1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ huyện yên dũng, tỉnh bắc giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022

133 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022
Tác giả Ong Thị Nhung
Người hướng dẫn Ts. Dương Thị Huyền
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 3,79 MB

Nội dung

Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ONG THỊ NHUNG Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đ

Trang 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS DƯƠNG THỊ HUYỀN

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022” là

công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn

số liệu từ năm 2010 đến năm 2022 của các cơ quan thống kê tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Dũng Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng

Bắc Giang, năm 2023

Tác giả luận văn

Ong Thị Nhung

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, tác giả cảm ơn Tiến sĩ Dương Thị Huyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Lịch sử Đảng - Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và các phòng ban của trường ĐH Khoa học - Đại học Thái Nguyên Cảm ơn tập thể cao học Lịch sử Đảng K15, đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, các phòng ban chuyên môn của Huyện ủy,

Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng, Chi cục thống kê huyện Yên Dũng, Phòng Kinh tế huyện Yên Dũng đã tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp những tài liệu, số liệu, văn bản cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Yên Dũng số 1, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian và công việc giúp tác giả hoàn thành khóa học

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, người thân đã động viên để tác giả hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Bắc Giang, năm 2023 Tác giả

Ong Thị Nhung

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN DŨNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 9

1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Dũng 9

1.1.1 Khái quát về huyện Yên Dũng 9

1.1.2 Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam 18

1.1.3 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển nông nghiệp 20

1.2 Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Dũng 21

1.3 Quá trình chỉ đạo 27

1.3.1 Chỉ đạo phát triển trồng trọt 27

1.3.2 Chỉ đạo phát triển chăn nuôi 32

1.3.3 Chỉ đạo phát triển thuỷ sản 34

1.3.4 Chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với nông thôn mới 36

Trang 5

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39

Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN DŨNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022 40

2.1 Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Dũng 40

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử mới 40

2.1.2 Chủ trương mới của Đảng về phát triển nông nghiệp 42

2.1.3 Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển nông nghiệp 45

2.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Dũng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp 47

2.3 Đảng bộ huyện Yên Dũng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp 53

2.3.1 Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển trồng trọt 53

2.3.2 Chỉ đạo phát triển chăn nuôi 62

2.3.3 Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thuỷ sản 65

2.3.4 Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp với nâng cao tiêu ch về nông thôn mới 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 71

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 72

3.1 Nhận xét 72

3.1.1 Ưu điểm 72

3.1.2 Hạn chế 85

3.2 Một số kinh nghiệm 88

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 6

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hoá

DVKTNN Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp

NXB CTQG Nhà xuất bản ch nh trị Quốc gia

PTNT Phát triển nông thôn

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

VIETGAP Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn

Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Giá trị sản xuất lúa huyện Yên Dũng (2010 - 2015) 29Bảng 1.2 Giá trị sản xuất rau thực phẩm huyện Yên Dũng (2010 - 2015) 30Bảng 1.3 Giá trị sản xuất chăn nuôi huyện Yên Dũng (2010 - 2015) 33Bảng 2.1 Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt và chăn nuôi, thủy sản trong sản xuất

nông nghiệp huyện Yên Dũng (2015 - 2022) 59Bảng 2.2 Diện t ch gieo trồng và sản lƣợng lúa huyện Yên Dũng (2015 - 2022) 61Bảng 2.3 Giá trị sản xuất chăn nuôi huyện Yên Dũng (2016 - 2022) 64

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Là ngành sản xuất vật chất ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển kinh

tế - xã hội của loài người, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất, đời sống và xã hội Nông nghiệp vừa cung cấp lương thực, thực phẩm, vừa cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến, đồng thời góp phần tạo ra thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị và thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác phát triển

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm vị tr quan tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang tiến hành

đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ở Việt Nam, hơn 70 dân số sống ở nông thôn, gắn bó với nông nghiệp Là một quốc gia sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, nông nghiệp và nông thôn đã góp phần quan trọng vào sự phát triển quốc gia Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta

đã nhấn mạnh: “Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân đã được ổn định hơn trước Việc tập trung đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có , chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp,… đã có tác động t ch cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo bền vững”

Huyện Yên Dũng nằm ở ph a Nam tỉnh Bắc Giang với diện t ch 191,744 km2, dân số (2022) có 161.800 người, với gần 91 dân số sống ở nông thôn thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Dũng là một trong bốn địa bàn trọng điểm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với nhiều mặt hàng nông sản chủ lực, có giá trị

Từ năm 2010 đến năm 2022, kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, luôn là tốp đầu trong tỉnh

Để có được những thành t ch đó, Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Trang 9

đã quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, ch nh sách của Nhà nước vào công tác lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp Quá trình vận dụng, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về CNH-HĐH nông nghiệp tại địa phương là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực ti n lớn Do đó, việc nghiên cứu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng phần nào làm r quá trình nhận thức, vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương

Chính vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam: “Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát

triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022” được thực hiện nhằm

nghiên cứu, phân t ch, đánh giá vai trò lãnh đạo trong sản xuất nông nghiệp của địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện Yên Dũng phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Kinh tế nông nghiệp là một trong nhưng vấn đề lớn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Do đó, ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học như đề tài, sách chuyên tham khảo nghiên cứu về vấn đề này Có thể chia ra làm hai nhóm công trình như sau:

Nhóm 1: Các công trình, bài viết về nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp

Tác giả Nguy n Sinh Cúc: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”(1986 - 2002), NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003 [15] Đây là công trình

đã đưa ra được cái nhìn toàn diện về lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Bên cạnh đó khắc họa r nét bức tranh về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới với nhiều thành tựu nổi bật Song, cũng cho thấy được những khuyết điểm còn tồn tại, những khó khăn và thách thức mới cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Từ đó, phân t ch và tìm ra những định hướng, giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn

Tác giả Nguy n Ch Mỹ, tác giả Hoàng Xuân Nghĩa: “Bốn hướng đột phá chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn hiện nay”, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, 2008 Tác giả trực

Trang 10

tiếp đưa ra nhiệm vụ bức thiết là phải nhanh chóng đưa nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển bền vững [46]

Hội đồng Lý luận Trung ương: “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn -kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, NXB Ch nh trị quốc

gia, Hà Nội, 2009 Nội dung ch nh gồm những tham luận của các nhà nghiên cứu lý luận và thực ti n trong Hội thảo Lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhóm tác giả đã làm r nhiều vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình CNH,

HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế [41]

Nhóm một số công trình khoa học đề cập đến vấn đề CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn Việt Nam như: Tác giả Nguy n Điền “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam”, NXB

Ch nh trị Quốc gia, Hà Nội (1994) [40]; Nguy n Kế Tuấn “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi”, NXB Ch nh trị Quốc gia, Hà Nội (2006) [52]; Đặng Kim Sơn “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa”, NXB Ch nh trị Quốc gia, Hà Nội (2008) [51]; … Các công trình

nghiên cứu trên đều đề cập đến vai trò của nông nghiệp và những vấn đề đặt

ra cho nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH Đồng thời nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp Các công trình trên đã cho thấy được tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển đất nước và nhấn mạnh CNH-HĐH trong nông nghiệp là nhu cầu tất yếu và là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu, bài viết về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ các cấp, sự quản lý của Nhà nước về sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nguy n Thị Mến (2016), “Đảng bộ huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015”, Luận văn

thạc sĩ Học viện Báo ch và tuyên truyền Luận văn làm r quá trình Đảng bộ

Trang 11

huyện Phúc Thọ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm

2015 Qua đó rút ra những nhận xét và kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương trong thời gian tới [47]

Nguy n Thị Thúy Hà (2012), “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008”, Luận văn thạc sĩ Đại học

Quốc gia Hà Nội Khái quát tình hình kinh tế xã hội và thực trạng nông nghiệp của Bắc Ninh trước ngày tái lập tỉnh Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển nông nghiệp Trình bày những thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp Bắc Ninh trong những năm 1997- 2008 [43]

Các công trình trên đã đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ một số địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, những công trình, bài viết nghiên cứu về nông nghiệp và sự lãnh đạo của Đảng bộ về phát triển nông nghiệp ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Cụ thể như:

Nguy n Tuấn Thành (2009), “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997- 2006”, Luận văn thạc sĩ

Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã nghiên cứu những chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ Bắc Giang theo hướng CNH-HĐH; Phân t ch, đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh qua giai đoạn 1997-2006 [54]

Lương Thị Hà (2012), “Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu

sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Yên Dũng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn những năm 2001- 2010 Luận văn làm r lý luận

và yêu cầu khách quan để Đảng bộ huyện Yên Dũng lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn [42]

Hoàng Thị Kim Phượng (2014), “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2010”, Luận văn thạc sĩ Đại học

Quốc gia Hà Nội Luận văn đã làm r quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vận dụng

Trang 12

chủ trương, ch nh sách của Đảng trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực ti n chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp dưới

sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang những năm 1997 - 2010 [50]

Nguy n Văn Tuyền (2014), “Nông nghiệp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang phát triển theo hướng bền vững”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế ch nh trị

Học viện Báo ch và tuyên truyền Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững và phân t ch, luận văn đã đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang [53]

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Dũng (2015), “Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Dũng” (1930 - 2010), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Công

trình đã làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Yên huyện Dũng chỉ đạo phát kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện nói riêng [2]

Ngô Quang Trưởng (2016), “Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm”, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam Luận văn đã làm r các vấn đề lý luận và thực ti n về tái cơ cấu sản xuất

nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang [57]

Nguy n Đức Toản (2023), “Đảng bộ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022”, Luận

văn thạc sĩ Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên Luận văn nghiên cứu làm r quá trình Đảng bộ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, quá trình nhận thức nghị quyết của Đảng vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương từ năm 2010 đến năm 2022 [56]

Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp ở Việt Nam cả tầm vĩ mô và vi mô Các công trình khoa học trên đã khái quát khá đầy đủ về hệ thống lý luận chung; chủ trương, ch nh sách của Đảng, Đảng bộ các địa phương về tình hình phát triển nông nghiệp qua từng giai đoạn phát

Trang 13

triển Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể, toàn diện và có hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đối sự phát triển nông nghiệp của huyện từ năm 2010 đến năm 2022 Chính vì vậy, đây vẫn còn là một mảng trống, là đề tài mở để tiếp tục đi sâu tìm hiểu

3 M c đ ch và nhiệm v nghiên cứu

3 1 c đ ch nghiên cứu

Luận văn s nghiên cứu và giải quyết những vấn đề sau:

- Nghiên cứu làm r quá trình Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, quá trình nhận thức nghị quyết của Đảng vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương từ năm 2010 đến năm 2022

- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

từ năm 2010 đến năm 2022

3 2 Nhiệm v nghiên cứu

- Tập hợp và hệ thống hóa lại các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài

- Mô tả một cách khách quan, toàn diện chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Dũng trong thời gian

từ những năm 2010 đến năm 2022

- Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Dũng trong những năm từ 2010 đến năm 2022 Đồng thời rút ra những kinh nghiệm để phát triển kinh tế nông nghiệp trong những thời kỳ sau

4 Đối tư ng và ph m vi nghiên cứu

4 1 Đ i tư ng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022

4 2 hạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu vai trò của Đảng bộ huyện Yên Dũng trong quá trình vận dụng sáng tạo chủ trương phát triển ngành kinh tế nông nghiệp vào tình hình cụ thể của địa phương

Trang 14

Trên cơ sở đó, nêu lên những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn gặp phải và bước đầu rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng

bộ huyện trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2022 qua hai giai đoạn ch nh là 2010 - 2015 và 2015 - 2022 vì năm 2010 là Đại hội Đảng

bộ huyện Yên Dũng lần thứ XIX; năm 2015 là Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XX; năm 2020 là Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XXI và năm 2022 là năm đánh giá kết quả thực hiện chuẩn bị cho công tác sơ kết giữa nhiệm kỳ Đảng bộ huyện Yên Dũng đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ các trọng tâm phát triển KT-XH, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra

Về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (xã Nội Hoàng, xã Tiền Phong, xã Tân Li u, xã Yên

Lư, Thị trấn Nham Biền, xã Cảnh Thuỵ, xã Tư Mại, xã Đức Giang, xã Tiến Dũng, xã Đồng Việt, xã Đồng Phúc, xã Xuân Phú, xã Lãng Sơn, xã Tr Yên,

xã Quỳnh Sơn, thị trấn Tân An, xã Lão Hộ, xã Hương Gián)

5 Nguồn tư liệu và phương ph p nghiên cứu

5 1 Ngu n tài liệu

Các tài liệu chủ yếu thực hiện đề tài gồm:

Các văn kiện, nghị quyết của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang

và Đảng bộ huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang liên quan đến nông nghiệp

Các chỉ thị, kế hoạch, các báo cáo về nông nghiệp ở huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

5 2 hương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành Luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp nghiên cứu lịch sử; phương pháp phân

t ch, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, thống kê, lập bảng biểu, khảo sát thực tế kết hợp với phương pháp logic để làm sáng tỏ vấn đề có t nh chất quy luật trong

Trang 15

sự vận động và phát triển của quá trình nhận thức của Đảng bộ huyện Yên Dũng trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp

Phương pháp lịch sử được sử dụng trong toàn luận văn, trong đó nổi bật là

ở chương 1 và chương 2 của luận văn Luận văn xem xét và trình bày quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Yên Dũng với phát triển kinh tế nông nghiệp theo một trình tự liên tục về thời gian, trong mối liên hệ với bối cảnh, các sự kiện trong nước và ở địa phương; làm r điều kiện và biểu hiện của quá trình lãnh đạo

Phương pháp logic được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 3 của luận văn Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Yên Dũng với phát triển kinh tế nông nghiệp được xem xét, dưới dạng tổng quát, nhằm đánh giá ưu điểm hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đúc rút kinh nghiệm

Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp khảo sát điền dã (chụp ảnh) để đối chiếu, đảm bảo độ ch nh xác, tin cậy của các dữ liệu làm cơ sở cho việc nhận định, khái quát vấn đề trong luận văn

6 Đóng góp của luận văn

Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là Đảng bộ cơ sở trong phát triển kinh tế nông nghiệp Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Đảng bộ huyên Yên Dũng đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế địa phương

Luận văn s là nguồn tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về lịch sử Đảng

bộ địa phương

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được bố cục làm 3 chương:

Chương 1: Đảng bộ huyện Yên Dũng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015

Chương 2: Đảng bộ huyện Yên Dũng lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2015 đến năm 2022

Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

Trang 16

Chương 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN DŨNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lãnh đ o ph t triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Dũng

1 1 1 Khái quát về huyện Yên Dũng

1.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý, huyện Yên Dũng ở ph a đông nam tỉnh Bắc Giang, cách

thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang;

ph a Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang; ph a Đông Bắc giáp huyện Lục Nam; ph a Đông giáp tỉnh Hải Dương; Ph a Nam giáp tỉnh Bắc Ninh; Ph a Tây giáp huyện Việt Yên Huyện Yên Dũng nằm trên trục đường bộ huyết mạch quan trọng bậc nhất của cả nước là Quốc lộ 1A, gần với nhiều trung tâm kinh tế và vùng nông nghiệp nổi tiếng cả nước Do đó, huyện Yên Dũng có một vị thế thuận lợi, có nhiều cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài, thu hút đầu tư và tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật tạo động lực lớn cho sự sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, gắn với công nghiệp chế biến và nông nghiệp sinh thái [48]

