Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022
2.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Thái Bình
2.3.2. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành thương mại - dịch vụ
Thương mại - dịch vụ dần được khẳng định là ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng bộ Thành phố Thái Bình là tập trung phát triển thương mại - dịch vụ, lấy thương mại - dịch vụ làm động lực thúc đẩy tăng trưởng, tạo sự khởi sắc và xứng danh với tên gọi là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh. Để bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXVII, XXVIII đề ra về thương mại, dịch vụ, từ năm 2016, Đảng bộ Thành phố Thái Bình đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thương mại, dịch vụ của Thành phố trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ tỉnh
Thái Bình đến năm 2020 theo hướng đa dạng hóa thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đa dạng các loại hình thương mại, dịch vụ.
Cụ thể hoá chủ trương của Đảng bộ thành phố Thái Bình, ngày 26/10/2016, UBND Thành phố Thái Bình ban hành Quyết định số 12238/QĐ- UBND về phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại dịch vụ thành phố Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2025”. Đề án đã xác định mục tiêu tổng quát của thương mại - dịch vụ là: “phát triển thương mại dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, nâng cao giá trị gia tăng của ngành thương mại dịch vụ vào tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng tăng tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ.
Xây dựng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thành phố, gắn phát triển thương mại dịch vụ với phát triển công nghiệp và nông nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ đồng bộ, hài hoà giữa các khu vực trên địa bàn phành phố, trên cơ sở quy hoạch chung của thành phố, có tính tới các huyện trong tỉnh và địa phương khác trong khu vực”. Bên cạnh đó, UBND thành phố Thái Bình chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại gắn với quy hoạch, kêu gọi những dự án có hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan. Tiến hành quy hoạch, khuyến khích việc phát triển những khu phố bán hàng, các chuỗi cửa hàng nhỏ mang tính chất chuyên doanh, chuyên ngành, dần tiến tới hình thành các khu mua sắm tập trung, đạt chuẩn... nhằm rút ngắn thời gian lưu thông, bảo đảm cung ứng hàng hóa với số lượng và chất lượng tốt nhất.
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng bình quân 8,91%/năm, năm 2022 đạt 9.536 tỷ đồng, gấp 1,65 lần năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 10,49 %/năm (năm 2022 tăng 21,29%). Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khá, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 1.025 triệu USD, gấp 1,04 lần năm 2015 (xuất khẩu năm 2022 đạt 1.396 triệu USD, tăng 12%); kim ngạch nhập khẩu đạt 670 triệu USD, gấp 1,18 lần năm 2015[74, tr2].
Số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ là nhân tố,
động lực quan trọng để kinh tế Thành phố tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2016 đến năm 2022.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Thái Bình năm 2016 và 2020
Năm 2020, ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 27% trong tổng giá trị sản xuất của thành phố Thái Bình. Tỷ trọng này phù hợp với chủ trương đưa ngành thương mại và dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố Thái Bình. Năm 2022, tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ của thành phố giảm xuống dưới 20% trong tổng giá trị sản xuất của kinh tế do tác động của bối cảnh chung của thế giới và trong nước.
Về xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu Thành phố Thái Bình giai đoạn 2016-2022 đạt tốc độ tăng trưởng đạt 0.83% /năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 1.396 triệu USD; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 5.000USD/người/năm và cao hơn mức bình quân chung của cả nước (giá trị xuất khẩu bình quân đầu người cả nước năm 2022 đạt trên 3.000USD/người/năm).
Về cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng có vị trí quan trọng trong kết quả xuất khẩu; khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh đã có cố gắng nhất định trong việc tổ chức khai thác nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng quan hệ buôn bán với các đối tác nước ngoài và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận góp phần vào sự tăng trưởng chung của tổng kim ngạch xuất khẩu; tuy nhiên khu vực nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động xuất khẩu.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Chủ yếu là nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng cao và khá ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố là: dệt may, sợi, dây dẫn điện ô tô, … trong đó dệt may và sợi là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao.
