Bối cảnh lịch sử mới

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 49 - 52)

Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022

2.1. Những nhân tố mới tác động đến công tác đẩy mạnh lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Thái Bình

2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới

Từ năm 2011 đến năm 2015, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp. Những vấn đề an ninh toàn cầu cùng với những thách thức ngày càng quyết liệt hơn về an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng... Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực; diễn biến phức tạp trên Biển Đông,... Cuối năm 2019, Covid-19 đã gây tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tê liệt tất cả các khâu của quá trình sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Việc làm giảm, thu nhập của người lao động cũng giảm mạnh, dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, kích hoạt làn sóng vỡ nợ trên phạm vi toàn cầu do nợ vay tiêu dùng quá hạn thanh toán tăng vọt tại một số nước khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nga phát động cuộc chiến quân sự tại Ukraine vào ngày 24/02/2022, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng, trong đó nguy có cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu bởi Nga là một trong những nhà xuất khẩu lớn về khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và than đá. Những biến đổi đó đã tác động đến Việt Nam. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam cũng càng khẳng định vị trí của một nước nông nghiệp - ngành kinh tế mang lại sự phát triển bền vững. Việt Nam cũng là quốc gia nhận được nhiều dự án hợp tác đầu tư nước ngoài trên thế giới nhất là từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển.

Trong bối cảnh đó, tình hình chính trị - xã hội của tỉnh Thái Bình tương đối ổn định. Những thành quả và kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội của 30 năm đổi mới được phát huy. Nhiều dự án lớn được hoàn thành như Dự án Tuyến đường TP Thái Bình đi cầu Nghìn, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam TP. Thái Bình, đoạn từ cầu ngang S1 đến đường Chu Văn An kéo dài... Tỉnh Thái Bình đã huy động được nguồn vốn xã hội, tiết kiệm nguồn vốn Chính phủ và địa phương, tạo nguồn thu ngân sách và thu hút vốn từ các hoạt động dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia và địa phương. Khi đi vào hoạt động, các tuyến đường sẽ kết nối với các tuyến hiện có trong khu vực như (QL.10, QL.39, ĐT.396B, ĐT.455…), từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tỉnh Thái Bình theo hướng hiện đại, tạo ra một tuyến động lực đủ mạnh phục vụ đắc lực lưu thông hoàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ không chỉ của thành phố Thái Bình mà còn của cả tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế của tỉnh vốn có điểm xuất phát thấp nên vẫn còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng tỉ trọng khu vực nông nghiệp còn cao, bình quân thu nhập đầu người thấp hơn bình quân cả nước. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội vừa thiếu vừa chưa đồng bộ và hiện đại. Nguồn thu ngân sách hạn hẹp, hỗ trợ chi thường xuyên từ ngân sách Trung ương còn lớn. Vấn đề việc làm và những vấn đề xã hội bức xúc cần được tiếp tục quan tâm giải quyết.

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ thành phố Thái Bình đã lãnh đạo phát triển kinh tế đạt được nhiều thành tựu lớn. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu chuyến dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; giá trị sản xuất năm 2015 đạt 22.425,1 tỷ đồng, gấp 1,69 lần năm 2010, tốc độ tăng trưởng 11,04%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 12,35%/năm, gấp 1,79 lần so với năm 2010, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp tăng 11,03%/năm, sản xuất ngành xây dựng tăng 19,19%/năm; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 9,33%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,7%/năm;

nông nghiệp, thủy sản giá trị sản xuất tăng 1,74%/năm, có 3/7 xã đạt chuẩn

Quốc gia về nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 12 - 16 tiêu chí; công tác tài chính ngân sách đạt kết quả tốt. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị được tập trung chỉ đạo đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác quản lý tài nguyên - môi trường đi vào nề nếp, công tác giải phóng mặt bằng, phát triến quỹ đất được tăng cường, tạo nguồn lực đe xây dựng, phát triển Thành phố.

Năm 2013, Thành phố Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình[47, tr.2]. Hạ tầng kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Bình được đầu tư nâng cấp, từng bước hoàn thiện; môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng...

Bên cạnh thuận lợi, kinh tế Thành phố Thái Bình vẫn tồn tại một số hạn chế: quy mô các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, hình thức kinh doanh vẫn tập trung vào một số loại hình kinh doanh truyền thống. Nguồn nhân lực của Thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thiếu nguồn nhân lực đã qua đào tạo, nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác quản lý... Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thành phố; tốc độ tăng trưởng thấp hơn mục tiêu Đại hội. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa bền vững. Nông nghiệp quy mô còn nhỏ. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, quản lý tài nguyên - môi trường có mặt còn hạn chế.

Bối cảnh trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của thành phố Thái Bình khi các nguồn vốn đầu tư vào có cơ hội tăng lên, những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại. Thành phố có điều kiện xuất nhập khẩu hàng hoá với bên ngoài. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của thành phố Thái Bình. Tình hình thế giới, trong nước và trong tỉnh Thái Bình tạo ra cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Thái Bình nói chung và thành phố Thái Bình nói riêng phải có đường lối đúng đắn sáng tạo, phấn đấu hơn nữa vượt qua thách thức, năm bắt cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)