Đảng bộ thành phố Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2015

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 37 - 49)

Chương 1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM

1.2.2. Đảng bộ thành phố Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2015

1.2.2.1. Chỉ đạo phát triển công nghiệp - xây dựng

Xác định công nghiệp - xây dựng là thế mạnh của địa phương, Đảng bộ và chính quyền thành phố Thái Bình luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao. Trên tinh thần chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ thành phố Thái Bình đã lãnh đạo xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2015.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Thái Bình, thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp, UBND, HĐND và các ban ngành đã nghiêm túc thực hiện, khơi dậy các nguồn lực, phát huy sự năng động của các thành phần kinh tế. Thành phố đã xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách về tái cơ cấu sản xuất công nghiệp; chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Năng lực sản xuất công nghiệp được tăng cường, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu sản xuất, mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ và kĩ thuật cho các ngành công nghiệp truyền thống; tập trung phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Công nghiệp - xây dựng là ngành có vai trò quan trọng nhất trong phát triển kinh tế của thành phố với tỉ trọng giá trị sản xuất tăng theo các năm.

Trong số các biện pháp thu hút đầu tư phát triển công nghiệp – xây dựng, đội ngũ công nhân lao động cũng được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt chú trọng. Trong Báo cáo số 105 BC/TU ngày 10 tháng 5 năm 2013, Ban Thường vụ Thành ủy đã nhận thấy: “một bộ phận công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; chậm thích nghi với cơ chế thị trường... đời sống còn khó khăn do thu nhập thấp...”. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, cần phải có những biện pháp cụ thể như:

Tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp; chú ý quy hoạch xây dựng nhà ở, nhà trẻ , mẫu giáo cho con em công nhân; tạo môi trường thông thoáng thu hút nhiều nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ công nhân lao động.

Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chú trọng việc hướng nghiệp dạy nghề, đào tạo công nhân lao động có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là những ngành công nghiệp mới; khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo nghề, công nhân tự học nghề để nâng cao trình độ”.

Với chủ trương đúng đắn, phù hợp nên đến năm 2015 trên địa bàn thành phố đã thu hút 35 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động với sản phẩm chủ yếu là lắp ráp linh kiện điện tử, gia công, giày dép, may mặc...

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Thái Bình, công nghiệp - xây dựng của thành phố Thái Bình từ năm 2010 đến năm 2015 có bước phát triển tích cực và đạt nhiều thành tựu. Sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, từng bước thích ứng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, đồng thời hướng tới thị trường xuất khẩu: giày da, cơ khí, may mặc....

Bảng 1.1: Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GRDP của thành phố và tỉnh Thái Bình (2010 - 2015) (đơn vị %)

Năm 2010 2012 2015

Các ngành khác

TP. Thái Bình 32,9 30,6 29,7

Toàn tỉnh 54,5 51,8 47,3

Công nghiệp – xây dựng

TP. Thái Bình 67,1 69,4 70,3

Toàn tỉnh 45,5 48,2 52,7

[Nguồn: 3,55]

Thành phố Thái Bình hầu như không có nguồn tài nguyên khoáng sản, là một thành phố còn trẻ, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có như thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động tăng nhanh, vốn đầu tư nhiều... nên cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố ngày càng đa dạng với 4 nhóm ngành sản xuất chính: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp sản xuất và phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải.

Bảng 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Bình (2010 - 2015) (Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2010 2012 2015

Tổng 9871,9 12792 15129,7

Khai khoáng 19,2 23,4 26,8

Chế biến, chế tạo 9726,9 12602,4 14897,8 Sản xuất và phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước

0,19 0,25 0,3

Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải

125,6 165,9 204,8

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Bình) Theo bảng 1.2, từ năm 2010 đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành công nghiệp của thành phố Thái Bình không ngừng tăng lên từ 9871,9 tỷ đồng năm 2010 lên 15129,7 tỷ đồng năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao là 153,3%.

Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, năm 2015 chiếm tỷ trọng 98,5% giá trị toàn ngành công nghiệp. Một số ngành công

nghiệp chủ yếu của thành phố Thái Bình có nhiều tiềm năng phát triển như nguồn vốn do thu hút đầu tư, nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, nguồn lao động đông. Công nghiệp dệt may với sản phẩm chính: sợi, khăn, quần áo, giày dép...một phần cung cấp cho nhu cầu thì trường nội địa, chủ yếu cung cấp cho xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Công nghiệp sản xuất bia phát triển nhưng chưa ổn định do phụ thuộc vào thị trường và nguồn nguyên liệu nhập.

