CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm
Thứ nhất, Có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp Đảng ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong quá trình triển khai thực hiện.
Phải nắm vững, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết cấp trên để tổ chức thực hiện và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế của cơ sở. Giải quyết công việc phải nhạy bén, phù hợp với thực tiễn không dập khuôn, máy móc. Chủ động xây dựng kế hoạch, có giải pháp thích hợp, đối với những nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm phải tập chung lãnh chỉ đạo để đạt hiệu quả cao;
Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò
quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Sự tập trung chỉ đạo sát sao, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và huy động đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị.
BCĐ các cấp, Ban quản lý cấp xã cần phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc cụ thể, sát thực, phải phân công mỗi cá nhân chịu trách nhiệm một loại nội dung công việc và địa bàn cụ thể. Đặc biệt, phải phát huy đƣợc vai trò của Trưởng BCĐ, Ban quản lý cấp xã.
Phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả. Cần có cơ chế, chính sách về vị trí việc làm hợp lý nhằm đảm bảo có đƣợc sự phụ vụ của đội ngũ cán bộ có năng lực tốt nhất, tâm huyết nhất, yên tâm gắn bó làm việc lâu dài. Đồng thời công tác đào tạo, nâng cao trình độ cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ theo từng cấp;
Thứ hai, Đảng bộ huyện Bình Gia lãnh đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa, nhiệm vụ của Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Giai đoạn 2010 – 2015: Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới huyện đã phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức đƣợc 09 hội nghị triển khai; cấp tài liệu cho 19 xã với tổng số: 270 quyển sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM, 19 quyển sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch, 300 quyển tài liệu hỏi, đáp về xây dựng NTM, 270 quyển tài liệu phát triển sản xuất trong xây dựng NTM. Cấp phát hơn 14.000 tờ rơi tuyên truyền về Chương trình, quản lý và sử dụng có hiệu quả các tài liệu được cấp. Công tác tuyên truyền vận động trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về xây dựng nông thôn mới được 253 cuộc, số lượt người tham dự trên 15.000 người. Lắp đặt 63 biển tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại các điểm trên tuyến đường qua trung tâm các xã điểm. Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện đã xây dựng đƣợc trên 500 tin bài, phóng sự về nông thôn mới, phát trên đài truyền hình huyện đƣợc đƣợc trên 400 lƣợt, phát trên Đài Truyền thanh huyện đƣợc trên 1.000 lƣợt [23].
Triển khai thực hiện Phong trào thi đua: "Bình Gia chung sức xây dựng nông thôn mới" và phong trào thi đua "Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" do UBND huyện và UBND tỉnh phát động; cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và các nội dung văn bản của trung ƣơng và tỉnh về xây dựng NTM; Việc tuyên truyền đƣợc thực hiện trong cuộc họp quân dân chính xã, các cuộc họp chi bộ, các cuộc họp thôn và tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể...
Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đối với việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới bước đầu đã làm thay đổi được nhận thức của cán bộ và quần chúng nhân dân về xây dựng nông thôn mới, việc tuyên truyền đã đƣợc thông qua nhiều kênh, nhiều tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở.
Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện Chương trình. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” gắn với xây dựng NTM; Hội liên hiệp Phụ nữ huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình gắn với thực hiện Chương trình... Công tác tuyên truyền vận động đƣợc coi trọng đã góp phần rất quan trọng giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng.
Giai đoạn 2016 – 2020: UBND huyện Bình Gia đã ban hành các văn bản:
Phát động số 668/PĐ-UBND, ngày 01/9/2016 của UBND huyện về phát động phong trào thi đua “Bình Gia chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020; Hướng dẫn số 680/HD-UBND, ngày 11/7/2017 của UBND huyện về Khen thưởng Phong trào thi đua “Bình Gia chung sức xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2016 - 2020; Hướng dẫn số 747/HD-TĐKT, ngày 01/7/2019 của Hội đồng TĐKT huyện về tổng kết phong trào thi đua “Bình Gia chung sức xây dựng
nông thôn mới” giai đoạn 2011-2020. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động hướng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới một cách thiết thực, hiệu quả; nhƣ: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “5 không 3 sạch”; phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn hóa”, “Cựu chiến binh thi đua làm kinh tế giỏi”; Cuộc vận động “Tuổi trẻ Bình Gia chung tay xây dựng nông thôn mới”…. tổ chức tập huấn đào tạo đƣợc 34 lớp với 2.511 người tham gia, mở 48 lớp đào tạo dạy nghề với 1.294 học viên. Nội dung tập huấn chủ yếu tập trung vào nội dung các tiêu chí nông thôn mới; trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình; thủ tục thanh quyết toán vốn. Ngoài ra một số cán bộ lãnh đạo, công chức chuyên trách, kế toán các xã qua các năm còn đƣợc cử tham gia các lớp tập huấn, các hội thảo về xây dựng nông thôn mới, khu dân cƣ kiểu mẫu,... đƣợc tổ chức tại tỉnh, tham dự các đoàn tham quan học hỏi mô hình tại các tỉnh, nước bạn.
Năm 2021: UBND huyện Bình Gia tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới và đa dạng hóa công tác tuyên truyền vận động, tuyên truyền. UBND huyện đã ban hành Phát động số 65/PĐ-UBND ngày 04/5/2021 về việc phát động phong trào
“Bình Gia chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2021. UBMTTQ Việt Nam huyện, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở tiếp tục tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động hướng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới một cách thiết thực, hiệu quả. Công tác tuyên truyền, vận động đƣợc coi trọng đã góp phần rất quan trọng giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng.
Năm 2022: UBND huyện ban hành Kế hoạch số 244/KH-BCĐ ngày 12/9/2022 của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia về tuyên truyền thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2022. Tuyên truyền thông qua kế hoạch thực hiện Phong trào cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực
lƣợng vũ trang tham gia Ngày thứ 7 đi cơ sở xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đã huy động được 286 lượt người tham gia được tổ chức tại xã Thiện Hòa, nhƣ: San nền nhà văn hóa thôn đƣợc: 280m2, Xây dựng 04 nhà vệ sinh cho 04 hộ nghèo neo đơn, tổng vệ sinh các tuyến đường thôn: khoảng 3,2km; làm đường giao thông nông thôn 208m, xây dựng khoảng 10 lò đốt rác tại gia đình và trên địa bàn xã.
Thứ ba, Đảng bộ huyện Bình Gia lãnh đạo triển khai xây dựng NTM cụ thể, chi tiết, xác định rõ nguồn lực, đảm bảo tính khả thi; phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân nhất là người đứng đầu.
Thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và thực hiện MTQG về xây dựng NTM, Đảng bộ huyện Bình Gia thực hiện theo hướng dẫn của cấp trên về việc xây dựng NTM, do huyện Bình Gia là huyện còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều xã là vùng đặc biệt khó khăn, thu nhập người dân chưa cao, do vậy thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ yêu cầu đội ngũ cán bộ phải có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện tốt nhiệm vụ. UBND huyện Bình Gia đã mở hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung Quyết định số 491 và Quyết định số 800 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện về xây dựng nông thôn mới đến toàn thể cán bộ công chức xã, Bí thƣ chi bộ, trưởng thôn; BCĐ huyện đã tổ chức được 03 lớp tập huấn với 534 người tham dự là thành viên BCĐ huyện, cán bộ các phòng, ban có liên quan (Tổ giúp việc BCĐ huyện), BCĐ, BQL 19/19 xã và Bí thư chi bộ, Trưởng thôn thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Huyện phối hợp với Văn phòng Điều phối tỉnh tổ chức được 06 lớp tại huyện với số lượng người tham dự trên 700 người là thành viên BCĐ huyện, Văn phòng Điều phối huyện, BCĐ, BQL xã, Ban phát triển thôn, Ban giám sát xã, thôn. Tổ chức 01 lớp tập huấn tại xã Tô Hiệu cho 132 người là toàn thể cán bộ, công chức xã, các ban ngành xã, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn và một số doanh nghiệp trên địa bàn xã. BCĐ, BQL, kế toán 03 xã điểm của tỉnh và huyện còn tham gia 04 lớp tập huấn tại tỉnh với 34 người tham dự. Qua đào tạo, tập huấn nhận thức của cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ huyện đến thôn được nâng lên, nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và các quy định về NTM.
Kết quả tổ chức đào tạo, tập huấn giai đoạn 2016 – 2022 thực hiện Chương trình nông thôn mới tính đến năm 2022: Tổ chức tập huấn được 04 lớp, có 302 lượt người tham dự. Trong đó: Phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường tổ chức 01 lớp tập huấn về tiêu chí môi trường tại xã Thiện Hòa với 41 người tham dự; Phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh lạng Sơn tổ chức 01 lớp tập huấn tại UBND xã Thiện hòa với 77 người tham dự; 01 lớp tập huấn tại UBND huyện với 134 người; ngày 21-22/11/2022 tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh Lạng Sơn với 50 người tham dự. Mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thuộc chỉ tiêu số 12.1 tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng cho cả nam và nữ trong tiêu chí số 12 về Lao động), với số lƣợng là 3 lớp tổng số 105 học viên tại xã Thiện Hòa.