Về đất, huyện Yên Dũng có phần lớn diện t ch đất sản xuất nông

nghiệp nằm ở địa hình thấp, rất th ch hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển sản xuất cây lương thực, thực phẩm và các cây công nghiệp Có 4 nhóm đất ch nh: Nhóm đất phù sa có 13,92 nghìn ha, phù hợp cho phát triển các loại cây nông nghiệp; Nhóm đất xám có 1,4 nghìn ha, nghèo dinh dưỡng hơn nhóm đất phù sa, th ch hợp phát triển cây: lúa, ngô, sắn, keo lá tràm, keo tai tượng, lạc, đậu, vừng, chè…; Nhóm đất đỏ vàng có 3,5 nghìn ha, th ch hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả

và đồng cỏ cho chăn nuôi [48] Như vậy, đến năm 2022, diện t ch đất sản xuất nông nghiệp có 10.203,8 ha, chiếm 53,2 diện t ch đất tự nhiên Trong đó, quỹ đất sản xuất nông nghiệp hàng năm 7.977,88 ha; đất nuôi trồng thủy sản

Trang 17

982,3 ha, đất trồng rừng, cây lâu năm và đất nông nghiệp khác 1.243,62 ha Diện t ch đất dành cho lâm nghiệp, thủy sản cũng giảm mạnh cùng với sự tăng lên của đất phi nông nghiệp trước sức ép của quá trình công nghiệp hóa,

Về khí hậu, huyện Yên Dũng nằm trong vùng kh hậu nhiệt đới ẩm gió

có từ 2 đến 3 tháng lạnh trong năm Huyện Yên Dũng có nền nhiệt trung bình khá cao nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,70

C Tháng 12 và tháng 01 hàng năm thường có rét đậm, đôi khi xuất hiện sương muối, gây khó khăn cho hoạt động gieo trồng vụ chiêm xuân Lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn huyện khá lớn từ 1.500 mm đến 1600mm Các tháng từ tháng 7 đến tháng 9

có mưa nhiều, cường độ lớn, nên hay gây ra ngập úng cục bộ, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất mùa vụ Số giờ nắng trung bình một năm tương đối cao là 1.723 giờ là điều kiện phù hợp cho các loại cây trồng quang hợp, rất th ch hợp cho canh tác, sản xuất nông nghiệp 3 vụ trong năm [16]

Về nguồn nước, huyện Yên Dũng có nguồn tài nguyên nước phong phú,

với 3 con sông lớn với tổng chiều dài chảy trên địa bàn huyện khoảng 66 km,

có 9 hồ chứa và đập dâng đem lại nguồn trữ lượng nước dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của toàn huyện Ngoài ra huyện Yên Dũng còn có rất nhiều ao, hồ đầm với trữ lượng nước khá lớn phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất tại chỗ, đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước cho phần lớn các xã trên địa bàn huyện Tuy nhiên, hàng năm vào mùa mưa bão hệ thống

Trang 18

sông ngòi, hồ đầm này xuất hiện lũ lụt, ngập úng [48]

Như vậy, những về vị tr địa lý, điều kiện tự nhiên như trên s tác động trực tiếp tới sự phát triển của kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng Đây là cơ

sở quan trọng để Đảng bộ huyện Yên Dũng để ra chủ trương phát triển kinh tế

nông nghiệp cho phù hợp với đặc điểm của địa phương

1.1.1.2 Về điều kiện xã hội

Giáo dục, đào tạo: Công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp học

được quan tâm Đến năm 2022, huyện Yên Dũng có 64 cơ sở giáo dục công lập Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa;

tỷ lệ trường chuẩn quốc gia chiếm 100 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

cơ bản đáp ứng được yêu cầu, 100 đạt chuẩn (trong đó có 81,7 trên chuẩn) Hằng năm quan tâm bố tr , sắp xếp giáo viên, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối cục bộ giữa các địa phương và giữa các bộ môn Phương pháp dạy và học tiếp tục đổi mới, theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào thực

ti n cuộc sống, coi trọng dạy và học tiếng Anh Chất lượng giáo dục có chuyển biến tiến bộ Hằng năm, có khoảng 120 lượt học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh (xếp thứ 4/10 huyện, thành phố) tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT đạt trên 97,34 [17]

Phong trào khuyến học, khuyến tài thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập Toàn huyện

có gần 500 Hội khuyến học của các dòng họ; 100 xã, thị trấn xây dựng được Quỹ khuyến học; các thôn, tổ dân phố vận động được số tiền Quỹ khuyến học trên 3 tỷ đồng Công tác đào tạo nghề được chú trọng theo hướng gắn kết giữa

cơ sở đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên Đã có gần 15,3 nghìn lao động được đào tạo nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 70 (đạt chỉ tiêu Đại hội và tăng 19,5 so với đầu nhiệm kỳ) [17]

Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số, gia đình:

Trang 19

Cơ sở vật chất của hệ thống y tế từ huyện đến xã được đầu tư, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa Đội ngũ y, bác sỹ tăng lên cả về số lượng và chất lượng Chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện Đến nay, bình quân toàn huyện có 10 bác sĩ/1 vạn dân, 16 giường bệnh/1 vạn dân, đã có thêm 5 xã đạt Bộ tiêu ch quốc gia về y tế xã, nâng số xã, thị trấn đạt Bộ tiêu ch quốc gia về y tế chiếm

100 Công tác xã hội hóa y tế được đẩy mạnh, đã có thêm 01 bệnh viện đa khoa (quy mô 50 giường bệnh), 03 phòng khám đa khoa, 09 phòng khám chuyên khoa; 135 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân được thành lập mới và đi vào hoạt động, góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân Hoạt động y tế dự phòng và công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng cao qua các năm, đến hết năm 2020

có 98,95 dân số trên địa bàn huyện tham gia bảo hiểm y tế (đạt chỉ tiêu Đại hội) Công tác dân số, gia đình trẻ em được chú trọng, chất lượng dân số được nâng lên, mức giảm tỷ lệ sinh là 1,0 ‰, tuổi thọ trung bình người dân trên địa bàn huyện đạt 75 tuổi; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 10,9%

Chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm

Các chế độ ch nh sách đối với người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo được bảo đảm Trong

5 năm (2010-2015) qua, đã vận động ủng hộ gần 4,4 tỷ đồng “Quỹ vì người nghèo”; gần 2,5 tỷ đồng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa

277 nhà ở cho các đối tượng; ủng hộ trên 27,6 nghìn xuất quà Tết, trị giá gần 9,3 tỷ đồng Nhiều hộ nghèo được quan tâm động viên, hỗ trợ về vốn, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm phát triển kinh tế, đã có ý thức quyết tâm vươn lên thoát nghèo Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,1 năm 2015 xuống còn 1,96 năm

2020 (theo tiêu ch mới), mức giảm bình quân 1,83 /năm (đạt chỉ tiêu Đại hội) Bình quân hằng năm giải quyết việc làm mới cho trên 3.100 lao động (đạt chỉ tiêu Đại hội) Công tác xuất khẩu lao động được đẩy mạnh, đã có trên 3.600 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, kiều hối gửi về trên 750

tỷ đồng Cơ cấu lao động chuyển dịch t ch cực theo hướng giảm tỷ trọng lao

Trang 20

động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ [17]

Điều kiện xã hội trên là yếu tố tác động tới sự phát triển của kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng qua các giai đoạn, tạo nên lực lượng sản xuất

có chuyên môn, trình độ và tay nghề Trên cơ sở đó, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Dũng tạo ra được những mặt hàng nông-lâm-thuỷ sản có chất lượng cao, xây dựng được thương hiệu trên thị trường

1.1.1.3 Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng trước năm 2010

Trước năm 2010, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, cấp

uỷ, ch nh quyền từ huyện đến cơ sở ở Yên Dũng đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo nông nghiệp, nông dân và nông thôn đạt được nhiều kết quả quan trọng Nông nghiệp đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng t ch cực Huyện Yên Dũng

đã triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, lập xong quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2007 - 2020, ban hành chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XIX

và chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2006 - 2010 đã được cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo đã đạt được kết quả khá toàn diện các mục tiêu chương trình đã đề ra Giá trị sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân hàng năm là 4,1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến t ch cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn

nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt (trồng trọt: năm 2005 là 60,73%, năm

2010 là 54,58%; Chăn nuôi năm 2005 là 33,4%, năm 2010 là 37,66%) Giá

trị sản xuất trên 1 đơn vị diện t ch đất canh tác đạt 62 triệu đồng/ha/năm, tăng 2,2 lần so với năm 2005 Bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: vùng sản xuất lúa hàng hoá, vùng sản xuất khoai tây chất lượng cao, khoai tây chế biến, vùng sản xuất dưa hấu, củ đậu…kinh tế trang trại phát triển mạnh đã xuất hiện những mô hình sản xuât tập trung cho thu nhập cao, mô hình nuôi con đặc sản Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện [3]

Trang 21

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện uỷ Yên Dũng đã ban hành và triển khai thực hiện đề án “Xây dựng nông thôn mới” Trong 5 năm (2005 - 2010) huyện Yên Dũng đã giành kinh ph trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ, khuyến kh ch nông dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất Công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được chú trọng, một số biện pháp canh tác mới như: phương pháp SRI; 3 giảm, 3 tăng; gieo thẳng… máy móc cơ giới hóa được áp dụng ngày càng rộng rãi; công tác phòng chống dịch bệnh, tưới tiêu nước phục vụ sản xuất luôn được quan tâm, nên sản xuất nông nghiệp tiếp tục đạt kết quả khá Huyện Yên Dũng đã bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa thơm, khoai tây chất lượng cao, nấm, rau màu thực phẩm… một số loại nông sản đã gắn kết với khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: nấm, khoai tây chất lượng cao , qua đó góp phần khuyến kh ch nông dân đẩy mạnh sản xuất Đến năm 2010, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 54,58 , giảm 6,15 so với năm 2005; sản lượng lương thực có hạt đạt 96.256 tấn; năng suất lúa đạt 56,5 tạ/ha; giá trị sản xuất đạt 55 triệu đồng/ha canh tác Công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng được chú trọng; đã trồng mới 758 ha rừng phòng

hộ và rừng sản xuất, đến năm 2010 tỷ lệ che phủ rừng chiếm 10,8 [19]

Về cây lúa: Diện t ch lúa cao sản năm 2010 đạt 2.912 ha, năng suất trung bình 70 tạ/ha, góp phần đưa năng suất bình quân chung của huyện đạt 55,1 tạ/ha Sản xuất lúa theo kỹ thuật mới tiếp tục được chỉ đạo phát triển, diện t ch lúa cấy theo kỹ thuật SRI, 3 giảm, 3 tăng; diện t ch lúa thực hiện theo phương pháp sạ hàng được mở rộng Năm 2010 diện t ch lúa cấy theo kỹ thuật mới đạt 4.386 ha chiếm 26,5 tổng diện t ch gieo cấy [3, tr.23]

Về cây thực phẩm: Diện t ch hàng năm luôn đạt ở mức 2.500 - 3.500

ha, đạt trên 87 kế hoạch Trong đó, diện t ch khoai tây qua các năm đạt 300

- 552 ha, diện t ch khoai tây chất lượng cao, sạch bệnh tăng dần đến năm

2009 đạt 205 ha; các đơn vị trong chương trình mục tiêu đã tập trung quy hoạch phân vùng sản xuất khoai tây như Tư Mại, Tân An, Đức Giang, Nham Sơn, Tiến Dũng, với các giống khoai tây chất lượng cao Sonala, Atlantic,

Trang 22

Diamant Trong sản xuất khoai tây đã có bước chuyển biến r rệt từ mô hình khoai tây chất lượng, sạch bệnh 3 ha tại xã Tư Mại năm 2006, 2007 đến nay

đã phát triển được trên 30 ha với giống khoai tây Atlantic có năng suất cao từ 7-8 tạ/sào, sản phẩm sản xuất ra được ký kết bao tiêu sản phẩm với các nhà máy chế biến, giá thành cao, ổn định Huyện Yên Dũng đã xây dựng được 3 kho lạnh bảo quản khoai tây giống có công suất trên 40 tấn/kho tại thị trấn Neo, Tân An nhằm chủ động cung ứng giống đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất [19]

Sản xuất nấm hàng năm đạt từ 800 -1.000 tấn nguyên liệu, trong đó chủ yếu nấm là rơm, nấm mỡ, mộc nhĩ Năng suất nấm rơm trung bình đạt trên 130-150 kg/tấn nguyên liệu, nấm mỡ đạt 230-250 kg/tấn nguyên liệu, đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân và được tỉnh đánh giá là huyện có phong trào sản xuất nấm và sản lượng nấm dẫn đầu tỉnh [19]

Về cây công nghiệp ngắn ngày, đã tập trung chuyển đổi diện t ch vàn cao không chủ động nước, cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao (chủ yếu cây lạc) Trung bình hàng năm diện

t ch cây lạc đạt 670 ha, sản lượng 1.305 tấn [19]

Chăn nuôi đã có những chuyển biến t ch cực theo hướng sản xuất hàng hóa Đã có sự thay đổi đáng kể về phương thức chăn nuôi từ sản xuất truyền thống, tận dụng sang chăn nuôi thâm canh, công nghiệp và bán công nghiệp; quy mô sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún đã được chuyển sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, có hệ thống chuồng trại khép k n, hiện đại, có hệ thống

xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh Đồng thời, có sự chuyển biến về cơ cấu giống, vật nuôi Sự chuyển biến tăng về số lượng, chất lượng đàn vật nuôi đã góp phần làm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển mạnh, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn lợn được triển khai rộng rãi Năm 2010, tổng đàn lợn là 91.610 con, trong đó lợn thịt 76.728 con, lợn nái 14.882 con; đàn trâu, bò 19.617 con; trong đó, đàn trâu 2.403 con, đàn bò 17.214 con, đạt 100,6 kế hoạch; tỷ lệ bò lai zêbu đạt 79,9 Trên địa bàn huyện có 151 trang trại; 600 gia trại [4,tr 24] Giá trị sản

Trang 23

xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Yên Dũng chiếm 37,66 Nhiều giống cây trồng và con gia súc mới có năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, an ninh lương thực luôn được đảm bảo Công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm luôn được quan tâm, đầu tư và chỉ đạo kịp thời vì vậy tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm Kinh tế tập thể phát triển với trên 42 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều HTX hoạt động có hiệu quả đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu các hộ nông dân [19]

Thủy sản được khuyến kh ch phát triển, hàng năm huyện Yên Dũng quan tâm hỗ trợ và chủ động cung ứng các loại giống đến nông dân, tạo thuận lợi cho chuyển đổi 955 ha diện t ch cấy lúa trũng sang nuôi trồng thủy sản Đến hết năm 2010, diện t ch nuôi thủy sản khoảng 1.324 ha, sản lượng khoảng 3.442 tấn, tăng 1.998 tấn so với năm 2005 Huyện Yên Dũng thực hiện mở rộng mô hình nuôi cá thâm canh, bán thâm canh, nuôi cá kết hợp với chăn nuôi, kết hợp lúa cá,… để nâng cao năng suất cá trên một đơn vị diện tích Năm 2010 diện t ch nuôi cá thâm canh đạt trên 40 ha, năng suất trung bình 8-10 tấn/ha, nhiều hộ cho thu nhập từ 120- 150 triệu đông/ha/năm[19]

Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; đặc biệt việc chỉ đạo điểm triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới” tại xã Lão Hộ thu nhiều kết quả t ch cực, được đông đảo nhân dân hưởng ứng [36] Những thành tựu của nông nghiệp huyện Yên Dũng trước năm 2010 đạt được do một

số nguyên nhân như: Kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang và các sở,

ngành của tỉnh Đảng bộ, ch nh quyền và nhân dân trong huyện Yên Dũng,

luôn đoàn kết, thống nhất, vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, ch nh sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế nông nghiệp vào thực ti n ở địa phương Huyện Yên Dũng đã kịp thời ban hành một số chủ trương, cơ chế khuyến kh ch, hỗ trợ các mô hình về phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy được đáng kể nội lực của địa phương Huyện

Trang 24

cũng t ch cực tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh Bắc Giang để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp huyện Yên Dũng trước năm 2010 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Sản xuất nông nghiệp cơ bản còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung với quy mô sản xuất hàng hoá lớn Khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản chưa cao Việc gắn kết giữa “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa chưa chặt ch , thiếu đồng bộ; chưa có nhiều mô hình điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp Nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh còn lớn Công tác đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tuy đã được quan tâm đầu tư song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ Chất lượng một số hạng mục công trình như hệ thống lưới điện, đường giao thông nông thôn, các trạm bơm, hệ thống kênh mương chưa đáp ứng được yêu cầu Việc ứng dụng công nghệ, áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mới chỉ dừng lại ở mô hình chưa được nhân mạnh ra diện rộng

Những hạn chế yếu kém trên chủ yếu là do xuất phát điểm của nền nông nghiệp thấp Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch chưa theo kịp yêu cầu, cơ chế, ch nh sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thiếu đồng bộ chưa có t nh đột phá Ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp Giá cả vật tư, phân bón và các nguyên liệu đầu vào tăng cao [19] Bên cạnh đó, diện t ch đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, diện t ch đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp gây trở ngại cho quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập chưa theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, trong khi biến đổi kh hậu di n ra ngày càng r nét theo hướng bất lợi như hạn hán, lũ lụt; tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi có di n biến khó lường luôn tiềm ẩn nguy cơ tái phát gây tâm lý không tốt cho người sản xuất; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định, giá cả sản phẩm bấp

Trang 25

bênh Việc liên kết “4 nhà” còn yếu nên chưa gắn kết được sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm

Tóm lại, những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp của huyện Yên Dũng trước năm 2010 rất quan trọng, tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và mạnh m của nông nghiệp nói riêng, cũng như công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng nói chung Những nhược điểm còn tồn tại là cơ sở Đảng bộ huyện Yên Dũng đã nhìn nhận một cách khách quan, nghiêm túc và khắc phục kịp thời trong quá trình đề ra chủ trương phát triển nông nghiệp huyện trong giai đoạn tiếp theo

1 1 2 Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vị

tr chiến lược quan trọng của vấn đề phát triển nông nghiệp, coi đây là cơ sở

để phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN Trải qua các kỳ đại hội Đảng, vấn đề phát triển nông nghiệp ngày càng được Đảng nhận thức sâu sắc hơn, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, định hướng đúng đắn, phù hợp với tình hình, yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước

Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW (ngày 05/8/2008) về nông nghiệp, nông dân

và nông thôn Nghị quyết nhận định “Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta

đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả” [34, tr.825] Đảng khẳng định nông nghiệp,

nông dân, nông thôn có vị tr chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội; các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước Do đó, Đảng đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp, cụ thể là

Trang 26

xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại với việc đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế vùng Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp; phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để HĐH nông nghiệp, CNH nông thôn

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), Đảng vẫn

ưu tiên mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác

định: “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; Phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp với quy mô và điều kiện của từng vùng Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với

tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản, ưu tiên ứng dụng công nghiệ sinh học; Đẩy mạnh phát chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh” [35, tr.113-114]

Với những chủ trương chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp và được triển khai đồng bộ thông qua các Nghị quyết, các chỉ thị và các ch nh sách đã tạo điều kiện sự phát triển kinh tế nông nghiệp Thực hiện sự chỉ đạo nhất quán quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhất quán những chủ trương trên của Đảng và vận dụng sáng tạo vào thực ti n phát triển nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang

Trang 27

1 1 3 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển nông nghiệp

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp và vận dụng sáng tạo vào thực ti n của địa phương Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang được thể hiện rất r trong nghị quyết Đại hội Đảng qua các nhiệm kỳ

Nếu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV đã đề ra phương

hướng là “Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với thị trường”,

thì Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (10/2010) đã phát

triển phương hướng đó lên với chủ trương “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới” Đây cũng là một trong

năm chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Bắc Giang [27, tr.3] Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa trên

cơ sở quy hoạch, ứng dụng tiến bộ KH - KT gắn với thị trường và công nghệ chế biến Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Xây dựng và giữ gìn thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tăng giá trị, mang lại thu nhập cao và ổn định, bền vững cho nông dân Tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; thực hiện tốt “Chương trình Mục tiêu Quốc gia

về xây dựng nông thôn mới” [55] Đồng thời, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII đề ra chủ trương tập trung phát triển 8 nhóm sản phẩm hàng hóa, đó là: Vải thiều, lúa chất lượng, rau chế biến, lạc, đàn lợn, đàn gà,

cá và cây lấy gỗ

Từ năm 2010 đến năm 2015, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành nhiều Nghị quyết về phát triển kinh tế nông nghiệp như: Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 27/4/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 145-NQ/TU ngày 14/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Chỉ thị số 12- CT/TU ngày 01/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiếp tục vận động nông dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, tổ chức các mô hình sản xuất hàng hoá tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp

Những chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy Bắc Giang về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ năm 2010 đến năm 2015 đã tạo điều

Trang 28

kiện cho các địa phương có hướng đi trong sản xuất nông nghiệp, yên tâm đầu

tư “phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới” Trên cơ sở đó, Đảng bộ huyện Yên Dũng vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vào thực ti n phát triển kinh tế nông nghiệp, nhằm phát huy tiềm năng lợi thế và khắc phục những yếu kém trong sản xuất nông nghiệp của huyện

1.2 Chủ trương ph t triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Dũng

Quán triệt các chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Đảng bộ huyện Yên Dũng đã ban hành nhiều chủ trương mới, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ban Thường vụ Huyện uỷ Yên Dũng đã ban hành đề án số 03-ĐA/HU ngày 16/01/2009 về xây dựng nông thôn mới, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề

án, chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai, tập trung chỉ đạo xây dựng tài liệu hướng dẫn và triển khai đến từng Chi bộ nông thôn, đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức thực hiện đề án đối với các

xã, thị trấn trong toàn huyện Ban Thường vụ chỉ đạo điểm đối với 2 xã Lão

Hộ và Đức Giang trong xây dựng nông thôn mới [3]

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010

- 2015) đề ra phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp: “Phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biến; nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng, giữ gìn thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, tăng giá trị, mang lại thu nhập cao, ổn định, mang lại thu nhập cao cho nông dân; triển khai xây dựng nông thôn mới” [18]

Bên cạnh đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ

2010 - 2015 đã nêu ra định hướng nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa:

“Điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp; mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng thành công thương hiệu “Gạo thơm Yên Dũng”; thực hiện tốt

đề án sản xuất lúa lai, sản xuất nấm; chú trọng sản xuất cây vụ đông, tăng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu thực phẩm và những cây

Trang 29

có giá trị; tích cực tổ chức tập huấn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất; đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ; chú trọng công tác theo dõi, dự báo và phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh, công tác tưới tiêu nước phục vụ sản xuất Đồng thời đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân [18]