Trên địa bàn thành phố có hai cơ sở sản xuất bia lớn: Bia ong Hà Nội - Thái Bình, bia Đại Việt. Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc tăng trưởng mạnh đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của nông dân trong tỉnh, một phần xuất ra tỉnh ngoài góp phần thúc đẩy chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp quy mô lớn, chăn nuôi tiến nhanh tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa để dần trở thành ngành sản xuất chính. Công nghiệp vật liệu xây dựng cũng được các cấp chú ý phát triển để đáp ứng nhu cầu xây dựng tại địa phương. Trên địa bàn thành phố có nhà máy sản xuất xi măng Thái Bình chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng trắng. Thành phố chủ trương hạn chế sản xuất gạch nung, gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh công nghệ phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế, tiêu biểu là Xí nghiệp gạch số Công ty CPVLXD Tiền Phong, Xí nghiệp gạch Nghĩa Chính - Công ty CPVLXD Thái Bình.

Việc xây dựng và phát triển các KCN tập trung là khâu đột phá nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của thành phố Thái Bình, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa. Đến 2015, thành phố có 4 KCN lớn bao gồm: KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Gia Lễ, KCN Sông Trà. Các KCN cùng với các xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn đã đã tạo việc làm cho hơn 80.000 lao động trên địa bàn thành phố và các huyện lân cận [14,tr.44].

Bên cạnh việc phát triển các KCN, thành phố Thái Bình còn quan tâm tới việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Thành phố có 10 điểm công nghiệp gắn với làng nghề đã được cấp bằng công nhận, trong đó một số làng nghề phát triển mạnh như làng nghề chế biến gỗ Đông Hải, làng nghề chế biến lương thực Nam Thọ...giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động nông

nhàn, đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách địa phương. Để duy trì và phát triển các làng nghề, Đảng bộ thành phố một mặt tiến hành giúp đỡ quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm; mặt khác có những biện pháp khuyến khích như cho vay vốn với lãi suất thấp, đơn giản thủ tục hành chính trong cấp giấy phép kinh doanh với những hộ đăng kí sản xuất đã đạt yêu cầu mà pháp luật đề ra.

Như vậy, đến năm 2015 các ngành công nghiệp ở thành phố Thái Bình khá đa dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng. Trước sự phát triển ngày càng nhanh của ngành công nghiệp - xây dựng, Đảng bộ thành phố Thái Bình cần có nững chủ trương, chỉ đạo kịp thời để đón cơ hội, vượt qua thách thức đưa nhành công nghiệp phát triển xứng tầm nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

1.2.2.2. Chỉ đạo phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

Từ năm 2010 đến năm 2015, Đảng bộ thành phố Thái Bình còn chú trọng chỉ đạo để phát triển ngành thương mại - dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế toàn diện; phù hợp với xu thế phát triển nhanh của kinh tế thành phố trong điều kiện hội nhập quốc tế. Dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Thành ủy, UBND thành phố Thái Bình và các ban ngành đã tập trung nguồn lực, đưa ra các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2010 - 2015, giá trị sản xuất lĩnh vực thương mại, dịch vụ của Thành phố Thái Bình chiếm 27% tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,33%/năm[47,tr.2].

Về xuất nhập khẩu

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn năm 2010 đạt 316 triệu USD (chiếm tỉ trọng 72% toàn tỉnh) đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 946 triệu USD, tăng 20,1% (vượt mục tiêu kế hoạch đề ra). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm tỉ trọng cao và khá ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: dệt may, sợi, dây dẫn điện ô tô..., trong đó dệt may và sợi là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng cao [46,tr.1].

Năm 2015, giá trị kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn đạt 617,8 triệu USD; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt xấp xỉ 9%/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất như máy móc, trang thiết bị, hàng tiêu dùng...

Về nội thương: sự phát triển của hoạt động nội thương thể hiện rõ rệt qua sự tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội. Năm 2015, đạt 8513 tỉ đồng, tăng 23.6% so với 2014 (kế hoạch tăng 12,6%) [46,tr.1].

Mạng lưới chợ truyền thống của thành phố Thái Bình được nâng cấp, cải tạo và xây mới, trong đó có 01 chợ hạng 1 (chợ Bo), 02 chợ hạng 2 (chợ Quang Trung và Đề Thám). Đây vẫn là loại hình khá phổ biến và có vị trí quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa cho người dân địa phương.

Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn được các cấp chính quyền quan tâm xây dựng: Siêu thị Victory, Siêu thị điện máy HC, Ánh Chinh..., các trung tâm thương mại: Thiên Trường Plazza, Thái Bình Vàng - HAPRO... Tuy nhiên, quy mô của các siêu thị, trung tâm thương mại chủ yếu là quy mô nhỏ, kinh doanh các mặt hàng tổng hợp, các mặt hàng chưa thực sự phong phú, phong cách phục vụ còn nhiều hạn chế.