Giá trị nhập khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,44%; tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 670 triệu USD, gấp 1,18 lần năm 2015; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất như máy móc, trang thiết bị và hàng tiêu dùng …[72,tr.8]
Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu của thành phố Thái Bình (2016 - 2022)
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 2022 1 - Kim ngạch
xuất khẩu
Triệu
USD 979,7 1021,9 1150,5 1234,1 1025 1369,1 Tốc độ tăng % 0,37 4,30 12,60 7,26 16,90 12,1 2 - Giá trị nhập
khẩu
Triệu
USD 526,4 574,7 677,4 802,8 670 799 Tốc độ tăng % 6,96 9,18 17,87 18,51 16,54 10,02
(Nguồn: [72,tr.8],Phòng Kinh tế, UBND Thành phố ) Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2016 - 2022 tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ đã chậm lại, mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2011 - 2015 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, chiến tranh thương mại giữa các cường quốc trên thế giới, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cuối năm 2019 và năm 2022 (kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Thành phố thấp hơn so với các thành phố khác trong khu vực như Hải Dương, Hưng Yên,...).
Mức tăng trưởng nhanh về xuất khẩu vẫn chủ yếu là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã tạo đà cho hoạt động xuất khẩu trên địa bàn thành phố có sức phát triển mới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, tạo công ăn việc làm cho lao động. Các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp chủ yếu là hàng gia công, sử dụng lao động phổ thông, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu thấp; cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu khá đơn điệu, hạn chế khả năng tìm kiếm mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm mới.
Chợ truyền thống
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 2275/QĐ-UBND ngày 25/8/2017, trên điạ bàn Thành phố có tổng cộng 20 chợ. Đến năm 2022, đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng 17 chợ: 01 chợ loại I, 03 chợ loại II và 13 chợ loại III; còn 02 chợ chưa được đầu tư xây dựng: chợ xã Phú Xuân,chợ xã Tân Bình; chợ xã Vũ Đông chưa được kiên cố hóa. Mạng lưới chợ vẫn đang là loại hình phát triển khá phổ biến và có vị trí quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa cho người dân địa phương.
Đến năm 2022, mật độ chợ trung bình tính theo đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn đạt 0,73 chợ/phường, xã; dân số phục vụ trung bình là gần15.000 dân/01 chợ.
Hệ thống chợ trong giai đoạn 2016 - 2022 tiếp tục được quan tâm đầu tư;
đã hoàn thành di chuyển 02 chợ theo quy hoạch được phê duyệt (chợ Vĩnh Trà, chợ Kỳ Bá), với tống số vốn đầu tư 105 tỷ đồng. Hình thức đầu tư và phát triển chợ đã được đa dạng hóa, trong tổng 17 chợ đã đầu tư xây dựng, có 06 chợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, còn lại 11 chợ do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và khai thác quản lý (05 chợ đầu tư theo hình thức BOT, 06 chợ đầu tư xây dựng bằng hình thức cho thuê đất).Trên địa bàn thành phốcòn một số chợ xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp, cần phải nâng cấp, cải tạo để đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân.
Hiện tổng số hộ kinh doanh cố định thường xuyên tại các chợ trên địa bàn khoảng 2.500 hộ, trung bình là 140 hộ/chợ. Tổng diện tích chợ 69.600m2,đạt trung bình trên 4.000m2/chợ; diện tích các chợ chủ yếu là từ 2.000m2 - 8.000m2, có 01 chợ diện tích trên 10.000m2 (chợ Bo), và 02 chợ diện tích dưới 2.000m2.
Hệ thống Siêu thị, Trung tâm thương mại, các loại hình thương mại hiện đại khác
Hệ thống 10 siêu thị: Siêu thị VinMart; Siêu thị Viettel; Siêu thị Điện máy xanh; Siêu thị điện máy HC; Siêu thị Ánh Chinh; Siêu thị Minh Hoa; Siêu thị Victory; Siêu thị May 10; Siêu thị Sách thiết bị trường học; Siêu thị điện máy Trần Anh.
