Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LƢỜNG THỊ TRANG ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2022 Ngành: Lịch sử Đảng c
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐOÀN THỊ YẾN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Đoàn Thị Yến
Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 01 năm 2024
Tác giả
Lường Thị Trang
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của Luận văn 7
7 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC SƠN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 8
1.1 Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bắc Sơn đối với công tác vận động phụ nữ 8
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - văn hóa - xã hội 8
1.1.2 Truyền thống lịch sử - văn hóa 12
1.1.3 Thực trạng công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ huyện Bắc Sơn trước năm 2010 14
1.1.4 Chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2015 18
1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Bắc Sơn về công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2015 20
1.3 Đảng bộ huyện Bắc Sơn chỉ đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2015 23
1.3.1 Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội 24
1.3.2 Chỉ đạo công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ 28
1.3.3 Chỉ đạo hoạt động của Hội 29
Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC SƠN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022 40
Trang 42.1 Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ các cấp về công tác vận động phụ
nữ 40
2.1.1 Những yêu cầu mới 40
2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về công tác vận động phụ nữ 42 2.1.3 Chủ trương của Đảng bộ huyện về công tác vận động phụ nữ 43
2.2 Tăng cường chỉ đạo công tác vận động phụ nữ 46
2.2.1 Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội 48
2.2.2 Tăng cường chỉ đạo công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ 52
2.2.3 Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Hội 55
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 65
3.1 Một số nhận xét 65
3.1.1 Ưu điểm 65
3.1.2 Hạn chế 72
3.1.3 Nguyên nhân và hạn chế 76
3.2 Một số kinh nghiệm 78
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Là lực lượng chiếm nửa dân số trong xã hội và trực tiếp tham gia và quá trình lao động, đặc biệt là vai trò tái sản xuất, giáo dục những con người hữu ích cho xã hội nên hình ảnh người phụ nữ ở bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào cũng
là những hình ảnh cao đẹp
Phụ nữ Việt Nam trong những điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đã có những đóng góp vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và phát triển văn hóa Họ là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh đồng thời
là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường, dũng cảm; là người giữ vai trò đặc biệt trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc, là những người vợ, người chị, người mẹ dịu hiền đảm đang, trung hậu đã sản sinh
ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng mục tiêu giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng; đặt sự nghiệp giải phóng phụ
nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng luôn quan tâm đến vấn đề vận động phụ nữ, tham gia thực hiện các mục tiêu cách mạng, gắn liền nhiệm vụ giải phóng phụ nữ với giải phóng dân tộc và giải phóng gia cấp
Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước, để tập hợp đông đảo các lực lượng cách mạng vào nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lực lượng phụ nữ chiếm một nửa xã hội Đảng ta đã chú trọng đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ, đồng thời ban hành nhiều chính sách nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ Vai trò của phụ nữ được tăng cường trong các hoạt động quản lý nhà nước Vị trí của phụ nữ trong xã hội ngày càng được tôn trọng và khẳng định sự đóng góp của đội ngũ cán bộ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chỉ
Trang 6rõ: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vững chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” [4, tr.3].
Bắc Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh biên giới Lạng Sơn, có nhiều tộc người sinh sống Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, phụ nữ Bắc Sơn cũng có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của địa phương Thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ huyện Bắc Sơn luôn chú trọng đến công tác vận động quần chúng, trong đó công tác vận động phụ nữ được Đảng bộ huyện đặc biệt quan tâm Bởi vậy, phong trào phụ nữ ở địa phương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; lực lượng phụ nữ trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Việc tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bắc Sơn trong quá trình vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022, nhằm tổng kết thực tiễn, chỉ ra những
ưu điểm và hạn chế, đúc rút kinh nghiệm; khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện với tư cách là một bộ phận trong hệ thống chính trị của huyện là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022” làm luận
văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu của cách mạng cũng dành sự quan tâm thích đáng trong việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam
nữ Sự quan tâm đó được trình bày, thể hiện trong những văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, những bài viết, bài nói chuyện của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước: Quan điểm cơ bản về vấn đề giải phóng phụ nữ của Đảng lao động Việt
Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ 1968; Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ
Trang 7(từ 1930 đến 1969) của Ban Chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam,
Nhà xuất bản Phụ nữ, 1970; Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1970; Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam của tác giả Dương Thoa, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1982; Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường
đưa phụ nữ Việt Nam đi tới bình đẳng, tự do, phát triển của tác giả Lê Thi, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 1990; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng
phụ nữ của tác giả Đỗ Tràng Hùng, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông,
2009, Số 3; Nghị quyết công tác phụ vận của Đảng Lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1961; Vai trò phụ nữ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội của Hồ Chí Minh, Lê Thanh Nghị, Phạm Văn Đồng, Nhà xuất bản Phụ nữ,
1961; Công tác vận động phụ nữ các dân tộc miền núi của Chu Văn Tấn, Nhà xuất bản Việt Bắc, 1974; Phụ nữ Việt - Bắc của Chu Văn Tấn, Nông Quốc Chấn,
Lê Minh Cầm, Khu Hội phụ nữ Khu tự trị Việt Bắc, 1960; Phải đứng trên quan
điểm giai cấp mà nhận xét vấn đề phụ nữ của Lê Duẩn, Nhà xuất bản Phụ nữ,
1959; Vai trò phụ nữ trong phong trào cách mạng của Phạm Văn Đồng, Hoàng
Quốc Việt, Chu Văn Tấn, Nhà xuất bản Phụ nữ 1960… Những tác phẩm, bài viết trên đã chỉ rõ vị trí, vai trò và khả năng của mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Từ
đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác phụ nữ và những biện pháp để người phụ nữ Việt Nam có thể phát huy hết khả năng, năng lực của mình trong giai đoạn cách mạng mới
Bên cạnh đó, vấn đề này cũng được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học đề cập đến như:
Truyền thống phụ nữ Việt Nam của Trần Quốc Vượng, Nhà xuất bản Văn
hoá dân tộc, 2000; Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1966; Con đường giải phóng của phụ nữ Việt Nam, Nguyễn Thị Thập, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1960; Công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa đối với vấn đề giải phóng phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
1962…Những tác phẩm trên đã giới thiệu những truyền thống tốt đẹp của phụ
nữ Việt Nam qua mọi thời đại như cần cù lao động, thuỷ chung, dũng cảm, kiên
Trang 8cường…Từ đó khẳng định cách mạng xã hội chủ nghĩa là con đường triệt để giải phóng phụ nữ
Một số công trình nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ nữ cũng góp phần
khẳng định thêm vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam như: Lịch sử phong trào
phụ nữ Việt Nam, Tập 1, Nguyễn Thị Thập (ch.b) Nhà xuất bản Phụ nữ, 1981; Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975 -1995
của Lê Minh (ch.b), Nhà xuất bản Phụ nữ, 1996; Những nét sơ lược về phong
trào phụ nữ từ ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban tuyên huấn
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1961
