí mua sách giáo khoa cấp

Trang 20

THCS 1.598 triệu đồng, cấp THPT 1.017 triệu đồng, số sách giáo khoa đã được bàn giao kịp thời cho các trường (cuối tháng 7/2009) [29]

Thứ năm, về trường chuẩn quốc gia: Từ năm 2000 đến năm 2010, Sở Giáo dục

và đào tạo tỉnh Điện Biên đã triển khai công tác thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia, chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch và đăng ký lộ trình phấn đấu, thẩm định đạt chuẩn quốc gia trong năm học Sở đã tham mưu với lãnh đạo tỉnh, phối hợp với cấp huyện, thị xã, thành phố quan tâm, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia Chỉ đạo các trường đã đăng ký, song chưa đạt chuẩn phải phấn đấu đối với tiêu chí chưa đạt Tuy nhiên, do địa phương thuộc tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, về cơ sở vật chất trường học còn thiếu, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, chất lượng học sinh (hơn 80% là học sinh dân tộc thiểu số) chưa cao, diện tích khuôn viên trường chưa đủ tiêu chuẩn nên tỷ

lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp học THCS, THPT chưa cao ết thúc năm học

2010 có 16 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, chiếm 14,0% số trường THCS trong

toàn tỉnh Chưa có trường THPT đạt chuẩn quốc gia [29]

Thứ sáu, về chất lượng giáo dục: Số lượng, tỷ lệ huy động học sinh năm 2007

tăng so với năm 2000 cụ thể như sau: Cấp tiểu học: có 54.768 học sinh, giảm 9.825 học sinh Riêng trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 97%, tăng 11,3%; tỷ lệ học sinh dân tộc 88,9%, tăng 9,6% Cấp trung học cơ sở: có 34.467 học sinh; tăng 12.639 học sinh Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 98,1%, tăng 20,5% Tỷ lệ học sinh dân tộc 82,3%, tăng 8,0% Cấp trung học phổ thông: có 15.624 học sinh; tăng 9.615 học sinh

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 78%, tăng 21,2% Tỷ lệ học sinh dân tộc 67,7%, tăng 33,5% so với năm 2000 [27] Năm 2000 số lượng học sinh Điện Biên trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học sinh diện cử tuyển là 397 học sinh chiếm 8% tổng số học sinh tốt nghiệp THPT Năm

2007 số lượng học sinh Điện Biên trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học sinh diện cử tuyển là 1.229 người, chiếm 16% số học sinh tốt nghiệp THPT; so với năm 2000 tăng 8% [27]

Những kết quả đạt được trên đây là do các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể

và nhân dân tỉnh Điện Biên đã tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung

Trang 21

hiếu học và đang vươn lên chiến thắng đói nghèo và lạc hậu Nhận thức về giáo dục và phong trào học tập của nhân dân đã có bước phát triển đáng kể và ngày càng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục một cách sâu sắc và hiệu quả hơn Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các nhà giáo và số đông học sinh, sinh viên đã có nhiều cố gắng, vượt khó, tâm huyết gắn bó với nghề, tích cực học hỏi vươn lên

Bên cạnh những thành tích đạt được, sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh Điện Biên trước năm 2010 vẫn còn một số hạn chế, thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:

Đầu tiên, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở mầm non, trung học phổ thông còn thấp, nhất là ở vùng cao, biên giới và vùng đặc biệt khó khăn (mầm non tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 8,2%; mẫu giáo 66,5%; trung học phổ thông 43%) Nhiều xã đặc biệt khó khăn chưa có lớp mầm non ở bản Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp còn ở mức thấp Số giáo viên, cán bộ quản lý giỏi phân bố không đều, chiếm tỷ lệ cao ở thị xã, thị trấn; thiếu ở vùng sâu, vùng xa [29]

Thứ hai, cơ sở vật chất trường học vẫn còn thiếu thốn, số lượng phòng học mượn, tạm còn nhiều (34,9% phòng học tạm, 7,3% phòng học mượn) Các phòng học chức năng, nhà hiệu bộ, nhà nội trú cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên thiếu trầm trọng [29]

Thứ ba, công tác xã hội hóa giáo dục chuyển biến chưa mạnh mẽ, quá trình hình thành các loại hình giáo dục ngoài công lập còn chậm (năm 2010 toàn tỉnh chưa

có trường ngoài công lập) Quy mô học sinh, học viên hệ đào tạo ngoài công lập chiếm

sở vật chất còn nhỏ lẻ, dàn trải và chủ yếu dựa vào các Dự án và nguồn ngân sách Nhà nước hả năng đóng góp của nhân dân còn hạn chế Nhu cầu học tập của nhân dân

Trang 22

ngày càng cao, các điều kiện đảm bảo cho giáo dục và đào tạo còn chưa đáp ứng kịp thời cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sự nghiệp giáo dục [38] Chưa

có những chính sách ưu đãi kịp thời để thu hút được cán bộ, giáo viên giỏi về công tác tại vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn

Những hạn chế là những thách thức to lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên Do đó, từ năm 2010 trở đi, Đảng bộ tỉnh Điện Biên tập trung đẩy mạnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển

1.1.2 Chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng đối sự phát triển của quốc gia, dân tộc Nhận thức rõ vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công b ng và văn minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam

luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” Do đó, Đại hội đã quyết định tiến hành đổi mới giáo dục: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [43] Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các bộ ban ngành trung ương đã ban hành các chỉ thị, thông tư để hướng dẫn việc thực hiện chủ trương của Đảng

Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn” nêu rõ phải thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS với chất lượng

và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện Giáo dục phổ thông cần nâng cao chất lượng đào tạo gắn với dạy nghề nh m đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước [5] Nghị

Trang 23

đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; xác định công tác chăm lo giáo dục cho toàn dân và xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của gia đình và toàn xã hội; phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là

cơ sở tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020

và những năm tiếp theo [39]

Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XI ban hành ết luận số 51- L/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 về đề án “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [2] ết luận đã chỉ rõ: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của

sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm , trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề) Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp Các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành giáo dục triển khai đợt sinh hoạt, hiến kế và xây dựng chương trình hành động, khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, việc lạm thu và

sử dụng không đúng mục đích, tiêu cực trong thi cử Tích cực triển khai Chỉ thị số CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; tăng cường dạy và học ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc dân; chuẩn bị đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết chính sách đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [5]

Trang 24

10-Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Ban Chấp hành Trung ương

đã họp và ra Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [3] Nghị quyết đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo:

Thứ nhất, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai, Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn

đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước

đi phù hợp

Thứ ba, Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Phương pháp học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Thứ tư, Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -

xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan của lịch sử Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả

Thứ năm, Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hoá, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo

Trang 25

Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập với ngoài công lập, giữa các vùng, miền trong cả nước Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng hải đảo, vùng sâu, vùng xa

và các đối tượng chính sách Thực hiện từng bước dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo

Thứ bảy, Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế vừa phát triển giáo dục và đào tạo vừa phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước

Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề ra mục tiêu tổng quát của giáo dục là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt

và làm việc hiệu quả

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt;

có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học trong đó có giáo dục phổ thông: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục

lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, khả năng ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích người học học tập suốt đời Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015 Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ

sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng được yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau

Trang 26

phổ thông có chất lượng Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020 Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương”

Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, Nghị quyết 29 cũng đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng: Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục

và đào tạo; Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Thứ ba, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan; Thứ tư, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Thứ năm, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản

lý chất lượng; Thứ sáu, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; Thứ bảy, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; Thứ tám, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; Thứ chín, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo

Đây là một nghị quyết đánh dấu một bước phát triển tư duy về giáo dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Nội dung của Nghị quyết đã đánh giá toàn diện thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực phát triển giáo dục và đào tạo kể từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII; xây dựng các quan điểm chỉ đạo; mục tiêu, nhiệm

vụ, giải pháp nh m tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Quan điểm chỉ đạo có vị trí, ý nghĩa quan trọng hàng đầu là:

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”

Việc học theo kiểu truyền thống không còn phù hợp với tình hình phát triển Việt Nam lúc đó Nghị quyết 88/2014/QH13 “Về đổi mới chương trình, sách giáo

Trang 27

thực hiện “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các đề

án khác có liên quan nh m bảo đảm đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; h ng năm đánh giá kết quả thực hiện trong báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội” Năm

2014, Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết 33-NQ/TW, Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” Trung ương Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức việc học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết

Hệ thống quan điểm chỉ đạo Nghị quyết đưa ra có nhiều điểm mới so với trước đây như: khẳng định đầu tư cho giáo dục và đào tạo được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, làm rõ việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Đây cũng chính là cơ sở, nền tảng để Đảng bộ tỉnh Điện Biên từ năm 2010 đưa ra những chủ trương, biện pháp phù hợp để phát triển giáo dục và đào tạo ở tỉnh đạt được nhiều thành tựu, hội nhập với các nước trên thế giới