Trên địa bàn thành phố Thái Bình có 03 khu dịch vụ thương mại đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch chi tiết: Khu DVTM phía bắc đường Kỳ Đồng, khu DVTM phía nam đường Kỳ Đồng, khu DVTM phường Hoàng Diệu. Ngoài việc thu hút đầu tư vào các khu thương mại dịch vụ, thành phố đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để mọi doanh nghiệp tham gia đầu tư tại các điểm có lợi về thương mại, góp phần khai thác tối đa lợi thế, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ.

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển khá đa dạng với tốc độ cao. Với vị thế là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Thái Bình, vì vậy hầu hết các ngân hàng thương mại lớn đều có các chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn. Hệ thống tín dụng nhân dân cơ sở phát triển tương đối nhanh, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng.

Dịch vụ du lịch có bước phát triển khá tích cực. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thành phố và khu vực lân cận. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn có bước phát triển mạnh, có1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Dịch vụ vận tải: với sự phát triển mạnh mẽ của các tuyến vận chuyển hành khách liên tỉnh và nội tỉnh, việc đi lại của nhân dân địa phương và hành khách tương đối thuận tiện. Trên địa bàn thành phố có 2 bến xe (bến xe trung tâm tỉnh và bến xe Hoàng Hà) đảm bảo cho việc khai thác các tuyến vận tải hành khách cố định. Số doanh nghiệp kinh doanh vận tải ngày càng tăng, trong đó thu hút nhiều doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Hoàng Hà, Tập đoàn Mai Linh, Công ty xe khách Mạnh Hùng...

Bưu chính viễn thông: 100% các phường xã trên địa bàn thành phố đều có điểm bưu chính phục vụ đảm bảo các tiêu chí về bưu chính theo quy định.

Nhìn chung các loại hình dịch vụ về công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh, chất lượng phục vụ tốt, công nghệ hiện đại.

Do có sự phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế, hàng năm thu chi ngân sách của thành phố đều tăng và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Thái Bình đạt 645,8 tỉ đồng (trong đó thu ngân sách thành phố đạt 280,5 tỉ đồng); năm 2015 đạt 1.339,3 tỉ đồng.

Trong nhiệm kì 2010 - 2015, Đảng bộ thành phố Thái Bình tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản, quản lí đô thị, vệ sinh môi trường và đạt được kết quả tốt. Các công trình giáo dục, y tế, nhà văn hóa, các công trình công cộng cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị được nâng lên.

Như vậy, đến năm 2015, lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố Thái Bình tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra nhưng so với tiềm năng của thành phố chưa tương xứng. Do đó, Đảng bộ thành phố Thái Bình cần

tăng cường lãnh đạo phát triển thương mại và dịch vụ trong những nhiệm kỳ tiếp theo.

1.2.2.3. Chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng bộ thành phố Thái Bình đã có những văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển: Quyết định số 437-QĐ/BCĐ ngày 27/4/2009 của Ban chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới Thành phố về việc thành lập tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới của Thành phố: Kế hoạch số 73-KH/BCĐ ngày 07/4/2009 của Ban chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới Thành phố về việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Vũ Phúc: Kế hoạch số 100- KH/BCĐ ngày 06/11/2009 của Ban chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới Thành phố về việc quy xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn Thành phố: Chương trình hành động số 08-Ctr/TƯ ngày 07/6/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh “về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”. Trong Báo cáo kết quả công tác năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của Thành ủy đã chỉ rõ: “phải tập trung chỉ đạo giữ vững diện tích gieo trồng cây màu hè, cây vụ đông; phấn đấu diện tích lúa đạt chất lượng cao chiếm 35%; khai thác hiệu quả 2 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Vũ Phúc và Vũ Chính. Làm tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm... Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt; tập trung triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã...”.[43]

Trong Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020, Thành ủy Thái Bình chủ trương “thực hiện dồn điền đổi thửa nông nghiệp: đến năm 2015 đã có 6/7 xã hoàn thành tổ chức dồn điền đổi thửa. Riêng xã Đông Hòa, đất nông nghiệp tại các cánh đồng phía tây bắc tuyến tránh S1 có diện tích nhỏ, xen lẫn với vùng chuyển đổi, khu dân cư nên chỉ tổ chức chỉnh trang đồng ruộng, không tổ chức dồn điền đổi thửa”.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)