Chỉ đạo quy hoạch và tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bình gia, tỉnh lạng sơn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022

2.2. Chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới

2.2.3. Chỉ đạo quy hoạch và tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân

Năm 2020 thực hiện quy hoạch chung có 19/19 xã đƣợc phê duyệt Quy hoạch chung. Quy hoạch chi tiết: Đề án quy hoạch chi tiết xây dựng NTM có 03 xã hoàn thành Quy hoạch chi tiết (xã Hoàng Văn Thụ, Tô Hiệu, Tân Văn). Đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết trung tâm xã của 06 xã (gồm Hồng Phong, Tân Hòa, Hòa Bình, Hƣng Đạo, Minh Khai, Mông Ân). Triển khai thực hiện xây dựng Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết trung tâm xã tại 04 xã (gồm Quang Trung, Thiện Thuật, Thiện Hòa, Yên Lỗ) [30, tr. 3].

Công tác công bố và cắm mốc quy hoạch: Ban chỉ đạo huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các xã xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, đến năm 2020 có 18/18 xã đã xây dựng quy chế và thực hiện công bố quy hoạch.

Năm 2020 thực hiện sáp nhập xã Tô Hiệu và 02 thôn Tòng Chu 1, Tòng Chu 2 của xã Hoàng Văn Thụ về Thị trấn Bình Gia, vì vậy quy hoạch xã Hoàng Văn Thụ tiến hành điều chỉnh. UBND huyện Bình Gia ban hành Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 23/4/2020 quyết định phân bổ vốn sự nghiệp (ngân sách Trung ương) Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2020 cho xã Hoàng Văn

Thụ kinh phí điều chỉnh quy hoạch.

Năm 2021 có 18/18 xã đã đƣợc phê duyệt Quy hoạch chung giai đoạn 2011 – 2020, có 01 xã (xã Hoàng Văn Thụ) đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xã Hoàng Văn Thụ giai đoạn 2021 – 2030. Đối với 17 xã chƣa thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, UBND huyện Bình Gia chỉ đạo các khẩn trương thực hiện công tác điều tra, rà soát và xây dựng quy hoạch chung của xã cho giai đoạn 2021 – 2030 đảm bảo đúng quy định.

Đến năm 2022 toàn huyện Bình Gia có 02/18 xã đạt tiêu chí (Hoàng Văn Thụ, Thiện Long), 16/18 xã chƣa đạt tiêu chí, đến hết năm 2022 có thêm 01 xã đạt tiêu chí (Xã Thiện Hòa) nâng tổng số xã đạt của toàn huyện Bình Gia lên 03/18 xã.

Đảng bộ huyện Bình Gia chỉ đạo quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, dƣợc liệu. Tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Phát triển các vùng chuyên canh nhƣ cây đặc sản (hồi, chè), cây ăn quả (thanh long, mắc mật, quýt, bưởi…), cây công nghiệp hàng năm (thạch đen, lạc…), phát triển cây lương thực, cây thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Phát triển chăn nuôi, thủy sản: Hình thành các vùng chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi (lợn, bò…), phát triển nuôi trồng thủy sản (nuôi cá…).

Phát triển lâm nghiệp: Đẩy mạnh công tác trồng rừng (keo, quế, bạch đàn….), tích cực trồng rừng ở một số diện tích đất núi chƣa sử dụng, khuyến khích nhân dân phát triển các vườn ươm cây giống (cây hồi, bạch đàn, keo, quế…)

Tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân: Đảng bộ huyện Bình Gia đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp:

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp.

Đầu tƣ xây dựng các Hợp tác xã còn thiếu tại các xã.

Tuyên truyền, vận động, phổ biến cho cán bộ, Đảng viên, nhân dân nhận thức về quan điểm, bản chất Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, làm thay đổi nhận thức trong cán bộ, nhân dân về Hợp tác xã.

Chỉ đạo các Hợp tác xã thực hiện tốt các dịch vụ đang làm, khuyến khích các Hợp tác xã nông nghiệp mở thêm các dịch vụ mới.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý giúp các Hợp tác xã xây dựng Điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thủ tục pháp lý tạo điều kiện cho Hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Khuyến khích các nhóm hộ, các cá nhân liên kết thành lập các Hợp tác xã, tổ hợp tác.

Đẩy mạnh sử dụng máy móc trong nông nghiệp, chế biến sản phẩm.

Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn các kiến thức về kỹ thuật sản xuất, thị trường, kỹ năng quản lý, thu mua chế biến nông sản cho các hộ trang trại, tạo điều kiện cho các hộ trang trại tiếp cận, hưởng lợi từ các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tiếp tục thực hiện tốt công tác cho vay vốn giải quyết việc làm, vốn vay người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các vùng đặc biệt khó khăn để hỗ trợ đầu tƣ phát triển sản xuất kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình có xu hướng vươn lên thoát nghèo.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, tổng nguồn lực thực hiện các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xã điểm, các xã đặc biệt khó khăn từ Chương trình xây dựng NTM là 6.776,60885 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 4.197,33225 triệu đồng, người dân đối ứng với 2.570,2766 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ cho 13 mô hình tại 5 xã.

Năm 2019, huyện Bình Gia đƣợc phân bổ 2.100 triệu đồng để hỗ trợ thực hiện các mô hình phát triển sản xuất cho các xã đã về đích, xã phấn đấu về đích và xã đặc biệt khó khăn. Tổng số mô hình đăng ký thực hiện cho năm 2019 là 6 mô hình tại 05 xã. Ngoài các mô hình đƣợc đầu tƣ hỗ trợ, việc đầu tƣ và phát triển các mô hình kinh tế hay có hiệu quả được người dân ngày càng quan tâm và triển khai thực tế. Thu nhập của người dân trên địa bàn huyện đã có những thay đổi đáng kể, năm 2019 mức thu nhập bình quân đạt đƣợc là 32 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện có 6/19 xã đạt tiêu chí số 13 (tăng 4 xã so với năm 2015) đạt tỷ lệ 31,6%; 04/19 xã đạt tiêu chí số 10 (tăng 3 xã so với năm 2015) đạt tỷ lệ 21,05%.

Năm 2020 tổng nguồn vốn sự nghiệp đƣợc phân bổ thực hiện các mô hình

thuộc Chương trình xây dựng NTM năm 2020 là 8.650 triệu đồng. Từ đầu năm 2020, UBND huyện Bình Gia tiếp tục chỉ đạo triển khai các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xã đạt chuẩn 2017 – 2019, phấn đấu đạt chuẩn năm 2020 – 2021 bao gồn các xã Hoàng Văn Thụ, Tân Văn, Mông Ân, Bình La, Vĩnh Yên, Hồng Thái, Thiện Long. Đối với các mô hình nhân rộng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả và hỗ trợ đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất: UBND huyện Bình Gia giao phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tƣ thực hiện 02 dự án (Nhân rộng Mô hình sản xuất Hồi theo tiêu chuẩn Hữu cơ; Nhân rộng mô hình trồng cây thanh long), UBND xã Hồng Thái làm chủ đầu tƣ 01 dự án (Mô hình chăn nuôi trâu, bò hợp tác xã Nông, lâm nghiệp xã Hồng Thái, huyện Bình Gia); Đối với dự án phát triển tổng thể Dự án phát triển đàn lợn nái sinh sản trên địa bàn xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, hợp tác xã thực hiện các hạng mục theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt [30, tr. 5].

Năm 2021 thực hiện Công văn số 1584/SNN-KHTC ngày 20/8/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn về việc đăng ký nhu cầu vốn sự nghiệp xây dựng nông thôn mới năm 2021, UBND huyện đã lựa chọn đăng ký thực hiện hỗ trợ cho 02 mô hình chăn nuôi Bò bán chăn thả tại 02 xã Hồng Thái và Tân Văn [31, tr. 3].

Công tác triển khai xây dựng và thực hiện các mô hình phát triển sản xuất đƣợc UBND huyện chỉ đạo, đôn đốc các xã đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các hạng mục theo kế hoạch khi đã có quyết định phê duyệt. Đối với các xã còn lại tiếp tục quan tâm, vận động các hộ dân tích cực xây dựng và phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi có hiệu quả để nâng cao thu nhập.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP: Được Đảng bộ huyện Bình Gia quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện tuân thủ đúng Chu trình OCOP thường niên theo Quyết định số 1533/QĐ-UBND, ngày 13/8/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phâm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2030”. Chỉ đạo rà soát, khuyến khích và hướng dẫn người dân, các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP, đảm bảo sản phẩm OCOP có tính cộng đồng cao, sản phẩm chủ lực,

lợi thế của địa phương, vùng miền và chất lượng tốt. Xây dựng kế hoạch để chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP năm 2020, phấn đầu tiêu chuẩn hóa 02 sản phẩm OCOP (Lạp Sườn Bình Gia, Mật ong rừng tự nhiên Bình Gia) đạt tiêu chuẩn 3 sao [32, tr. 9].

Năm 2022 tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn: Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện việc tích tụ đất đai gắn với phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân; phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh; huy động nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp; tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tiếp cận và vay vốn phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND, Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh [32, tr. 8].

Thực hiện Công văn số 24/VPĐP-KTHT ngày 28/01/2022 của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn về việc đăng ký nhu cầu vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2022, UBND huyện đã lựa chọn đăng ký thực hiện hỗ trợ cho 05 trong đó 03 mô hình nhân rộng (Nhân rộng mô hình liên kết chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm trâu bò tại xã Hồng Thái; Nhân rộng mô hình liên kết chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm trâu bò tại xã Thiện Long;

nhân rộng mô hình liên kết trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm cây Mác ca) 02 mô hình đánh giá chứng nhận cho sản phẩm hồi và bưởi (Mô hình sản xuất Hồi theo tiêu chuẩn hữu cơ tại Thôn Liên Hợp, Xã Hoàng Văn Thụ (Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ Nông lâm nghiệp Liên Hợp; Mô hình trồng và chăm sóc Bưởi theo tiêu chuẩn VietGap tại Xã Mông Ân). Phòng chuyên môn huyện phối hợp với UBND các xã xây dựng dự án trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Phê duyệt dự án trong tháng 11/2022, quyết toán kinh phí trong tháng 12/2022.

Kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Tổng vốn Trung ương phân bổ cho thực hiện chương trình năm 2022 là 77.403 triệu đồng, UBND huyện Bình Gia đã thực hiện phân bổ kinh phí từng dự án, tiểu dự án thuộc chương trình cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã tại Quyết định số 3068/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND huyện. Hiện nay các cơ quan, đơn vị, UBND các xã đang triển khai thực hiện dự án, tiểu dự án theo quy định.

Tỷ lệ hộ nghèo tính đến thời điểm rà soát: Số hộ nghèo 3.287/10.739 chiếm 30,6%, hộ cận nghèo 4.484/10.739 chiếm 41,7%. Kết quả rà soát của các xã về tỷ lệ nghèo đa chiều còn cao 7.771/10.739, chiếm 72,3%.

Đối với xã nông thôn mới năm 2022 tại xã Thiện Hòa đạt 96/761 chiếm 12,6% tỷ lệ nghèo đa chiều.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bình gia, tỉnh lạng sơn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)