1.2 Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn

2010 - 2015

1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Trong 5 năm (2006 - 2010), thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc ở tỉnh Điện Biên đã khắc phục mọi khó khăn, cố gắng vươn lên giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực [20] Trong bối cảnh đất nước sau gần 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và đang có những bước đi vững chắc trong thời k phát triển mới, thời k đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công b ng, văn minh”, Đại hội đại biểu Đảng

bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII được tiến hành từ ngày 26 đến ngày 29/10/2010 [20]

Trang 28

Đại hội đã đề mục tiêu phát triển của tỉnh Điện Biên nhiệm k 2010 - 2015 là:

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung xóa đói giảm nghèo, thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh Phát triển toàn diện văn hóa - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới quốc gia; tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại Sớm đưa tỉnh Điện Biên ra khỏi tình trạng kém phát triển” [20]

Đối với giáo dục và đào tạo, Đại hội đã xác định rõ: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học Xây dựng hệ thống trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên

đủ, đồng bộ, đạt chuẩn và trên chuẩn Đổi mới công tác dạy và học, xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Thực hiện xã hội hóa giáo dục và chủ trương đa dạng hóa các loại hình học tập đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [20]

Đối với giáo dục phổ thông, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ Tỉnh Điện Biên nêu ra các chỉ tiêu cụ thể như: Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh các cấp lên lớp đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 90%; trên 46% số trường đạt chuẩn quốc gia Về cơ sở vật chất: trên 85% phòng học được kiên cố

Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 23/3/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu, sớm đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu từng bước trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền núi phía Bắc [58] Chỉ tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông được đề ra trên cơ sở Nghị quyết Đại hội XII là “Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh các cấp lên lớp đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 90%, trên 46% số trường đạt chuẩn quốc gia” Nhiệm vụ chủ yếu là Nâng cao chất lượng, phát triển quy mô giáo dục - đào tạo một cách hợp lý, cân đối giữa các cấp học, giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và định hướng

Trang 29

Xác định giáo dục là nền tảng của đào tạo nguồn nhân lực Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Phát triển giáo dục toàn diện, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục

Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục ”mũi nhọn”, coi trọng cả ba nội dung: Dạy làm người, dạy chữ

và dạy nghề Chú trọng giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng, lý tưởng sống, kỹ năng và phương pháp làm việc; Tăng cường các hoạt động xã hội nh m xây dựng nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc và phát triển toàn diện

Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về

cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, nâng cao năng lực chuyên môn, đặc biệt coi trọng phẩm chất đạo đức của người thầy Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp để ứng dụng những phương pháp dạy học tiên tiến theo lộ trình cải cách giáo dục chung của cả nước nh m nâng cao toàn diện chất lượng dạy và học, đảm bảo trình độ giáo dục - đào tạo của tỉnh tiếp cận gần với trình độ chung của

cả nước

Nh m tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 20-CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị khóa XI, ngày 22 tháng 7 năm 2013, Tỉnh ủy Điện Biên đã

ra chỉ thị số 34-CT-TU yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như [50]: Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng dẫn, nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các ban ngành, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong chăm sóc và giáo dục

và bảo vệ trẻ em

Tóm lại, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục phổ thông được

Đảng bộ tỉnh Điện Biên xác định với các nội dung chính sau: p t tr ển mạn lướ

trườn ọc; cơ sở vật c ất, tran t ết bị o d c và n ân s c ; xây dựn và nân cao c ất lượn độ n ũ n à o, c n bộ quản lý o d c; nân cao c ất lượn , ệu quả o d c và đào tạo

Trang 30

1.2.2 Chỉ đạo thực hiện

Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo, UBND tỉnh Điện Biên từ năm 2010 đến năm 2015 đã cụ thể hóa b ng các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nh m phát triển giáo dục và đào tạo hàng năm và từng giai đoạn thông qua các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Chỉ thị, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông:

Hàng năm, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định về kế hoạch thời gian năm học của chương trình giáo dục phổ thông; Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên trong năm học; Quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục, Quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ UBND tỉnh Điện Biên cũng chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố

tổ chức thực hiện các đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành tỉnh Điện Biên đã tích cực chỉ đạo lồng ghép, phối hợp các đề án, chương trình về giáo dục trên địa bàn tỉnh, tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông một cách hiệu quả trên các lĩnh vực chủ yếu sau:

1.2.2.1 C ỉ đạo xây dựn độ n ũ n à o và c n bộ quản lý o d c

Thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

"Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục", cấp ủy, chính quyền ở Điện Biên từ tỉnh đến cơ sở không ngừng chăm lo công tác phát triển Đảng, công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục trong tỉnh "vừa hồng vừa chuyên" Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tình hình thực tế công tác xây dựng Đảng, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý các trường học trong tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên xây dựng ế hoạch chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể hữu quan triển khai, quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đảng bộ, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với Ban Thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy hướng

Trang 31

Đặc biệt, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 18/6/2013 về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 - 2020 [65] Theo đó, trong phương hướng nhiệm vụ năm học, công tác chính trị tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được xác định là một mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đăng ký phấn đấu của tập thể và từng cá nhân Cùng với chỉ đạo phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” và Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo“, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Định

k Đảng bộ, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên làm việc trực tiếp với cấp ủy, chính quyền, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh và Liên đoàn Lao động cấp huyện về tình hình tư tưởng đội ngũ giáo viên, đoàn viên, công tác đảng, đoàn thể, công tác phát triển đảng, công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong các trường học Hàng tháng, các trường học tiến hành công tác tư tưởng chính trị thông qua sinh hoạt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gắn với nhiệm vụ giáo dục - đào tạo Ban Tuyên giáo tỉnh và Ban Tuyên giáo cấp huyện theo chức năng của mình theo dõi đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập các môn học chính trị, giáo dục công dân và Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong các nhà trường

Trong mỗi nhiệm kì đại hội Đảng, cấp ủy các cấp đều xây dựng chỉ tiêu phấn đấu xây dựng tổ chức đảng, phát triển đảng viên trong lực lượng giáo viên Thông qua phong trào thi đua "Hai tốt", Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh" để lựa chọn đoàn viên, giáo viên ưu tú giới thiệu tạo nguồn kết nạp Đảng Điểm nổi bật trong công tác phát triển đảng ở Điện Biên từ năm 2010 đến năm

2015 là: Chi bộ các phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, cấp thành, cấp thị chủ động

đề xuất với Ban Tổ chức cùng cấp điều chuyển giáo viên là Đảng viên đến công tác tại các trường học nơi chưa có đảng viên để xây dựng tổ chức Đảng và làm công tác phát triển Đảng Phối hợp với 579 cấp ủy cơ sở xã, phường, thị trấn trong công tác tạo nguồn phát triển Đảng Hàng năm, Ban Thường vụ các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cùng cấp, mở từ 2 đến 4 lớp cảm tình Đảng dành riêng cho ngành giáo dục với số lượng 80 đến 120 học viên Đồng thời cử đảng viên là hiệu trưởng, hiệu phó các trường trung học theo học chương trình trung cấp lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước Điển hình cho công tác phát triển đảng trong ngành giáo dục là các huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Ảng, Mường

Trang 32

Nhé, Điện Biên Đông và Thành phố Điện Biên Phủ

Cùng với công tác phát triển Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong các trường học được quan tâm đúng mức Từ thực trạng trình độ chuyên môn của toàn ngành, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Điện Biên đã xây dựng kế hoạch, cùng với các biện pháp tích cực, chủ động liên kết với các trường Đại học trong nước (Đại học Tây Bắc, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên) tiến hành công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Trường Cao đẳng Sư phạm, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh Điện Biên làm trung tâm đầu mối, liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định Phòng Giáo dục - Đào tạo cấp huyện, các trường trực thuộc Sở chọn cử, bố trí sắp xếp công tác chuyên môn, tạo điều kiện thời gian để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tham gia học tập Với tinh thần vượt khó, lòng yêu nghề, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục Đến năm 2014, số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở bậc tiểu học 99,78%, bậc trung học cơ sở 92,56%, bậc trung học phổ thông 96,73% Điển hình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đạt chuẩn là các trường trung học của Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay; của huyện: Mường Nhé, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tủa Chùa, Mường Ảng [31]

Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được UBND tỉnh Điện Biên đặc biệt coi trọng Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tập trung xây dựng đảm bảo có đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, coi trọng công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nh m chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ Trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo tăng nhanh, cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng được theo phương thức so sánh kết quả "đầu ra" với chất lượng "đầu vào"