Đảng bộ huyện Yên Dũng tập trung chỉ đạo xây dựng các khu chăn nuôi tập trung; khuyến kh ch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, nhằm tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp; cải tạo đàn bò theo hướng lai zêbu, đàn lợn hướng nạc và đàn gia cầm với những giống có năng suất cao, chất lượng tốt Phát triển thuỷ sản theo hướng tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng của diện t ch nuôi thuỷ sản hiện có, đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi thuỷ sản theo hướng thâm canh với những giống có giá trị kinh tế cao và con đặc sản Tiếp tục đầu tư kinh ph hỗ trợ, khuyến kh ch nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá Mục tiêu đến năm 2015

cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 63 ; chăn nuôi: 31 ; dịch vụ 6 Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống mới có năng suất và giá trị hơn vào thay thế Tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, lựa chọn giống có năng suất, chất lượng, hỗ trợ kinh ph phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi Nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,5 - 6 /năm [18]

Trên cơ sở định hướng đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XX đề ra chỉ tiêu phấn đấu ngành nông nghiệp đến năm 2015:

“năng suất lúa đạt 58,5 tạ/ha; tốc độ tăng trưởng đàn bò 3,2 /năm, đàn lợn 1,8 /năm, đàn gia cầm 3,2 /năm; tỷ lệ bò lai zêbu chiếm 90-92 ; diện t ch nuôi thuỷ sản trên 1.067 ha, năng suất 5,7 tấn/ha” [18]

Cụ thể hoá những chủ trương của Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XX, BCH Đảng bộ huyện Yên Dũng đã ban hành Nghị quyết số 75-NQ/HU, ngày 25/3/2011 về 5 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm

Trang 30

giai đoạn 2011-2015, trong đó có "Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hoá theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2011-2015" Nghị quyết đã nêu r nhiệm vụ: “Tiếp tục tập trung cao thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp hàng hóa; hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa; quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, bố trí cây trồng hợp lý Duy trì diện tích lúa thơm, lúa hàng hóa, tăng diện tích cây rau màu, cây dược liệu, cánh đồng mẫu; phát triển mạnh trang trại, nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới” [3, tr.41]

Nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp được Đảng bộ huyện Yên Dũng xác định là nâng cao chất lượng, hiệu quả và sản phẩm nông nghiệp hàng hóa (4 cây và 4 con)

Cây lúa thâm canh và chất lượng cao: Diện t ch lúa thâm canh chiếm

4.500 ha - 5.000 ha, trong đó diện t ch lúa hàng hóa 3.000 - 3.500 ha, sản

lượng 15.000 tấn/năm (sử dụng các giống lúa thơm: Bắc thơm số 7, Nàng xuân, HT số1, LT2, QR1 ) Tập trung ở các xã Tư Mại, Tiến Dũng, Cảnh

Thụy, Đức Giang, Quỳnh Sơn, Tân An, Tập trung chỉ đạo thành vùng sản

xuất tập trung quy mô lớn [3]

Cây rau màu: Tập trung phát triển các loại cây rau màu thực phẩm,

cây rau chế biến để phục vụ các thị trường trong và ngoài tỉnh Giữ ổn định diện t ch cây rau mầu thực phẩm 2.000 - 2.500 ha, sản lượng đạt 30.000 - 35.000 tấn, trong đó diện t ch cây rau màu chế biến 120 - 150 ha Trong đó, tập trung vào các loại cây: Xu hào, cải các loại, khoai tây, ngô

ngọt, dưa hấu, củ đậu, [3]

Cây lạc: Chú trọng đầu tư thâm canh và mở rộng diện t ch cây lạc, phấn

đấu đến năm 2015 diện t ch lạc đạt 750 ha, với tổng sản lượng 1.500 tấn Tập

trung phát triển sản xuất ở vụ xuân và vụ thu đông [3]

Trang 31

Cây dược liệu: Tập trung phát triển một số loại cây dược liệu (ích mẫu, kim tiền thảo, địa liền, sinh địa, nhân trần ) phục vụ các nhà máy chế biến

dược phẩm trong và ngoài tỉnh Phấn đấu đến năm 2015 diện t ch cây dược liệu của huyện đạt 120 - 150 ha, tập trung ở các xã: Nội Hoàng, Tiền Phong,

Yên Lư, Đồng Việt, Đồng Phúc, Lão Hộ, Tr Yên [3]

Chăn nuôi bò: Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn bò của huyện đạt từ

17.500 đến 18.000 con Tỷ lệ bò lai Zêbu chiếm 90-92 , tỷ lệ bò nái lai Zêbu

chiếm 55-60 tổng đàn Sản lượng thịt hơi đạt 860 tấn [3]

Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn phát triển theo hướng tăng tỷ trọng đàn

lợn siêu nạc Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn lợn của huyện đạt 90.000 con, trong đó 65 - 70 tổng đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc trên 50 Tỷ lệ chăn nuôi trang trại, gia trại thực hiện an toàn sinh học chiếm 20 - 30 Sản lượng thịt

hơi đạt 15.500 tấn Tập trung phát triển các cơ sở nuôi lợn với quy mô lớn từ

100 con trở lên [3]

Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm: Tập trung phát triển các cơ sở chăn nuôi

gia cầm, thuỷ cầm với quy mô lớn từ 1.000 con trở lên Phấn đấu đến năm

2015 tổng đàn gia cầm, thuỷ cầm đạt 900.000 con [3]

Nuôi cá: Tập trung khai thác triệt để diện t ch mặt nước đưa vào nuôi

trồng thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống cá có năng suất, chất lượng Chú trọng các mô hình nuôi con đặc sản như: mô hình nuôi cá sấu, ba ba, để tăng giá trị của ngành thuỷ sản Phấn đấu đến năm 2015 diện t ch nuôi thủy sản thâm canh đạt 120 - 150 ha, năng suất đạt 8 - 10 tấn/ha Sản lượng thuỷ sản đạt 6.840 tấn [3]

Ngoài ra, Đảng bộ huyện Yên Dũng cũng đề ra nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn này phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới:

“Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ huyện lần thứ XX, xác định mục tiêu tổng quát là: Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển

Trang 32

nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật

tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao” [20] Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm đó, Nghị

quyết số 75-NQ/HU của Huyện uỷ Yên Dũng đã đề ra những giải phát thúc đẩy sản xuất nông nghiệp như:

- Công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ và phát huy nguồn lực con người: (1) Khuyến kh ch các cơ sở sản xuất, cung ứng giống

đủ khả năng tiếp nhận và nhân giống tại địa phương bằng những giống cây trồng vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hoá; (2) Tăng cường phối hợp, liên kết với các trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong việc thực hiện, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ

kỹ thuật, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP và quy định về chất lượng sản phẩm của thị trường xuất khẩu; (3) Tập trung đầu tư các tiến bộ kỹ thuật vào các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến Chú ý áp dụng các loại hình có quy mô hợp lý và xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; (4) Tăng cường và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông kiểm tra, dự báo tình hình dịch bệnh cùng người dân phòng trừ kịp thời và hiệu quả; (5) Bố tr cơ cấu giống, thời

vụ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất Đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; (6) Đẩy nhanh việc đưa

cơ giới hóa, điện kh hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo ra bước đột phá về năng suất lao động và giải phóng sức lao động trong nông nghiệp [4]

“… Xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm những mô hình khoa học, công nghệ thành công để vận dụng vào từng địa phương Tăng cường công tác thông tin phổ biến, tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, đổi mới cả về nội dung

và hình thức…” [3]

Trang 33

- Huy động và sử dụng nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp: Ưu tiên

triển khai công tác lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình nông thôn mới để phát huy hiệu quả đầu tư Tập trung huy động có hiệu quả nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn để lại cho xã đầu tư thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng Chủ động cân đối, bố tr lồng ghép, huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp… Khuyến kh ch và tạo điều kiện tối đa cho người dân và các tổ chức kinh tế vay vốn t n dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định

về ch nh sách t n dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn Tăng cường sự phối hợp chặt ch giữa các cơ quan quản lý, giữa các doanh nghiệp và ngân hàng, nhất là trong việc xác định những ngành, hàng cần ưu tiên đầu tư vốn…” [3]

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: (1) Khuyến kh ch chuyển

đổi kinh tế hộ sang kinh tế trang trại bằng việc tạo điều kiện cho các hộ vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Tập trung chỉ đạo công tác dồn điền, đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại; (2) Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, với trọng tâm

là phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Xây dựng và có biện pháp nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả ở các địa phương; (3) Hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý, lao động, tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp và chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại để hợp tác xã làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân Phát triển mạnh các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với hộ nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị Có cơ chế khuyến kh ch mạnh m , tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, gia trại phát triển [3]

Trang 34

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2015, Đảng bộ huyện Yên Dũng đã đề

ra chủ trương đúng đắn và phù hợp với phát triển kinh tế nông nghiệp Điểm sáng trong chủ trương của Đảng bộ huyện là đã đề ra chương trình hành động,

kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp cụ thể và khá đầy đủ, chi tiết, bao quát, bám sát những tiềm năng và lợi thế của địa phương Trọng tâm trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Dũng từ năm

2010 đến năm 2015 là thực hiện “Phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biến; nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng, giữ gìn thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, tăng giá trị, mang lại thu nhập cao, ôn định, mang lại thu nhập cao cho nông dân; triển khai xây dựng nông thôn mới” [19] Do đó, kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng đã có những bước đi đúng đắn và phù hợp, từng bước thu được những kết quả rất khả quan qua các giai đoạn

1.3 Qu trình chỉ đ o

1 3 1 Chỉ đạo phát triển tr ng trọt

Về công tác dồn điển, đổi thửa

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/HU ngày 30/12/2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng về việc vận động nhân dân thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2013 -

2015, UBND huyện Yên Dũng ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND, ngày 31/12/2013 về dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2014-2016 Trên cơ sở đó, UBND huyện Yên Dũng tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã tổ chức thực hiện “dồn điền, đổi thửa” để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất; tạo điều kiện thuận lợi hình thành vùng sản xuất tập trung, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá và quy hoạch diện t ch đất công ích gọn thành khu, khoảnh riêng để thuận lợi cho quy hoạch các công trình công cộng của thôn, xã [4, tr.2]

Các văn bản chỉ đạo đã được nhân dân trong huyện đón nhận, tạo sức

Trang 35

lan tỏa nhanh, đạt kết quả tốt Để từng bước tiến tới sản xuất lớn, UBND huyện Yên Dũng chỉ đạo 01 thôn làm điểm, sau đó tổng kết rút kinh nghiệm Các thôn, xã sau khi dồn điền đổi thửa đều giảm số thửa ruộng xuống còn bình quân 1-3 thửa/hộ Huyện còn thực hiện gắn việc dồn điền đổi thửa với việc được quỹ đất công ích vào tập trung theo khu vực, quy hoạch, kiến thiết lại đồng ruộng, làm bờ vùng, bờ thửa, kênh mương, thủy lợi nội đồng, tạo thuận lợi đưa cơ giới hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nhiều mô hình phát triển sản xuất, cánh đồng mẫu lớn được hình thành, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá, làm giảm chi ph đầu tư, ngày công lao động, tạo thuận lợi liên kết “4 nhà” Đến năm 2015, toàn huyện Yên Dũng đã thực hiện dồn điền, đổi thửa tại 72 thôn của 13 xã với diện tích 3.000 ha; tổng kinh phí thực hiện khoảng trên 18 tỷ đồng, là huyện đạt kết quả cao nhất của

tỉnh về công tác dồn điền, đổi thửa [20, tr.3]

Về quy hoạch sản xuất

Từ năm 2010, huyện Yên Dũng chỉ đạo các đơn vị tổ chức rà soát, kiểm tra, quy hoạch các vùng sản xuất nông sản chủ lực, đặc trưng phù hợp đất đai, thổ nhưỡng, lợi thế của từng địa phương (quy hoạch các vùng sản xuất lúa, sản xuất rau, chăn nuôi gà, lợn ; rà soát quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) Năm 2012, đã có 100 các xã được được phê duyệt

đồ án quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch Huyện Yên Dũng đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung như: Cây rau, mầu, xã Cảnh Thụy, Tiến Dũng, Đồng Việt , Lúa chất lượng cao ở các xã Tư Mại, Đức Giang, Yên Lư Với quy mô sản xuất lớn, tập trung, huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Gạo thơm Yên Dũng” [58] Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010 - 2015), Nghị quyết số 75-NQ/HU, ngày 25/3/2011 về 5 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới UBND huyện Yên Dũng đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện, đã ban hành các ch nh sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất

Trang 36

nông nghiệp như: (1) Hỗ trợ giá giống lúa lai, lúa hàng hoá siêu nguyên chủng, nguyên chủng; (2) Hỗ trợ giá giống khoai tây chất lượng, sạch bệnh; (3) Hỗ trợ sản xuất cây rau màu chế biến, cây dược liệu; (4) Hỗ trợ xây dựng và mở rộng các mô hình cánh đồng mẫu, mô hình phát triển sản xuất tập trung có hiệu quả kinh tế cao; (5) Hỗ trợ công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình di n, công tác chỉ đạo sản xuất thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung cho trưởng thôn, tiểu khu, tổ dân phố và cán bộ khuyến nông cơ sơ… Từ đó, cơ cấu cây trồng có sự giảm dần diện t ch cây lương thực, tăng diện

t ch cây rau hoa màu, cây thực phẩm, cây hoa quả, hoa quả có múi giá trị cao [58]

Về phát triển sản xuất

Một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa thế mạnh của huyện được duy

trì và mở rộng về quy mô sản xuất

Cây lúa, là loại cây lương thực ch nh trên địa bàn huyện Yên Dũng,

luôn được người dân tiến hành thâm canh tăng vụ với nhiều giống lúa mới được đưa vào sản xuất như BC15, Hương thơm, Bắc thơm số 7, Nàng xuân, HTsố1, LT2, QR1 thay thế cho các giống lúa cũ, chất lượng và giá trị thấp Diện t ch sản xuất lúa chất lượng hàng hóa đạt trên 4.000 ha/năm đồng thời xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng hàng hóa tại xã Tư Mại, Cảnh Thụy, Tiến Dũng, Đức Giang, Quỳnh Sơn, Xuân Phú Yên Lư [3]

Bảng 1.1 Gi trị sản xuất lúa huyện Yên Dũng (2010 - 2015)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện t ch (ha) 15.224 14.540 14.145 14.512 15.229 15.081

Năng suất (t /ha) 54,4 58,9 58,5 56,0 57,8 57,8

Sản lư ng (t ) 82.822 85.640 82.748 81.267 88.023 87.168

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Yên Dũng)

Bảng 1.1 cho thấy diện t ch trồng lúa hàng năm của huyện Yên Dũng biến động không lớn, luôn duy trì trên 14.000 ha Tuy nhiên, năng suất, sản lượng lúa được tăng hàng năm; nếu năm 2010 năng suất đạt 54,4 tại/ha, sản lượng lúa đạt 82.822 tạ, đến năm 2015, năng suất lúa đã tăng lên 57,8 tạ/ha, sản lượng lúa 87.168 tạ (vượt mục tiêu năng suất 0.8 tạ/ha và sản lượng 4.168

Trang 37

tấn) Sự phát triển t ch cực này chứng tỏ huyện Yên Dũng đã t ch cực chỉ đạo

áp dụng những giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật với vào sản xuất Kết quả t ch cực trên đã góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đề ra [49]