Công tác phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện Đề án đƣợc thực hiện rõ ràng:
Đối với cấp huyện: Triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, cụ thể hóa, ban hành các văn bản để triển khai thực hiện trên địa bàn huyện. UBND huyện Bình Gia ban hành các Quyết định thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo cấp huyện, ban hành các Quyết định thành Tổ thẩm định quy hoạch chung, Hội đồng thẩm định Đề án NTM cấp huyện, cấp xã; Ban hành Quyết định thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Bình Gia; Văn phòng Điều phối xây dựng NTM ban hành Quy chế làm việc;
Ban hành Quyết định về việc phân công, công chức làm công tác kiêm nhiệm tại Văn phòng Điều phối xây dựng NTM. Bố trí 01 cán bộ của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ chuyên trách giúp BCĐ huyện. Công an huyện thực hiện đầy đủ theo chức năng và nhiệm vụ, tăng cường công tác tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của huyện. Mặt trận Tổ chức và các đoàn thể chính trị - xã hội, căn cứ Chương trình MTQG xây dựng NTM để lựa chọn những nội dung phù hợp, xây dựng chương trình hành động, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia đóng góp công sức, vật chất vào xây dựng công cộng, tham gia giám sát tiến độ thực hiện các chương
trình, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Đối với cấp xã: Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng NTM: Tất cả các xã thành lập Ban Phát triển thôn. Thành lập các Ban Giám sát cộng đồng xã, thôn, các Tổ chuyên môn khảo sát đánh giá thực trạng các tiêu chí để làm cơ sở lập quy hoạch chung, lập Đề án xây dựng NTM. Tất cả các xã đều có 01 công chức làm nhiệm vụ chuyên trách về xây dựng NTM. Tuyên truyền sâu rộng nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các văn bản của huyện về xây dựng NTM.
Tuyên truyền về mục tiêu, nội dung phương pháp triển khai thực hiện xây dựng NTM thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa để người dân hiểu rõ, đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện. UBND huyện thường xuyên tổ chức các buổi làm việc trực tiếp tại xã để kịp thời nắm bắt hiện trạng triển khai thực hiện, những khó khăn, vướng mắc để có kế hoạch xử lý kịp thời. Đảm bảo hết năm hoàn thành mục tiêu đề ra.
Nhiệm vụ của người dân khi thực hiện đề án xây dựng NTM: Tham gia đóng góp bằng cơ sở vật chất, ngày công…. Để cải tạo, nâng cấp hệ thống đường ngõ xóm, cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, tham gia đóng góp xây dựng trường học; xây dựng, cải tạo nhà văn hóa thôn; tiếp nhận và ứng dụng cây, con giống mới; xây dựng, cải tạo thiết bị nước sinh hoạt, chỉnh trang nhà ở, xây dựng công trình vệ sinh. Tiếp nhận và thực hiện đúng những nội dung tuyên truyền thực thi xây dựng NTM của Ban Chỉ đạo NTM cấp xã. Chủ động xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện lối sống văn minh, lịch sự, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tham gia xây dựng làng xóm văn hóa mới, giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh sạch, đẹp. Phát huy quyền dân chủ, tham gia giám sát việc thực hiện các công trình đầu tƣ xây dựng trên địa bàn huyện.
Thứ tư, Đảng bộ huyện Bình Gia lãnh đạo đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM
Sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng đảm bảo công khai, minh bạch; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng NTM.
Lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình. Chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, vận động nhân dân đóng góp về sức người, vật liệu, hiến đất và tài sản trên đất ... để góp phần cùng với ngân sách nhà nước tạo nguồn lực thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình; Ngoài nguồn vốn được hỗ trợ trực tiếp cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hàng năm UBND huyện thực hiện lồng ghép các nguồn vốn khác (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; nguồn vốn theo Nghị Quyết 03 của HĐND tỉnh,...) để thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như: Trường học, đường giao thông, các công trình nước sạch, trạm y tế, nhà văn hóa xã, hệ thống điện, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế.
Đảng bộ huyện Bình Gia chỉ đạo thực hiện lồng ghép các nguồn lực, các chương trình đang triển khai trên địa bàn các xã, chú ý tập trung cho các xã điểm để thực hiện Chương trình. Huy động các nguồn lực đóng góp thực hiện chương trình từ các Doanh nghiệp và trong cộng đồng dân cƣ đƣợc trên 27.526 triệu đồng, trong đó chủ yếu là huy động nhân dân đóng góp để xây dựng Nhà văn hóa, kiên cố hóa mương, đường giao thông nông thôn... Nhân dân đóng góp 357.734 m2 đất.
Đối với việc huy động nguồn lực từ người dân: Do đặc điểm về điều kiện kinh tế của người dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung Chương trình cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông, các công trình thuỷ lợi huyện được áp dụng theo cách nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện kiên cố hệ thống các mương lớn, các tuyến đường trục xã, liên xã, người dân hiến đất;
đối với hạng mục đường làng, ngõ xóm, các mương thủy lợi nhỏ: nhà nước hỗ trợ xi măng, người dân đóng góp tiền mua vật liệu và ngày công để thực hiện.
Người dân chủ yếu là đóng góp ngày công, hiến đất và vật liệu tại chỗ, nguồn tiền được đóng góp trực tiếp được người dân sử dụng để mua vật liệu, các dụng cụ, trang thiết bị chung của thôn. Kết quả trong giai đoạn 2016-2020, tổng số tiền huy động đƣợc từ cộng đồng dân cƣ là 32.355,84 triệu đồng (chủ yếu là hiến