Toàn tỉnh Điện Biên năm 2015 có 16.638 biên chế, bao gồm: 146 biên chế công chức, 16.492 biên chế viên chức sự nghiệp, trong đó có: 8,1% cán bộ quản lý, 73,5% giáo viên và 18,4% nhân viên, 33% đảng viên Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên đạt 100% và 99% đối với đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng 2,31% so với năm 2010 [31]

Trang 33

Năm 2015, bậc tiểu tiểu học có 6.209 giáo viên, trong đó 6.209/6.209 giáo viên

có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, đạt 100% THCS có 3.715 giáo viên, trong đó 3.599/3.175 giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, đạt 96,9% THPT 1.626 giáo viên, trong đó có 1.577/1.626 giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, đạt 97,87% Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên năm 2015 có 271/12.804 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ trên đại học, đạt 2,12% [31]

Bảng 1.1 Đội ngũ giáo viên, viên chức tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015

Thực hiện Công văn số 218/UBND-CV ngày 24/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch, thực hiện rà soát

và sắp xếp hợp lý quy mô trường, lớp năm học 2013 - 2014, tạm dừng việc tuyển dụng đối với một số loại hình giáo viên nh m đảm bảo ổn định đội ngũ, đặc biệt là ở cấp Tiểu học Thực hiện công tác bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên thừa (cấp THCS) làm các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác (Thiết bị thí nghiệm, Thư viện ) Đối với cấp THPT, tại một số đơn vị có sự biến động về đội ngũ và quy mô học sinh tăng, giảm đột biến,

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã kịp thời được bổ sung biên chế và điều chuyển giáo viên đảm bảo định mức biên chế theo quy định [30]

Công tác bồi dưỡng đội ngũ tiếp tục được quan tâm Tỉnh Điện Biên đã tổ chức tập huấn chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng cấp THCS, THPT theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore vào năm 2010 Triển khai tập huấn chuẩn Hiệu trưởng cho 100% Hiệu trưởng các trường THCS, THPT Xây dựng kế hoạch triển khai bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp Năm học 2013 - 2014, ngành giáo dục tỉnh Điện Biên đã triển khai

Đề án “Xây dựng đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

Trang 34

dục tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2012 - 2020”; mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành Ngoài các k bồi dưỡng thường xuyên, định k trong năm học, ngành còn chủ động liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức nh m nâng cao chất lượng đội ngũ trong toàn ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn đó [30]

Trong công tác quản lý, chỉ đạo, giảng dạy và học tập ở Điện Biên, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục toàn diện Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin được chú trọng thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên sử dụng Internet và thư điện tử, khai thác và thiết kế bài giảng trình chiếu, bài giảng điện tử E-learning, cài đặt và sử dụng các phần mềm quản lý Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên năm 2015 có 333 cán bộ phụ trách công nghệ thông tin có trình độ đào tạo chuyên ngành, trong đó: 133 người có trình độ đại học, 146 người có trình độ cao đẳng, 54 người có trình độ trung cấp Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở Điện Biên có trình độ tin học ứng dụng trình độ A, B chiếm 85,08%; biết sử dụng Internet và thư điện tử trong trao đổi, khai thác thông tin phục vụ quản lý, dạy và học, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn chiếm 83,62%; biết thiết kế xây dựng bài trình chiếu, tư liệu điện tử phục vụ dạy học chiếm 53,95% [31]

Tỉnh Điện Biên đã thực hiện đầy đủ, kịp thời, minh bạch các chế độ chính sách của nhà nước đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt các chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với nhà giáo, CBQL giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo ở các

cơ sở giáo dục công lập Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1521/QĐ-SGDĐT ngày 22/11/2013 về Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức viên chức Triển khai thực hiện Quyết định 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về hướng dẫn hồ sơ, quy trình giải quyết một số thủ tục Bảo hiểm xã hội đối với người lao động Các đơn vị thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức Sở GD&ĐT đã kiểm tra công tác triển khai việc đánh giá, xếp loại cán bộ, viên chức tại 08 đơn vị

Trang 35

1.2.2.2 C ỉ đạo p t tr ển quy m , mạn lướ trườn lớp

Điện Biên là một tỉnh miền núi Tây Bắc, kinh tế - xã hội còn khó khăn, có 7/62 huyện nghèo của cả nước, 93 xã đặc biệt khó khăn, các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông tỷ lệ hộ nghèo đều còn trên 50%, có đường biên dài, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn Do đó, việc duy trì đều đặn số học sinh đến trường, hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học là một vấn đề khó khăn của ngành giáo dục tỉnh Điện Biên

Nh m triển khai thu hút huy động hơn nữa học sinh đến trường, UBND tỉnh Điện Biên

đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp tích cực và cụ thể như đưa trường lớp về gần dân,

mở các lớp đầu cấp tại thôn, bản, mở cụm lớp tại khu vực trung tâm xã, mở rộng hệ thống trường, lớp ghép tại những chòm, xóm, bản để thu hút học sinh đồng thời khắc

phục tình trạng thiếu giáo viên

Thực hiện Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008 - 2015, định hướng đến năm 2020 [55] và ế hoạch số 581/ H-UBND ngày 28/4/2011 của UBND tỉnh về Phát triển giáo dục vùng dân tộc rất ít người giai đoạn 2011-2015 [59], Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 21/5/2009 của UBND tỉnh về Đề án mở rộng quy mô và nâng cấp hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, tỉnh Điện Biên [56], tỉnh Điện Biên đã thành lập trường mới ở vùng đặc biệt khó khăn, tách tất cả các trường có chung nhiều cấp học, từng bước phát triển loại hình trường ngoài công lập ở những vùng thuận lợi, vùng kinh tế - xã hội phát triển Đảm bảo mỗi xã đều có 1 trường Tiểu học, Trung học cơ sở; trung tâm cụm xã đều có trường THPT; mỗi huyện có 01 trường dân tộc nội trú Nhờ đó, quy mô trường lớp phổ thông của tỉnh Điện Biên không ngừng tăng lên b ng và vượt so với chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII Nâng số trường tiểu học toàn tỉnh lên 172 trường vào năm

2015 Số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 85 trường vào năm 2015 Nâng số trường trung học cơ sở trong toàn tỉnh từ lên 138 trường vào năm 2010 và ổn định vào các năm tiếp theo Nâng số trường đạt chuẩn quốc gia là 56 trường vào năm 2015 Nâng số trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh lên 32 trường vào năm 2015 Số trường đạt chuẩn quốc gia 03; 10 trường vào năm 2015

Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy và các cấp ủy ở Điện Biên nên mạng lưới trường lớp phát triển khá đồng bộ cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đến năm 2015, Toàn tỉnh có 127/130 xã, phường, thị trấn có trường tiểu học (03 xã chưa có trường tiểu học là: phường Sông Đà thuộc huyện Mường Lay, xã Nậm hăn, xã Nậm Chua thuộc huyện Nậm Pồ), 116/130 xã, phường, thị trấn có trường THCS (13 xã chưa có trường THCS là: xã Tà Lèng thuộc thành phố Điện Biên Phủ; xã Mường

Trang 36

Lói, xã Sam Mứn, xã Pá hoang, xã Hẹ Muông, xã Na Tông, xã Hua Thanh thuộc huyện Điện Biên; xã Nà Tòng, xã Pú Xi, xã Chiềng Đông thuộc huyện Tuần Giáo; xã Nậm Tin, xã Nậm Chua, xã Vàng Đán, xã Nậm Nhừ thuộc huyện Nậm Pồ); trung tâm cụm xã và trung tâm huyện, thị xã, thành phố có trường THPT;

Năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 507 trường, tăng 35 trường so với năm

2010, trong đó: tiểu học có 175 trường, tăng 05 trường; THCS có 113 trường, giảm 02 trường (sáp nhập và nâng cấp trường THCS thành trường THCS và THPT); THPT có

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉn Đ ện Biên)

Quy mô học sinh duy trì ổn định và tăng nhẹ ở các cấp học tiểu học, THCS, THPT Năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 107.878 học sinh phổ thông, trong đó: tiểu học có 64.595 học sinh, tăng 6.848 học sinh so với năm 2010, THCS có 40.530 học sinh, tăng 3.442 học sinh so với năm 2010, THPT có 15.194 học sinh; 2.753 học sinh trung học là người dân tộc thiểu số được học trong các trường dân tộc nội trú, chiếm 4,9% tổng số học sinh trung học; 39.668 học sinh phổ thông dân tộc bán trú, chiếm 33% tổng số học sinh phổ thông; 7.840 học sinh tiểu học và THCS được học chữ và tiếng Thái, Mông, chiếm 7,46% tổng số học sinh tiểu học và THCS [32]

Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường tiếp tục tăng ở tất cả các cấp học Năm học 2015 - 2016: trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,63%, tăng 0,53% so với năm 2010; trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,2%; trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 92,3%, tăng 6,3%

so với năm 2010; trẻ 11-14 tuổi học THCS đạt 90,2%, tăng 2% so với năm 2010; trẻ

15 tuổi vào lớp 10 đạt 54,2%, tăng 3,4% so với năm 2010; trẻ 15-18 tuổi học THPT đạt 55,2%, tăng 3% so với năm 2010 [32]