Cây thực phẩm, UBND huyện Yên Dũng chỉ đạo quy hoạch các vùng

sản xuất rau an toàn, nhà màng, nhà lưới sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với một số loại rau hoa màu chủ lực như rau ăn lá các loại, cà chua

bi, dưa chuột, dưa lưới Hình thành các vùng chuyên canh, liên kết sản xuất rau với các doanh nghiệp đảm bảo cung ứng đầu ra Các vùng sản xuất rau tập trung tại Cảnh Thụy, Tiến Dũng, Đức Giang, Đồng Việt… [3]

UBND huyện Yên Dũng tập trung chỉ đạo duy trì tổng diện t ch cây rau màu hàng năm đạt mức khoảng 3.000 ha; trong đó tập trung chỉ đạo mở rộng sản xuất cây rau màu chế biến Các sản loại cây rau, mầu thường được sản xuất vào vụ đông với các loại cây khoai tây, ngô, cải bắp, cà chua… để phục vụ các thị trường trong và ngoài tỉnh Huyện Yên Dũng chú trọng đầu

tư thâm canh và mở rộng diện t ch cây lạc, phấn đấu đến năm 2015 diện

t ch lạc đạt 750 ha, với tổng sản lượng 1.500 tấn Nhiều sản phẩm sản xuất

ra được liên kết bao tiêu với các công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như một số tỉnh lân cận như Công ty Ondion, Công ty G.O.C, Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang Huyện Yên Dũng hàng năm sản xuất từ 800 - 1.500 ha cây rau, mầu chế biến và rau an toàn; cho thu nhập bình quân doanh thu từ 165 - 170 triệu đồng/ha [20]

Bảng 1.2 Gi trị sản xuất rau thực phẩm huyện Yên Dũng (2010 - 2015)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện t ch (ha) 2.875 2.781 2.938 3.040 2.659 2.756

Năng suất (t /ha) 153,0 139,0 142,0 143,0 143,9 151,0

Sản lư ng (t ) 439.875 386.559 417.196 434.720 382.630 416.156

Trang 38

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Dũng)

Dựa theo số liệu trên bảng 1.2, chúng ta thấy năng suất và sản lượng cây rau màu hàng năm của huyện Yên Dũng không có sự thay đổi quá lớn bởi sản xuất rau màu phụ thuộc lớn vào nhu cầu của thị trường và điều kiện tự nhiên Để duy trì được diện t ch, sản lượng cây rau, màu như vậy là nhờ có sự

ổn định các chuỗi sản xuất liên kết bảo tiêu sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp, vai trò lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Yên Dũng trong định hướng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện phát triển của địa phương

Về sản xuất cây dược liệu, UBND huyện Yên Dũng xác định cây dược

liệu như: cây ích mẫu, kim tiền thảo, địa liền sinh địa, nhân trần đem lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương Đồng thời, UBND huyện Yên Dũng cũng chỉ đạo xây dựng một số nhà máy chế biến và liên kết với nhiều cơ sở trong nước để tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu của huyện như Công ty CP Dược Bắc Giang OPC Biện pháp này đã góp phần ổn định và phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, hạn chế nhiều rủi ro đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân huyện Yên Dũng [3] Tổng diện t ch cây dược liệu trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt 53,7 ha, năm 2012 đạt 57,3 ha, năm 2013 đạt 68 ha và năm 2014 là 97 ha; một số xã hàng năm có diện t ch cây dược liệu khá cao như: Nội Hoàng, Tiền Phong, Đồng Phúc, Đức Giang, Yên Lư, Đồng Việt, Lão Hộ, Tr Yên…[49] Mục tiêu phấn đấu của huyện Yên Dũng là quy hoạch những xã này thành vùng sản xuất cây dược liệu tập trung với quy mô lớn

Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày khác như cây lạc, đậu tương được duy trì sản xuất tại các xã Xuân Phú, Quỳnh Sơn, Lão Hộ… có diện t ch

khó khăn về nước tưới, không có khả năng trồng cây lúa Đồng thời những cây công nghiệp này d tiêu thụ sản phẩm, chi ph sản xuất thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao, ổn định nên được đông đảo người dân huyện Yên Dũng hưởng ứng trồng Hằng năm diện t ch cây lạc, đỗ đạt trên 600 ha [49]

Trang 39

1 3 2 Chỉ đạo phát triển chăn nuôi

Từ năm 2010 đến năm 2015, UBND huyện Yên Dũng chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thay đổi phương thức chăn nuôi từ sản xuất truyền thống, tận dụng sang chăn nuôi thâm canh, công nghiệp và bán công nghiệp; cùng với tăng về quy mô sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, có hệ thống chuồng trại khép

k n, hiện đại, có hệ thống xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh Do đó, sự chuyển biến về cơ cấu giống, loài vật nuôi, sự chuyển biến tăng về số lượng, chất lượng đàn vật nuôi từ năm 2010 đã góp phần làm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi của huyện Yên Dũng UBND huyện Yên Dũng chọn phát triển chăn nuôi: lợn, trâu - bò, gia cầm-thủy cầm,

cá là mục tiêu ch nh đến năm 2015 [58]

Công tác quy hoạch phát triển các vùng chăn nuôi trọng điểm của huyện đã được xác định cụ thể như: quy hoạch tập trung phát triển đàn lợn tập trung ở các xã: Yên Lư, Tiến Dũng, Đức Giang, Tiền Phong, Xuân Phú, Hương Gián ;quy hoạch phát triển đàn trâu-bò tập trung ở các xã: Tư Mại, Đức Giang, Yên Lư, Lãng Sơn ; quy hoạch phát triển đàn gia cầm tập trung các xã: Quỳnh Sơn, Cảnh Thụy, Yên Lư, Đồng Việt [3]

UBND huyện Yên Dũng đã chỉ đạo duy trì, phát triển số lượng gia súc, gia cầm Đến năm 2015, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện khoảng 80.500 con; đàn trâu, bò 11.550 con; tỷ lệ bò lai Zebu đạt 87 ; đàn gia cầm 845.000 con, trong đó gà 550.000 con [49] Thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện, UBND huyện Yên Dũng đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông trung ương, Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học trong nông hộ”, trong đó hỗ trợ 5.700 con gà Lương Phượng thuần sinh sản cho 16 hộ chăn nuôi tại 02 xã Tiến Dũng, Cảnh Thụy

Công tác phòng, chống dịch bệnh được quan tâm Từ năm 2010 đến năm

2015, Phòng Nông nghiệp &PTNT tham mưu kịp thời cho UBND huyện Yên Dũng xây dựng phương án, kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm T nh đến năm 2015, việc tiêm phòng các vắc xin cho gia súc, gia cầm đã được thực

Trang 40

hiện hiệu quả, đảm bảo đúng quy định, với tổng số 828.050 liều vắc xin các loại; cấp 1.150 l t hoá chất cho các xã, thị trấn và vận động nhân dân mua trên 150 tấn

vôi bột để vệ sinh, khử trùng tại chuồng trại, đường làng ng xóm,… [49]

UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức đánh giá, thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra, theo d i tình hình dịch bệnh, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống kịp thời; tăng cường công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi Kết quả rất t ch cực là từ năm

2010 đến năm 2015, huyện Yên Dũng không bùng phát các ổ dịch, bệnh nguy hiểm lớn trên địa bàn huyện [3] Do đó, chăn nuôi ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao

Bảng 1.3 Gi trị sản xuất chăn nuôi huyện Yên Dũng (2010 - 2015)

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Yên Dũng)

Giai đoạn 2010 - 2015, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

di n biến phức tạp, nhưng do làm tốt công tác phòng chống dịch nên chăn nuôi của huyện ổn định, phát triển, giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 40 Sản xuất chăn nuôi đã có những chuyển biến t ch cực theo hướng sản xuất hàng hóa Đến năm 2015, toàn huyện Yên Dũng có 47 trang trại được cấp giấy chứng nhận, trong đó có 20 trang trại áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học [58]

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2015, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Yên Dũng, trực tiếp Phòng Nông nghiệp và PTNT, chăn nuôi đã có

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN