1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ huyện bình gia, tỉnh lạng sơn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2022

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lý do chọn đề tài Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nƣớc ta thực hiện đƣờng lối đổi mới từ năm 1986, đất nƣớc đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, trong đó phát triển kinh tế nông nghiệp cũng đạt đ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VY THỊ THÙY ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2022 Ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 8229015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG Thái Nguyên - 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Đảng bộ huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2022” dƣới sự hƣớng dẫn của TS Nguyễn Đại Đồng là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc công bố Người thực hiện VY THỊ THÙY ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong nhà trƣờng Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng đối với các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Đại Đồng – ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Phòng Nông nghiệp huyện Bình Gia – tỉnh Lạng Sơn, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, đoàn thể đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để hoàn thành Luận văn Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn nhà trƣờng, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này một cách tốt nhất Tôi xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Học viên thực hiện VY THỊ THÙY iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 7 5 Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 7 6 Đóng góp của luận văn 9 7 Kết cấu luận văn 9 CHƢƠNG 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 10 1.1 Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng Nông thôn mới ở huyện Bình Gia và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Bình Gia 10 1.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bình Gia 10 1.1.2 Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn về xây dựng Nông thôn mới 18 1.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện 20 1.2.1 Chỉ đạo công tác điều hành quản lý 20 1.2.2 Chỉ đạo thực hiện công tác lập quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu 22 1.2.3 Chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân 23 1.2.4 Chỉ đạo về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trƣờng 25 1.2.5 Chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội 27 CHƢƠNG 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022 30 iv 2.1 Những yếu tố mới và chủ trƣơng mới của Đảng bộ huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 30 2.1.1 Những yếu tố mới 30 2.1.2 Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Bình Gia 33 2.2 Chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới 36 2.2.1 Chỉ đạo củng cố, kiện toàn hệ thống bộ máy thực hiện 36 2.2.2 Tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhóm cơ sở hạ tầng - xã hội 41 2.2.3 Chỉ đạo quy hoạch và tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân 47 2.2.4 Chỉ đạo phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trƣờng 52 2.2.5 Chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính trị, xã hội và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội 58 2.2.6 Chỉ đạo thực hiện một số tiêu chí nâng cao của Chƣơng trình .59 CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 71 3.1 Nhận xét 71 3.1.1 Ƣu điểm 71 3.1.2 Hạn chế 79 3.2 Một số kinh nghiệm 83 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 101 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Ý nghĩa 1 NTM Nông thôn mới 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 MTQG Mục tiêu quốc gia 4 BCĐ Ban chỉ đạo 5 BQL Ban quản lý 6 HTX Hợp tác xã 7 HĐND Hội đồng nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nƣớc ta thực hiện đƣờng lối đổi mới từ năm 1986, đất nƣớc đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, trong đó phát triển kinh tế nông nghiệp cũng đạt đƣợc một số thành tựu, bên cạnh đó còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ: Cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm, chợ, thủy lợi còn nhiều yếu kém, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chất lƣợng nông sản còn thấp, thị trƣờng tiêu thụ còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động, ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm Đời sống ngƣời nông dân chƣa cao, còn thấp, tỉ lệ nghèo còn cao, phát triển kinh tế trang trại và hợp tác xã còn bộc lộ nhiều hạn chế, những bản sắc văn hóa truyền thống ở địa phƣơng ngày càng mai một, môi trƣờng sống và an ninh ở nông thôn còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết Để nâng cao đời sống ngƣời dân ở nông thôn, giúp ngƣời dân vƣợt khó thoát nghèo, là phải tiến hành xây dựng nông thôn mới Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng” [5.tr.3] Đây là Nghị quyết quan trọng của Đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế Nghị quyết xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nông dân là đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và xây dựng nông thôn mới Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009, về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Ngày 4-6-2010 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Chƣơng trình mục 2 tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình lớn, hƣớng đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn Đảng và Nhà nƣớc đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách và lãnh đạo các cấp ngành thực hiện đạt hiệu quả cao Trong giai đoạn hiện nay nông nghiệp, nông thôn phát triển với nhịp độ khá cao theo hƣớng tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn đƣợc tăng cƣờng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bƣớc làm thay đổi bộ mặt nông thôn; đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân các vùng nông thôn ngày càng đƣợc cải thiện Quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng trong cả nƣớc, Đảng bộ có vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân tổ chức xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phƣơng Huyện Bình Gia thuộc tỉnh Lạng Sơn là một huyện khó khăn của tỉnh đƣợc hƣởng cơ chế đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết 30a/NQ-Cp của Chính phủ, ở giai đoạn đầu huyện thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 trong điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân chƣa đƣợc nâng cao, tỉ lệ hộ nghèo cao (68,67%) Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của huyện nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ huyện Bình Gia, sự đầu tƣ các nguồn từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; Các chỉ tiêu, tiêu chí và các nội dung liên quan đến xây dựng nông thôn mới đều đƣợc hƣớng dẫn rõ ràng, chi tiết Trong suốt quá trình triển khai thực hiện, Chƣơng trình nhận đƣợc sự ủng hộ của các cấp ngành, ngƣời dân trên địa bàn huyện Bình Gia nhƣ đóng góp ngày công, tiền bạc, hiến đất làm các công trình thủy lợi, đƣờng giao thông, nhà văn hóa….Cùng thực hiện việc cải tạo cơ sở vật chất, các công trình vệ sinh môi trƣờng, thi đua phát triển kinh tế… góp phần tạo ra sự chuyển biến lớn về bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Bình Gia Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn về nông thôn mới nhằm tổng kết thành tựu, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm để kế thừa và phát huy những kết quả đạt đƣợc, khắc phục những hạn chế trong xây 3 dựng nông thôn mới ở giai đoạn tiếp theo là yêu cầu cấp bách Với những nội dung trên, bản thân tác giả đã lựa nghiên cứu đề tài “Đảng bộ huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2022” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xây dựng nông thôn mới là chủ trƣơng lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn Trong nhiều năm qua, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết các vấn đề nông thôn đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu nhƣ: Công trình “Chính sách nông nghiệp trong các nƣớc đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành năm 1994; công trình “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” của các tác giả Benedicttria Kerkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sƣu tầm và giới thiệu, Nhà xuất bản Hà Nội án hành năm 2000 Tác giả nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nƣớc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh Tác giả đề cập những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thƣơng mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa Các công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của nƣớc ngoài, ở trong nƣớc có một số nhà nghiên cứu nhƣ: Chu Hữu Quý, Nguyễn Thế Nhã, Phạm Thị Mỹ Dung, Đoàn Trọng Tuyến, đã có những công trình nghiên cứu công phu và có giá trị Các công trình đều nêu lên những kinh nghiệm có thể vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam Các tác giả Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc: “Những biễn pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”; Đặng Kim Sơn (2007): “Nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam – 20 năm đổi mới và phát triển”, Nxb Chính trị quốc gia; TSKH Phan Xuân Dũng (2005): “Nông nghiệp, nông thôn trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững”, tạp chí Cộng sản, số 82; Nhật Tân (2007): “Xây dựng nông thôn một vùng chiêm 4 trũng”, tạp chí Cộng sản số 23; Công trình Nguyễn Xuân Thảo (2004); Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia; Bùi Tất Thắng (2006): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội; Nguyễn Trần Quế (Chủ biên) (2004): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nxb Khoa học Xã hội; PGS.TS Nguyễn Văn Bích (2007): Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia; TS Lê Quang Phi (2007); Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia; GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2006): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia… Các công trình đã nêu rõ vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự tác động của các yếu tố đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đời sống ngƣời nông dân, nêu lên phƣơng hƣớng và một số giải pháp phát triển nông nghiệp Đảng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới là một vấn đề mới, có một số công trình nghiên cứu nhƣ: Vũ Thị Mƣời (2012): Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ, Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị; Đỗ Thùy Dung (2013): Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2012, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn; Phạm Anh Đào (2013): Đảng bộ Bắc Giang lãnh đạo nhân dân xây dựng nông thôn mới, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn; Nguyễn Thị Nga (2014): Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ xã Hiệp Hòa – Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn… Các công trình đã đi sâu tìm hiểu thực trạng, nêu lên phƣơng hƣớng, giải pháp xây dựng nông thôn mới tại các địa phƣơng Nghiên cứu “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” (1996) của Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang, nghiên cứu các nội dung của chính sách kinh tế và quá trình thay đổi chính sách nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động của chúng Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn đến năm 2020 của Phạm Vân Đình (2010), đã đánh giá đúng thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam thời gian qua Đề xuất

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:00