Trang 37

Bảng 1.3 Quy mô học sinh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉn Đ ện Biên)

Nhìn chung, trong những năm 2010 - 2015, quy mô trường lớp giáo dục ở tỉnh Điện Biên được mở rộng, ổn định Tỉnh Điện Biên ưu tiên mở rộng mạng lưới trường lớp công lập ở các xã vùng núi, khu vực đặc biệt khó khăn, khuyến khích phát triển loại hình trường, lớp ngoài công lập ở thành phố, thị xã và đồng b ng Tỉ lệ học sinh ngoài công lập tăng, giảm tải cho các trường công lập [32]

1.2.2.3 C ỉ đạo xây dựn cơ sở vật c ất, tran t ết bị dạy ọc và xã ộ a

o d c

Bên cạnh chương trình đào tạo, lộ trình học tập và đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục tại trường học Nhận thức được vai trò đó, Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã huy động tất cả các ngành, các cấp cùng toàn dân chăm lo phát triển sự

nghiệp giáo dục và đào tạo

Từ năm 2010, tỉnh Điện Biên đã tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giáo dục dạy và học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và từng bước hiện đại Đầu tư nhà ở cho học sinh nội trú dân nuôi; nhà ở công vụ cho giáo viên Đầu tư trang thiết bị dạy và học theo hướng hiện đại; đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học Ưu tiên nguồn vốn của nhà nước đầu tư, vốn từ các dự án, chương

trình mục tiêu giáo dục cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

Giai đoạn 2008 - 2012, tỉnh Điện Biên ưu tiên đầu tư xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên và phòng ở cho học sinh nội trú dân nuôi Đến năm 2012

có ít nhất 80% số phòng học được đầu tư xây dựng kiên cố; 90% giáo viên và học sinh nội trú dân nuôi vùng khó khăn được đầu tư nhà công vụ, nhà ở kiên cố Xây mới ít nhất 2.774 phòng học, 1.996 phòng công vụ (từ nguồn vốn thuộc Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012) và 1.980 phòng

Trang 38

nội trú cho học sinh từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa giáo dục [30]

Quy hoạch, giao đất cho các trường học đảm bảo diện tích cho xây dựng phòng học, phòng bộ môn, nhà ở giáo viên, nhà ở cho học sinh bán trú dân nuôi, sân chơi, bãi tập, vườn trường, xưởng trường, các công trình nước sạch, nhà vệ sinh, tường rào theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia ở từng cấp học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường trong việc sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả

Từ năm 2010 đến năm 2015, UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các Sở, ngành tập trung huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học, thiết bị dạy học đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển về quy mô và mục tiêu đổi mới giáo dục Đến năm 2015, toàn ngành giáo dục ở Điện Biên có 7.138 phòng học, trong đó: 4.153 phòng kiên cố chiếm 58,2%, 1.359 phòng bán kiên cố chiếm 19%, 1.626 phòng tạm chiếm 22,8% Số phòng bộ môn có 866 phòng, trong đó: 683 phòng kiên cố, 158 phòng bán kiên cố, 35 phòng tạm Phòng công vụ có 2.530 phòng, trong đó: 712 phòng kiên cố chiếm 28,1%; 1.075 phòng bán kiên cố chiếm 42,5%, 743 phòng tạm chiếm 29,4% Phòng nội trú có 2.894 phòng, trong đó: 1.231 phòng kiên cố chiếm 42,5%; 1.183 phòng bán kiên cố chiếm 40,9%, 480 phòng tạm chiếm 16,6% Số trường có công trình nước hợp vệ sinh và có đủ nhà vệ sinh là 386 trường, chiếm 73% Toàn tỉnh Điện Biên năm 2015 có 257 trường/491 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia chiếm 52,34%; 28/116 xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 và 42/116 xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [32]

Trang thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em tiếp tục được quan tâm đầu tư bổ sung Chỉ đạo, hướng dẫn và khuyến khích giáo viên, học sinh làm đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm nh m phục vụ công tác dạy và học Các cơ sở giáo dục đã đưa thiết bị dạy học, thiết bị thư viện vào sử dụng có hiệu quả; thực hiện công tác bảo quản, duy

tu, bảo dưỡng thường xuyên, đầy đủ Năm học 2014 - 2015, toàn tỉnh Điện Biên có

178 trường đạt tiêu chí thư viện đạt chuẩn, tăng 33 trường so với năm học trước (THPT 28 trường, THCS 59 trường, Tiểu học 91 trường)

V vốn đầu tư, uy độn vốn, hàng năm tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo

đảm bảo đủ chi cho các hoạt động giáo dục và đào tạo gắn với đổi mới cơ chế quản lý

Trang 39

trình giáo dục phổ thông; đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao; các đối tượng

chính sách; giáo dục vùng đặc biệt khó khăn Huy động tối đa, lồng ghép, sử dụng có

hiệu quả các nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, từ sự đóng góp, tài trợ của mọi cá nhân, tổ chức để hoàn thiện cơ sở vật chất tại các địa phương; tăng cường cho Quỹ khuyến học

Từng bước cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh

xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục - thể thao; trước mắt đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức nh m huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục phát triển lành mạnh; tạo điều kiện cho mọi người, mọi tổ chức được đóng góp cho giáo dục

Hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường lớp: mỗi huyện, thị xã có đủ các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ngoài công lập; từng bước chuyển các

cơ sở đào tạo và dạy nghề công lập hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; tăng cường các cơ sở đào tạo, dạy nghề ngoài công lập tại các địa phương Phát triển mô hình học 2 buổi/ngày ở nơi có điều kiện thuận lợi thuộc cấp tiểu học và THCS; thành lập các cơ sở đào tạo nghề, các trung tâm học tập cộng đồng; mở rộng quy mô và các hoạt động của Hội huyến học; tăng tỷ lệ gia đình, dòng họ hiếu học hàng năm

Mở rộng các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, các địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, giám sát các hoạt động giáo dục và nâng cao các hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp Tăng cường liên kết, mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp về đất đai, thuế, tín dụng tạo điều kiện cho việc thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập

UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp với các Sở, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, công chức viên chức và nhân dân, tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa Ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định quan trọng nh m phát động phong trào xã hội hóa giáo dục và đào tạo; nhiều phong trào góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển như phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học tập, gia đình, dòng họ đóng góp lương thực, tặng quà, tặng học bổng, quyên góp quần

Trang 40

áo, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh, cải thiện đời sống hỗ trợ học sinh bán trú

Ngành Giáo dục và Đào tạo đã tích cực vận động nhân dân thực hiện làm nhà lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà nội trú học sinh theo tiêu chí "Ba cứng" (nền cứng, khung cứng và mái cứng) theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm (nhân dân hỗ trợ vật liệu sẵn có của địa phương và nhân công; nhà nước hỗ trợ tôn, sắt, xi măng, thiết bị điện)

Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã huy động được 191.046 triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục Cụ thể: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hỗ trợ 110.835 triệu đồng xây dựng khu nội trú cho học sinh tại các huyện Mường Ảng và Tủa Chùa; Ngân hàng Vietinbank tài trợ 20.000 triệu đồng xây dựng nhà ở học sinh huyện Mường Nhé và 01 trường mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ trên 800 bộ máy vi tính và 30.000 triệu đồng; các nhà hảo tâm ngoài tài trợ trên 10.000 triệu đồng đầu tư cơ sở vật chất, thiết

bị dạy học tại huyện Điện Biên và huyện Mường Chà; nhân dân đóng góp vật liệu, nhân công đầu tư làm trên 155 phòng học và 420 phòng nội trú và công vụ theo tiêu chí "Ba cứng", kinh phí trên 13.000 triệu đồng [21]

Tuy nhiên, số phòng học tạm còn nhiều (21,4%), số phòng công vụ cho giáo viên và phòng ở nội trú cho học sinh, công trình vệ sinh, nước và hạng mục phụ trợ vẫn còn thiếu Nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục trong những năm qua giảm dẫn đến việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn Năm 2015 một số chính sách hết hiệu lực (Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP; chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg; Chương trình mục tiêu Quốc gia) ảnh hưởng đến việc hỗ trợ và vhuy động học sinh ra lớp gặp nhiều khó khăn

1.2.2.4 C ỉ đạo nân cao c ất lượn oạt độn dạy và ọc

Từ năm 2010 đến năm 2015, đầu mỗi năm học, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Điện Biên đều ban hành kế hoạch năm học và xác định nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học Trong đó, nội dung chỉ đạo tập trung

Ngày đăng: 23/03/2024, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w