Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 28 - 32)

Chương 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC SƠN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015

1.3. Đảng bộ huyện Bắc Sơn chỉ đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2015

1.3.1. Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội

Kế thừa, phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua", trong những năm 2010 - 2015, các tầng lớp phụ nữ Bắc Sơn đã hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước do huyện, ngành, Hội phát động. Hầu hết các hội viên đã có mặt trong các ngành, nghề, công việc thuộc mọi lĩnh vực, tích cực thi đua trong lao động, sản xuất, kinh doanh giỏi, học tập và công tác tốt, tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, vượt mọi khó khăn, nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo, đức tính cần cù chịu khó, đảm đang việc nhà, đảm đang sản xuất, đảm đang công việc xã hội, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp: Những năm 2010 - 2011, hội viên phụ nữ trong huyện đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đầu tư thâm canh tăng năng xuất gắn với phong trào trồng và quản lý bảo vệ rừng, nhiều hộ gia đình chị em phụ nữ triển khai có hiệu quả mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, kết hợp mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tận dụng điều kiện tiềm năng lợi thế của gia đình và địa phương như: Đưa những giống lúa, ngô lai có năng suất cao vào sản xuất;

đưa cây ngô lai xuống chân ruộng một vụ, trồng cây cà chua, cây lạc và các loại cây hoa màu khác, đã tạo ra những sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao; các mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm được chị em hội viên phụ nữ triển khai có hiệu quả như: Mô hình chăn nuôi Bò thịt của hội viên Nguyễn Thị Thư thôn Minh Quang, xã Long Đống; chị Hoàng Thị Nhã thôn Thâm Pát, xã Quỳnh Sơn; mô hình chăn nuôi Lợn nái của hội viên Triệu Thị Nảy thôn Đồng Tiến, xã Nhất Tiến; hội

viên Hoàng Thị Thu thôn Nà Yêu, xã Tân lập; hội viên Triệu Thị Đề thôn Vũ Thắng A xã Tân Tri, hội viên Dương Thị Màu thôn Tân Vũ xã Tân Thành; mô hình chăn nuôi Dê của hội viên Hoàng Thị Nguyên thôn Nà Yêu, xã Tân Lập; hội viên Hoàng Thị Thuyến thôn Pá Chí xã Trấn Yên, cho thu nhập bình quân mỗi năm từ 40 - 60 triệu.

Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Hội viên không ngừng tham gia các hoạt động của Hội, chủ động phát triển kinh tế gia đình phục vụ đời sống. Các loại dịch vụ luôn đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá tại các chợ xã và chợ khu vực, thu hút được đông đảo hội viên phụ nữ tham gia. Bên cạnh đó, có rất nhiều hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ đã tận dụng các nguồn vốn để phát triển kinh tế, dịch vụ thương mại. Nhiều hội viên đầu tư thời gian, không ngừng thi đua học tập, năng động sáng tạo nắm bắt thị trường để mở rộng các ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, các mặt hàng phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đem lại nguồn thu cao cho gia đình và địa phương. Hàng năm hội viên phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh đều hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước góp phần quan trọng vào công tác thu Ngân sách của huyện, của địa phương. Phụ nữ làm kinh tế giỏi có mức thu nhập từ 60 - 200 triệu đồng/năm điển hình có Đại lý bánh kẹo của hội viên Trương Thị Thơm, Lương Thị Hiền, Nguyễn Thị Nga, Lương Thị Lý; dịch vụ sản xuất bánh bún phở của hội viên Phạm Thị Lụa, Phạm Thị Dệt, Ngô Thị Luyên; dịch vụ ăn uống của các hội viên Nguyễn Thị Thắm, Lê Thị Hương, doanh nghiệp Than tổ ong của hội viên Bùi Như Ý, doanh nghiệp chuyên kinh doanh Máy nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của hội viên Trần Thị Phương... Những mô hình sản xuất kể trên đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.

Trong lĩnh vực chính trị: Phụ nữ huyện Bắc Sơn ngày càng tích cực chủ động thực hiện quyền nghĩa vụ công dân, tham gia các hình thức dân chủ trực tiếp ở cộng đồng. Đội ngũ cán bộ nữ trên các lĩnh vực, phát triển về số lượng, chất lượng, tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nữ lãnh đạo quản lý các ngành, nữ lãnh đạo các đoàn thể chính trị, tham gia cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng tăng. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp uỷ xã, thị trấn và cấp

huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đảm bảo theo Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ: Cấp huyện có 9/41 là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, chiếm tỷ lệ 21,95%; Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy 1/11 chiếm tỷ lệ 9%. Cấp xã: Uỷ viên Ban Chấp hành có 57/300 chiếm 19%; Uỷ viên Ban Thường vụ 6/57 chiếm 10,52%.

Nữ cán bộ công chức làm công tác Đảng, Mặt trận, các đoàn thể chính trị đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngại khó khăn, gian khổ, sắp xếp công việc gia đình để có điều kiện sâu sát cơ sở. Đây là lực lượng có đóng góp phần không nhỏ trong việc phát huy vai trò làm cầu nối giữa Đảng và nhân dân, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới các tầng lớp phụ nữ nói riêng, nhân dân nói chung. Nhiều hội viên phụ nữ đã trưởng thành từ phong trào quần chúng, vững vàng trước khó khăn thử thách, phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, sáng tạo trong công tác, trên cương vị lãnh đạo quản lý.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: Hội viên tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc hướng dẫn và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là những chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, tích cực cải tiến, lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với tinh thần thi đua quyết thắng vì an ninh tổ quốc, phụ nữ trong lực lượng vũ trang đã nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, vượt qua khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng, giữ vững sự ổn định, bảo vệ vững chắc hệ thống chính trị, đảm bảo an toàn cuộc sống của nhân dân, phục vụ tốt các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn toàn huyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia tích cực có hiệu quả các phong trào thi đua của Hội, của ngành.

Trong lĩnh vực giáo dục: Đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ luôn khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đặc biệt nữ giáo viên công

tác ở vùng sâu, vùng xa dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng vẫn kiên trì bám lớp, bám trường với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu. Phụ nữ và trẻ em gái ngày càng bình đẳng hơn về cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trong lĩnh vực y tế: Đội ngũ cán bộ nữ ngành y tế đã chủ động đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tham gia thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, sức khoẻ của phụ nữ tiếp tục được cải thiện.

Những chính sách mới về y tế đã tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Chiếm 70%

lực lượng lao động toàn ngành, phụ nữ ngành y tế với phong trào thầy thuốc như mẹ hiền đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và nâng cao văn hoá giao tiếp ứng xử, rèn luyện y đức, đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung, phụ nữ và trẻ em nói riêng.

Trong lĩnh vực gia đình: Phụ nữ huyện Bắc Sơn luôn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, tích cực lao động tạo thu nhập, nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục con em trong gia đình không mắc các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Phụ nữ huyện tham gia tích cực xây dựng quỹ “Mái ấm tình thương” cho hội viên nghèo làm chủ hộ có hoàn cảnh khó khăn thu được số tiền 118.201.000 đồng và hỗ trợ sửa chữa được 06 nhà. Hội vận động quỹ xây dựng nhà Truyền thống Đồn Biên phòng Ba Sơn - Bắc Sơn; đầu tư xây dựng và hoàn thiện công trình; tiếp tục xây dựng Quỹ “Tiếp bước cho em đến trường” thu được số tiền 107.655.000 đồng (Trong đó hỗ trợ 63 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập mỗi suất quà trị giá 400.000đ và hỗ trợ xây dựng phòng học Mầm Non xã Tân Lập, hỗ trợ xây bếp ăn trường Mầm non xã Tân Tri, hỗ trợ xây công trình vệ sinh trường Mầm non xã Vạn Thuỷ) và quyên góp ủng hộ xây dựng Tượng đài Bà Triệu 6.828.000 đồng.

Phong trào văn hóa văn nghệ, Thể dục thể thao: Được các tầng lớp phụ nữ ngày càng quan tâm, đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, 100% các cơ sở, Chi hội phụ nữ đã thành lập được các Câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ, Thể dục thể thao... điển hình như Câu lạc bộ đàn tính, hát then tại xã Hữu Vĩnh, Quỳnh Sơn, Tân Lập... nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân nói chung phụ nữ nói riêng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)