Hệ thống Trung tâm thương mại: Trung tâm thương mại Vincom Plaza;
Trung tâm thương mại Thiên Trường Plazza; Trung tâm thương mại Go! Thái Bình (đang triển khai đầu tư xây dựng).
Đến năm 2022, thành phố Thái Bình có Trung tâm thương mại Vincom Plaza đạt được các tiêu chí theo quy định. Trung tâm thương mại Go đang đầu tư xây dựng đi vào hoạt động trong năm 2021, với tổng diện tích mặt sàn hơn 20.000m2, được thiết kế gồm 2 tầng nổi, 1 tầng lửng, bao gồm khu mua sắm, hệ thống siêu thị tiêu dùng, siêu thị điện máy hiện đại, thế giới ẩm thực và khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim,... Đây là Trung tâm thương mại có quy mô lớn của khu vực, làm động lực thúc đẩy phát triển của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại của thành phố Thái Bình cũng như của tỉnh trong thời gian tới. [73]
Các siêu thị có lượng hàng hóa khá đa dạng, phong phú, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ; hàng hóa được bán theo giá niêm yết, trang thiết bị và trình độ quản lý tốt, thuận tiện cho khách tới tham quan, mua sắm. Tuy nhiên, các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn chủ yếu là quy mô nhỏ, kinh doanh các mặt hàng tổng hợp hoặc chuyên doanh, chưa có nhiều sản phẩm cao cấp do sức mua còn hạn chế.
Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố Thái Bình có hệ thống, các chuỗi các cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng tại các
khu vực đô thị, khu vực đông dân cư, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc mua sắm, trao đổi hàng hóa.
Về thu hút đầu tư vào phát triển thương mại dịch vụ
Giai đoạn 2016-2022; trên địa bàn Thành phố Thái Bình đã có thêm 78 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đạt 9.517,2 tỷ đồng; trong đó, lĩnh vực thương mại dịch vụ có 51 dự án (bằng 65% tổng số dự án), số vốn đăng ký đạt 7.705 tỷ đồng (chiếm 81% tổng số vốn đầu tư); bước đầu đã thu hút được một số dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ có quy mô lớn, sử dụng công nghệ, phương thức kinh doanh hiện đại, với sự tham gia của nhà đầu tư có tiềm lực: Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Thái Bình Go!, với số vốn đăng ký trên 550 tỷ đồng;… Bênh cạnh một số dự án thương mại dịch vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội Thành phố phát triển: Dự án trung tâm thương mại Vincom Plaza, dự án trung tâm thương mại tài chính số 61 phố Lê Lợi, ...[73]
Bảng 2.4: Thu hút đầu tư thương mại - dịch vụ Thành phố Thái Bình (2016 - 2020)
2016 2017 2018 2019 2020 2022 Tổng cộng
Tổng số dự án 23 15 15 16 5 4 78
Tổng vốn đầu tƣ
(tỷ đồng) 758 763,9 1902,6 5040,7 782 670,4 9917,6 Trong đó: TM-DV
Số lƣợng dự án 14 11 10 12 4 3 54
Vốn đầu tƣ
(tỷ đồng) 564,1 435,4 1006,9 4922,1 646,8 534 8109,3 (Nguồn:[72,tr.9] Phòng Kinh tế, UBND Thành phố) Các dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn Thành phố có xu hướng tăng thêm cả về số lượng và vốn đăng ký (năm 2020 và 2022 do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, việc thu hút đầu tư có giảm mạnh so với các năm trước).
Phát triển các loại hình dịch vụ
Trên lĩnh vực Y tế: Ngành Y tế thành phố giai đoạn 2016 - 2022 có bước phát triển mạnh cả về quy mô, nhân lực, trang thiết bị. Chất lượng các dịch vụ y tế ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn thành phố tập trung hầu hết các bệnh viện cấp tỉnh như: Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện nhi, bệnh viện lao phổi, bệnh viện mắt, bệnh viện phụ sản ..., hệ thống y tế của Thành phố tiếp tục được đầu tư quan tâm, hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, 19/19 phường, xã trên địa bàn đều có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh với nhiều hình thức thu hút đầu tư, nhiều dự án lớn cả về quy mô và chất lượng.