Nhóm luận văn liên quan đến đề tài: Công tác vận động phụ nữ của Đảng
ở vùng tự do trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1930 - 1945), Đảng với cuộc vận động phụ nữ
từ năm 1986 đến năm 2009 đã nêu lên những quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ; làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ từ đó rút ra những kinh nghiệm phục vụ thực tiễn
Bên cạnh đó, những công trình đề cập đến lịch sử Hội cũng như phong trào phụ nữ ở những địa phương cụ thể: Bắc Kạn, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…đã tập hợp những tài liệu liên quan đến quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo phong trào phụ nữ ở từng địa phương trong từng thời kỳ cách mạng
Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Sơn 1930 - 2018 có đề cập một
cách khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với công tác và phong trào của Hội qua các thời kỳ lịch sử
Tất cả những công trình khoa học trên đã cung cấp nhiều nguồn tư liệu
và phương pháp tiếp cận vấn đề liên quan đến đề tài và đề cập ở mức độ khác nhau đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về vai trò của phụ nữ cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình khoa học nào để cập
có hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Bắc Sơn lãnh đạo công tác vận động
Trang 9phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022 dưới góc độ của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Bắc Sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022 Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bắc Sơn đối với công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022
- Trình bày hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Bắc Sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ theo những khoảng thời gian cụ thể, gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể
- Nhận xét, đánh giá những ưu điểm và hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Bắc Sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ
từ năm 2010 đến năm 2022
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương của Đảng bộ huyện Bắc Sơn đối với công tác vận động phụ
công tác vận động phụ nữ trên các lĩnh vực: Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ
trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội; Chỉ đạo công tác tạo nguồn, quy
Trang 10hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ; Chỉ đạo hoạt động của Hội
Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Bắc Sơn lãnh
đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022
5 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Tác giả luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phụ nữ
5.2 Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phụ nữ và công tác phụ nữ
- Các văn kiện của Đảng, Đảng bộ huyện Bắc Sơn gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, kế hoạch, báo cáo…
- Các văn kiện của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn; Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Bắc Sơn từ năm 2010 đến năm 2022
- Các sách, các bài báo, bài hội thảo khoa học có liên quan đến công tác phụ nữ và Đảng lãnh đạo công tác Hội Liên hiệp Phụ nữ được đăng tải trên các tạp chí, báo in, báo điện tử của Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể…
- Tài liệu khảo sát thực tế tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Sử dụng phương pháp lịch sử giúp làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bắc Sơn về công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022, trải qua 2
Trang 116 Đóng góp của Luận văn
Luận văn đã khái quát được những yếu tố tác động và chi phối đến công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ huyện Bắc Sơn trong giai đoạn 2010 - 2022 Đây được coi là những yếu tố khách quan và chủ quan cơ bản nhất tác động đến việc đề ra chủ trương cũng như quá trình chỉ đạo thực hiện công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ huyện;
Luận văn đã nêu lên được những chủ trương cơ bản của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn và Đảng bộ huyện Bắc Sơn đối với công tác vận động phụ nữ trên địa bàn huyện từ qua 2 giai đoạn: 2010 - 2015 và 2015 - 2022 và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện đối với công tác vận động phụ nữ
Luận văn bước đầu đưa ra một số nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong công tác lãnh đạo vận động phụ nữ của Đảng bộ huyện Bắc Sơn từ năm
2010 đến năm 2022 Từ đó, đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Đảng bộ huyện Bắc Sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2015
Chương 2 Đảng bộ huyện Bắc Sơn lãnh đạo đẩy mạnh công tác vận động phụ nữ từ năm 2015 đến năm 2022
Chương 3 Ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm
Trang 12Chương 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC SƠN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
PHỤ NỮ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 1.1 Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bắc Sơn đối với công tác vận động phụ nữ
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - văn hóa - xã hội
* Điều kiện tự nhiên
Bắc Sơn là huyện miền núi, thuộc cánh cung Bắc Sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao 500-1.200 m, như ngọn núi Khau Pi Ao (cao 1.107m), ngọn núi Pa Lép (503m) Huyện Bắc Sơn có ranh giới phía Bắc giáp huyện Bình Gia, phía Đông giáp huyện Văn Quan, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, đều là các huyện của tỉnh Lạng Sơn Riêng phía Tây, huyện Bắc Sơn giáp huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên Diện tích tự nhiên của huyện Bắc Sơn là 697,9 km² Dân số, theo thống kê năm 2011, là 64.000 người Hành chính Bắc Sơn có huyện lỵ là thị trấn Bắc Sơn, nằm gần rìa bắc huyện, trên quốc lộ 1B Ngoài ra huyện còn có 19 xã
Bắc Sơn có địa hình khá phức tạp, có nhiều núi đá thuộc khối núi Bắc Sơn, có vòng cung núi đá vôi thuộc cánh cung Ngân Sơn - Bắc Sơn Với địa hình karst, núi đá vôi là chủ yếu và bị chia cắt mạnh, Bắc Sơn có nhiều vách núi dựng đứng, xếp lớp và nhiều hang động với những nhũ đá, măng đá, cột đá, nấm
đá, chuông đá có hình thù rất đẹp, đa dạng và cuốn hút Độ cao trung bình của Bắc Sơn so với mặt nước biển là 400 m Bắc Sơn có nhiều đỉnh núi cao trên 400-500m, trong đó đỉnh núi cao nhất là đỉnh Khau Kiêng cao 1.107m, với nhiều loại gỗ quý tạo nên vẻ đẹp tự nhiên kỳ vĩ cho Bắc Sơn Nằm giữa hệ thống núi đá vôi là hệ thống núi đất và xen kẽ các thung lũng đất đai khá bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp như cánh đồng Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Hưng Vũ, Trấn Yên tạo nên cảnh quan thung lũng tuyệt đẹp và riêng có cho Bắc Sơn Đất đai huyện Bắc Sơn có 8 loại xen kẽ lẫn nhau, phần lớn là đất feralit phong hóa từ đá vôi Phần lớn đất Bắc Sơn có địa tầng dày trên 50cm
Trang 13(chiếm 72,6%), nhưng do địa hình chia cắt, độ dốc lớn nên chỉ thích hợp cho trồng rừng, các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả Khí hậu, thời tiết: Bắc Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm gió mùa Nhiệt
độ trung bình hàng năm là 21,3 ºC, mùa đông đến sớm hơn các nơi khác ở 34 miền Bắc từ nửa tháng đến 1 tháng và kéo dài 5-6 tháng Mùa đông ở Bắc Sơn là một trong những nơi lạnh nhất cả nước do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ mùa đông thấp hơn nơi khác từ 1 - 3ºC, có lúc nhiệt độ xuống dưới 5º C và có nhiều sương muối Độ ẩm trung bình trong năm
là 84%, cao nhất là 95% và thấp nhất là khoảng từ 18 - 60% Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.380 mm, chủ yếu vào mùa hè (chiếm 80 - 85%) Tổng giờ nắng trong năm 1.400 - 1.450 giờ
Sông ngòi, thủy văn: Mật độ thủy văn của huyện Bắc Sơn thuộc loại trung bình, trên địa bàn huyện không có sông lớn, hệ thống thủy văn chủ yếu là các con suối lớn và khe lạch tự nhiên Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của huyện Bắc Sơn thời kỳ 2011- 2020, tổng diện tích đất tự nhiên toàn hiện là 69.941,4 ha, được chia làm ba nhóm đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó: Đất nông nghiệp có 39.968 ha, chiếm 57,1% tổng diện tích đất tự nhiên Đất lâm nghiệp, có diện tích 27.609,3
ha, chiếm 39,5% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp, có diện tích
3.108,5 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích đất tự nhiên
Nhìn chung, với địa hình, thời tiết và thổ nhưỡng của huyện Bắc Sơn, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả và phát triển du lịch nghỉ dưỡng Tuy nhiên, về mùa đông thường có sương muối, gió lạnh, không có mưa, mùa hè thường có đợt mưa lũ kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Bắc Sơn là một huyện miền núi với dân số năm 2015 là 67.451 người, trong đó dân số sống ở nông thôn chiếm 93,7%; dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65,82% Trên địa bàn huyện có 05 dân tộc chính sinh sống bao gồm: Tày,
Trang 14Kinh, Dao, Nùng, Mông và một số dân tộc khác sinh sống Trong đó, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 68,11% dân số, dân tộc Nùng chiếm 8,38%, dân tộc Dao chiếm 11,89%, dân tộc Kinh chiếm 11,05%, dân tộc Mông chiếm tỷ lệ 0,49% dân số Huyện có 219 thôn, khối phố thuộc 19 xã và 01 thị trấn, trong đó có 09 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã ATK Hiện nay, các nhóm dân tộc này vẫn còn lưu giữ được nhiều phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa có giá trị, đặc biệt nổi bật nhất được thể hiện trong kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày với mái ngói âm dương rất đặc trưng của vùng Cao Bằng, Lạng Sơn
Lao động: Trong những năm 2005 - 2010, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
có chuyển biến nhưng ở mức độ chậm Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn thấp, số lao động qua đào tạo còn thấp, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động Đây là thách thức lớn trong quá trình tiếp thu những thành tựu về khoa học - kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Thành quả kinh tế: Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Lạng Sơn nói chung, huyện Bắc Sơn nói riêng có những bước phát triển đáng kể Sản xuất hàng hoá đang ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ Sản xuất nông lâm nghiệp theo xu hướng phát triển của thế mạnh vùng Thương mại, dịch vụ được phát triển thích ứng dần với
cơ chế thị trường Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng
Xét theo từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ có sự dịch chuyển khá Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 53,2% GRDP năm 2010 xuống còn 48,3% năm 2017 và ngành thương mại dịch vụ tăng dần từ 33,8% năm 2010 tăng lên 40,3% năm 2015
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của huyện đã có bước nhảy vọt về cả chất và lượng Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này luôn đều qua các năm trở lại đây
Trang 15Có thể thấy rằng cơ cấu ngành kinh tế của huyện trong thời gian qua đã chuyển dịch theo đúng hướng, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ Tạo ra các tiền đề vật chất giữ được cân đối
vĩ mô của nền kinh tế huyện nhà như thu chi ngân sách, vốn tích lũy góp phần đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương bền vững
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, huyện tập trung phát triển các vùng sản xuất hàng hóa gắn với cây trồng, vật nuôi chủ lực, có thế mạnh, gắn với các ngành, nghề truyền thống, đặc sản của địa phương; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Trồng trọt chuyển biến về cơ cấu cây trồng và mùa vụ Một số loại cây trồng có thế mạnh và có giá trị kinh tế được trồng mở rộng ở Bắc Sơn là: Quýt, thuốc lá, lạc, lúa nếp cái hoa vàng, một
số loại cây ăn quả có múi, cây quế và cây dược liệu Với bình quân lương thực đầu người đạt 520 kg/người/năm (năm 2010), huyện Bắc Sơn cơ bản bảo đảm an ninh lương thực
Chăn nuôi từng bước được đẩy mạnh, nhất là chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả Trong giai đoạn 2005 - 2010, huyện duy trì 11.000 - 12.000 con trâu, bò; 32.000 - 35.000 con lợn; 185 ha nuôi thủy sản với sản lượng 120 tấn/năm
Bắc Sơn có tiềm năng về lâm nghiệp khá phong phú Phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế đồi rừng được triển khai mạnh Trong giai đoạn 2005 -
2010, hàng năm huyện trồng bình quân 500 ha rừng mới, nâng độ che phủ rừng đạt hơn 50%
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng mở rộng, trang thiết bị, máy móc được đầu tư, từng bước hiện đại hóa Sản phẩm chủ yếu là vật liệu xây dựng (sản xuất ngói máng), đồ gia dụng, sửa chữa cơ khí, chế biến hàng nông lâm sản, may mặc Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn 2005 - 2010 đạt 300 tỷ đồng
Hệ thống phân phối bán lẻ cơ bản cung ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho đời sống và sản xuất, kể cả tại các địa bàn nhiều khó khăn của
Trang 16huyện Huyện có 12 chợ, trong đó 9 chợ đã được kiên cố hóa Chợ Trung tâm huyện được đầu tư xây dựng mới, đưa vào khai thác sử dụng Hàng hoá đa dạng, phong phú
Với hệ thống di sản văn hóa phong phú, Bắc Sơn có tiềm năng phát triển
du lịch Với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, nhiều loại hình du lịch đã phát triển ở Bắc Sơn trên cơ sở khai thác giá trị di sản văn hóa Trong đó, mục tiêu bao trùm là đưa Bắc Sơn trở thành một điểm đến “về nguồn” gắn với các di chỉ khảo cổ văn hóa Bắc Sơn, các di tích lịch sử khởi nghĩa Bắc Sơn Huyện lựa chọn hướng phát triển du lịch cộng đồng, tăng cường đầu tư hoàn thiện và nhân rộng các mô hình phục vụ du khách Huyện chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với phát triển nông nghiệp
1.1.2 Truyền thống lịch sử - văn hóa
Hàng nghìn năm nay, phụ nữ các dân tộc trong huyện Bắc Sơn dù trên danh nghĩa không phải là trụ cột gia đình nhưng là người phải đảm nhận phần lớn công việc gia đình, từ việc lao động nặng nhọc đến việc nội trợ, nuôi dạy con cái
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Bắc Sơn nói riêng (đặc biệt là phụ nữ các huyện miền núi) hoàn toàn không có quyền trong xã hội cũng như trong gia đình Không có quyền chính trị, phụ nữ không được tham gia bầu cử vào tất cả các tổ chức, ngay cả tổ chức không có tính cách chính trị như tương tế, ái hữu Tình trạng vô quyền của phụ nữ trong gia đình cũng hết sức trầm trọng vì tư tưởng trọng nam khinh nữ Trong hôn nhân, tục đa thê phổ biến ở tất cả các dân tộc, các làng xã trong tỉnh Đối với các
cô gái đến tuổi lấy chồng đều không được quyền lựa chọn, việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là điều hiển nhiên được thừa nhận Điều cha mẹ cô gái quan tâm nhiều nhất là tình trạng của cải của chàng rể tương lai và quan trọng hơn là của hồi môn Đặc biệt là đối với tộc người Dao, tiền cheo cưới lớn gấp nhiều so với các tộc người khác
Trang 17Cùng với lễ giáo phong kiến, ở Lạng Sơn vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ
19, nạn giặc giã cướp bóc xảy ra, nhất là các huyện miền núi của tỉnh đã đẩy nhân dân vào cảnh đói khát, bệnh tật Nạn nhân của thảm họa này đầu tiên là trẻ nhỏ và phụ nữ Vào khoảng năm 1870, hàng ngàn tàn quân của đảng Thái Bình thiên quốc cùng với bọn thổ phỉ, lục lâm hoạt động ở Quảng Đông, Quảng Tây
và Vân Nam (Trung Quốc) bị quân triều đình Mãn Thanh đánh dẹp đã chạy vào các tỉnh biên giới “Từ năm 1870 đến 1885, chúng gây bao nỗi kinh hoàng trong nhân dân, cho quân đi cướp bóc của cải, đốt nhà, phá làng, giết người, hãm hiếp phụ nữ ở khắp nơi trong tỉnh…Phải thừa nhận rằng người Trung Quốc đã cướp nhiều phụ nữ Thổ (Tày) tới mức còn phải lâu nữa sự sinh con đẻ cái mới tăng lên được” Không chỉ có phụ nữ Tày bị cướp mà phụ nữ Dao cũng bị săn đuổi, bắt cóc “Từ khi nạn cướp đoạt phụ nữ đem bán thì thực hiếm thấy một người Mán (Dao) có vợ Phải chăng đối với họ, phụ nữ chỉ là thứ xa hoa”
Khi thực dân Pháp đặt ách nô dịch lên Việt Nam (1884) đã đẩy người Việt Nam - trong đó có phụ nữ vào vòng nô lệ tăm tối Hậu quả của những chính sách
đó làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ vô cùng cực khổ khi
mà ruộng đất bị thực dân Pháp cướp để lập đồn điền Hàng vạn nông dân mất ruộng đất bị phá sản, rơi vào tình cảnh khốn cùng hoặc phải làm tá điền cho chúng, hoặc rời bỏ quê hương đi làm cu li trong các hầm mỏ…
Không còn con đường nào khác, nhân dân, trong đó có đông đảo phụ nữ
đã đứng lên đấu tranh Phong trào yêu nước, chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục Trong các cuộc khởi nghĩa trên địa bàn huyện Bắc Sơn, công sức, vai trò của phụ nữ ở rất quan trọng Nghĩa quân khi lui về vùng nông thôn, phụ cận được nhân dân ở những vùng này (phần lớn là phụ nữ) giúp đỡ về lương thực, thực phẩm, cất giấu, chăm sóc, dẫn đường Không chỉ là lực lượng hậu thuẫn quan trọng của nghĩa quân, một số phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã vượt lên dư luận, vượt lên quan niệm đạo lý phong kiến lạc hậu “tam tòng” để sung vào hàng ngũ nghĩa quân, sát cánh cùng nam giới cầm vũ khí giết kẻ thù
Trang 18Tình hình trên đây một mặt phản ánh sinh động về thái độ của phụ nữ các dân tộc Bắc Sơn đối với giặc ngoại xâm, đối với lợi ích quốc gia, dân tộc; mặt khác đó là tấm gương thức tỉnh những ai thờ ơ với vận mệnh của Tổ quốc, thức tỉnh những ai xem thường khả năng của phụ nữ
Lịch sử đã chứng minh, phụ nữ Việt Nam trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc luôn là những người nồng nàn yêu nước, sẵn sàng dấn thân vào sự nghiệp đánh giặc cứu nước và xây dựng quê hương Phụ nữ các dân tộc ở Bắc Sơn cũng có đầy đủ khả năng làm nên sự nghiệp không thua kém nam giới Nhưng dưới sự áp bức nặng nề của chế độ phong kiến, phụ nữ ít có cơ hội để phấn đấu, cống hiến Chỉ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phụ nữ mới có điều kiện phát huy hết tài năng và đức hạnh của mình, góp phần quan trọng vào
sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước
1.1.3 Thực trạng công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ huyện Bắc Sơn trước năm 2010
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ và luôn khẳng định: Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội; phụ nữ vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Bắc Sơn, sự tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền và Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên, cùng với sự cố gắng của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ huyện Bắc Sơn, phong trào phụ nữ của huyện không ngừng phát triển; hoạt động công tác Hội đạt được những kết qủa tích cực; qua đó đã phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trong những năm 2005 - 2010, phong trào phụ nữ huyện Bắc Sơn đạt được những kết quả sau:
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp: Phụ nữ là lực lượng lao động chiếm trên 60% và là nguồn lao động chính có vai trò quan trọng làm ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội: Trong những năm qua, hội viên phụ nữ trong huyện
Trang 19đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; các cấp Hội liên hiệp phụ
nữ đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đầu tư thâm canh tăng năng xuất gắn với phong trào trồng và quản lý bảo vệ rừng, nhiều hộ gia đình hội viên triển khai có hiệu quả mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, kết hợp mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tận dụng điều kiện tiềm năng lợi thế của gia đình và địa phương như: Đưa những giống lúa, ngô lai có năng suất cao vào sản xuất; đưa cây ngô lai xuống chân ruộng một vụ, trồng cây cà chua, cây lạc và các loại cây hoa màu khác, đã tạo ra những sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao; các mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm được hội viên phụ nữ triển khai có hiệu quả…
Trong thương mại dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ liên tục phát triển, các chợ và chợ khu vực xã, chợ trung tâm, các loại dịch vụ khác luôn đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn Đây là lĩnh vực thu hút nhiều phụ nữ tham gia, chị em phụ nữ
đã không ngừng nghiên cứu học tập, đổi mới tư duy trong kinh doanh năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh, cung cấp các dịch vụ
có chất lượng ngày càng cao Hằng năm hội viên phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh đều hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước góp phần quan trọng vào công tác thu Ngân sách của huyện
Ngoài ra, còn có rất nhiều hội viên đã tận dụng các nguồn vốn phát triển kinh tế dịch vụ thương mại, nhiều chị đã đầu tư thời gian, không ngừng thi đua học tập, năng động sáng tạo nắm bắt thị trường để mở rộng các ngành nghề, kinh doanh dịch vụ các mặt hàng phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất, đem lại nguồn thu cao cho gia đình và địa phương, phụ nữ làm kinh tế giỏi có mức thu nhập từ 30 - 50 triệu/năm
Trong công tác xã hội: Lực lượng phụ nữ huyện Bắc Sơn luôn gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo,
từ thiện Hằng năm, các cấp hội vận động được hàng chục triệu đồng thăm hỏi,
Trang 20tặng quà, giúp đỡ gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng Vận động gia đình hội viên phụ nữ ủng hộ hàng trăm triệu đồng, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai hoạn nạn và xây dựng quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn
Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng: Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, các tầng lớp phụ nữ đã đoàn kết, nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia và vận động quần chúng nhân dân thực hiện phong trào
“Toàn dân phòng chống tội phạm”, phong trào “Vì an ninh tổ quốc, bảo vệ an ninh nông thôn”…
Các tầng lớp phụ nữ huyện Bắc Sơn tham gia tích cực hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, tham gia quản lý Nhà nước Hội Liên hiệp phụ nữ trong toàn huyện đã tích cực tham gia trong việc tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2000 - 2010, bầu cử Quốc hội khóa XII, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2006 - 2011 Tham gia ý kiến đóng góp vào các dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội các cấp, bồi dưỡng giới thiệu hội viên ưu tú cho Đảng Tham mưu cho cấp ủy trong việc xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Tham mưu cho ủy ban nhân dân cùng cấp kiện toàn ban Vì sự Tiến bộ của phụ nữ Thông qua hoạt động, công tác, nhiều hội viên đã tiến bộ, trưởng thành, được nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức vụ quan trọng trên các lĩnh vực công tác, góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương
Các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp hỗ trợ phụ nữ phát huy tiềm năng phần đầu vì mục tiêu bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ Công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, giáo dục truyền thống được chú trọng chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Các cấp Hội, các đơn vị nữ công trong toàn huyện đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp để thực hiện có hiệu quả, nội dung tuyên truyền giáo dục được đa dạng hóa Công tác tuyên truyền, vận động
Trang 21phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, luật pháp của Nhà nước, Nghị quyết của huyện được coi trọng chỉ đạo, thực hiện thường xuyên, với các hình thức đa dạng phong phú đã tạo điều kiện cho chị em có cơ hội học tập, nhận thức đầy đủ mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, địa phương
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của Hội Các cấp Hội đã tổ chức nhiều biện pháp sâu sát cụ thể xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, củng cố chi, tổ hội phụ nữ hoạt động hạn chế, tập trung kiện toàn chi, tổ Hội Liên hiệp phụ nữ theo Điều lệ Hội, hướng trọng tâm là khảo sát tình hình phụ nữ và công tác tập hợp thu hút hội viên ở cơ sở Hội
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác vận động phụ nữ của Đảng
bộ huyện Bắc Sơn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục: Một số cấp ủy Đảng
và chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phụ nữ; Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền và các ngành trong tổ chức hoạt động hội còn chưa đồng bộ làm cho phong trào phụ nữ
và hoạt động công tác hội còn gặp nhiều khó khăn, phong trào phụ nữ phát triển chưa đồng đều giữa các cơ sở Hội; Chất lượng cuộc sống và sức khỏe của phụ nữ chưa được chú trọng; Vấn đề lao động và việc làm của phụ nữ còn nhiều vấn đề khó khăn
Những khó khăn và hạn chế đó đặt ra cho Đảng bộ huyện Bắc Sơn những vấn đề cần quan tâm và những nhiệm vụ cần giải quyết trong công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn tiếp theo Để giải quyết được những vấn đề này cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo thiết thực của các cấp chính quyền và các ban ngành liên quan đến công tác vận động phụ nữ Bên cạnh đó Đảng bộ huyện cần phải có sự đổi mới về cả hình thức và nội dung đối với công tác vận động phụ nữ trong những năm tiếp theo cho phù hợp với yêu cầu, tình hình mới và đạt hiệu quả cao
Trang 221.1.4 Chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2015
Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị khoá X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết nêu lên 4 quan điểm chỉ đạo:
Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới
Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người
Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò
to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Ðảng
Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội
và từng gia đình Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ
nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Quán triệt chủ trương đó, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn xác định “Công tác phụ
nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình; trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu
là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” Trong những năm qua, các cấp ủy
Trang 23đảng, chính quyền trong tỉnh luôn coi trọng việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phụ nữ, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phụ nữ, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Qua triển khai thực hiện Nghị quyết các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm hơn đến công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương của Ðảng về công tác vận động phụ nữ, giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới phụ nữ Luật Bình đẳng giới được triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ ở các cấp, các ngành, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ Chính sách chăm lo, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc đạt được những kết quả cơ bản, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Công tác cán bộ nữ được quan tâm đúng mức
và thực hiện đầy đủ trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt cán bộ Đội ngũ cán bộ, công chức nữ công tác trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể đã chủ động, tích cực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nhiều cán bộ nữ được bổ nhiệm giữ chức vụ quan trọng, chủ chốt trong các ngành, các cấp Công tác phụ nữ đã thực sự trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình Các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đã phát huy truyền thống tốt đẹp, vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết, năng động, sáng tạo, không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội Đội ngũ cán bộ hội ngày càng được chuẩn hoá (về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị); năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao Các cấp hội bám sát chức năng, nhiệm vụ của hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; từng bước thực hiện tốt hơn vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến phụ nữ - trẻ em, đặc biệt quan tâm đến các hoạt động nâng cao trình độ nhận thức, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Trang 241.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Bắc Sơn về công tác vận động phụ nữ
từ năm 2010 đến năm 2015
Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phụ
nữ Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết đại hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới
Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tình hình phụ nữ và công tác phụ
nữ còn nhiều mặt hạn chế và còn tồn tại một số cản trở, khó khăn như: trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của phụ nữ còn thấp, cơ hội có việc làm hạn chế, đời sống của một bộ phận phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của của xã hội về vai trò, vị trí của phụ nữ chưa đầy đủ…Hiểu rõ được những khó khăn hiện tại và vai trò của phụ nữ trong việc thự hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số… Đảng ta rất chú trọng đến công tác vận động phụ nữ
Một trong những văn bản quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối của
Đảng trong thời kỳ này là Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chính trị “Về công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ngày 27/4/2007 đã thể hiện những quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ trong thời
kỳ mới như sau:
Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới
Trang 25Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiền năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người
Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò
to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng
Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội
và từng gia đình Trong đó hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy Đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ
nữ mà nòng cốt là các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Trên cơ sở những quan điểm đó Đảng đã đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2022, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cái thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực
Căn cứ vào những quan điểm, mục tiêu của Đảng về công tác phụ nữ trong thời kỳ mới và thực trạng phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Tỉnh trong những năm qua.Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Sơn lần thứ XX, nhiệm kì 2010 - 2015 xác định mục tiêu chung: “Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, khai thác mọi nguồn lực, đẩy nhanh phát triển kinh tế
- xã hội với nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định và cao hơn mức bình quân giai đoạn 2006 - 2010, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng
Trang 26hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, xây dựng Bắc Sơn phát triển nhanh và bền vững” [26]
Để thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn phải đoàn kết, đồng lòng nhất trí cao Vì vậy, Đảng bộ huyện Bắc Sơn chú trọng, quan tâm đến công tác vận động quần chúng, trong đó có công tác vận động phụ nữ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX thống nhất chủ trương: Phấn đấu đạt những mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra, hướng đi của huyện Bắc Sơn trong những năm tới là đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển
và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy du lịch làm mũi nhọn
Để vượt qua những khó khăn, thách thức đó đòi hỏi phải có sự cố gắng phấn đấu rất lớn của toàn thể Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân, trong đó công tác vận động quần chúng nói chung và công tác vận động phụ nữ nói riêng có vai trò rất quan trọng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở, giám sát và phản biện xã hội; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng tổ chức vững mạnh, khắc phục tình trạng hành chính hoá, nhà nước hoá; phấn đấu trên 80% tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đạt vững mạnh” [26]
Trên quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác vận động phụ nữ, Đảng bộ huyện Bắc Sơn quan tâm chỉ đạo công tác phụ nữ bằng những Nghị quyết, kế hoạch, văn bản hướng dẫn cụ thể, giúp cho các ngành, các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể có cơ sở thúc đẩy công tác vận động phụ nữ trên địa bàn huyện những năm 2010 - 2015
Trang 271.3 Đảng bộ huyện Bắc Sơn chỉ đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2015
Căn cứ vào mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Bắc Sơn do Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra, xuất phát từ tình hình thực tế phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội trong huyện, Hội LHPN huyện xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của phong trào phụ nữ giai đoạn 2010 - 2015 như sau:
Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học
tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; phát huy tiềm năng, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới; xây dựng người phu nữ Bắc Sơn yêu nước, sáng tạo, trung hậu, đảm đang; xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh [10 tr.39]
Nhiệm vụ cụ thể được xác định như sau: Tạo chuyển biến tích cực trong giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực phụ nữ; Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng; Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Phát triển tổ chức Hội, thực hiện tốt vai trò đại diện của Hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ; Tham gia
có hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân và củng cố quốc phòng an ninh và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện
Đại hội đã đưa ra các giải pháp chủ yếu: Đổi mới nội dung, hình thức nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ; Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ của Hội coi trọng vận động phụ nữ phát huy nội lực; Nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức Hội; Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế và hội nhập; tăng cường tham gia các hoạt động củng cô quốc phòng an ninh trên địa bàn; Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng sự ủng hộ của chính quyền, làm tốt hoạt động phối hợp, khai thác nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác Hội
Trang 28Trong giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo công tác vận động phụ nữ trên các lĩnh vực sau đây
1.3.1 Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội
Kế thừa, phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua", trong những năm 2010 - 2015, các tầng lớp phụ nữ Bắc Sơn đã hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước do huyện, ngành, Hội phát động Hầu hết các hội viên đã có mặt trong các ngành, nghề, công việc thuộc mọi lĩnh vực, tích cực thi đua trong lao động, sản xuất, kinh doanh giỏi, học tập và công tác tốt, tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, vượt mọi khó khăn, nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo, đức tính cần cù chịu khó, đảm đang việc nhà, đảm đang sản xuất, đảm đang công việc xã hội, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của huyện Trong sản xuất nông, lâm nghiệp: Những năm 2010 - 2011, hội viên phụ nữ trong huyện đã
biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; các cấp Hội Liên hiệp phụ
nữ đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đầu tư thâm canh tăng năng xuất gắn với phong trào trồng và quản lý bảo vệ rừng, nhiều hộ gia đình chị em phụ nữ triển khai có hiệu quả mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, kết hợp mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tận dụng điều kiện tiềm năng lợi thế của gia đình và địa phương như: Đưa những giống lúa, ngô lai có năng suất cao vào sản xuất; đưa cây ngô lai xuống chân ruộng một vụ, trồng cây cà chua, cây lạc và các loại cây hoa màu khác, đã tạo ra những sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao; các
mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm được chị em hội viên phụ nữ triển khai có hiệu quả như: Mô hình chăn nuôi Bò thịt của hội viên Nguyễn Thị Thư thôn Minh Quang, xã Long Đống; chị Hoàng Thị Nhã thôn Thâm Pát, xã Quỳnh Sơn; mô hình chăn nuôi Lợn nái của hội viên Triệu Thị Nảy thôn Đồng Tiến, xã Nhất Tiến; hội
Trang 29viên Hoàng Thị Thu thôn Nà Yêu, xã Tân lập; hội viên Triệu Thị Đề thôn Vũ Thắng A xã Tân Tri, hội viên Dương Thị Màu thôn Tân Vũ xã Tân Thành; mô hình chăn nuôi Dê của hội viên Hoàng Thị Nguyên thôn Nà Yêu, xã Tân Lập; hội viên Hoàng Thị Thuyến thôn Pá Chí xã Trấn Yên, cho thu nhập bình quân mỗi năm từ
40 - 60 triệu
Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Hội viên không ngừng tham gia các hoạt động của Hội, chủ động phát triển kinh tế gia đình phục vụ đời sống Các loại dịch vụ luôn đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá tại các chợ xã và chợ khu vực, thu hút được đông đảo hội viên phụ nữ tham gia Bên cạnh đó, có rất nhiều hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ đã tận dụng các nguồn vốn để phát triển kinh tế, dịch
vụ thương mại Nhiều hội viên đầu tư thời gian, không ngừng thi đua học tập, năng động sáng tạo nắm bắt thị trường để mở rộng các ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, các mặt hàng phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đem lại nguồn thu cao cho gia đình và địa phương Hàng năm hội viên phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh đều hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước góp phần quan trọng vào công tác thu Ngân sách của huyện, của địa phương Phụ
nữ làm kinh tế giỏi có mức thu nhập từ 60 - 200 triệu đồng/năm điển hình có Đại lý bánh kẹo của hội viên Trương Thị Thơm, Lương Thị Hiền, Nguyễn Thị Nga, Lương Thị Lý; dịch vụ sản xuất bánh bún phở của hội viên Phạm Thị Lụa, Phạm Thị Dệt, Ngô Thị Luyên; dịch vụ ăn uống của các hội viên Nguyễn Thị Thắm, Lê Thị Hương, doanh nghiệp Than tổ ong của hội viên Bùi Như Ý, doanh nghiệp chuyên kinh doanh Máy nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của hội viên Trần Thị Phương Những mô hình sản xuất kể trên đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình
Trong lĩnh vực chính trị: Phụ nữ huyện Bắc Sơn ngày càng tích cực chủ động thực hiện quyền nghĩa vụ công dân, tham gia các hình thức dân chủ trực tiếp
ở cộng đồng Đội ngũ cán bộ nữ trên các lĩnh vực, phát triển về số lượng, chất lượng, tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nữ lãnh đạo quản lý các ngành, nữ lãnh đạo các đoàn thể chính trị, tham gia cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng tăng Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp uỷ xã, thị trấn và cấp
Trang 30huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đảm bảo theo Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ: Cấp huyện có 9/41 là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, chiếm tỷ lệ 21,95%; Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy 1/11 chiếm tỷ lệ 9% Cấp xã: Uỷ viên Ban Chấp hành có 57/300 chiếm 19%; Uỷ viên Ban Thường vụ 6/57 chiếm 10,52%
Nữ cán bộ công chức làm công tác Đảng, Mặt trận, các đoàn thể chính trị đã
tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngại khó khăn, gian khổ, sắp xếp công việc gia đình để có điều kiện sâu sát cơ sở Đây là lực lượng có đóng góp phần không nhỏ trong việc phát huy vai trò làm cầu nối giữa Đảng và nhân dân, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới các tầng lớp phụ nữ nói riêng, nhân dân nói chung Nhiều hội viên phụ nữ đã trưởng thành từ phong trào quần chúng, vững vàng trước khó khăn thử thách, phấn đấu học tập, nâng cao trình
độ, sáng tạo trong công tác, trên cương vị lãnh đạo quản lý
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: Hội viên tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc hướng dẫn và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là những chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, tích cực cải tiến, lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Với tinh thần thi đua quyết thắng vì an ninh tổ quốc, phụ nữ trong lực lượng
vũ trang đã nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, vượt qua khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng, giữ vững sự ổn định, bảo vệ vững chắc hệ thống chính trị, đảm bảo an toàn cuộc sống của nhân dân, phục vụ tốt các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn toàn huyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia tích cực có hiệu quả các phong trào thi đua của Hội, của ngành
Trong lĩnh vực giáo dục: Đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ luôn khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Đặc biệt nữ giáo viên công
Trang 31tác ở vùng sâu, vùng xa dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng vẫn kiên trì bám lớp, bám trường với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu Phụ nữ và trẻ em gái ngày càng bình đẳng hơn về cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Trong lĩnh vực y tế: Đội ngũ cán bộ nữ ngành y tế đã chủ động đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tham gia thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, sức khoẻ của phụ nữ tiếp tục được cải thiện Những chính sách mới về y tế đã tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt chăm sóc sức khoẻ sinh sản Chiếm 70% lực lượng lao động toàn ngành, phụ nữ ngành y tế với phong trào thầy thuốc như
mẹ hiền đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
kỹ thuật và nâng cao văn hoá giao tiếp ứng xử, rèn luyện y đức, đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung, phụ nữ và trẻ em nói riêng
Trong lĩnh vực gia đình: Phụ nữ huyện Bắc Sơn luôn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, tích cực lao động tạo thu nhập, nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục con em trong gia đình không mắc các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Phụ nữ huyện tham gia tích cực xây dựng quỹ “Mái ấm tình thương” cho hội viên nghèo làm chủ hộ có hoàn cảnh khó khăn thu được số tiền 118.201.000 đồng và hỗ trợ sửa chữa được 06 nhà Hội vận động quỹ xây dựng nhà Truyền thống Đồn Biên phòng Ba Sơn - Bắc Sơn; đầu tư xây dựng và hoàn thiện công trình; tiếp tục xây dựng Quỹ “Tiếp bước cho em đến trường” thu được số tiền 107.655.000 đồng (Trong đó hỗ trợ 63 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập mỗi suất quà trị giá 400.000đ và hỗ trợ xây dựng phòng học Mầm Non xã Tân Lập, hỗ trợ xây bếp ăn trường Mầm non xã Tân Tri, hỗ trợ xây công trình vệ sinh trường Mầm non xã Vạn Thuỷ) và quyên góp ủng hộ xây dựng Tượng đài Bà Triệu 6.828.000 đồng
Trang 32Phong trào văn hóa văn nghệ, Thể dục thể thao: Được các tầng lớp phụ nữ ngày càng quan tâm, đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, 100% các cơ sở, Chi hội phụ nữ đã thành lập được các Câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ, Thể dục thể thao điển hình như Câu lạc bộ đàn tính, hát then tại xã Hữu Vĩnh, Quỳnh Sơn, Tân Lập nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân nói chung phụ nữ nói riêng
1.3.2 Chỉ đạo công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ
Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, Huyện ủy,
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, các cơ quan ban ngành, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ
có năng lực, trình độ, triển vọng để bổ sung vào nguồn quy hoạch cán bộ của từng cơ quan, đơn vị như sau:
Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nguồn kế cận, nhất là cán bộ nữ để phấn đấu giới thiệu tham gia cấp uỷ: Tổng số ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện khóa XXI nhiệm kỳ 2015-2020 là 41 người, trong đó nữ chiếm 21,95%
Số đại biểu nữ tham gia Hội đồng nhân dân tỉnh là 1 nữ/2 người chiếm tỷ
lệ 50% Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp huyện là 11 nữ/35 người tỷ lệ 31,43%, hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn 94 nữ/482 người tỷ lệ 19,54%
Cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên đối với quản lý nhà nước, đoàn thể 32 người, trong đó 11 nữ, tỷ lệ 28,1%; đơn vị sự nghiệp 7 người, nữ 2,
tỷ lệ 28,6%
Các ngành có đông lực lượng lao động nữ từ (30% trở lên) có ít nhất 01
nữ tham gia ban lãnh đạo như ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá và Thông tin Tổng số cán bộ công nhân viên chức và người lao động 1440 người, trong đó nữ 1059 người, chiếm tỷ lệ 73,5%
Công tác xoá mù chữ và chống tái mù chữ cho nhóm phụ nữ dưới 40 tuổi
ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được triển
Trang 33khai và duy trì với nhiều hình thức đạt hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, ngành giáo dục, đoàn thanh niên và gắn với chỉ tiêu thi đua của các xã, thị trấn Năm 2022, tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ
15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng khó khăn đạt 98,4% Chính sách ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được thực hiện nghiêm túc như: Ưu tiên tuyển nữ sinh vào trường dân tộc nội trú cấp huyện, cấp tỉnh, hỗ trợ cán bộ nữ vùng sâu, vùng xa đi học, cao đẳng, đại học trên đại học, học nghề Các quy định về chế độ đi học theo quyết định của tỉnh
ưu tiên, ưu đãi hơn về độ tuổi, tiền trợ cấp đối với nữ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được cấp ủy huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện, đội ngũ cán bộ nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày một tăng, đặc biệt là cán bộ nữ
ở cơ sở; thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự nữ trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ và nhiệm kỳ bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ Đến thời điểm năm
2022, kết quả đào tạo cán bộ nữ cấp huyện có trình độ lý luận chính trị cụ thể như sau: Cán bộ nữ chủ chốt cấp huyện có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 2 người; Cấp trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện là nữ có trình độ
lý luận chính trị là 19 người (trong đó Cao cấp Lý luận chính trị: 13 người; Trung cấp: 6 người); Cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ Trung cấp Lý luận chính trị là 4 người; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã là 28 người (trong đó Trung cấp Lý luận chính trị là 18 người) [3 tr.13]
1.3.3 Chỉ đạo hoạt động của Hội
* Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua
Trong những năm 2010 - 2015, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do Trung ương Hội Liên
Trang 34hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tuyên truyền triển khai sâu rộng tới các Chi hội và đến các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn toàn huyện Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã tổ chức phát động, triển khai, học tập nội dung phong trào đến 100% các cơ sở hội
tổ chức được 742 cuộc có 20.125 lượt hội viên phụ nữ tham gia học tập và có 10.059/11699 hội viên đăng ký thực hiện 3 tiêu chuẩn của nội dung phong trào đạt 86% (tăng 6% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra Hằng năm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở hội ký giao ước thi đua và tổ chức bình xét 3 tiêu chuẩn phong trào gắn với bình xét gia đình văn hóa Cuối năm tổ chức tổng kết đánh giá phong trào gắn với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Hội
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã chỉ đạo 100% các
cơ sở Hội tổ chức tuyên truyền nội dung các chuyên đề của cuộc vận động, tham gia các cuộc thi Từ năm 2010 đến năm 2015, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Sơn tổ chức được 349 cuộc có 24.492 lượt hội viên tham dự Qua học tập, hội viên đã đẩy mạnh việc làm theo gương của Bác trong cuộc sống; xây dựng được
28 mô hình tín dụng tiết kiệm với số tiền 113.770.000 đồng và 85 mô hình “gửi
tiền tiết kiệm người nghèo” số tiền 97,845.000 đồng; có 804 thành viên tham gia
tổ quỹ tiết kiệm người nghèo Trong 5 năm (2010 - 2015), qua thực hiện các phong trào thi đua cũng như các cuộc vận động có 34 tập thể, 46 cá nhân được biểu dương khen thưởng tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn (2005 - 2010) do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức
Trong những năm 2010 - 2015, kết quả phong trào “Phụ nữ giúp nhau xóa
đói giảm nghèo có địa chỉ” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phát động đã
được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ
nữ triển khai thực hiện; Phối hợp rà soát, nắm bắt tình hình cụ thể về nguyên nhân, điều kiện từng hộ gia đình nghèo, để có kế hoạch giúp đỡ phù hợp, thiết thực Trong 5 năm (2010 - 2015), toàn huyện Bắc Sơn có 12.387 hộ phụ nữ nghèo, số hộ phụ nữ nghèo được tổ chức hội giúp đỡ bằng nhiều hình thức như
Trang 35vốn vay, kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây giống, con giống, tiền mặt, gạo, ngày công lao động được 10.215 hộ trong đó thoát nghèo 3.467 hộ (Theo tiêu chí cũ) Hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ có 1.020 hộ được tổ chức hội giúp đỡ thoát nghèo 325 hộ (theo tiêu chí cũ)
Trong những năm 2010 - 2015, hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Mái
ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo do Trung ương Hội phát động, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Sơn đã cụ thể hóa xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai cuộc vận động Theo đó, Hội tổ chức triển khai đến 100% Hội Liên hiệp phụ nữ
cơ sở, vận động chi em/hội viên tham gia quyên góp ủng hộ được 71.224.000 đồng hỗ trợ xây dựng 8 nhà tình thương do hội Liên hiệp Phụ nữ nghèo làm chủ tại các xã Nhất Hòa, Tân Tri, Vũ Sơn, Nhất Tiến, Tân Hương, Chiến Thắng, Quỳnh Sơn, Đồng Ý Hội vận động đóng góp, xây dựng nhà Mái ấm tình thương cho người nghèo nơi biên giới được 46.310.000 đồng
Thực hiện mục tiêu xây dựng của người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện đã triển khai tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên phụ nữ tham gia học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, Nghị quyết đại hội Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, các văn bản luật pháp liên quan đến phụ nữ, trẻ em, Nghị quyết đại hội Hội Liên hiệp phụ nữ toàn quốc lần thứ X, Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sửa đổi, bổ sung, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm trống lãng phí Trong 5 năm (2010 - 2015), Hội
tổ chức được 2.185 đợt học tập với có 126.380 lượt hội viên phụ nữ tham dự
Hằng năm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Sơn xây dựng kế hoạch và chỉ đạo 100% các xã, thị trấn, đơn vị trực thuộc tổ chức sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt lồng ghép, tổ chức tọa đàm gặp mặt nhân các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của Hội: Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10…phối
Trang 36hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm chào mừng như: Tọa đàm, sinh hoạt giao lưu văn nghệ với 1.120 cuộc có 39.219 lượt hội viên tham dự 100% cơ sở hội có báo Phụ nữ đọc
Triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ và Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống các tệ nạn xã hội gắn với triển khai tiếp tục học tập Nghị quyết liên tịch số 01 giữa Bộ Công an và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “về quản lý con em trong gia đình không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội”, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Sơn đã tổ chức được 426 cuộc với 24.710 lượt hội viên tham dự Hội phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện tổ chức
lễ phát động nhân tháng hành động phòng chống ma túy, tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tháng an toàn giao thông với 551 cuộc có 22.041 lượt hội viên tham dự
Thông qua việc tham gia vào các đợt tuyên truyền, nhận thức của hội viên
có chuyển biến tích cực Tư tưởng của hội viên ổn định, tin tưởng vào các chủ trương, đường lối của Đảng và chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia có hiệu quả và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn toàn huyện
* Thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội
Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới: Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày
27/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Sơn đã xây dựng chương trình hành động và chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, thị trấn, đơn vị trực thuộc tổ chức tuyên truyền được
659 cuộc, với 24.742 lượt hội viên phụ nữ tham gia Hội phối hợp với các ban, ngành đoàn thể của huyện tuyên truyền cho cán bộ hội viên phụ nữ tham gia, tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009; Tổng điều tra hộ nghèo năm 2010 Cùng với đó, Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện tham gia giám sát chính sách an sinh xã hội về hỗ trợ kinh phí xây dựng
Trang 37nhà ở, hỗ trợ tết, cứu đói cho người nghèo Từ năm 2010 đến năm 2015, không
có đơn thư khiếu nại về tổ chức hội và phối hợp với các ban ngành tham gia hòa giải ở cơ sở về các vụ việc tranh chấp đất đai, mâu thuẫn vợ chồng, làng xóm…hòa giải được 303 vụ, trong đó hòa giải thành công 227 vụ đạt 74,9%
Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập: Trong
những năm 2010 - 2015, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện thực hiện chương trình ủy thác cho hộ nghèo và hội viên phụ nữ vay vốn để phát triển sản xuất, với lũy kế cho vay số tiền trên 68 tỷ đồng cho 4.862 hộ vay Nhìn chung, hội viên phụ nữ được vay vốn đều biết sử dụng nguồn vốn đúng mục đích như chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò…mở các dịch vụ mua bán thức ăn chăn nuôi; vận động hội viên cho vay tiền mặt không lấy lãi được 173 triệu, giúp cây giống, con giống, ngày công lao động, cho mượn đất canh tác, quy tổng giá trị bằng tiền 564 triệu cho 385 lượt hộ nghèo được giúp đỡ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ
nữ từ huyện đến cơ sở đã phối hợp với chính quyền và các ban ngành, đoàn thể huyện vận động hội viên tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
có năng xuất cao; trồng rau màu vụ đông, trồng thử nghiệm giống lúa; ngô mới…Phối hợp với các ban ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề, học nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi; trồng trọt được 163 lớp
có 5.499 lượt hội viên phụ nữ nghèo được tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật Hội phối hợp với ban ngành đoàn thể vận động hội viên ra quân đầu xuân làm đường giao thông nông thôn nạo vét mương phai được 29.881 công lao động và đóng góp được 681 triệu đồng, làm đường bê tông nông thôn; ngoài ra chị em còn hưởng ứng tham gia các phong trào trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc được 4.000 ha rừng
Bằng sự nhạy bén, sáng tạo nhiều hội viên đã biết vận dụng khoa học kỹ thuật sau các lớp tập huấn do Hội tổ chức và bằng sức lao động của mình vươn
Trang 38lên làm giàu chính đáng Nhiều gia đình đã mua sắm được ti vi, tủ lạnh, máy cày, bừa, máy xay sát phục vụ cho gia đình Thông qua nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong toàn huyện đã tích cực góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện từ 29,6% (năm 2006) xuống còn 15,3% năm 2010
Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ từ huyện đến cơ sở tiếp tục tổ chức tuyên truyền, triển khai học tập nội dung gia đình 4 chuẩn mực
“No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” Từ năm 2010 đến năm 2015, các cơ sở hội tổ chức cho hội viên học tập nội dung 4 chuẩn mực gia đình cho 41.971 lượt hội viên Qua bình xét, có 33.160 lượt hội viên đạt 4 chuẩn mực gia đình và gia đình văn hóa gắn với triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng mô hình “gia đình 5 không 3 sạch” (chiếm tỷ lệ 90%) Trong 5 năm (2010 - 2015), Hội có 263 cán bộ, hội viên tiêu biểu được ghi tên trong sổ vàng truyền thống của Hội
Trong những năm 2010 - 2015, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã duy trì được 11 CLB phụ nữ không sinh con thứ 3; 6 CLB bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, 4 CLB hạnh phúc gia đình; 2 CLB trợ giúp pháp lý có 850 thành viên tham gia Hội viên phụ nữ tích cực tham gia thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc gia đình Qua
đó đã khẳng định vai trò tích cực của hội viên phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản, khu phố văn hóa; duy trì và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp với ngành y tế, Trung tâm Dân số gia đình - Trẻ em tổ chức các chiến dịch truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng về làm mẹ an toàn, nuôi dạy con theo khoa học cho các bà mẹ có con dưới 16 tuổi Hội vận động hội viên trong
Trang 39độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai, không sinh con thứ 3; tiêm chủng mở rộng và uống Vitamin A cho trẻ trong độ tuổi, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Từ năm 2010 đến năm 2015, Hội phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức nuôi dạy con theo phương pháp khoa học, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, hạn chế trẻ suy dinh dưỡng được 21 lớp có 1.050 lượt bà mẹ trong độ tuổi nuôi con được tập huấn, góp phần hạn chế trẻ suy dinh dưỡng hàng năm giảm 2-3%
Hằng năm, Hội phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền Luật hôn nhân gia đình, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật bình đẳng giới, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, (ma túy, mại dâm, HIV/AIDS); dịch cúm gia cầm; dịch lợn tai xanh; về vệ sinh an toàn thực phẩm, về thực hiện các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; tham gia cuộc thi viết tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ, công ước quốc tế CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em
* Xây dựng phát triển tổ chức Hội vững mạnh
Trong những năm 2010 - 2015, Huyện ủy Bắc Sơn chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ huyện thực hiện tốt công tác phát triển tổ chức Hội vững mạnh
Về công tác kiện toàn tổ chức Hội: Với phương châm hướng về cơ sở “Ở
đâu có phụ nữ, ở đâu có tổ chức hội”, thời điểm năm 2015, toàn huyện Bắc Sơn
có 20 đơn vị xã, thị trấn, với 224/224 thôn bản đều có chi hội phụ nữ đạt 100%,
01 đơn vị trực thuộc (Hội Liên hiệp phụ nữ công an)
Về bộ máy tổ chức Hội: Nhiệm kỳ Đại hội 2011 - 2015, Hội đã bầu ra 25
ủy viên Ban Chấp hành Trong thời gian hoạt động có một số Uỷ viên Ban Chấp hành luân chuyển công tác và nghỉ chế độ, Hội huyện đã kiện toàn 3 ủy viên Ban Chấp hành và 1 ủy viên Ban Thường vụ, 01 chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ
cơ sở để có đủ số lượng Ban Chấp hành
Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, Hội đã kiện toàn 8 Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, 12 ủy viên Ban Chấp hành, Chi hội trưởng, chi hội phó
Trang 40Công tác phát triển hội viên mới: Trong 5 năm (2010 - 2015), thực hiện
khâu đột phá “Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ”, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và cơ sở đã có nhiều giải pháp tập hợp, phát triển hội viên: Trực tiếp dự sinh hoạt tại các chi Hội có nhiều khó khăn, vướng mắc; hướng dẫn kỹ năng điều hành sinh hoạt cho các Chi hội trưởng, xác định những chi Hội có tỷ lệ dưới 50% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt hội và có cách thức quản lý hội viên đi làm ăn xa; làm tốt công tác giới thiệu hội viên ưu tú cho Đảng; cử cán bộ Hội tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác Hội, lý luận chính trị Với những biện pháp đó, từ năm 2010 đến năm 2022, Hội đã công nhận được 500 hội viên mới, nâng tổng số hội viên trên địa bàn huyện 12.887 hội viên/20.110 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội bằng 66%; bằng 78% hộ gia đình
có hội viên tham gia tổ chức Hội, chuyển địa bàn cư trú và sinh hoạt Hội cao tuổi 32 hội viên Hội giới thiệu 220 hội viên ưu tú tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, trong đó có 195 hội viên được kết nạp Đảng
Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Hội: Năm 2010, cán bộ Hội
chuyên trách cấp huyện có 5 người (trong đó trình độ đại học 1 người, trung cấp
4 người, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội 4 người) Từ năm 2010 đến năm 2015, Hội tổ chức được 20 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 498 cán bộ hội cơ sở, có 05 chủ tịch hội cơ sở được học lớp trung cấp nghiệp vụ công tác hội, có 33 lượt Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ được qua lớp nghiệp vụ công tác hội tại tỉnh, có 18 Chủ tịch, Phó chủ tịch được bồi dưỡng
sơ cấp, trung cấp chính trị tại huyện, có 13 Chủ tịch, Phó chủ tịch hội được bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản nhà nước Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn có trình độ từ Trung học cơ sở trở lên chiếm 93,85% Nhìn chung đội ngũ cán bộ Hội cơ sở cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được phân công