Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC SƠN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022
2.2. Tăng cường chỉ đạo công tác vận động phụ nữ
2.2.1. Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội
Trong lĩnh vực kinh tế: Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp, Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên chủ động đã tiếp cận các nguồn vốn, tích cực tham gia các chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất ngành nghề phù hợp, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung sản xuất một số loại cây trồng có thế mạnh của huyện và có giá trị kinh tế; như: Quýt, Thuốc lá lá, Lạc, Lúa Nếp cái hoa vàng, một số loại cây ăn quả có múi, cây Quế, cây dược liệu...;
đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
(OCOP); tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP...Cùng với đó, hội viên chủ động khắc phục trước những khó khăn diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh; chủ động tiếp cận những thông tin, kiến thức làm kinh tế, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kết hợp mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung thành vùng hàng hóa, đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả; phát triển nuôi trồng thủy sản; tích cực tham gia phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của huyện.
Bằng sự nỗ lực phấn đấu trong lao động, sản xuất, hội viên phụ nữ nông thôn đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế cho gia đình và địa phương. Nhiều hội viên đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập cao ở các lĩnh vực. Năm 2020, toàn huyện Bắc Sơn có 1.759 hộ gia đình hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi, trong đó 936 hộ hội viên có thu nhập từ 60 - 90 triệu đồng/năm; 427 hộ có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm; 396 hộ gia đình cho thu nhập từ 160 đến trên 500 triệu đồng/ năm [1. Tr 3.]
Trong thương mại, dịch vụ, du lịch: Các tầng lớp hội viên đã tích cực tham gia các hoạt động của Hội; không ngừng sáng tạo, đổi mới tư duy, tiếp cận với các nguồn vốn vay đầu tư vào ngành nghề có thị trường bền vững; thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh làm dịch vụ, từng bước xây dựng các doanh nghiệp, tổ hợp tác tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ. Nhiều mô hình khởi nghiệp với quy mô nhỏ và vừa có nguồn thu nhập ổn định, trong đó có trên 90% số hộ kinh doanh do phụ nữ quản lý, Điển hình có mô hình cá nhân do phụ nữ làm chủ như mô hình của hội viên Phạm Thị Thược thôn Mỏ Nhài Hưng Vũ phát triển mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn nái; mô hình phát triển kinh doanh dịch vụ hàng tạp hóa và vật liệu xây dựng của hội viên Trịnh Thị Lưu thôn Nà Nghéo Đồng Ý cho thu nhập hàng năm từ 300 triệu đồng trở lên;
Đại lý bánh kẹo của hội viên Trương Thị Thơm, Lương Thị Hiền, Nguyễn Thị Nga, Lương Thị Lý; dịch vụ sản xuất bánh bún phở của hội viên Phạm Thị Lụa, Phạm Thị Dệt, Ngô Thị Luyên; dịch vụ ăn uống của hội viên Nguyễn Thị Hoa, Lê Thị Hương, doanh nghiệp Than tổ ong của hội viên Bùi Như Ý, doanh nghiệp chuyên kinh doanh Máy nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của hội
viên Trần Thị Phương, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đóng góp tăng thu ngân sách của huyện.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Với 78,1 % tổng số cán bộ nữ toàn ngành, các hội viên đã nỗ lực, phấn đấu từng bước học tập nâng cao trình độ chuyên môn mọi mặt, đáp ứng được yêu cầu công tác; phát huy tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp “Trồng người” tích cực hưởng ứng phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc trường”; đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp học ngày càng tăng. Đội ngũ nữ cán bộ quản lý, giáo viên dù ở cương vị công tác nào các chị cũng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho huyện nhà và xã hội.
Trong lĩnh vực y tế, với trên 65 % lực lượng lao động nữ, mặc dù làm việc trong điều kiện môi trường nhiều khó khăn, vất vả, nhưng các chị đã không ngừng phấn đấu, tích cực tiếp cận với các kỹ thuật mới, nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân. Tham gia thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em được quan tâm chú trọng; công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được thực hiện tốt. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được tiêm đủ vắcxin hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu; nhận thức của hội viên về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được nâng lên. Trong công tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên ngành y tế đã phát huy tinh thần đoàn kết tận tụy, không ngại khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện.
Lĩnh vực văn hóa, thể thao, cùng với việc chăm lo xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong cấp Hội diễn ra sôi nổi, ngày càng phát triển mạnh mẽ, tăng về số lượng, tập hợp, thu hút được đông đảo hội viên phụ nữ tham gia. Quan tâm xây dựng các mô hình, câu
lạc bộ văn hóa thể thao (Đàn tính hát then; Bóng chuyền hơi, nhảy vũ điệu/dân vũ...) nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần về thể chất, bảo vệ sức khỏe, tạo sân chơi bổ ích cho phụ nữ và trẻ em, góp phần cùng toàn huyện thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra. Đến năm 2020, 95% số xã, thị trấn có sân thể thao; 44,4% có nhà văn hóa xã; 99% số thôn, khối phố có nhà văn hóa; 46,8% thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định. Năm 2022, các cấp Hội đã xây dựng, duy trì và nhân rộng được 61 câu lạc bộ với nhiều loại hình khác nhau như thành lập câu lạc bộ Đàn tính hát then; Bóng chuyền hơi, nhảy vũ điệu/dân vũ…Vận động hội viên thực hiện tốt “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thúc đẩy lĩnh vực du lịch, dịch vụ của huyện phát triển.
Lĩnh vực Quốc phòng - an ninh, Các cấp Hội đã chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên đẩy mạnh công tác phối hợp; tích cực tham gia các phong trào xã hội, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, nâng cao ý thức cảnh giác, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi, vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn.
Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các tầng lớp phụ nữ chủ động tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lực lượng nữ thanh niên luôn xung kích, tình nguyện trong các phong trào và hoạt động tại cộng đồng.
Phụ nữ cao tuổi là chỗ dựa tinh thần, giữ gìn đạo đức, nền tảng trong gia đình.
Phụ nữ tôn giáo tích cực trong các hoạt động nhân đạo từ thiện, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhóm phụ nữ khuyết tật, yếu thế, phụ nữ sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn luôn nỗ lực vươn lên, khẳng định bản thân sống có ích cho gia đình và xã hội.
Trong gia đình, phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí là điểm tựa tinh thần vững chắc, gắn kết các thành viên trong gia đình cùng chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc. Các chị luôn là người mẹ yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con, là người vợ thủy chung, là người con hiếu thảo, trách nhiệm, đồng thời tích cực lao động tạo ra thu nhập, quản lý, tổ chức, chăm lo cuộc sống và duy trì tổ ấm gia đình; giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, phát huy giá trị truyền thống gia đình.