Ngoài khu quy hoạch đã phê duyệt, trên địa bàn Thành phố Thái Bình trong giai đoạn 2016 - 2022 đã thu hút thêm được dự án đầu tư xây dựng Khu khám và điều trị chất lượng cao với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, quy mô 600 giường bệnh; hiện dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Trên lĩnh vực giáo dục: Hệ thống giáo dục trên địa bàn Thành phố phát triển mạnh ở tất cả các cấp học.Cùng với công tác xã hội hóa giáo dục phổ thông trung học, Thành phố đã khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng các trường mầm non tư thục: Trường mần non Hoa Phượng, Hồng Nhung, Thảo Hiền, Hoa Thủy Tiên, ...Các dự án này đều đang hoạt động có hiệu quả và tạo được uy tín. Trong giai đoạn 2016 - 2022, đã thu hút được thêm 02 dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non.
Trên lĩnh vực tài chính - ngân hàng: phát triển đa dạng với tốc độ cao, hầu hết các ngân hàng thương mại lớn đều có chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn. Hệ thống tín dụng nhân dân phát triển tương đối nhanh. Hoạt động dịch vụ của ngân hàng và tổ chức tín dụng đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ, với nhiều tiện ích cho khách hàng, tạo lòng tin của nhân dân. Đến năm 2022, đã có 26/32 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đặt chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn, với tổng số 50 trên chi nhánh và phòng giao dịch. Trong đó, giai đoạn 2016 -2022, có thêm 8 ngân hàng mở chi nhánh. Với sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống các ngân hàng thương mại trong giai đoạn vừa qua, đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn[73].
Trên lĩnh vực Dịch vụ du lịch: Giai đoạn 2016 - 2022, dịch vụ du lịch trên địa bàn có bước phát triển khá tích cực; số lượng khách du lịch và doanh thu hàng năm tăng so với cùng kỳ năm trước. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng,dần đáp ứng nhu cầu của nhân dân thành phố và khu vực lân cận. Sản phẩm, chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện. Hệ thống khách sạn phát triển mạnh, có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao; trong năm 2021, dự kiến có thêm 03 khách sạn tiêu chuẩn 3 sao đưa vào khai thác sử dụng với quy mô 250 phòng: Khách sạn White Place 2 tại khu VP2 Trần Hưng Đạo, khách sạn thông minh tại 7 phố Quang Trung, Khách sạn tại số 36 phố Quang Trung. Trong giai đoạn 2016 - 2022, đã hoàn thành đầu tư đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến phát triển của ngành dịch vụ du lịch như: Quảng trường Thái Bình, Tượng đài Bác Hồ với nông dân, Công viên 30-6; một số công trình đang trong quá trình đầu tư xây dựng: Hồ Ty Diệu, Công viên Kỳ Bá, Đền thờ mẹ Việt Nam anh hùng… sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành du lịch, tạo điểm nhấn quan trọng cho du lịch trong thời gian tới.
Trên lĩnh vực Dịch vụ vận tải: Việc đi lại của nhân dân và hành khách đến làm việc, học tập, thăm quan, du lịch trên địa bàn tương đối thuận tiện với sự phát triển nhanh của các tuyến vận chuyển hành khách liên tỉnh và nội tỉnh.
Một số tuyến vận chuyển kết nối với các trung tâm lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… có tần suất hoạt động cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Mạng lưới vận chuyển bằng xe buýt phát triển mạnh, tạo liên kết giữa thành phố với các huyện. Hiện nay, trên địa bàn có 02 bến xe: Bến xe trung tâm và bến xe Hoàng Hà, đảm bảo khai thác các tuyến vận tải hành khách cố định, tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của nhân dân. Các phương tiện vận tải được doanh nghiệp quan tâm đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Số doanh nghiệp kinh doanh vận tải ngày càng tăng, trong