Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022

128 0 0
Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đảng bộ thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.. N

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THANH HƢỜNG ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2022 Ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 8229015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN MINH TUẤN Thái Nguyên, 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đảng bộ thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn số liệu từ năm 2010 đến năm 2022 của các cơ quan thống kê tỉnh Thái Bình, thành phố Thái Bình Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng Thái Bình, tháng 12 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hƣờng ii LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, tác giả cảm ơn TS Nguyễn Minh Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Tác giả bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Lịch sử - Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và các phòng ban của trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Cảm ơn tập thể cao học Lịch sử Đảng K15, đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn Thành ủy Thái Bình, Cục thống kê tỉnh Thái Bình, các phòng ban chuyên môn của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình, Chi cục thống kê thành phố Thái Bình, Phòng Kinh tế thành phố Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những tài liệu, số liệu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tác giả chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tác giả hoàn thành khóa học Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên để tác giả hoàn thành luận văn này Xin trân trọng cảm ơn! Thái Bình, tháng 12 năm 2023 Tác giả Nguyễn Thanh Hƣờng iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 2 NXB Nhà xuất bản 3 4 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 6 XHCN Xã hội chủ nghĩa 7 8 UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn CPVLXD Cổ phần vật liệu xây dựng iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài .1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8 6 Đóng góp của luận văn .9 7 Kết cấu luận văn .9 Chương 1 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 10 1.1 Những yếu tố tác động tới quá trình phát triển kinh tế thành phố Thái Bình 10 1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử của thành phố Thái Bình 10 1.1.2 Tình hình kinh tế của thành phố Thái Bình trước năm 2010 17 1.1.3 Chủ trương phát triển kinh tế của Trung ương Đảng .21 1.1.4 Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 23 1.2 Chủ trương và quá trình Đảng bộ thành phố Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế (2010 - 2015) 27 1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế 27 1.2.2 Đảng bộ thành phố Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2015 31 Chương 2 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022 .43 2.1 Những nhân tố mới tác động đến công tác đẩy mạnh lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Thái Bình 43 2.1.1 Bối cảnh lịch sử mới 43 2.1.2 Chủ trương mới của Đảng về phát triển kinh tế .46 2.1.3 Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế 48 2.2 Chủ trương mới của Đảng bộ thành phố Thái Bình về phát triển kinh tế .52 2.3 Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Thái Bình .57 2.3.1 Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp - xây dựng 57 2.3.2 Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành thương mại - dịch vụ .60 2.3.3 Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa .69 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .75 3.1 Nhận xét 75 3.1.1 Ưu điểm 75 3.1.2 Hạn chế 85 3.2 Một số kinh nghiệm 90 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 108 v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế thành phố Thái Bình năm 2016 và 2020 62 Bảng 1.1: Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GRDP của thành phố và tỉnh Thái Bình (2010 - 2015) (đơn vị %) 33 Bảng 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Bình (2010 - 2015) 33 Bảng 2.1: So sánh giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của Thành phố Thái Bình và của tỉnh Thái Bình (2016 - 2022) 58 Bảng 2.2 Các KCN trên địa bàn Thành phố Thái Bình 58 Bảng 2.3: Các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố 59 Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu của thành phố Thái Bình (2016 - 2022) 63 Bảng 2.4: Thu hút đầu tư thương mại - dịch vụ Thành phố Thái Bình (2016 - 2020) 66 Bảng 3.1: Giá trị các ngành sản xuất của thành phố Thái Bình (2016 - 2022) 79 Bảng 3.2: Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế của thành phố Thái Bình (2016- 2022) 80 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia và là thành phần không thể thiếu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam Đường lối đổi mới của Đảng xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm, trước hết là “đổi mới về tư duy kinh tế”, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Đảng xác định phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm để dân giàu, nước mạnh Nhiệm vụ đổi mới toàn diện đất nước hiện nay xuất phát từ đổi mới của các địa phương để hợp thành một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước Do đó, nghiên cứu những chủ trương định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế địa phương là việc làm rất quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn là chiến lược lâu dài để củng cố tiềm lực kinh tế địa phương, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước Hiểu rõ vai trò, vị trí của việc phát triển kinh tế cũng như quan điểm của Trung ương Đảng, của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, Đảng bộ và nhân dân thành phố Thái Bình trong nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển kinh tế Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ thành phố Thái Bình đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của kinh tế đối với sự phát triển của thành phố, do vây, Đảng bộ đã phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, đẩy mạnh khai thác tiềm năng của thành phố Thành phố Thái Bình được thành lập ngày 30/6/2004 Đến năm 2022, thành phố Thái Bình đã dần trở thành một thành phố năng động, hiện đại ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới cùng với quyết tâm chính trị cao nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thái Bình đã huy động mọi nguồn lực, phát huy 2 tiềm năng, thế mạnh, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên Từ năm 2010 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND, HĐND thành phố, Thành phố Thái Bình đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển nhanh, bền vững, trở thành đô thị xanh, văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng như mục tiêu Nghị quyết số 03- NQ/TU, ngày 25/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển Thành phố Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2045 Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, Thành ủy Thái Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển Bên cạnh những thuận lợi, quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cũng gặp không ít khó khăn thách thức bởi thành phố vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội để phát triển theo nhịp độ chung của tỉnh, đồng thời cừa thực hiện các nhiệm vụ có tính kiến tạo, đặt nền móng thúc đẩy phát triển đô thị để phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại I, đến năm 2030 ở trong nhóm các đô thị phát triển khá; năm 2045 trong nhóm các đô thị dẫn đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong những đầu mối trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước Với mục tiêu kép đó, Thành phố đang gặp nhiều thách thức trong giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, các nguồn lực ưu tiên cho công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật trong khi đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, hậu quả kinh tế - xã hội do đại dịch Covid-19 vẫn chưa được khắc phục triệt để đã tác động đến quá trình thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của địa phương Trước tình hình kinh tế của đất nước, của tỉnh Thái Bình ngày càng hội nhập sâu với quốc tế, toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược, kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Bình ngày càng phát triển theo hướng năng động, tích cực thì việc đánh giá vai trò của Đảng bộ thành phố Thái Bình trong thời kì mới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 Xuất phát từ lí do đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Một số nghiên cứu về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế - xã hội được hiểu là sự đi lên của nền kinh tế - xã hội, lấy tăng trưởng kinh tế làm cơ sở để cải thiện chất lượng cuộc sống Để đạt được mục tiêu ấy đòi hỏi phải có sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, dân chủ và có bước đi thích hợp Trong những năm qua đã có nhiều tác giả, công trình khoa học nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam với phạm vi và mức độ khác nhau, tiêu biểu như: Cuốn sách “Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội” của Trung tâm Thông tin - Tư liệu, thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM) đã biên soạn và xuất bản năm 2010 Cuốn sách gồm 3 phần, trong đó phần ba là phần chính của cuốn sách tập trung phân tích chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta, theo 3 chiều cạnh chủ yếu: chất lượng tăng trưởng kinh tế, chất lượng công bằng xã hội và chất lượng giữ gìn môi trường Cuốn sách cung cấp những số liệu, thông tin về thực trạng chất lượng phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam, chỉ ra thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của sự yếu kém Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị về chính sách và biện pháp để nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta, đi đến kết luận về tổng thể công cuộc đổi mới và phát triển đất nước Cuốn “Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế - xã hội từ đổi mới (năm 1986) đến nay” được Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2014 đã đăng tải các văn kiện Đại hội, văn kiện Hội nghị Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1986 đến nay Những văn kiện này mang tính chỉ đạo đường lối trong cả một giai đoạn, một quá trình và được sắp xếp theo thời gian Từ đó có thể thấy rõ quá trình bổ sung, hoàn thiện về mô hình phát triển kinh tế - xã hội, 4 các chính sách, định hướng, các nguồn lực thực hiện mô hình kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Cuốn sách “Các đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Văn Phúc, được Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2015 Nội dung cuốn sách đề cập đến tình hình quốc tế và trong nước khi lựa chọn các đột phá chiến lược, sự cần thiết phải thực hiện ba đột phá chiến lược ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2011 đến nay; từ kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và phân tích những thách thức trong thời gian tới; đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược ở Việt Nam từ năm 2020 Luận văn thạc sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015 của tác giả Phạm Văn Thông “Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 đã phân tích cụ thể quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đối với địa phương Qua đó, tác giả đã rút ra nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu Luận văn thạc sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 của tác giả Lê Thị Minh Thu “Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2005 đến năm 2015 đã phân tích cụ thể quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên đối với địa phương Qua đó, tác giả đã rút ra nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu Năm 2017, Nxb Chính trị Quốc gia cho ra mắt Giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam” của tác giả Đỗ Đức Quân và Nguyễn Thị Thanh Tâm (Đồng chủ biên) Nội dung cuốn sách tập trung trình bày những nguyên lý cơ bản của quá trình chính sách kinh tế - xã hội, giới thiệu cho người học những kiến thức khoa học về chính sách kinh tế - xã hội; quy trình xây dựng và thực thi chính sách kinh tế - xã hội Cuốn sách được biên soạn dựa trên các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện hành, đồng thời bổ sung, tổng kết những vấn đề thực tiễn quá trình

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan