Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 82 - 90)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

Từ thực tiễn Đảng bộ huyện Bắc Sơn lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện từ năm 2010 đến năm 2022, có thể đúc kết một số kinh nghiệm sau đây.

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác vận động phụ nữ

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng chỉ rõ “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất yếu. Nếu quản đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào cuộc đấu tranh thì cách mạng không thắng lợi”.

Là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Bắc Sơn tiếp thu truyền thống của quê hương, đất nước, tích cực xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của phụ nữ, trong quá trình lãnh đạo công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Đảng bộ huyện Bắc Sơn luôn quán triệt sâu sắc, sự cần thiết vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để hoạch định các chủ trương và có biện pháp chỉ đạo kịp thời các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của huyện trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đảng bộ huyện Bắc Sơn đã nhận thức rõ những chuyển biến về điều kiện, hoàn cảnh mới của huyện trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có những thay đổi lớn. Từ đó, nhận thức rõ hơn những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra với cả hệ thống chính trị, với từng cơ quan, đơn vị, tổ chức trong huyện. Riêng với tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Sơn, Đảng bộ huyện cũng nhận thức rõ những nét riêng của một tổ chức có đặc thù về giới với vai trò đại diện cho mọi tầng lớp phụ nữ trong huyện, một lực lượng to lớn chiếm trên 50% dân số và lao động xã hội, là tổ chức đoàn thể nhân dân có số lượng hội viên đông đảo nhất. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới, những khó khăn, thách thức đối với tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cũng nhiều và phức tạp không kém với bất kỳ một tổ chức, đoàn thể nào khác. Nếu đảng bộ huyện không tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thì tổ chức Hội khó có thể đáp ứng được tâm tư, tình cảm, quyền lợi thiết thực của Hội viên phụ nữ, vươn lên khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và có đóng góp vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.

Từ chủ trương, kế hoạch đến quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phụ nữ, Đảng bộ huyện Bắc Sơn đã luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Nghị quyết số 11-TW (2007) của Bộ Chính trị (khóa X), về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, cùng với những chính sách của Nhà nước và chủ trương của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trên cơ sở đó, Huyện ủy kịp thời đề ra chủ trương để lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thực hiện có hiệu quả các hoạt động và nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

Điều đó được thể hiện rõ nét trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ, trước hết từ khâu ban hành các Nghị quyết, đề án, kế hoạch, chương trình về lãnh đạo, tổ chức hoạt động, nội dung các văn bản đều được nghiên cứu xây dựng cụ thể, chi tiết các mục tiêu rõ ràng, giải pháp phù hợp, sát thực, chú ý phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm, thậm trí chỉ rõ nguồn lực, lộ trình thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ huyện đã vận dụng đồng bộ nhiều phương thức lãnh đạo,

trong đó, đặc biệt coi trọng phương thức tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của chính quyền đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ, từ đó triển khai có hiệu quả các hoạt động của Hội, đáp ứng được mục tiêu của từng giai đoạn cụ thể.

Hai là, lãnh đạo phát triển tổ chức Hội và phong trào phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong huyện

Trên địa bàn huyện Bắc Sơn có nhiều dân tộc sinh sống. Dân cư phân bố không đều, một số xã vùng cao dân cư rất thưa thớt. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng này còn chậm, kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Đời sống của đại bộ phận dân cư vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn. Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, từng bước thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc thiểu số và đa số, giữa miền núi với miền xuôi, nhất thiết phải phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế, xã hội gắn với việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng. Hội Liên hiệp phụ nữ luôn là đơn vị đi đầu trong công tác này. Để phát triển tổ chức Hội và phong trào phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn của huyện, công tác tuyên truyền của Hội Liên hiệp phụ nữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nội dung tuyên truyền là các chủ trương, pháp luật mới của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số; đồng thời vận động phụ nữ dân tộc thiểu số không tham gia các hoạt động trái pháp luật. Giáo dục truyền thống tốt đẹp của phụ nữ các dân tộc thiểu số, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc mình.

Khuyến khích phụ nữ dân tộc thiểu số học tập nâng cao trình độ mọi mặt; tạo điều kiện để phụ nữ tích cực tham gia vào chương trình phổ cập giáo dục. Phối hợp thực hiện có hiệu quả việc xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, trung học cơ sở cho cán bộ Hội cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Để hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp phụ nữ tập trung hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp dưới nhiều hình thức phong phú, đúng pháp luật (vốn tiết kiệm, vốn tín dụng, vốn uỷ thác với ngân hàng chính sách).

Hướng dẫn phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận nguồn vốn, sử dụng vốn vay đúng

mục đích và quản lý vốn hiệu quả. Tăng cường phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, lâm, ngư phù hợp với trình độ từng đối tượng, chú trọng hình thức cầm tay chỉ việc, làm mẫu trước để hướng dẫn học tập, làm theo. Ngoài ra, Hội cần phát triển các nghề thủ công truyền thống dân tộc; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số, ưu tiên phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo làm chủ hộ, nhất là phụ nữ trẻ đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ; hướng dẫn phụ nữ kỹ năng tiếp thị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Muốn đạt được mục đích đó, công tác Hội Liên hiệp phụ nữ cần tập trung vào những nội dung: nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở Hội, Ban Chấp hành. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội vùng dân tộc phải biết nói tiếng dân tộc mình, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc.

Qua thực tiễn hoạt động, Đảng bộ huyện Bắc Sơn đã coi trọng việc chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phát triển tổ chức và hoạt động Hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Vì đó là nhân tố quan trọng để tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc, văn hoá, xã hội của địa phương trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Ba là, lãnh đạo vai trò chủ động của cán bộ nữ, trong đó có vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Đảng đã nhiều lần khẳng định: “phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là quan trọng nhất, là khâu then chốt của vấn đề then chốt” [34, tr.22]. Do đó, Đảng rất quan tâm đến thực hiện công tác cán bộ ở mọi lúc, mọi nơi. Trong thời kỳ nào, cán bộ và công tác cán bộ cũng được Đảng coi trọng và xác định đó là nhiệm vụ tất yếu, không thể thiếu trong xây dựng Đảng. Đối với công tác cán bộ nữ, năm 2018 Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị 21 - CT/TW “về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Điều đó chứng tỏ Đảng đã nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nữ trong thời kỳ đổi mới.

Tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Sơn muốn duy trì phát triển cần phải phát huy hơn nữa vai trò chủ động của cán bộ nữ.

Muốn phong trào của Hội Liên hiệp phụ nữ đạt kết quả tốt nhất, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ huyện Bắc Sơn mà còn cần phải có sự phấn đấu của bản thân cán bộ Hội. Sự nỗ lực của mỗi cán bộ Hội quyết định đến thành công của phong trào phụ nữ huyện Bắc Sơn từ năm 2010 đến năm 2022. Trong giai đoạn này, Đảng bộ huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Sơn đã tích cực, chủ động xác định những biện pháp nhằm phát huy cao nhất tính chủ động của cán bộ nữ trong hoạt động của Hội. Đa số cán bộ nữ đã tham gia, hưởng ứng vào các chương trình hoạt động của Đảng bộ và Hội một cách nhiệt tình, trách nhiệm và phát huy được hết vai trò chủ động của mình trong công tác Hội. Được quan tâm đúng lúc và thường xuyên của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đội ngũ cán bộ nữ của huyện Bắc Sơn đã vươn lên và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong công tác và cuộc sống. Bên cạnh đó còn không ít phụ nữ nói chung, trong đó có cán bộ nữ nói riêng còn chưa phát huy được vai trò chủ động trong công tác Hội, chưa nhiệt tình với việc thực hiện những nội dung trong phong trào, còn tư tưởng tự ti và bằng lòng với chính mình trong công việc. Tuy chiếm số lượng không đông trong đội ngũ cán bộ nữ song tình trạng này lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của tổ chức và hoạt động của Hội, làm cho Hội hoạt động không đồng đều. Với bản thân cán bộ nữ, thiếu chủ động trong việc thực hiện công tác cán bộ nữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của phụ nữ, vị trí công việc, không tương xứng với cơ hội có được khi xu thế mới về bình đẳng giới đang tạo nhiều điều kiện cho phụ nữ vươn lên. Qua thực tiễn hoạt động, Đảng bộ huyện Bắc Sơn đã coi trọng vai trò chủ động của cán bộ nữ là một bài học quan trọng. Đây là một biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác cán bộ nói riêng và thực hiện nhiều mục tiêu dành cho phụ nữ nói chung trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Bốn là, lãnh đạo xây dựng tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

Sinh thời Bác Hồ từng căn dặn: “Cán bộ là gốc của mọi công việc…công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém…vì vậy phải chú trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung của chúng ta”.

Từ khi thành lập, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, Đảng luôn xác định công tác cán bộ có tầm quan trọng đặc biệt, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng,

quyết định sức mạnh của Đảng, của hệ thống chính trị, quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Quán triệt quan điểm của Đảng và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo quản lý đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, hàng năm công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ luôn được quan tâm thực hiện, đảm bảo khách quan, dân chủ. Việc đánh giá, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ được căn vào tiêu chuẩn, hiệu quả công việc, xem xét khả năng và triển vọng của cán bộ.

Quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách cấp huyện và xã, đội ngũ Ban Chấp hành cấp cơ sở.

Đối với cán bộ Hội các cấp, trong nhiều thời kỳ cách mạng, vấn đề chính trị, tư tưởng, nhất là phẩm chất đạo đức, lối sống thường không phải là vấn đề đặt ra bức thiết vì chị em đa số đều được rèn luyện, tu dưỡng, trưởng thành trong môi trường lành mạnh của tổ chức Hội và phong trào phụ nữ. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, những vấn đề khó khăn của đời sống, các vấn đề xã hội tiêu cực, nhiều vấn đề của phụ nữ, nhất là những bất bình đẳng đối với phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…đã và đang có nhiều tác động đến tâm tư, tình cảm, lối sống của một bộ phận phụ nữ nói chung, cán bộ Hội nói riêng.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuyên trách của Hội với nhiều hình thức thích hợp, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội trong điều kiện mới.

Căn cứ chủ trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và cán bộ nữ của Hệ thống chính trị toàn huyện, căn cứ những kiến nghị, đề xuất của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã thường xuyên chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuyên trách của Hội với nhiều hình thức thích hợp.

Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Ban Thường vụ Huyện ủy khẳng định Cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt sử dụng cán bộ nữ. Vì vậy, trong những năm qua, tỷ lệ cán bộ nữ quy hoạch, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tham gia cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, ngày càng tăng.

Tại Đại hội Đại biểu phụ nữ huyện Bắc Sơn lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp hội từ huyện đến cơ sở đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Cấp huyện 100% cán bộ Hội đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định có 4 đồng chí (Trong đó trình độ Đại học 04 đồng chí). Uỷ viên BCH Hội LHPN các xã, thị trấn có trình độ từ THCS trở lên chiếm trên 90%; cán bộ Hội cơ sở: Có 01/19 đồng chí trình độ trên Đại học đạt 5,26%, 13/19 đồng chí trình độ Đại học đạt 68,42% và có 05/19 đ/c trình độ Trung cấp đạt 26,32%. Trong nhiệm kỳ có 05 đ/c Chủ tịch và cán bộ huyện Hội tham gia học lớp sơ cấp nghiệp vụ công tác Hội; Trình độ Lý luận chính trị: Trung cấp: 17/19 đồng chí đã học; 02/19 đ/c Chủ tịch đang học tại huyện; có 265 lượt Chủ tịch, Phó chủ tịch và cán bộ chuyên trách huyện Hội từ đến cơ sở qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội tại tỉnh và huyện.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn mới đối với công tác Hội và tăng cường hoạt động của Hội, đòi hỏi Đảng bộ huyện Bắc Sơn trong thời gian tới cần tiếp tục chú trọng vận dụng có hiệu quả hơn nữa kinh nghiệm về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn lãnh đạo công tác vận động phụ nữ từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)