Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp - xây dựng

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 63 - 66)

Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022

2.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Thái Bình

2.3.1. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp - xây dựng

Từ năm 2015 đến năm 2022, Thành ủy Thái Bình đã chỉ đạo UBND Thành phố và các bộ phận chức năng tập trung đẩy mạnh hoạt động phát triển ngành công nghiệp - xây dựng để đạt mục tiêu đề ra. UBND thành phố Thái Bình đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động để cụ thể hoá chủ trương của Đảng bộ thành phố Thái Bình, đặc biệt trên lĩnh vực thu hút đầu tư, tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn. Tiêu biểu là Kế hoạch hành động số 124/KHHĐ-UBND ngày 30/9/2016 của UBND thành phố thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 củaa Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Nghị quyết số 01- NQ/TU, ngày 05/5/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2022 (giá so sánh năm 2010) đạt 38.247 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2022 tăng 13,78%/năm; có 381 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang hoạt động ổn định, tăng 20,19% so với năm 2015.

Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp tỷ trọng lớn và tổng giá sản xuất của Thành phố; đến năm 2022 chiếm 78,7% trong tổng cơ cấu kinh tế của Thành phố.

Bảng 2.1: So sánh giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của Thành phố Thái Bình và của tỉnh Thái Bình (2016 - 2022)

(Đơn vị: Tỷ đồng) 2016 2017 2018 2019 2020 2022 Thành phố 17.587 20.710 23.893 28.331 29.031 38.247

Tỉnh 56.103 68.077 81.436 98.541 93.284 95.614 (Nguồn: [72,tr.6] Phòng Kinh tế, UBND Thành phố) Bảng 2.1. đã thể hiện rõ sự phát triển giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng của thành phố Thái Bình từ 17.587 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 38.247 tỷ đồng năm 2022 (tăng 217,4%). Trong đó, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2022 của Thành phố Thái Bình chiếm tỷ trọng 40% giá trị công nghiệp xây dựng toàn tỉnh Thái Bình. Giá trị này đã khẳng định vai trò và vị trí của trung tâm kinh tế - hành chính tỉnh Thái Bình.

Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp

Trên địa bàn Thành phố Thái Bình có 03 Khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích đất quy hoạch là 393 ha, thu hút được 100 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 14.065 tỷ đồng. Trong đó có 37 dự án FDI, với số vốn đăng ký là 7.761 tỷ đồng; đến nay đã có tổng cộng 87 dự án đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động.

Bảng 2.2. Các KCN trên địa bàn Thành phố Thái Bình

Stt KCN

Diện tích (ha)

Số Dự án Vốn đăng ký (Tỷ đồng)

Tổng FDI DDI DA hoạt

động Tổng FDI DDI Các KCN 393 100 37 63 87 14.065 7.761 6.304 1 Phúc Khánh 159 57 33 24 46 6.556 4.944 1.611

2

Nguyễn Đức

Cảnh 75 36 3 33

34 4.345 1.260 3.084

3 Sông Trà 159 7 1 6

7 3.165 1.557 1.608

(Nguồn: Phòng Kinh tế, UBND Thành phố)

Ngành nghề sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của Thành phố là sản xuất sợi, dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản xuất thức ăn chăn nuôi, gia công cơ khí, đèn LED trang trí, dây dẫn điện ô tô, lắp ráp máy tính, công nghiệp hỗ trợ ít gây ô nhiễm môi trường.

Đến năm 2022, 03 KCN Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh và Sông Trà đã cơ bản đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật; khu công nghiệp Phúc Khánh đang tiến hành thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phần diện tích mở rộng theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; cả 03 khu công nghiệp trên địa bàn đã có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung theo quy định.

Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các Cụm công nghiệp

Trên địa bàn Thành phố có 02 Cụm công nghiệp Phong Phú và Trần Lãm tập trung với tổng diện tích đất quy hoạch là 87,1ha; đã thu hút được 107 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 1.162 tỷ đồng, giải quyết được việc làm cho trên 3.000 người lao động.

Bảng 2.3: Các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố

Stt CCN

Diện tích (ha)

Số lƣợng Dự án Vốn đăng ký (Tỷ đồng) Tổng FDI DDI DA hoạt

động Tổng

FDI DDI I Các cụm công nghiệp 87 107 0 107 93 1,162 - 1,162 1 CCN Trần Lãm

9.3 23 0 23 19

145 - 145

2 CCN Phong Phú 77.7 84 0 84 74 1,017 - 1,017

(Nguồn: [72,tr.7] Phòng Kinh tế, UBND Thành phố) Đến năm 2022, cả 02 cụm công nghiệp cơ bản đã được lấp đầy: cụm Phong Phú đạt 98,4%, Cụm Trần Lãm đạt tỷ lệ lấp đầy là 100%. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp trong 02 cụm công nghiệp của Thành phố là sản xuất đồ gỗ xây dựng và nội thất, thủ công mỹ nghệ, gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy và bao bì. Hạ tầng kỹ thuật tại 02 cụm công nghiệp cơ bản đã được đầu tư xây dựng, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Cụm công nghiệp Trần Lãm: đến năm 2022 đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng giai đoạn 1 và giai đoạn 2, với tổng mức đầu tư 7,8 tỷ đồng (giải phóng mặt bằng, di chuyển đường điện 10KV, làm đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước mặt, nước thải công nghiệp và điện chiếu sáng);

giai đoạn 3 đầu tư một số hạng mục còn lại đang được triển khai đầu tư xây dựng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm trong 2021.

Cụm công nghiệp Phong Phú: đến năm 2022, các tuyến đường Quách Đình Bảo, Trần Thủ Độ, Bùi Quang Dũng được đầu tư xây dựng gắn với hạ tầng đô thị;từ năm 2015 đến nay, đã đầu tư xây dựng thêm một số tuyến đường như: đường vào Nhà máy rác công nghệ cao, đường quy hoạch số 02 với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, xây dựng giai đoạn 1 gồm hệ thống ống thu gom, ống đẩy nước thải và một trạm thu gom nước thải với tổng mức đầu tư 8,4 tỷ đồng.

Trên địa bàn Thành phố có 10 làng nghề được UBND tỉnh công nhận;

tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động, góp phần tăng thu ngân sách địa phương; hiện có 04 làng nghề hoạt động tương đối ổn định: nghề mộc, nghề đan làn nhựa tại xã Vũ Chính, nghề mây tre đan tại phường Trần Lãm, chế biến lương thực tại xã Đông Thọ.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)